1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Con đường quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội !

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi daovh, 01/04/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. DatTinh

    DatTinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/12/2003
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    nếu tranh luận đã là trò trẻ con, sao lại có lắm người làm cái trò trẻ con ấy thế nhỉ?, tôi nghĩ chắc bạn cũng biết lợi ích của tranh luận mang lại chứ?
    Kết qua? cuối cu?ng mới la? quan trọng
  2. kenetic

    kenetic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2003
    Bài viết:
    1.455
    Đã được thích:
    0
    mình ko tranh luận
    bạn có hiểu vì sao ko
    nên mình ko hiểu lắm tranh luận là gì
    còn bạn nghĩ bạn đang tranh luận sao
    nếu là tranh luận thì mỗi bài viết ra thì :
    từ nội dung cho tới ngôn từ phải ko cho đối phương một cơ hội phản bác
    phải ko?
    mình lên đây chỉ giải trí thôi , đang lúc nhàn rỗi viết vài lời
    Ai cũng có thể dạy tôi nhưng chưa ai là thầy tôi
    thảo luận về box mới ở đây nè , link
    http://www.ttvnol.com/forum/t_216000/
  3. Camis_ba

    Camis_ba Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2003
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    Chào DatTinh.
    Chán quá, lẽ ra với lời thú nhận của tôi ở cuối bài, bạn nên miễn cho tôi khỏi phải phiền lòng vì phải đọc bài phê bình của bạn.
    Bạn đã nói, bài viết của tôi chưa có giá trị đối với bạn( như lẽ ra nó nên có). Theo tôi hiểu, giá trị ở đây là giá trị thuyết phục. Quả thật như vậy. Tôi viết giống như là chỉ để mà viết vậy thôi và ai ngoan thì hiểu, không ngoan thì thôi, tôi chẳng viết ra để thuyết phục ai cả. Nếu để thuyết phục ai, tôi chẳng viết như thế làm cái quái gì. Tóm lại bạn nói đúng lắm. Nhưng sau đây, tôi sẽ viết những gì mà bạn muốn, nghĩa la thuyết phục người khác.
    Những tư tưởng tôn giáo, những tôn chỉ của các chế độ cũng chỉ nhằm mục đích tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn. Thậm chí, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa diệt chủng cũng nằm trong số đó. Vậy thì sự tranh cãi cần phải đặt ra là: lựa chọn nào đúng đắn, lựa chọn nào là thích hợp. lựa chọn nào là tối ưu và tính trên phạm vi nào.
    tôi đặt vấn đề giống bác Yu vậy. Có nghĩa là, chúng ta có nhất thiêt đi lên theo con đường xã hội chủ nghĩa không. Quả thật là không có cách đặt vấn đề nào hay hơn. Hoặc một câu hỏi khác có ý nghĩa tương đương, liệu có con đường nào tốt hơn không.
    Có điều tôi không đồng ý với yu khi bảo rằng thế giới nhìn vào, họ sẽ cười ta. Theo tôi thấy, yu có cái nhìn quá thành kiến. Tôi muốn hỏi bạn rằng với các phát minh vĩ đại của khoa học, tại sao tôn giáo còn có chỗ đứng. Bàn về những cái như chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội vẫn còn những giá trị của nó. Bằng chứng là trong những năm gần đây, chủ nghĩa phát xit lại bùng lên ở châu âu. Nói tóm lại, người ta còn bàn về chủ nghĩa xã hội vì rằng chủ nghĩa tư bản chưa đưa ra được một mô hình hoàn hảo hoặc là do mọi người còn nhiều điều chưa biết nên bàn tới hoặc là do cả 2 lý do trên. Bản thân tôi cũng thế, cũng viết những gì mình suy nghĩ để mong có được mổ xẻ của người khác mà hiểu thêm vấn đề.
    Trở lại với câu hỏi của yu, chúng ta có nhất thiết đi theo con đường xã hội chủ nghĩa?
    Tốt hơn, khoan bàn đến chủ nghĩa xã hội. Tôi chỉ đi vào phân tích tình hình kình tế chính trị trong nước và cho nhận xét trước đã (phải đi từ cái nhỏ ta mới xét cái lơn hơn được). Trong bài viết trước, tôi đã nêu rõ, tại sao chúng ta không thể phát triển theo "cách thức" của các nước tư bản phát triển ( chú ý, tôi không nói là chúng ta không đi theo con đường tư bản) Nghĩa là: đa dảng cầmm quyền, tư hữu hóa gần như toàn bộ nền kinh tế mà đặt biệt là tư hữu hóa đất đai.... Đó có lẽ là những biểu hiện duy nhất còn xót lại trong mô hình cũ (có biết bao thứ đã được đổi mới). À, tôi cũng muốn hỏi bác Yu vì bác đã đặt vấn đề là nếu quốc hữu hóa thì ai là người sợ. Tôi muốn hỏi là nếu tư hữu hóa thì ai là người được lợi nhiều nhất?
    Khi bàn về tính kinh tế của mô hình chúng ta hiện nay, có thể nói thế này. Các quốc gia phương Tây đang tìm kiếm một cấu trúc hợp lý bằng cách đi từ tự do hoàn toàn (bàn tay vô hình của Adam Smith) đến các cấu trúc có tính định hướng của chính phủ (Keynes). Còn chúng ta thì làm ngược lại, đi từ mô hình tập trung bao cấp sang các mô hình tự do hơn. Lợi và hại là gì.
    Các nước tư bản đi đúng đường, do đó, phát triển nhanh cùng với những khuyết tật cố hữu của kinh tế thị trường (họ khắc phục được rất nhiều rồi nhưng không thực sự có một bước nhảy). Chúng ta đã lựa chọn sai cho nên đã sửa chữa, vậy định hướng cho tương lai là đi từ từ, chậm mà chắc. Với mô hình như hiện nay (vẫn lấy quốc doanh làm gốc), chúng ta có thể rút tỉa được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân, vì mô hình kinh tế chính trị xã hội của chúng ta là tương đối khác biệt lớn so với thế giới. Chúng ta sẽ có được những kinh nghiệm mà thế giới không bao giờ có được, nhưng những gì của thế giới sẽ được chúng ta tiếp thu tốt bằng gạn lọc, áp dụng một cách từ từ. Lại nói, bên cạnh chúng ta còn có ông lớn Trung Quốc, Và với sức ép là một quốc gia lớn, họ cần phải cải cách mạnh hơn chúng ta. Hãy nhìn họ-một bài test quí giá. Ai còn phiền lòng gì nữa nào. Theo tôi, đây là một lựa chọn khôn ngoan. Và còn nhiều tấm gương khác cho những quốc gia hội nhập quá nhanh như indonesia, arghentina chẳng hạn.
    Nói về Chính trị. Việt Nam có thể đa đảng được không. Để bảo đảm cho một quốc gia phát triển, an ninh chính trị là vô cùng quan trọng thậm chí là tiên quyết cho công cuộc phát triển. Và tôi dám khẳng định rằng, chỉ bằng một đảng cầm quyền, chúng ta mới thực hiện được điều này (có quá nhiều thế lực thù địch, quá nhiều dân tộc, và một tình hình thế giới đầy bất ổn). Một sự thay đổi về căn bản trong hình thức chính trị phải chăng là một sự mạo hiểm quá mức? Những bất cập do thể chế một đảng cầm quyền gây nên là không nhỏ. Tôi hay bất kỳ ai khác đều có thể kể ra một cách đầy đủ, không thiếu tí nào đâu. Nhưng hay đánh giá thật đúng vấn đề xem lợi hại thế nào. Đó là tôi chưa nói về mặt tuyên truyền vì không được cho phép. Theo tôi thấy thì tuyên truyền như hiện nay cũng là chấp nhận được.
    Lại phải nói thế này, thật đau lòng khi phải công nhận rằng, chúng ta đã có một xuất phát điểm tệ hại đúng hơn là như tôi đã nói: chúng ta đi sai đường. Việc xem xem chúng ta đi sai đường ở điểm nào của lịch sử là một việc tế nhị mà chưa một nhà lãnh đạo nào dám lên tiếng công khai. Do đó, những khó khăn ngày nay là vô cùng khó khắc phục. Như Lê Nin đã từng nói: "mọi thứ ở đất nước ta đều đảo ngược".
    Vậy là tôi đã trả lời xong câu hỏi của Yu là có nhất thiết chúng ta phải đi theo con đường XHCN hay kô: "Không" nếu ta được quyết định lại vào quá khứ và "Có" nếu câu trả lời ở hiện tại. Ở đây, câu nói "lấy công chuộc tội" là một hình dung đúng đắn. Biết đâu chúng ta chuộc tôi thành công thì sao. Mà thành công thì mọi chuyện đều tốt đẹp, kể cả lịch sử, vì lịch sử là do người thắng trận viết, nhưng đúng như Yu nói, cái giá phải trả là quá đắt. Thôi thì tương lai sẽ phán xét (câu trả lời của tôi là lòng vòng vì nói thẳng quá ko được)
    Không biết có ai có ý kiến gì về thay đổi mô hình kinh tế hay chính trị không. Đó là cái chúng ta nên bàn trước khi đi đến những cái sâu xa hơn về tư tưởng. Vì tôi thấy có quá nhiều phàn nàn về xã hội chúng ta theo cách nhìn của nhà kinh tế chứ không phải của nhà xã hội học hay đạo đức học. Đó là lý do tôi viết bài trước. Nó chẳng phải là một đánh giá gì về "chủ nghĩa xã hội" như Mac Le đã miêu tả cả. Nó chỉ là một cách nhìn về tương lai.
    Nếu chúng ta thật sự muốn đưa chủ nghĩa xã hội ra ánh sáng của tư tưởng, những vấn đề đáng bàn hơn ko còn là kinh tế nữa. Văn hóa mới là cái cần nói đến vì nếu như người ta ca ngợi chủ nghĩa xã hội thì ko phải vì đó là một chết độ giàu có mà là một chế độ nhân văn. Một cái là điều kiện cần còn cái kia là điều kiện đủ. Thế mới có chủ nghĩa bình quân. Mà tôi thì chưa thấy ai trên diễn đàn này bàn sâu về chủ nghĩa xã hội trên khía cạnh văn hóa cả. Chẳng hạn như con người "chủ nghĩa xã hội" sẽ là con người như thế nào hoặc phải như thế nào, những đặc trưng nào sẽ tiêu biểu cho những con người "chủ nghĩa xã hội", con người "xã hội chủ nghĩa" có phải là con người hoàn hảo nhất không. À, các bạn đã có nói về tham si sân và chủ nghĩa bình quân. Hình như đây mới chính là cách để ta bàn về chù nghĩa xã hội, nhưng đáng tiếc, ít người đi sâu. À, có một bạn khác viết rất hay về con người "Xã hội chủ nghĩa". Rằng đó là một xã hội toàn người máy, xã hội nhân bản vô tính. Hay như kenetic có bàn về bản năng vươn lên của loài người cũng sẽ không chấp nhận sự dừng lại của một chế độ cuối cùng vì nếu có chế độ ấy thì nền văn minh sẽ sụp đổ bởi nó giết chết bản năng của con người. Đó là những vấn đề rất hay mà lẽ ra chúng ta nên bàn để có môt cái nhìn về tương lai. Nhưng có lẽ không phải là do chúng ta không muốn bàn, mà là chúng ta không bàn tới được. Một lượng kiến thức thật to lớn hùng hậu về triết học, mỹ học, đạo đức học, vật lý, sinh học và cả tôn giáo được đưa ra mới có thể tiếp tục đề tài này. ở đây không thấy ai tham gia nữa cả. Hy vọng có người bàn tiếp. Chắc đó là lý do mà nhiều người muốn làm câu lạc bộ triết học. Tôi cũng rất ủng hộ vậy.
    Nhắn với Ken một câu. Cậu nói tranh luận là chuyện của trẻ con à. Cậu nói đúng quá. Và trẻ con cùng triết gia lại có rất nhiều điểm tương đồng. Mang tiếng là trẻ con cũng được mà,
    The Gallery
    Được camis_ba sửa chữa / chuyển vào 01:30 ngày 03/01/2004
  4. luuthuy

    luuthuy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    1
    Theo Hiến Pháp VN thì sẽ ko có chuyện đa nguyên, đa đảng. Để tránh việc thảo luận, đánh giá dẫn đến sự vi phạm nội quy. Tôi xin phép khoá chủ đề.
    Chúc năm mới tốt lành.
    [red]Tức nước vỡ bờ[/red][/size=6]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này