1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Con gái, đàn bà, phụ nữ không chồng mà vẫn có con .... thì sao?

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi anhtuctrang, 17/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. anhdendem

    anhdendem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2006
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Tớ nghĩ , họ có thể làm bất cứ điều gì họ cảm thấy thích . Nếu tớ là con gái , tớ cũng vậy . Dư luận là gì chứ . Họ chỉ mang đến cho ta những suy nghĩ triền miên , biết gạt dư luận sang một bên mà làm những điều đích thực bản chất của mình đó là điều đáng quý ... Và tớ không có ý nói đến chuyện " Phòng nhưng không được .... lỡ ...."
    Trần Tuấn Long
  2. wendyhouse

    wendyhouse Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2006
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Một người phụ nữ không chồng mà có con, đã khó khăn. Nhưng một đứa con không cha mà lớn lên còn khó khăn gấp bội.
    Dù sao người mẹ cũng đã trưởng thành, đã chín chắn. Có thể đảm đương trước búa rìu dư luận, có thể đảm đương trước khó khăn vật chất và tinh thần. Nhưng còn em bé. Hoàn toàn ngây thơ, hoàn toàn trong trắng. Em bé phải lớn lên, phải hình thành nhân cách trong sự thiếu thốn, trong trống vắng bấp bênh. Khi đó, nỗi buồn sẽ thường trực.
    Đương nhiên là khó khăn rồi sẽ vượt qua. Em bé rồi sẽ thành người lớn. Nhưng cực nhọc nhiều.
    Một đứa con không cha mà được nuôi dạy tốt thành người, thì người mẹ, phải là người phụ nữ dũng cảm và bản lĩnh vô cùng.
    Khỉ gió, mình có mấy con bạn già, không chịu yêu lại cứ thích có con .

  3. au999

    au999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2006
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Đọc trên Tuổi trẻ
    Làng "cụt đọt"
    Người dân xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) dùng từ ?ocụt đọt? (cây bị cụt ngọn nên đâm ra nhiều nhánh) để nói về hơn 100 phụ nữ trong xã lâm cảnh có con mà không có chồng.
    Đứa trẻ sau là nguyên nhân ra đời của đứa trẻ trước, tạo nên làng ?ocụt đọt? - làng trẻ hoang thai.
    Bữa ?ocơm? chiều 20 - 3 của gia đình ông Nghị, bà Lý ở xóm 10, xã Kỳ Thượng chỉ có một nồi mít non luộc và đĩa muối trắng trộn ớt cay. Nồi mít có mười khúc nhỏ - khẩu phần của ?omười người trong căn nhà chín cột?. ?oMười người trong căn nhà chín cột? là câu nói cửa miệng của dân Kỳ Thượng khi họ kể về một trong nhiều gia cảnh đặc biệt của làng gồm hai ông bà có hai cô con gái và sáu đứa cháu ngoại.
    Ốc đảo nghèo
    Khi tôi đến ngôi nhà này thấy người lớn, trẻ nhỏ đứng chật cả khoảng sân rêu cỏ có chín cái cột khẳng khiu đang chống đỡ hai mái cọ mục. Ông Nghị, 85 tuổi, mở đầu câu chuyện: ?oTôi có hai đứa con gái thì cả hai đều không chồng nhưng có con. Con chị 32 tuổi, tên Luận, đẻ bốn đứa. Con em 26 tuổi, tên Khang, vừa đẻ đứa thứ hai được ba tháng. Hai chị em chúng nó ở chung túp lều phía sau đồi, khi nào mưa gió thì tất cả chúng nó tập trung vào cái nhà chín cột này?.
    Túp lều của hai chị em nằm lưng chừng mé đồi lau dại chẳng khác gì cái lều nát của người chăn vịt dựng tạm ngoài đồng. Còn trong căn nhà chín cột chỉ có ba cái chõng và bốn cái võng mắc chéo các góc nhà như mạng nhện.
    Nghe tôi hỏi về hoàn cảnh ra đời của những đứa trẻ tội nghiệp thì cả Luận và Khang đều bẽn lẽn rồi ôm con nhỏ lảng tránh. Bà Lý giãi bày: ?oKỳ Thượng là ?oxã (nghèo) 135?, có trên 5.000 dân với hơn nửa số người thiếu đói. Điện, đường mới có vài năm nay nên trước đây xã miền núi này không khác gì ?oốc đảo? nằm co dưới chân bìa rừng. Ông bà tôi thuộc diện đội sổ nghèo của làng vì không có ruộng, quanh năm đi cày bừa thuê mót bạc nuôi con. Bây giờ chúng nó lớn lên đành nối nghiệp bố mẹ đi làm thuê khắp thiên hạ để nuôi sống bầy con nít không cha vì biết bấu víu vào ai giữa cái làng nghèo?.
    Tôi ngạc nhiên bởi cô gái 32 tuổi như Luận lại có thể mang hoang thai liên tục đến bốn lần, mỗi lần cách nhau chưa đầy năm rưỡi! Bà Lý phân trần: ?oCon tui không thiếu sắc, không đớn mặt (đốn mạt), chỉ tội do nghèo hèn phải đi làm thuê nên thất học rồi bị quá lứa (ở Kỳ Thượng đa số con gái lấy chồng ở tuổi 16), có lẽ vì thế mà bị người ta lừa gạt, khinh bỉ. Con Luận bắt đầu sinh đẻ năm 25 tuổi, cả bốn lần sinh không một người đàn ông nào bỏ chân, đạp gót tới nơi và cũng không thèm nhìn mặt, kể cả nhìn phúng (nhìn trộm)?. Bốn đứa con của Luận là ?osản phẩm? của bốn người cha khác nhau ở bốn xã.
    Bà Lý nhớ lại: ?oLần đầu Luận chửa hoang nên tui không dám cho đi đẻ tại trạm xá sợ người ta chê cười. Đẻ xong không có gì nuôi con thì có thêm người đàn ông khác đến phỉnh nịnh cho mỗi lần vài chục ngàn đồng và dăm cân gạo, rồi hứa hẹn sẽ làm bố cả đứa trẻ hoang nên Luận dại dột chạy theo. Đến khi có bầu Luận hí hửng đem khoe với người ?oyêu? thì hắn bỏ chạy biệt tăm. Đứa thứ ba, thứ tư đều lâm tình cảnh tương tự. Hết con Luận tin đàn ông như tin thầy bói đến con Khang cũng không biết rút kinh nghiệm để giữ cho sạch đời mình. Số tui răng khổ rứa??. Mấy đứa trẻ chân đất ngơ ngác không hiểu vì sao bà ngoại kể chuyện về mẹ mình mà lại khóc. Nhưng chính Khang lại làm tôi ngạc nhiên hơn khi cô nói: ?oTình cảnh này buộc em phải còn sinh nữa vì không sinh không biết lấy gì nuôi con!?.
    Nhưng làng ?ocụt đọt? không chỉ có Luận và Khang. Trong 11 xóm của xã Kỳ Thượng xóm nào cũng có một số cô gái thất học, quá lứa rồi lâm cảnh chửa hoang. Ở xóm 10 ngoài Luận, Khang còn có Hương Minh (ba con), Nguyệt Thu (bốn con), Tám Hiên (hai con). Xóm 7 sau ba cô Thanh, Châu, Thảo còn có hai mẹ con Tâm - Linh và hai chị em ruột Tâm - Nguyệt đều chung cảnh. Xóm 6 có ba chị em ruột Tân - Tâm - Thu đẻ hoang mười đứa.
    Đông nhất xóm 8 có tám bà mẹ hoang thai 20 đứa trẻ. Người đứng đầu trong số tám bà mẹ ấy là chị Nhuận Thàng 39 tuổi một mình vừa sinh, vừa nuôi tám đứa con hoang, mỗi đứa một cha. Chị nói: ?oTui là con gái nông dân một đời chất phác không ngờ bị người ta lừa đi lừa lại đến cả chục lần. ?oKhôn ba năm dại một giờ? - người đời đã để lại câu cửa miệng ấy mà tôi không biết nhớ lấy để giữ mình?. Trong cuộc mưu sinh cùng quẫn, năm 2001 chị Nhuận buộc phải rứt ruột đem một đứa con trai bán cho người ngoài xã.
    Ông nhiều vợ
    Cô gái 16 tuổi Lê Thị Tuyết ở xóm 7 tâm sự trong nước mắt: ?oNgày xưa bố cháu từ ngoài Bắc vào đây làm thợ mộc được ông bà ngoại cho ở nhờ. Sau đó khi biết mẹ mang thai cháu thì bố ôm balô đồ nghề trốn đi biền biệt đến nay. Mẹ cháu một mình sinh nở, nuôi cháu và chờ bố quay về trong nỗi tủi nhục của đời con gái nhưng đằng đẵng 16 năm trời mẹ không được một tin tức cỏn con nào.

    Vợ chồng ông Nghị, hai con gái cùng sáu đứa trẻ không cha.

    Năm ngoái bố ở ngoài Nam Định cho anh cả vào tìm nhưng ra quê bố được vài tuần cháu phải bỏ về vì cảnh con riêng nơi đất khách. Ngỡ là đời bớt cô đơn bởi đã thiếu bố 16 năm (mẹ lại ?ođi bước nữa?), ai ngờ gặp được bố rồi mà bố vẫn xem mình như đứa con hoang?. Tuyết có một bạn gái tên Huyền cùng là ?ocon gái không cha? nhưng Huyền còn may mắn hơn Tuyết bởi ?otuy không biết mặt bố nhưng Huyền vẫn thường xuyên nhận được tiền trợ cấp ăn học do ông ấy gửi? - Tuyết nói.
    Khác với hai ông bố hờ của Tuyết, Huyền, làng ?ocụt đọt? đã xuất hiện hai vị ?ocứu tinh? thật sự. Vị thứ nhất lấy ?oba vợ rưỡi?, sinh chín con. Vị thứ hai ba vợ sinh 16 con. Tôi tìm đến nhà vị sinh 16 con tên là Th. nhưng vị này đang đi làm thuê hơn một năm nay chưa về nhà. Chị Trần Thị Luyện 41 tuổi, vợ ba của ?ođại ca? Th., sinh mười con, cho biết vợ đầu của ông Th. là bà Tuệ sinh được ba con, vợ hai là bà Uyển cũng có ba con. Sở dĩ ông Th. lấy thêm hai vợ sau là do ?oông đi chống ế cho chị em tui?. Còn ?ođại ca? lấy ba vợ rưỡi là ông Kh. có biệt danh là Kh. ?ođèo ngang? (Kh. ?ođang nghèo?). Ông Kh. thanh minh sở dĩ có vợ rưỡi là do bà đầu mới ăn hỏi chứ chưa cưới nên chỉ tính ?onửa suất vợ?.
    Năm 1971 hỏi vợ xong ông Kh. đi hết chiến trường B, C, D đến khi về phép thì người yêu đã ngoại tình nên ông giã biệt luôn. Hai bà vợ tiếp theo cũng thuộc diện bị ế được ông Kh. để mắt tới sau khi đi bôn ba khắp nước về. Hai vợ này đều được ông Kh. tổ chức cưới xin đàng hoàng ?ođể mọi người hết đồn đại con gái ế chồng?. Hiện ông Kh. đang sống với người vợ thứ tư tên Hinh đã có hai con. Chị Hinh cho hay mặc dù biết ông Kh. là người nhiều vợ và kém ông Kh. đến 16 tuổi nhưng chị vẫn vui lòng kết hôn vì một phần ông Kh. là người tháo vát, tốt bụng. Phần khác do chị sợ ế và gặp phải cảnh đời như bao cô gái hoang thai trong làng thì biết xoay xở ra sao...
    Thầy giáo lo, ông xã lờ?

    Hai đứa trẻ không cha (mặc áo mưa) đang đến lớp.

    Hiệu trưởng Trường tiểu học Kỳ Thượng 2 Nguyễn Công Trãi mở tập hồ sơ học sinh cho tôi xem danh sách 16 em từ lớp 1-5 đều không có tên bố. Anh nói Trường tiểu học Kỳ Thượng 1 cũng có những trường hợp tương tự. Nhưng đây mới chỉ là số ít trong tổng số hơn 200 đứa trẻ bị hoang thai không có điều kiện tới trường, hoặc đi học không thường xuyên, hay bỏ học giữa cấp mặc dù các thầy cô giáo đã tìm mọi cách quyên góp và tự bỏ tiền mua sách vở, bút giấy cho các em.
    Thầy Trãi cảnh báo: ?oNếu địa phương không có giải pháp tạo việc làm cho phụ nữ Kỳ Thượng, giúp họ có điều kiện sống để chấm dứt tình trạng sinh con ngoài giá thú thì cảnh này sẽ còn tái diễn mãi và sẽ còn nhiều trẻ em nghèo thất học?.
    Trong lúc đó khi tôi trực tiếp tìm hiểu tình trạng hoang thai của chị em phụ nữ thì ông Nguyễn Trung Tính, hai khóa làm chủ tịch xã, hiện là bí thư đảng ủy xã Kỳ Thượng, dửng dưng nói: ?oXã tôi làm gì có chuyện lạ đời ấy. Nếu có thì cũng chỉ một người nào đó thôi?. Thấy tôi không chịu tin lại còn đưa ra một số dẫn chứng thuyết phục, ông Tính chặc lưỡi: ?oNhiều nhất là hai hộ chửa hoang chứ mấy, mà chuyện chửa hoang xưa nay xã nào không có?.
    Cũng như ông Tính, bà Đinh Thị Liễu - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã - một mực lắc đầu từ chối: ?oBí thư xã đã nói là như đinh đóng cột chú hỏi mần chi nữa?. Nhưng riêng kết quả điều tra bước đầu của chúng tôi cho thấy xã Kỳ Thượng có gần 100 phụ nữ lâm cảnh sinh con ngoài giá thú với không dưới 200 đứa trẻ côi cút. Đấy là chưa kể những vùng làng hoang thai ở mức phổ biến tương tự tại các xã lân cận Kỳ Sơn, Kỳ Lâm, Kỳ Lạc, Kỳ Tây cũng của huyện Kỳ Anh này.
  4. Promesse

    Promesse Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Chẳng hiểu các vị lãnh đạo xã, hội phụ nữ đâu mà để bà con mình khổ thế này.....
    Những người thất học khổ như vậy..còn một số người được ăn học đầy đủ đàng hoàng thì coi việc có con hoang là 1 cái "mốt" , là cái để chứng minh cho cái gọi là "bản lĩnh ".
    .... buồn quá....
  5. wendyhouse

    wendyhouse Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2006
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Promesse mấy tuổi rồi mà phát ngôn như vậy?
    Chắc bạn chưa bao giờ nghĩ đến những khó khăn vất vả của một người phụ nữ một mình nuôi con đâu nhỉ? Nó là nỗi cực nhọc, là sự cố gắng cả đời người mới làm nổi đấy. Không ai dám chạy theo cái "mốt" đầy gian truân như vậy đâu.
    Nếu ai đó phải một mình nuôi con, tôi tin là họ đã cố gắng, đã loay hoay nhưng không còn phương án nào tốt hơn thế. Và họ phải làm cách tối ưu trong khả năng của họ, cho dù nó là một cách thức tồi dưới góc nhìn của xã hội .
  6. Promesse

    Promesse Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Đề nghị bạn chịu khó đọc từ đầu đến cuối topic này rồi hãy phán nhé....
    Bạn chịu khó vừa đọc vừa động não 1 tí chứ đừng có kiểu đọc loáng thoáng 1 vài bài rồi phán linh tinh....
  7. wendyhouse

    wendyhouse Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2006
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ, tớ đọc tí tí chỗ này thôi
    Chẳng hiểu các vị lãnh đạo xã, hội phụ nữ đâu mà để bà con mình khổ thế này.....
    Cái dòng này, tớ chả dám bình luận vì tớ không phải cán bộ xã thôn phường hay quận huyện thành.
    Những người thất học khổ như vậy..còn một số người được ăn học đầy đủ đàng hoàng thì coi việc có con hoang là 1 cái "mốt" , là cái để chứng minh cho cái gọi là "bản lĩnh ". .... buồn quá....
    Tớ vít là vít cho cái gạch chân í. Nếu hông hỉu thì tớ cop lại cho mà đọc nhá
    Chắc bạn chưa bao giờ nghĩ đến những khó khăn vất vả của một người phụ nữ một mình nuôi con đâu nhỉ? Nó là nỗi cực nhọc, là sự cố gắng cả đời người mới làm nổi đấy. Không ai dám chạy theo cái "mốt" đầy gian truân như vậy đâu.
    Nếu ai đó phải một mình nuôi con, tôi tin là họ đã cố gắng, đã loay hoay nhưng không còn phương án nào tốt hơn thế. Và họ phải làm cách tối ưu trong khả năng của họ, cho dù nó là một cách thức tồi dưới góc nhìn của xã hội .
  8. baby_moon

    baby_moon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/12/2002
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Thương lắm ... Làm mẹ đối với một người phụ nữ, dù trong hoàn cảnh nào, cũng là công việc vất vả nhất trên đời.
    Không có một bàn tay, một bờ vai, một trái tim ở bên, công việc ấy lại càng vất vả thêm nhiều nữa.
    Được baby_moon sửa chữa / chuyển vào 03:38 ngày 09/05/2006
  9. minakod

    minakod Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/01/2006
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Mình nghĩ muốn có con không phải là một cái tội. Thiếu gì những người cha, người mẹ vô trách nhiệm, sống trong nhà nhưng không bao giờ quan tâm tới con cái. Thiếu gì những gia đình có cả cha lẫn mẹ những những đứa con vẫn cảm thấy cô đơn vì cha mẹ chúng chẳng thèm để ý tới chúng. Vậy thí một gia đình có cả cha lẫn mẹ đâu có nghĩa là đứa trẻ nhất định sẽ hạnh phúc. Nếu như một người mẹ độc thân có thể dành hết thời gian và tâm sức của mình cho đứa con của cô ấy, thì đứa trẻ sẽ chẳng kém thua ai. Và tấm gương hi sinh đó sẽ giúp nó nhiều hơn cái gia đình đầy đủ mẹ cha mà như không đang nhan nhản ngoài xã hội.
    Dĩ nhiên sẽ có dèm pha, nhưng miệng lưỡi thiên hạ có thể vượt qua.
    @promeses: không phải bao giờ người phụ nữ cũng có lỗi khi một gia đình tan vỡ, nếu không muốn nói là ngược lại. Cái này để đáp lại khi bạn nói về cô giáo độc thân là cô ấy đã không biết gìn giữ hạnh phúc gia đình. và phải chăng chính vì những người như bạn mà xã hội Việt Nam thay vì thông cảm với những người phụ nữ độc thân vốn đã rất khổ thì lại đi dèm pha họ.
    Peace everyone
  10. Promesse

    Promesse Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2006
    Bài viết:
    224
    Đã được thích:
    0
    Bạn đã nói như vậy thì mình cũng xin bạn đọc lại từ đầu đến cuối cái topic này 1 lần nữa bạn nhé...
    Đọc cái bài này của bạn..mình thấy bạn chưa hiểu mình...
    Để mình nói cho bạn quan điểm của mình nhé....
    1) Mình chỉ trích là nhằm vào cái hiện tượng hiện nay đài báo đưa lên quá nhiều những hình ảnh các cô ca sĩ không chồng mà chửa...VD như Phương Thanh ...Đoan Trang...
    Cái tớ muốn nói ở đây là báo đài lăng xê những hình tượng xấu(nhưng cái đó được đánh bóng và nhiều bạn trẻ lại coi những hình tượng phụ nữ như vậy là tiêu biểu cho lớp trẻ hiện nay, và thực sự là giới trẻ hiện nay đang xuất hiện cái tâm lí không cần có chồng...chỉ cần có con.)
    2) Mình đặt quyền lợi của đứa bé lên hàng đầu ... vì các bạn đều biết những đứa bé sinh ra không cha ...dù trong bất kì hoàn cảnh nào đi nữa cũng là người chịu thiệt thòi nhiều nhất(còn có cha nhưng li dị hay bị mất cũng chịu nhiều áp lực tâm lí...nhưng cái đó thì thiết nghĩ chúng ta có thể mở riêng 1 topic khác để bàn luận)
    3) Vậy nên theo tớ chúng ta...sao không cố gắng hướng tới 1 cuộc sống gia đình hoàn chỉnh? .... có thể các bạn sẽ lại nói là cuộc sống nhiều phức tạp ... nhưng mình nghĩ là...ít nhất thì chúng ta cũng cố gắng làm sao cho đứa con của mình có cha chứ??( ý tớ nói là...có gia đình rồi hãy nghĩ tới việc có con chứ đừng như mấy cô ca sĩ) Còn những người muốn có con mà không muốn có chồng(cái mà mọi người gọi là "xin 1 đứa con" ý) thì theo ý kiến chủ quan của tớ thì những người mẹ như vậy có phải là ích kỉ quá không???

    Còn nữa diễn đàn theo tớ nghĩ là nơi để mọi người nói lên quan điểm của mình về 1 vấn đề nào đó nên chuyện bất đồng quan điểm hoặc không hiểu nhau là chuyện dễ hiểu..nhưng ít ra chúng ta cũng nên chịu khó đọc kĩ topic và suy nghĩ trước khi post bài, khi đó sẽ tránh được việc cãi vã hoặc bắt bẻ câu chữ của nhau---> topic đỡ bị loãng.

Chia sẻ trang này