1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Con lac Vat Ly. Hien tuong ly thu, ai yeu thich Vat Ly xin moi vao hoi y!

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi LongDragonXP, 27/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LongDragonXP

    LongDragonXP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2002
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Chac cac bac cung biet con lac vat ly ban ngoai thi truong ! ( nhu hinh ve)
    Tai sao khi ta keo 2 qua bi ngoai cung len cao roi tha ra thi 2 qua doi dien se bay len cao chu khong phai la 1 qua?

    Hay giai thich va chung minh ro rang!



    LongDragonXP
  2. VictimNation

    VictimNation Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2002
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    0
    Đây là nguyên lí lực tác dụng và phản lực theo một cách nói nôm na và dễ hình dung là như vậy. Khi thả một quả thì đầu kia có một quả nảy lên, khi thả hai quả thì đầu kia cũng là hai quả nảy lên cái điều lẽ ra là mờ ám này thực chất lại dễ suy luận, tôi đã suy luận một cách ngô nghê nhất, ít động chạm tới thuật ngữ để đưa vật lí hoà vào cuộc sống. Ngay từ lúc đầu ta để ý thì các quả cầu này đều trơn nhẵn và cứng, điều này là quan trọng, càng trơn nhẵn, càng cứng càng duy trì thời gian dao động và nếu trơn nhẵn tuyệt đối, cứng tuyệt đối thì nó sẽ dao động lâu tắt hơn.
    Bây giờ để dễ hiểu, ta lại hình dung trong hoạt động của con lắc có những loại lực nào. Lực do thế năng tạo ra khi rơi; Lực quán tính. Hình như là hết rồi. Lực masat kể như không tính vì cái sự trơn nhẵn ban nãy. Ta ví dụ con lắc có 6 viên bi cả thảy. Bây giờ ví dụ ta thả hai viên bi từ trên xuống, ta cung cấp cho nó một thế năng và tất yếu, khi có năng lượng thì nó có thể tạo nên lực tác dụng. Lực tác dụng đó là một đại lượng cụ thể do khối lượng hai viên bi, do gia tốc và do thế năng mà ta cung cấp cho nó. Như vậy là ta biết được một vectơ lực chính xác rồi. Khi 2 viên bi va chạm với viên thứ 3 ở dưới, nó truyền toàn bộ lực cho viên thứ 3, lẽ ra viên thứ 3 bị văng đi rồi nhưng không ngờ, nó va phải viên thứ 4, toàn bộ lực lại truyền sang viên thứ 4 và lẽ ra viên thứ 4 cũng vui mừng được tung lên nhưng không phải, anh ta gặp viên thứ 5, bây giờ lực truyền vào viên thứ 5 là lực đại diện cho 2 viên bi ban đầu, tức là lực đủ để làm hai viên bi tương đương chuyển động, không đủ cho ba viên và quá thừa cho 1 viên nên nó chọn sự tương đương làm xu hướng dễ dàng nhất và vì chỉ còn 2 viên bên ngoài nên lực đó đã làm 2 viên đó nảy lên một vị trí gần tương đương vị trí ban đầu ta cung cấp cho 2 viên bi ở đầu kia. Bây giờ các bạn sẽ vặn vẹo rằng khi truyền lực cho nhau, các viên bi đã nhận được một phản lực do lực quán tính gây nên và triệt tiêu thì lấy đâu ra năng lượng để 2 ông tướng bên ngoài kia văng lên nữa. Vậy ta để ý một chút là khi 2 viên bi được thả xuống và va chạm với viên thứ 3, tại thời điểm tức thời, lực quán tính của những viên bi ở dưới đã cản 2 viên bi và bắt chúng nó dừng lại. Vấn đề là lực quán tính của bọn bi ở dưới không phải lực do chuyển động mà là lực xuất hiện do có tác động bên ngoài vào do đó lực quán tính này bé hơn lực tác dụng, giống như ta đẩy một quả bowling đang đứng yên thì thấy nó nặng vì quán tính của nó đã cản lại lực đẩy của tay ta. Tiếp theo sau bi thứ 3, bi thứ 4 cũng chịu cảnh gò ép của một bên là lực tác dụng, một bên là quán tính, nó buộc lòng phải đứng yên để rồi truyền hết lực cho hai ông 5,6 kia. Lại có kẻ vặn vẹo rằng sau mỗi lần truyền lực, lực bị truyền bị triệt tiêu bớt bởi quán tính thì sao, thì không phải vậy. THực chất, khi 2 viên bi được thả tiếp xúc với bi thứ 3 thì chúng nó đứng yên luôn tạo ra một cái thế quán tính cho chúng nó, vì thế các lực quán tính tha hồ đối chọi nhau còn lực truyền ban đầu vẫn có giá trị y nguyên cho đến khi tác động lên hai ông 5,6. Giờ thì lại vặn vẹo là nhưng nó vẫn ngừng lại, chắc chắn là lực đã bị triệt tiêu. Khổ lắm, lực không bị triệt tiêu mà là bị thất thoát năng lượng. Do viên bi không thể trơn nhẵn tuyệt đối và do độ cứng của viên bi nữa. Khi va chạm, bề mặt các viên bi sẽ có hiện tượng đàn hồi làm suy giảm năng lượng, rồi thì ở điểm tiếp xúc, nếu soi lên kính lúp thì thấy nó thực sự không trơn, tức là nó gây nên ma sát. Chỉ ngần đó thôi cũng đủ ngốn năng lượng rồi. À mà còn do dây treo nữa, quên béng mất. Độ dài, độ căng, độ nặng của dây là nguyên nhân của sự tắt dần. Cái này trong vật lí lớp 12 nói rồi, không nói nữa. Cho ngồi nghĩ nát óc luôn.
    Vậy đã được gọi là thoả đáng chưa, cho vài lời phàn nàn đi...
  3. phongdx

    phongdx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2003
    Bài viết:
    249
    Đã được thích:
    0
    Chỉ đơn giản là tôi cố gắng chứng minh điều ngược lại không được
    ..............................................................
    Ta đã xa nhau từ ngàn kiếp trước nhưng chưa một phút nào rời nhau.
    suốt ngày nhìn thấy nhau nhưng chưa bao giờ gặp mặt.
  4. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Các bác chắc còn nhớ va chạm đàn hồi , nếu kéo 1 quả lên cho đập vào một quả khác giống hệt thì sau khi va chạm, quả thứ hai lấy hết động năng của quả thứ nhất. (như cái hình trên nhưng chỉ có 2 quả). V2=V, V1=0.
    Xét một cách đơn giản hoá, hệ này có thể cho là va chạm đàn hồi.
    Ta xem những va chạm nào sẽ xảy ra. Nếu khó tưởng tượng, ta có thể đưa thêm vào Delta t là khoảng thời gian rất nhỏ của va chạm. Kí hiệu các quả là 1,2,3,4,5,6.
    Lúc đầu giữa các quả không có lực tác động theo phương ngang, kể cả 1 quả đang chuyển động 1,2 (giả thiết kích thước chúng không quá to).
    Delta T x0 : 0,0,0,0,V,V
    Delta T x1 : Va chạm 1 : 2 đập vào 3, vận tốc theo thứ tự của từng quả : V,0,V,0,0,0
    Delta Tx2 : Va chạm 2 và 3 : 1 đập vào 2, 3 đập vào 4 :
    0,V,0,V,0,0
    DT x3 : 2-->3, 4-->5 : 0,0,V,0,V,0
    Dt x4 : 3-->4, 5-->6 : 0,0,0,V,0,V
    DT x5 : 4-->5, quả 6 đã bay lên được 1 khoảng nhỏ.
    DTx6 : quả 5 cũng bay lên với vận tốc V, tóm lại : 0,0,0,0,V,V
    Một cách tương tự, ta có thể thấy là nếu kéo mấy quả lên thì sẽ có từng đấy quả sau va chạm bay lên.
  5. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Ừ tất nhiên rồi, nếu cả 6 quả không bằng nhau thì làm sao mà ổn định được.
    Es tan miserable en su soledad que trata de terminar la vida, pero su destino no es la muerte sino el aislamiento. La frialdad de la soledad es como la frialdad del sepulcro.
  6. cai_gi_cung_muon_biet

    cai_gi_cung_muon_biet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    1/ Xin hỏi VictimNation ,lực quán tính bạn nói ở đây là lực gì ?
    Truyền lực là gì ?
    Tôi chưa nghe bao giờ các thứ đó ?.
    2/ Tại sao lại nói ?olực đủ để làm hai viên bi tương đương chuyển động, không đủ cho ba viên và quá thừa cho 1 viên nên nó chọn sự tương đương làm xu hướng dễ dàng nhất và vì chỉ còn 2 viên bên ngoài? . Sao lại vậy ? Hãy giải thích một cách vật lý một chút được không ?
    Sao nó lại không làm viên bi 3 bay lên cao hơn rồi rơi xuống đập vào 5 viên bi kia làm cả 5 bay lên thấp hơn
    Bạn trả lời thế chưa rõ rang
    Tôi cũng chưa biết câu trả lời ở đây
    Mong được mọi người giúp đỡ

    PS: farmer không giúp đi à3/con lac vat ly ban ngoai thi truong LongDragonXP bảo thì bán ở đâu nhỉ ? Chỉ chỗ cho cái

    Beethoven
    [/size=4
  7. cai_gi_cung_muon_biet

    cai_gi_cung_muon_biet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Cũng vẫn kiểu treo đó
    Nhấc 1 quả lên
    Nếu tôi coi 5 quả là một hệ, 1 quả rơi xuống đập vào hệ đó thì sao ?
    Tương tự với hệ 4,3,2 quả, tại sao không được

    Beethoven
    [/size=4
  8. VictimNation

    VictimNation Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2002
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    0
  9. LongDragonXP

    LongDragonXP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2002
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Bác VictimNation noi la :
    - Bạn nghĩ xem, cái lực đó có thể làm gì, làm cho 4 viên bi còn lại nảy lên hay 1 viên ngoài cùng nảy lên. Nếu là 4 hay 3 viên nảy lên thì khổ cho thế giới là chúng ta đã đánh mất lực quán tính. Còn nếu chỉ một viên nảy lên thì chúng ta đã bị mất lực đi đâu đó "
    Nhung neu toi noi : khi keo 2 vien bi kia len cao tai diem h thi no se co the nang la 2mgh (mỗi m là khối lượng của 1 viên bi), khi nó rơi xuống va chạm vào 3 quả còn lại, giả sử một quả ngoài cùng bay tới độ cao là 2h thì vẫn bảo năng lượng đó chứ.
    Vì vậy điều bạn nói chưa hợp lí.

    LongDragonXP
  10. LongDragonXP

    LongDragonXP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2002
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0


    LongDragonXP

Chia sẻ trang này