1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Con lac Vat Ly. Hien tuong ly thu, ai yeu thich Vat Ly xin moi vao hoi y!

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi LongDragonXP, 27/07/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Pionez

    Pionez Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn VictimNation,
    Mình có một số quan điểm khác với bạn:
    * Thứ nhất là về lực quán tính*. Theo những gì mình đọc thì lực quán tính tác dụng lên một vật xuất hiện khi hệ quy chiếu, mà tại đó vật đang xét đứng yên, chuyển động có gia tốc so với một hệ quy chiếu tuyến tính khác (hệ quy chiếu kia trở thành hệ không tuyến tính). Hướng của lực quán tính ngược hướng với gia tốc của hệ quy chiếu không tuyến tính, và tỷ lệ với khối lượng, tạm gọi là "khối lượng tuyến tính (inertial mass)".
    Nôm na là như thế này, bạn đang ngồi trên ôtô, khi ô tô khởi động, bạn có cảm giác như bị dính vào ghế, đó chính là lúc bạn bị tác dụng bởi lực quán tính khi ô tô tăng dần vận tốc so với hệ quy chiếu đất (tạm coi là tuyến tính). Hoặc khi ô tô phanh gấp, bạn đổ chúi người về phía trước, đó cũng là do lực quán tính tác dụng ngược hướng với gia tốc của ô tô khiên bạn "ngã dúi dụi". Khi ô tô chuyển động đều, bạn cảm thấy bình thường như trên mặt đất, bạn chỉ chịu tác dụng của trọng trường thôi.
    Mình đã lấy một ví dụ rất đơn giản gắn liền với cuộc sống để tất cả các bạn có thể hiểu thế nào là lực quán tính. Bây giờ mình bàn tiếp đến cái dòng cuối cùng của đoạn trước: trọng trường. Khi bạn đứng trên mặt đất, bạn chịu lực hút của trái đất, lực này tỉ lệ thuận với khối lượng của bạn, tạm gọi là "khối lượng hấp dẫn (gravitational mass)". Chia lực này cho khối lượng hấp dẫn của bạn, bạn sẽ được cái gọi là gia tốc trọng trường g. Câu hỏi đặt ra là: liệu có sự khác nhau giữa "khối lượng quán tính" và "khối lượng hấp dẫn" không ? Và liệu ràng khi bạn đứng trong một thang máy kín, bạn có phân biệt được là thang máy đang đứng yên trên trái đất hay là nó đang chuyển động trong vũ trụ với gia tốc đúng bằng gia tốc trọng trường g hay không ? Giải quyết vấn đề này, Einstein đã khởi xướng thuyết tương đối rông của mình, mà tiên đề là bạn không thể nào phân biệt được sự khác nhau giữa hai trường hợp kể trên, và rằng hai loại khối lượng mà vừa được liệt kê là như nhau.
    * Thứ hai là về vật lý lý thuyết *. Bạn bảo vật lý lý thuyết thì chỉ dựa vào lý luận là chính chứ it dùng công thức. Mình nghĩ bạn nhầm rồi. Maxwell là một nhà vật lý lý thuyết chân chính, ông ấy nổi tiếng về cái gì, về hệ phương trình Maxwell hay là về những thứ gì ông ấy nói. Einstein nổi tiếng về cái gì, trước hết là về thuyết tương đối hẹp, từ 3 tiên đề mà ông ấy đẻ ra cái công thức E=mc2 đấy bạn ạ. Chỉ có các nhà vật lý thực nghiệm, không tìm ra công thức nào cụ thể mới dựa vào hiện tượng vật lý quan sát được để phán này phán nọ thôi. Không có các nhà vật lý thực nghiệm thì các ngài lý thuyết cũng chẳng biết lý thuyết của mình có đúng hay không, và tất nhiên cũng ngược lại. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng như nhau. Và theo quan điểm của mình, vật lý lý thuyết = trực giác vật lý + tư duy toán học + cái bút chì. Còn vật lý thực nghiệm = trực giác vật lý + tiến bộ kỹ thuật + khéo léo chân tay.
    Để giải thích cái hiện tượng con lắc như vừa rồi, mình nghĩ nên áp dụng định luật bảo toàn động lượng và năng lượng cho va chạm, giả sử, hoàn toàn đàn hồi giữa các con lắc. Bạn có thể thấy một bài toán tương tự trong khi đánh bi-a (giả sử các viên bi-a không xoáy, nếu xoáy thì mình áp dụng thêm định luật bảo toàn moment động lượng). Làm như vậy chắc chắn các bạn sẽ có kết quả như quan sát.
    Pionez
  2. VictimNation

    VictimNation Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2002
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    0
  3. Pionez

    Pionez Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    0
    Hello again,
    Sao bạn lại luôn có tư tưởng công thức thực nghiệm như thế nhỉ ? Công thức là lý thuyết, còn thực nghiệm chỉ là số, là các đồ thị và bình luận thôi, chấm hết.
    Tiếp đến, những thứ sách mà bạn đề cập đến thuộc vào dạng phổ biến kiên thức cho mọi người đều hiểu. Mình đồng ý với bạn ở điểm này. Chính vì thế nhiều khi họ lấy ví dụ rất dễ hiểu. Mình đã đọc bài của bạn rồi, mình thấy ví dụ của bạn hơi khó hiểu nên mình lấy lại ví dụ khác dễ hiểu hơn.
    Quay trở lại lưc quán tính, nếu bạn đồng tình với thuyết tương đối rộng của Einstein thì ok. Nhưng mình thì chưa, có lẽ mình cần phải có thêm thời gian nữa để hiểu cái thuyết quái vật này. Mình chỉ trình bầy quan điểm của ông ta về vấn đề này cho tất cả mọi người đều hay thôi.
    Pionez
  4. davidtrinh

    davidtrinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Xin chào bạn LongDragonXP
    Việc chứng minh hiện tượng này bạn có thể làm 1 trong 2 cách:
    1/ ? 2 ĐLBT ?
    2/ ? sóng đàn hồi ? !
    Thử nhé
    ---------------------------------------------------------------------------------------
    Chào nhà vật lý lý thuyết VictimNation
    Kiến thức tôi còn chưa vững , xin được nhà vật lý lý thuyết trả lời giúp 1 câu cái:
    Không quán tính là như thế nào?
    Còn nhiều ý kiến
    Nhưng hết tiền
    Tạm viết vậy đã
    Xin cảm ơn !
    [​IMG] for me ! Only [​IMG] , please. And [​IMG] for u. OK?
    Được davidtrinh sửa chữa / chuyển vào 21:44 ngày 01/08/2003
  5. Pionez

    Pionez Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    0
    Chào nhà toán lý hoá davidtrinh !
    Khi bạn viết cái gì thì cũng nên đọc xem liệu đã có ai viết chưa, nhá !
    Thanks.
    Pionez
  6. LongDragonXP

    LongDragonXP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2002
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
  7. Pionez

    Pionez Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    0
    Thế bạn không chịu học cơ học lớp 10 phổ thông rùi. Này nhé: bạn xét trường hợp đơn giản nhất: Bạn xét bài toán đơn giản nhất 2 viên bi có khối lượng như nhau nằm trên mặt sàn trơn nhẵn, không ma sát, va chạm với nhau hoàn toàn đàn hồi dọc theo trục chính của chúng, ban đầu 1 viên nghỉ và 1 viên có vân tốc V0. Sau va chạm vận tốc của chúng là V1 và V2
    ĐLBTNL: 1/2mV02 = 1/2mV12 + 1/2mV22
    DLBTĐL: mV0 = mV1 + mV2
    Lấy giấy bút ra mà giải tiếp bài toán này nhé, sau đó thì nhớ áp dụng vào bài toán các con lắc của bạn và lý luận cho hợp lý.
    Pionez
  8. ufo2003

    ufo2003 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Nói qua nói lại thì em thấy mất hơi nhiều giấy mực quá rồi mà vấn đề vẫn chưa ngã ngũ. Em xin có ý kiến như vầy":
    Chắc chắn là ai cũng có thể hiểu rằng nếu ta đưa lên một quả thì kết quả nhuq thế nào?
    tôi xin đánh số thứ tự là 1 2 3 4 5
    Nếu nhấc quả số 4 và 5 khi cùng thả ra thì quả số 4 5 sẽ ko va chạm với nhau OK!
    khi quả số 4 va chạm vào quả số 3 thì quả số 1 bắt đầu bay lên ngay sau đó quả số 5 va chạm vào số 4 và quả số 2 liền bay tiếp ngay sau đó nhu the là nhấc 2 quả thì sẽ có 2 quả bay lên.
    Hai quả 1 2 sẽ va chạm vào nhau o diem cao nhat nhu the qua so 3 se ko bay len => thoa man dieu kien ma bạn .. da dua ra
    Neu nhu chu ki do cu say ra lien tuc nhu vay thi chi co 4 qua do len xuong thoi
    _________/[UFO]\___________________
    Thành công nào mà không phải bỏ ra ít nhiều đau khổ
    Cuộc sống này có ý nghĩa gì khi mà không có nguời yêu mình __________________________
  9. farmer

    farmer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Thưa các bác, thật ra bài toán năm con lắc này là một bài toán rất hay. Tôi không lên tiếng ngay từ đầu là để các bác tranh luận một lúc, sẽ vỡ ra nhiều vấn đề thú vị. Nay tôi xin có ý kiến như sau:
    Trước tiên là với bạn VictimNation, theo bạn, dùng lý luận dễ hiểu hơn tính toán, tôi ủng hộ ý kiến đó trong một số trường hợp, nếu trong bài này bạn cảm thấy làm vậy là hay, thì cũng nên làm. Nhưng một số bạn khác lại thấy trong một số vấn đề dùng công thức thì dễ hiểu hơn, vậy ở đây tôi xin lại dùng công cụ toán vậy. Thức ra các bài toán ban đầu ở Hy Lạp và Ấn Độ cũng tựa tựa như bài viết của bạn VictimNation vậy, về sau người ta thấy nó dài và khó theo dõi nên mới chế ra các ký hiệu toán để trình bày chặt chẽ và dễ hiểu hơn. Vậy cả hai phương pháp là một chứ không khác, ai thích cách nào thì dùng cách nấy.
    Trở lại bài toán năm con lắc. Chúng ta thấy ở đây có hai phương trình:
    .một phương trình bậc hai 5 ẩn theo vận tốc (phương trình bảo toàn cơ năng)
    .một phương trình bậc nhất 5 ẩn theo vận tốc (phương trình bảo toàn động lượng)
    Bây giờ các bạn đã thấy vì sao bài toán này giải hoài không ra rồi chứ? hệ phương trình toán học của nó là một hệ cực kỳ phức tạp và có nhiều hơn một nghiệm. Chúng ta sẽ không giải ngay nó mà xem xét một phiên bản đơn giản hơn của nó: bài toán hai con lắc.
    Chỉ với hai con lắc, coi vận tốc sau của hai quả nặng là biến số, ta có 2 biến số v1 và v2. Ta có hai phương trình:
    . phương trình bảo toàn cơ năng (bậc 2)
    . phương trình bảo toàn động lượng (bậc 1)
    Giải bài toán này, ta có kết quả cho trong SGK (các bạn về xem lại cách giải)
    Tuy nhiên đặt ra 1 câu hỏi: Phương trình thứ nhất là một phương trình bậc 2, vậy nói chung hệ này sẽ có 2 nghiệm, vậy nghiệm kia đi đâu rồi?
    Suy nghĩ một chút, ta thấy ngay vấn đề: một nghiệm ứng với trường hợp va chạm, hai vận tốc có giá trị như trong sách, nghiệm kia ứng với trường hợp không va chạm, hai vận tốc giũ nguyên như cũ. Muốn chắc chắn, ta thay hai bộ nghiệm này vào, nó thoả mãn phương trình, vậy là kết quả tính toán hoàn toàn khớp với thực tế.
    Thế làm cách nào biểu diễn bằng toán học trường hợp nào là va chạm, trường hợp nào không? Ta không thể chỉ nói miệng mà phải viết ra theo toán học. Ta thể hiện điều này bằng một bất phương trình. Ví dụ trên một đường thẳng, ban đầu hòn bi 1 có vận tốc lớn hơn hòn bi 2 và ở sau hòn bi 2, hòn bi 1 chạy đến va chạm với hòn bi 2, nếu va chạm xảy ra, sau va chạm ta phải có v2>=v1. Nếu va chạm không xảy ra, ta có v2=<v1.
    Vậy, để được vận tốc của hai hòn bi sau va chạm, thực chất không phải ta cần giải 2 phương trình như SGK nói, mà là một hệ 2 phương trình và 1 bất phương trình, nghiệm cho một hệ phương trình-bất phương trình như vậy là duy nhất và thể hiện kết quả của hiện tượng Vật Lý. Do trường hợp 2 hòn bi là đơn giản nên bất phương trình được bỏ qua, nhưng với các trường hợp phức tạp hơn, ta không thể đạt được kết quả nếu bỏ qua các bất phương trình này, trường hợp 5 con lắc là một trường hợp như vậy.
    Vậy, hệ biểu diễn bài toán va chạm của 5 con lắc là
    .phương trình bảo toàn cơ năng
    .phương trình bảo toàn động lượng
    .bất phương trình v5 >= v4 >= v3 >=v 2 >= v1
    Hệ này nói chung khó giải, tuy nhiên ta biết nghiệm nếu có của hệ là duy nhất. Cho điều kiện đầu là 3 quả đứng yên, 2 quả chuyển động đến va chạm, kết quả sau va chạm là v5=V1 và v4=V2, ta thay vào hệ trên, thấy nó là nghiệm của hệ, vậy nó là nghiệm duy nhất. Bài toán được giải xong về mặt toán học.
    Về mặt Vật Lý, làm sao tìm ra nghiệm trên đây để mà thế vào? Ta sử dụng nguyên lý tương đương mà một số bạn đã trình bày khá tốt ở phần trên. Cho tương đương một va chạm giữa 5 quả nặng bằng một chuỗi các va chạm giữa 2 quả nặng, kết quả sẽ ra như đã nói ở trên.
    Các bạn khảo sát thêm những trường hợp khác với thứ đồ chơi này, sẽ thấy rằng chỉ có 5 con lắc mà số trường hợp phải khảo sát đã lên rất lớn. Đây là lý do người ta không áp dụng các quy luật cổ điển cho hệ rất lớn các hạt mà dùng các định luật Vật Lý thống kê.
    Câu hỏi này là một câu hỏi thật thú vị
    F./
    Thế giới thật rộng lớn
    Được farmer sửa chữa / chuyển vào 22:59 ngày 27/08/2003
  10. Pionez

    Pionez Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    0
    Bài này của bác famer thể hiện bác rất tâm huyết với cái box VL. Em cũng đang chờ người nói rõ việc áp dụng bài toán va chạm 2 hạt cho hệ 5 hạt này.
    Cám ơn bác.
    Pionez

Chia sẻ trang này