1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CON MÈO TỪ HUẾ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi thanhle2004, 15/04/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thanhle2004

    thanhle2004 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    4.212
    Đã được thích:
    2.248
    Còn thừa tí tẹo, post nốt. Từ mai bắt đầu dịch phần tiếp:
    Đường 1 là con đường dài rất nhộn nhịp nối giữa Sài gòn phía nam và Hà Nội ở phía bắc trong những thời kỳ hòa bình ngắn ngủi ở Việt Nam. Con đường có một lịch sử đầy bạo lực. Ở xa phía đầu bên kia của Huế, nó được gọi là le rue sans joie (con đường không vui). Người Pháp đặt tên như vậy trong thời kỳ chiến tranh với người Việt vì lý do: nhân dân trong vùng quyết tâm giải phóng khỏi ách thống trị ngoại bang và chống lại người Pháp bằng sự táo tợn vô hạn. Ngày nay, những lính thủy đánh bộ có hiểu biết về lịch sử nơi này đều gọi con đường chạy từ Đà nẵng lên phía bắc là ?ocon đường không vui? và cố gắng tránh nó.
    Chiếc xe tải mang theo một viên đại tá lính thủy đánh bộ - người được lệnh vào Huế để chỉ huy các hoạt động quân sự của quân Mỹ trong thành phố. Ông ta trông rất lo lắng. Một lực lượng đồn trú nhỏ của quân đội Mỹ, hầu hết là lính Mỹ, đã chiến đấu trong bốn ngày đêm để bảo vệ chỉ huy sở của họ - một khu nhà nhỏ trong thành phố - chống lại các đợt tấn công liên tục, các tay bắn tỉa và đạn cối. Giờ những người ở đó đều rất mệt mỏi, hết đạn dược, số thương vong và hy sinh đang ngày càng tăng.
    Đại tá Stanley Smith Hughes là anh hùng chiến tranh thời Thế chiến 2, một cựu binh nhiều danh vọng. Ông ta chỉ huy hơn hai nghìn người, thuộc Trung Đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 1, nhưng họ bị cắt nhỏ ra trong quân khu bắc - được gọi là Quân Đoàn 1, và không phải tất cả đều chịu sự kiểm soát của ông ta. Hướng về Huế với một đại đội trang bị súng tiểu liên, Hughes có vẻ vẫn đang bối rối, chưa chắc chắn và có ý niệm rõ ràng về quy mô của cuộc chiến phía trước.
    Keith Kay đưa mắt phải lên ống kính của chiếc máy Arriflex-BL, điều chỉnh thấu kính bằng các ngón tay trái, bật camera bằng tay còn lại. Cuộn phim 16 ly chạy vo vo qua cửa sập, ghi lại vẻ nghiêm nghị trên khuôn mặt viên đại tá và những người quanh ông ta. Đám lính thủy đánh bộ tụ tập ngồi gần với nhau đến mức những chiếc áo jacket chạm vào nhau, mũ sắt cồm cộp trên đầu, người nảy lên nảy xuống theo nhịp của chiếc xe giống như một đám choai choai cứng đầu cứng cổ đang nhảy nhót trên chiếc trampoline [cái đệm nhún dùng trong môn thủ dục dụng cụ - NTL]
  2. thanhle2004

    thanhle2004 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    4.212
    Đã được thích:
    2.248
    Họ nhìn chúng tôi vẻ khó hiểu. Một giờ trước Lính thủy đánh bộ đã chào đón chúng tôi ở Phú Bài bằng những nghi thức thường thấy đối với các khách dân sự - Tôn trọng và đúng mực, đôi lúc khá bông đùa và thân thiện. Trông bề ngoài, có vẻ họ rất vui vẻ khi được chúng tôi đến thăm.
    (Các anh biết những điều chúng tôi không biết chăng) ?" Một trong số họ cười hỏi.
    (Phải, những gì đang diễn ra ở Huế?) Một người khác nói. Giọng nói có vẻ không lo lắng gì.
    (Chúng tôi biết nhiều như các anh vậy) ?" Kay đáp tỉnh bơ, vác cái camera leo lên xe.
    Họ rất thích chiếc Camera và những tiện ích của nó, mặc dù ý tưởng bị quay hình trong lúc những điều sắp xảy ra ?" Có Chúa mới biết sắp xảy ra điều gì ?" nghe chừng ngoài tầm hiểu biết và rất lạ lẫm với họ. Họ luôn giữ khoảng cách lịch sự với chúng tôi, có lẽ vì một người đứng tuổi đang trong xe tải trông có vẻ nghiêm trọng, nhưng cũng có thể họ lo lắng về những gì đang chờ đợi trên đường. Lính thủy đánh bộ không muốn thường dân đi cùng vào Huế và cũng không biết đối xử như thế nào. Họ nhìn chúng tôi với vẻ tỏ mò thường thấy vào những dịp hiếm hoi giống như một điều gì mới mẻ, thú vị, khác biệt hẳn với đời lính chiến chán ngắt thường nhật.
    Lính thủy đánh bộ không thể hiểu nổi Tại sao Kay và tôi lại chọn đi một khi chúng tôi vốn đã có thể ở lại phía sau. Khi đoàn côngvoa rời Phú Bài, họ vẫy tay chào hơn một tá phóng viên và nhiếp ảnh khác đã quyết định ở lại. Điều đó, với họ thật có ý nghĩa. Ký ức về cuộc phục kích ngày hôm trước vẫn còn nóng hổi và quân Bắc Việt đóng khắp nơi ở Huế, rất hiếu chiến. Họ đã chiếm tất cả ngoại trừ hai khu vực nhỏ - Bộ Chỉ huy quân đội Mỹ và Nam Việt nam, một ở trong thành nội, một bên kia sông. Những người trong xe biết khả năng đoàn xe vượt qua an toàn là rất nhỏ. Kay và tôi đã quyết đi bởi vì trận chiến là cả một câu chuyện lớn, lớn nhất trong cuộc chiến tranh, và chúng tôi muốn xâm nhập để ghi lại. Đó là nghề nghiệp của chúng tôi. Bên cạnh đó, nếu đi cùng quân đội, chúng tôi nghĩ hỏa lực và năng lực chiến đấu của họ sẽ bảo vệ chúng tôi. Chúng tôi sẽ tự tin hơn, nhưng dĩ nhiên cũng không chắc chắn được.
    Hai thường dân kia ở trên xe : Jeff Gralnick, một cộng tác viên của CBS News tình nguyện đi theo ghi âm vì kỹ thuật viên âm thanh của Kay chọn ở lại, và người kia là Dana Stone, một phóng viên thường trực của United Press International, bạn của chúng tôi. Gralnick ngồi trên sàn xe cầm cái microphone giơ lên không khí bằng một tay, tay kia điều chỉnh cái ampli. Anh ta quan sát cái đồng hồ VU di động trên tấm bảng điều khiển một cách rất tập trung.

Chia sẻ trang này