1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Con người Đức, tính cách?

Chủ đề trong 'Đức (German Club)' bởi ht2005, 01/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NVHoang2000

    NVHoang2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    hê hê ...Tiền ..........................................................
  2. niklas

    niklas Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    1.229
    Đã được thích:
    0
    vàng 1 : Cảm ơn đã có ý lo hộ người khác, chú đủ khả năng nhận thức rồi thì tốt. Giờ tranh luận theo số liệu nhé.
    vàng 2 : Bó tay. Thế ra yêu mến, thần tượng mà trái nghĩa với khâm phục, ngưỡng mộ hả chú ? Thôi để anh lấy từ điển tiếng Việt ra tham khảo cái nhé, cho chú khỏi chim nhợn rẻ tiền :
    Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê (chủ biên) - Viện Ngôn ngữ học - TT Từ điển học & NXB Đà Nẵng - 1996
    trang 476 : khâm phục : đặc biệt kính trọng, do đánh giá rất cao
    trang 676 : ngưỡng mộ : tôn kính và mến phục

    Miễn bình luận !!!!
    Anh có lời khuyên với chú thế này : chú muốn nói gì thì nói, nhưng chú cứ đề cập đến tình hình lịch sử-chính trị-xã hội của Pháp là một, lăng mạ dân tộc Đức là hai, tệ hại hơn cả là dám khẳng định người Pháp ghét thậm tệ dân Đức thì chú đang múa rìu qua mắt thợ đấy, và lại còn động chạm nữa. Gì thì gì anh tuy dốt nhưng không phải là trong đầu không có chữ nào, mà cũng tốt nghiệp thủ khoa khoá master về marketing và truyền thông ở ĐH Sorbonne nên chắc không đến nỗi để chú công nhiên nói những lời bịa đặt và có những lời lẽ tráo trở đối với dân tộc Đức. Đừng quên là họ đã giúp đỡ, viện trợ cho Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ (CHDC Đức) và ngày nay vẫn tiếp tục giúp đỡ chúng ta trong nhiều lĩnh vực như cải cách kinh tế, y tế, giáo dục, môi trường thông qua các khoản viện trợ phát triển và thông qua việc hợp tác đào tạo lao động, kỹ sư (CHLB Đức). Ngoài ra, đánh đồng quan hệ Pháp-Đức với quan hệ Việt-Trung là một sự ấu trĩ và thiển cận đáng kinh ngạc.
    tiếp đoạn sau cho đến vàng 3 : chú lập luận rằng người ta thích nước Đức chỉ vì có thể mưu cầu lợi ích, nếu đấy là suy nghĩ và ý thích của chú thì anh không ý kiến, tự do dân chủ mà. Anh thì anh cho rằng không phải ai cũng thế, nên chú đừng lôi cái suy nghĩ đó áp đặt lên mọi người. Anh tin chắc rằng, trong số những người Pháp, người Hà Lan... trả lời phỏng vấn, khi nói rằng họ có thiện cảm với nước Đức, con người Đức thì đa số họ không bị chi phối bởi ý nghĩ mình có thể dựa dẫm vào hay làm giàu trên nước Đức. Thêm nữa, nếu chỉ là vì mưu sinh và ích lợi cá nhân thì sao trong cuộc điều tra ấy, nước Đức lại được ưa chuộng hơn nước Mỹ, nước Pháp, cũng như những nước khác ?
    vàng 4 : anh thì tiếng Anh kém lắm, nên cũng chỉ dám trả lời ngắn gọn thế này. Thứ nhất, khái niệm yêu nước Đức và yêu một con người Đức cụ thể thường không gắn liền với nhau ; nhưng thái độ với nước Đức và tình cảm với dân tộc Đức có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Không phải ngẫu nhiên mà người ta có cụm từ "đất nước và con người". Chú thắc mắc tại sao anh lại đánh đồng Germany với Germans (German viết có r nhé chú em giỏi tiếng Anh), anh giải thích với chú luôn. Nghiên cứu Pew Global Attitudes Project chủ yếu nhằm tìm hiểu thái độ đối với Mỹ, nên trong câu hỏi thứ 5 mới có hai phần (Q5a & b) để hỏi ý kiến về nước Mỹ và người Mỹ, còn đối với những nước khác thì chỉ hỏi về đất nước. Bản thân hỏi như vậy là đủ, bởi xét về mặt khoa học, nếu chú học qua về xã hội học thì sẽ biết là người trả lời khó phân biệt được sự khác nhau giữa tình cảm với nước X và dân tộc X. Tính kỷ luật, tinh thần thép, sự tự trọng... chẳng hạn, nó vừa là thuộc tính của người Đức nói chung, lại vừa là đặc điểm nổi bật của dân tộc Đức : trong trường hợp này tính cách Đức cũng phản ánh tâm hồn đất nước Đức. Trở lại kết quả cuộc điều tra, tại cả 16/16 nước, số người có thiện cảm với nước Mỹ luôn thấp hơn hoặc cùng lắm là xấp xỉ số người có thiện cảm với người Mỹ. Đơn giản là vì, người ta có thể ghét và có thành kiến với một đất nước - nhất là những cường quốc - vì những lý do chính trị (đế quốc, quốc xã, thực dân...), nhưng khi liên quan đến nhận định về con người thì những câu trả lời đi vào thực chất hơn, mang tính nhân văn hơn. Đặt bút viết yêu, ghét dân tộc nào đòi hỏi người ta phải suy nghĩ kỹ càng, chứ không chỉ nói bâng quơ kiểu "yêu Nga, ghét Mỹ". Đơn giản hơn, nếu ghét dân tộc nào thì khó mà yêu đất nước họ được. Không thể đồng nhất hai khái niệm đó, lại càng không thể tách rời chúng ra như hai yếu tố hoàn toàn độc lập như chú vẫn đòi hỏi được. Chú đã rõ chưa ?
    Chú viết ra toàn điều nhảm nhí, nhăng cuội, cuối cùng chú vẫn chưa cung cấp dẫn chứng nào cho khẳng định "Chưa 1dân tộc nào trên thế giới có mối thiện cảm với người Đức cả . Ngay như những người hàng xóm của họ là Hà Lan , Pháp , Tiệp , Ba Lan vv....đều nói vậy. " và cũng chẳng có cách nào bác bỏ điều anh nói.
    Còn thì, trường hợp của chú em đi xin việc nguời ta không nhận thì nên tự thấy là mình còn kém đi mà học hỏi, cố gắng thêm. Như chú, vừa bị từ chối xong đã chửi rủa dân tộc người ta, nói những lời bạc bẽo, vô ơn với dân tộc đã giúp đỡ nước mình và đang cưu mang bản thân mình thì đúng thật chẳng ra gì. Anh không áp đặt tình cảm với nước Đức của mình lên tất cả mọi người, nhưng viết ra cái gì cũng nên suy nghĩ có trước, có sau một chút. Không ai cấm các chú ghét một vài người Đức cụ thể, nhưng đừng vì thế mà lăng mạ dân tộc người ta. Nói người, thử nghĩ đến mình xem.
    Cuối cùng, phiền chú viết câu chữ cho nó đàng hoàng một chút. Liếc qua đã thấy nào những "trỗi giậy", "yêu chuộm"..., ghê quá cơ. Viết đúng chính tả tiếng Việt cũng là tự tôn trọng chính dân tộc mình đấy chú em ạ.
    Thế nhé, chúc chú em sớm tỉnh ngộ !
  3. NVHoang2000

    NVHoang2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    Ô hô ...hoá ra là tôi đang tranh luận với 1 ông thủ khoa Master à ? Một ông thủ khoa Master không đủ Nhận Thức về Chiến Tranh , không đủ trình độ tiếng Anh để phân biệt giữa Germans và Germany , và hay hơn cả là 1 ông Thủ Khoa chỉ chăm chăm bới móc những lỗi chính tả của người khác để phản biện . Ông thủ khoa ngây thơ này nghĩ rằng nước Đức đang giúp đỡ Việt Nam ta 1 cách vô tư nhất vì tấm lòng nhân đạo . Xin lỗi nhé chả có sự giúp đỡ nào mà không phải trả giá cả .Cái ông thủ khoa này đang ra rả cho mọi người biết về sự vĩ đại của người Đức trên trường Quốc Tế mà cố ý quên đi rằng hằng ngày các bạn bè ông , những người Việt Nam cũng như người da mầu đang sống trên nước Đức đang phải chịu không ít nhiều sự phân biệt đối xử ở đất nước tươi đẹp này . Mà có khi chính ông thủ khoa này cũng đôi lần bị người Đức gọi là Fidschi ...mà cũng chả hiểu nó là cái gì .....
    Anh giám cá với chú là nếu có 1 cuộc thăm dò ý kiến trên cái TTVN này rằng : Bạn đã bao h bị 1 người Đức coi thường hay phân biệt đối xử chưa ? thì phải đến 99% nói là Đã Bị .

    Trả lời ngắn mấy thứ bố láo mà chú viết nhé :

    ANh chưa bao h đánh đồng quan hệ chính trị - kinh tế Việt - Trung với quan hệ Pháp Đức . Đừng vơ đũa cả năm để rồi tự mình " kinh ngạc đến không ngờ " ..hê hê..... Đấy chỉ là 1 ví dụ cho thấy tất cả các mối quan hệ có thể hình thành dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi .
    Chuyện anh không được nhận vào làm việc cũng chả có gì đáng bàn nếu cái thằng chủ nó không bảo chỉ nhận SInh Viên châu Âu trong nhà hàng Mc Donal này . Rõ rằng là có sự phân biệt ở đây . Nếu chú còn có chút tự trọng nào mình là người Việt Nam thì chú hẳn sẽ rất tức giận ...trừ khi chú thiếu cái đấy , hoặc thiếu cái óc suy nghĩ để nhận ra sự phân biệt đấy.....
    ANh nói thẳng là anh đếch thích tính cách lạnh lùng của người Đức , nhưng anh củng chả làm gì xấu với họ . Anh sống đàng hoàng trên cái nước Đức này , đi làm kiếm tiền sống chả phải chịu sự cưu mang của bất kì thằng Đức nào cả . Còn cái việc được học miễn phí ở nước Đức này thì cũng có ối thằng SV Đức học ở Hà Nội đấy , trao dổi sinh viên cả thôi , và việc trao đổi sinh viên này cũng là 1 hành động giúp bọn Đức hết .Chúng nó chả thiệt đồng nào đâu .
    Chú đừng có 1 câu tâng người Đức lên mây xanh , 2 câu khen người Đức tài giỏi được yêu chuôm mọi nơi trên Thế Giới ...hê hê ...nghe rõ là bịa đặt .....Anh có cảm giác là chú tôn thờ người Đức không những hơi quá đáng mà còn có phần mù quáng . Khuyên chú 1 câu chân thành nhé . Cái gì tốt thì học , cái gì xấu thì tránh hoặc có cam đảm thì nói ra cho người khác biết ....chú là Thủ Khoa Master chắc cũng có thể hiểu .
    Chốt hạ về tính cách ĐẶC TRƯNG của dân tộc Đức nhé : Thông minh , có tính kỉ luật , máu lạnh và phân biệt , luôn cho mình là nhất , đứng trên đầu thiên hạ ( nói 1 cách dễ nghe hơn là Tự Hào Dân Tộc Quá Cao ) . Ông thủ khoa cũng phải công nhận những điều này đi .....

    Thôi vậy , Chúc Thủ Khoa học môn tiếng Anh giỏi hơn và đủ lớn để có Nhận Thức về Chiến Tranh .
    Ciao !!!!!


  4. philippe

    philippe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    3.975
    Đã được thích:
    0
    Thế tóm lại là chú vẫn không có số liệu hay dẫn chứng nào cho khẳng định

    chứ gì ?
    Tranh luận với chú thú vị thật đấy, anh thề với chú là gần chục năm đi dạy ở ĐH Ngoại thương Hà Nội và ĐH Tổng hợp Sorbonne, anh chưa từng có hân hạnh gặp người nào có cách tranh luận độc đáo như chú. Anh trích dẫn lại hai ví dụ nhé :
    Ví dụ 1 :
    anh thấy chú nói thế này :
    anh trả lời là :
    thì chú lại bảo là bắt bẻ, bới móc lỗi chính tả. Chú tự nói ra cái dốt của chú trước đấy chứ, anh chỉ sửa lại cho đúng thôi.
    Ví dụ 2 :
    chú nói là :
    anh mới bảo là :
    thì chú lại quay ra nói rằng :
    Chú không đánh đồng, chỉ lấy ví dụ nói bản chất nó là giống nhau thôi chứ gì ?
    Anh đã nói rồi, động đến quan hệ Pháp - Đức thì chú không nên lý luận với anh. Khi nào chú thấy trong lễ kỷ niệm (nếu có) cuộc chiến tranh biên giới (tháng 2/1979), các vị lãnh đạo ôm hôn nhau thắm thiết, thốt lên "người anh em thân thiết của tôi" trước ống kính truyền hình, đồng bào 6 tỉnh biên giới ùa ra reo hò, vẫy cờ chào mừng lãnh đạo và quân đội nước bạn ; hay bao giờ chú thấy quân đội nước bạn tham gia diễu binh nhân kỷ niệm quốc khánh của chúng ta thì chú hãy lấy ví dụ Việt-Trung để cạnh Pháp-Đức.
    Tiếp :
    bỏ qua việc chú trích dẫn một cách rất cẩu thả những lời anh nói, cụ thể nguyên văn ở đây là :
    anh chỉ nhắc chú là, làm người không nên, và không thể lúc nào cũng thốt ra những lời nói bạc bẽo, vô tình như vậy. Chú suy nghĩ thực dụng có khi còn hơn cả người Đức. Theo như chú nói thì trên đời này chẳng có sự giúp đỡ nào là vô tư, chẳng có cử chỉ nào lại xuất phát từ lòng nhân ái. Chắc chú cũng phải có lúc làm từ thiện, chẳng hạn học bên này nhưng nghe tin ở nhà bị bão lụt, thiên tai thì chắc cũng cùng các bạn quyên góp tiền gửi về giúp đồng bào. Những lúc ấy, chú cũng suy nghĩ để vụ lợi à ? Khi người dân Đông Đức trước đây mua những con tem phụ cước với dòng chữ kêu gọi giúp đỡ Việt Nam "Hilfe für Vietnam" (phần cước phụ thu dành cho nhân dân Việt Nam), chắc mỗi người trong số họ cũng đang tính toán thiệt hơn ??? Có những khoản viện trợ thuần tuý mang tính chất đối tác, có đi, có lại ; nhưng cũng có những sự giúp đỡ là từ tấm lòng của họ. Nhìn vào cơ cấu viện trợ của Đức (cũng như các nước Bắc Âu) cho Việt Nam (chú trọng về y tế, đào tạo, môi trường) là đủ thấy họ quan tâm giúp đỡ chúng ta như thế nào để chúng ta đạt được sự phát triển bền vững. Chẳng hạn, mỗi lần anh gặp những người Phần Lan, anh đều nói với họ rằng mỗi giọt nước sạch người dân thủ đô Hà Nội dùng đều có dấu ấn đầy tình nghĩa của người Phần Lan. Nước mình nghèo, chiến tranh loạn lạc, phải nhận sự trợ giúp từ nhiều nước. Chừng nào mình chưa trả ơn được họ (mà cách trả ơn tốt nhất là không để nhiều người không đứng đắn sang quấy nhiễu đất nước họ và cố gắng thoát khỏi đói nghèo để không phải tiếp tục nhận viện trợ từ họ) thì cũng không được nói những lời bạc bẽo, vô ơn, phủ nhận sự giúp đỡ đó, rồi lại coi đó là sự đương nhiên.
    (còn tiếp phía dưới, bài dài quá nên phải cắt làm đôi mới gửi được)
  5. niklas

    niklas Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    1.229
    Đã được thích:
    0
    (tiếp theo và hết)
    Chú sống đàng hoàng, tôn trọng pháp luật nước bạn thì anh mừng cho chú. Đó là điều cần khuyến khích, động viên. Thế nhưng an sinh xã hội, giáo dục chú hưởng chẳng lẽ không phải tiền của người Đức. Chú lại đi so sánh với việc trao đổi sinh viên Đức (không biết số sinh viên Đức sang Việt Nam học có bằng 1/10 số sinh viên Việt Nam đang học tại Đức không) và nói là họ chẳng thiệt đồng nào cả. Riêng câu này anh chịu chú, có bao nhiêu chân tay bó hết không tranh luận nổi.
    Chú thử đọc lại từ đầu topic xem anh khen, chê người Đức những gì. Ở đâu chẳng có người thế này, người thế khác. Mình tử tế với người ta thì người ta ắt tử tế lại với mình và ngược lại.
    Để xảy ra tình trạng đó, đừng nên chỉ đổ thừa cho người ta. Vấn đề nhập cư không được giải quyết một cách triệt để trong những năm qua nên đã tích tụ lại thành hận thù giữa các nhóm sắc tộc. Không chỉ Đức mà cả Pháp hiện cũng đang chuốc lấy những rắc rối do vấn nạn này đem lại, vì nguồn lực và sức chịu đựng của họ là có hạn. Thử tưởng tượng thế này nhé, chú thuê nhân công đến xây nhà, xây xong nó cứ ở lỳ ra đấy, không chịu về nhà nó. Hay chú mời khách đến nhà chơi, đến dăm ba ngày, cùng lắm là một vài tuần thì về. Đằng này ở lại luôn, bắt phải nuôi ăn, cho mặc. Chú đừng phủ nhận một thực tế các cộng đồng nhập cư rất hỗn loạn và phức tạp, người tử tế, lương thiện thì ít, kẻ vô lại thì nhiều. Chẳng nói đâu xa, cộng đồng người Hoa ở Pháp, hay cộng đồng người Việt ở Nga là ví dụ điển hình. Giết người, cướp của diễn ra như cơm bữa trong nội bộ cộng đồng. Mới đây lại có thêm vụ tu nghiệp sinh Việt Nam giết nhau trên đất Nhật. Bắt dân sở tại họ chịu đựng những điều chướng tai, gai mắt như thế, cộng thêm tình hình kinh tế đi xuống thì hận thù sắc tộc không gia tăng mới là chuyện lạ.
    Thôi bỏ qua lỗi chính tả (chú làm ơn viết đúng chính tả hộ anh cái đi, anh năn nỉ chú đấy), chú viết cái câu trên anh thấy chỗ nào cũng bắt bẻ được. Thứ nhất là sai về mặt phương pháp (tổ chức thăm dò ý kiến trên TTVN, chứ không phải trên box Đức, về nội dung có liên quan đến người Đức, và lại cũng không giới hạn trong số những người đã có dịp trực tiếp tiếp xúc với người Đức). Thứ hai là mơ hồ về đối tượng nghiên cứu ("coi thường" và "phân biệt đối xử" không phải là hai khái niệm đồng nhất, và trước khi tiến hành thăm dò phải chắc chắn rằng từng khái niệm được những người tham gia hiểu theo cùng một cách, nếu không sẽ dẫn đến việc người phạm tội bị cảnh sát bắt, người vô kỷ luật bị nhà trường đuổi học, và người thực sự bị kỳ thị chủng tộc một cách oan uổng cùng đưa ra một câu trả lời. Lỗi này tương tự như việc nói "nhà tôi nuôi 3 con", nhưng kỳ thực là gồm 1 con trai, 1 con vẹt và 1 con mèo). Thứ ba là chưa điều tra đã dám dự kiến kết quả, và còn ước lượng sai. Chỉ cần anh bỏ phiếu chống, anh đố chú huy động được 65 người khác nhau bỏ phiếu thuận trong cái box này để đạt đến tỷ lệ 99% đấy.
    Quên, từ nãy không nhắc chú, chú phải gọi anh là thủ khoa master của Sorbonne nó mới hết nghĩa chứ. Anh thấy nó giỏi thì anh bảo nó giỏi chứ sao. Anh thấy nó được mến mộ thì anh cứ nói, anh dẫn số liệu đàng hoàng, sao chú cứ cấm anh nhỉ. Chú nói chúng nó bị ghét mà có dẫn ra được tí nguồn nào đâu.
    Về chuyện va chạm với người bản xứ thì chẳng cần sang Đức, anh ở Pháp mà cũng còn gặp ối chuyện hằm hè nọ kia. Câu trả lời đơn giản thôi, như anh thì anh cứ học cho tốt, lấy cái danh hiệu thủ khoa trường Sorbonne, cho bọn học cùng chúng nó hết ý kiến đi. Lên ti vi nhận giải thưởng cho hàng xóm hết nhòm ngó đi. Tất nhiên là thêm vào đó, lúc nào mình cũng sống đàng hoàng, tuân thủ luật pháp, phong tục, tập quán của họ thì chẳng có gì phải sợ cả.
    Nói thế thôi, ở trường anh chẳng sợ ai (thầy giáo giảng lăng nhăng còn bị anh ý kiến ngay giữa lớp), chỉ sợ mỗi thằng người Đức. Nó thua điểm anh chỉ vì tiếng Pháp không phải là tiếng mẹ đẻ của nó (à quên, không phải sở trường của nó) nên các môn viết luận nó không lại được với anh. Còn thì cả về chuyên môn, đầu óc, lẫn tính kỷ luật (luôn luôn đúng giờ và cực kỳ nghiêm túc) anh có cảm giác học bao nhiêu đi chăng nữa cũng chẳng bằng được nó.
    Ừ thì có ai phản đối chú những điểm này đâu. Có điều là chưa chốt hạ được, topic này là topic mở thì phải để những người khác chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ nữa. Vả lại, anh còn muốn thêm một chút nữa : một là anh thấy người Đức sòng phẳng dã man (muốn được người Đức tặng quà thì nên ... tặng quà họ trước) và điểm thứ hai tất cả đều nên học tập, đấy là ý thức bảo vệ, giữ gìn môi trường của họ. Còn điểm thứ ba là sự kết hợp của hai đặc điểm trên, đấy là người Đức rất tiết kiệm. Nhiều người coi đó là bủn xỉn, keo kiệt nhưng anh thì cho rằng nó phản ánh suy nghĩ đã được lập trình hoá đến mức lạnh lùng của người Đức. Nghĩ cho cùng thì đó cũng chẳng phải là tính xấu.
    Anh nhận của chú vế đầu, vế sau trả lại cho chú. Theo anh thì chú nên bắt đầu bằng việc nghiên cứu cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mỹ cũng như bọn bành trướng bá quyền Trung Quốc và bè lũ diệt chủng Pôn Pốt - Iêng Xari. Chú hiểu ý anh chứ ? Cái đó chẳng liên quan gì đến người Đức cả, có chăng là trong lúc đó họ đang nai lưng ra viện trợ, giúp đỡ chúng ta. Đừng quên và đừng nên lợi dụng sự tử tế, lạm dụng lòng tốt của họ.
  6. NVHoang2000

    NVHoang2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    Ối giời ơi ...hoá ra là đang tranh luận với 1 chú Thủ Khoa Mater ở tít 1 trường bên Pháp về tính cách của người Đức .....hài hước quá .
    Anh đã nói là cái số liệu anh đọc trên báo , nên không thể lấy lại để đưa lên mang cho mọi người tham khảo được . Thế cho nên chú có bảo nó là bốc phét hay gì đi nữa thi anh cũng phải chịu thôi . Nhưng những số liệu cũng như nguồn của chú đưa ra chưa đủ thuyết phục mọi người rằng ...Người Đức được yêu chuộm nhất trên Thế Giới ....chú không thể cứ bám lấy mỗi cái điều tra của bọn The Pew Global Attitudes Project , với lèo tèo vài nước tham gia ( trong tổng số hơn 200 nước ) mà dám kết luận điều đó . Mà trong cái báo cáo này người ta có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau . ANh thì cho rằng đa số dân châu Âu yêu thích nước Đức vì đây là 1 nước tươi đẹp , sạch sẽ , có thể làm ăn . Nhưng chả có tí thông tin nào nói răng người dân châu Âu yêu thích người dân Đức vì tính cách của họ . Nếu chú cứ nhất quyết thế thì hãy đưa thêm dẫn chứng có tính thuyết phục hơn đi .
    Bài của chú dài đấy , nhưng lan mang toàn chuyện vặt vãnh câu chữ đâu đâu .Chú càng nói càng xa chủ đề chính là Tích cách dân tộc Đức , chỉ nặng về kiêu căng , khoe khoang thành tích ...nếu chú thiếu sự khiêm tốn tối thiểu của loài người thì anh nhắc chú câu này " tiên học lễ , hậu học văn " . Ngoài ra cái cách viết bài copy trả lời của chú anh đã làm từ cách đây gần chục năm rồi .
    À , 1 câu thành ngữ nữa cho chú thủ khoa Master Marketing trường Sobono ở tít tận bên Pháp : " Ở trong chăn mới biết chăn có Rận "


    Được nvhoang2000 sửa chữa / chuyển vào 19:06 ngày 23/08/2006
    Được nvhoang2000 sửa chữa / chuyển vào 19:52 ngày 23/08/2006
    Được nvhoang2000 sửa chữa / chuyển vào 19:54 ngày 23/08/2006
  7. philippe

    philippe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    3.975
    Đã được thích:
    0
    Ngán ngẩm, có mỗi việc viết thành ngữ cho hợp ngữ cảnh cũng không xong. Tranh luận không ra tranh luận, phản biện cũng chẳng ra phản biện, viết có vài dòng mà sửa đi sửa lại, nhức hết cả mắt. Thế thì bao giờ mới tiến bộ được ?
    Qua đó đột nhiên phát hiện được thêm một đặc tính nữa của người Đức : khi tranh luận luôn bám chặt vào các luạn điểm, các nguyên tắc, quy định, hiếm khi thấy họ lý sự cùn, cãi chày cãi cối. Thấy người khác sai là không cả nể hay né tránh mà phê bình, góp ý thẳng cánh luôn.
  8. NVHoang2000

    NVHoang2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    Không có sự phản biện nào cho những thứ vô nghĩa chú vừa mới viết .
  9. dinhthanh2108

    dinhthanh2108 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2005
    Bài viết:
    50
    Đã được thích:
    0
    Việc tranh luận về tính cách con người Đức, tôi tưởng là chúng ta đã ngã ngũ và đều hiểu nhau cả rồi, nhưng thật không ngờ các bạn vẫn tiếp tục, và thậm chí còn buông ra những lời nói chỉ trích nhau đến mức như:
    Trước khi bạn viết bài, nên đọc kỹ xem chủ đề này thảo luận về vấn đề gì và bài mình định trích dẫn ra được viết trong bối cảnh nào và đang trả lời ai, với nội dung thông tin gì.
    Tôi rất ngạc nhiên thấy bạn viết đoạn bôi vàng và cứ làm như là ban đầu tôi viết ra những ý đó. Bạn đọc kỹ lại bài của tôi xem tôi đang phản bác những ý kiến gì và dùng những câu, từ và sắc thái nào để diễn đạt. Khi viết cái gì thì cũng nên suy nghĩ một chút, đừng viết nhăng cuội mấy chữ để câu bài, như vậy rất lố bịch, rẻ tiền.
    Tôi thấy bạn Niklas luôn chê trách bạn NVHoàng là dúng từ không chuẩn mực, nhưng cách bạn nói về bài viết của người khác là câu bài, là lố bịch và rẻ tiền như trích dẫn ở trên làm tôi cảm thấy rất gai mắt, bạn thử nhìn lại mình xem sao, ban dùng từ đâu có chính xác. Người ta câu bài chẳng lẽ để lấy vàng trên diễn đàn sao, người ta chỉ viết bài vì muốn nói lên cảm nhận của chính mình, còn bài viết của mỗi người đều nói lên suy nghĩ và cảm nhận của người đó, mà ý nghĩ của mỗi con người chưa bao giờ bị coi là rẻ tiền, dù cho ý nghĩ đó có điên rồ đến đâu, người ta chỉ nói rẻ tiền đối với một vật ít có giá trị mà thôi, còn hai chữ lố bịch thì tôi cũng chịu thua bạn luôn. Bạn đúng là có tích cách của ngưòi Pháp, mà tính cách đó như thế nào thì chắc một người học Master ở Pháp như bạn hẳn là hiều rất rõ. Điều thứ hai mà tôi muốn nói đó là: việc trích dẫn số liệu đều chẳng nói lên điều gì cả, cái tính cách của con người và dân tộc là cái không thể đo lường, sự yêu ghét đều xuất phát từ cảm tính, anh tốt hay xấu thì ai cũng thấy cả thôi, vì thế tôi muốn nhắc lại lần nữa ở đây chúng ta nói đến tính cách của ngưòi Đức qua những cảm nhận của chúng ta, chúng ta không phải là người Đức, chúng ta đều có dòng máu đỏ da vàng của người Việt Nam, chúng ta nên đoàn kết với nhau vì một ngày về hanh phúc, nơi trái tim chúng ta luôn hướng về...
    Vượt ngàn dặm xa người đến đây với mảnh đất này, đâu biết con đường ngày mai ra sao, nhưng tin số phận chẳng lẽ nào...
    Đời người qua mau, mảnh đất kia nay thành nấm mồ chôn giấu những người mà ta yêu thương, yêu thương mái nhà mẹ ta đang ngồi...
  10. philippe

    philippe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    3.975
    Đã được thích:
    0
    Bạn chắc lại đọc vội nên không để ý là bài viết mà tôi trích dẫn lại ở trên hoàn toàn không có giá trị thông tin gì cả, trích dẫn tuỳ tiện, xuyên tạc lời tôi nói và lạc chủ đề.
    Đồng ý với bạn đây là nơi chúng ta chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ về những người Đức mà chúng ta đã từng gặp gỡ, quen biết, tiếp xúc trong công việc và trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên chúng ta cần tôn trọng dân tộc Đức, không nên chỉ vì cảm tính mà có những lời lẽ không phải với những người đã và đang giúp đỡ, cưu mang dân tộc mình. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn, truyền thống, đạo lý của người Việt Nam không cho phép chúng ta có những lời bạc bẽo, vô ơn, vô tình với các dân tộc khác, cho dù đó là người Đức, người Nga, người Cu ba hay người Ăng gô la. Trong cuộc sống hàng ngày có thể có nhiều va chạm, người Đức bạn gặp có thể là không tốt, nhưng không nên nói rằng cả dân tộc Đức không ra gì.
    Cuối cùng, topic này là topic mở, mỗi thành viên mới lại gặp gỡ những người Đức khác nhau thì đều có quyền vào đây viết bài nói lên cảm tưởng, suy nghĩ của mình. Những người Việt Nam chúng ta học tập trên đất nước bạn thì nên học tập những điểm tốt của họ, sống nghiêm túc, tuân thủ pháp luật nước họ. Mình tôn trọng người ta thì tức khắc người ta tôn trọng lại mình. Xây dựng hình ảnh đẹp về một dân tộc cần cù, chịu khó, tự trọng trong mắt người Đức cũng là cách để họ dần xoá bỏ những thành kiến về người nhập cư nói chung, cũng như những định kiến về người châu Á và người Việt Nam nói riêng. Những nhiễu loạn của đại bộ phận người nhập cư ở châu Âu làm cho cuộc sống, công việc của chúng ta thêm vất vả, khó khăn trong thời gian du học tại đây, nhưng không vì thế mà chúng ta quên đi trách nhiệm xây dựng cầu nối để các thế hệ sau này sang học tập, trao đổi, giao lưu một cách bình đẳng, cởi mở và thân thiện với người dân sở tại.

Chia sẻ trang này