1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Con người Đức, tính cách?

Chủ đề trong 'Đức (German Club)' bởi ht2005, 01/07/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tunphuong

    tunphuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2004
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với bác với khoản trên
    Tiện nói thêm với bác gì bảo là TIỀN là rào cản hạn chế sự tiếp xúc với thế giới của người dân Đông Đức ấy, ý bác bảo thế có nghĩa là cứ dân nghèo, ít tiền thì ít được mở mang đầu óc, kém hiểu biết đúng không bác? nếu đúng thế thì.. hị..hị... Việt Nam mình là 1 trong những nước nghèo trên thế giới... cứ quan điểm như bác thì đúng là tội dân tộc Việt Nam mình thật...
    Em cứ đọc tranh luận của bác, thấy bác ăn to nói lớn, cũng có chút hiểu biết thật nhưng vẫn thấy ở nhiều mặt thì hình như bác hơi ít..... tiền
    Nói thêm, cách bác tranh luận cẩn thận kẻo lạc đề nhé
    Được tunphuong sửa chữa / chuyển vào 03:48 ngày 24/08/2006
  2. NVHoang2000

    NVHoang2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    Chú cho rằng vì nhiều người nhập cư làm những điều trái pháp luật nên người Đức mới có những hành động phân biệt hả ???? Thế chú nhầm , người Đức đã có những hành động phân biệt và diệt chủng từ chiến tranh Thế Giới rồi . Cái đấy là 1 bằng chứng không thể chối cái về tính phân biệt đối xử của người Đức .
    Chú nói rằng vì nước Đức giúp đỡ , cưu mang DÂN TỘC Việt NAM à ......ha ha ...chết cười ...giúp đỡ thì có , CƯU MANG thì không . Nhưng cũng chả phải vì thế mà không được phép nói về tính cách xấu của người Đức .
    Đúng là nếu gặp 1 vài người khó chịu thì cũng không thể kết luận về cả 1 Dân Tộc được . Nhưng nếu gặp nhiều người khó chịu , hằng ngày , và cũng có nhiều người như mình gặp những trường hợp tương tự thì có thể nói về 1 dân tộc được chưa ?
    Hê hê ....Mà tại sao có một kẻ mà sự tiếp xúc với người Đức chỉ hạn chế ở sách vở và lèo tèo 1 vài ông bạn Đức ở trường ĐH , trình độ tiếng Đức thì bập bõm , mà dám đứng ra tranh luận với những người hàng ngày tiếp xúc , làm việc , học tập với người Đức , trên nước Đức về tính cách Đức . Kẻ mà cứ hở mồm là lên lớp dậy bảo người khác phải " ăn quả nhớ kẻ trồng cây " , sống phải đúng với truyền thống đạo lí của người Việt Nam . Trong khi cái lịch sự tối thiểu của người Việt là tính Khiêm Tốn thì lại quên mất . Cái kẻ hợm hĩnh , kiêu ngạo từ thành tích Thủ Khoa Master này không thể thuyết phục người khác bằng những dẫn chứng của mình thì quay ra chê bai , bài bác người khác về những vấn đề hết sức vớ vẩn như câu chữ . Mà xét cho cùng thì kẻ này cũng sử dụng câu chữ sai be bét ...hê hê ....Cái kẻ này hỏi người khác " sao có thể tiến bộ được " nhưng lai quên hỏi mình chính câu đấy ....sao mà nước Việt Nam tiến bộ được khi những kẻ kiêu căng , hơm hĩnh này vẫn còn tồn tại và tự cho mình quyền chỉ bảo những người khác .
    Thực ra mà nói anh nghi ngờ sự tồn tại của cái chức Thủ Khoa Master cùng cái thành tích gần chục năm giảng giậy ở trường Tổng hợp cũng như Sobono gì đấy của chú lắm .´...nhưng mà thôi , cũng chả có gì kiểm chứng cho những thứ đấy cả .
    Được nvhoang2000 sửa chữa / chuyển vào 06:03 ngày 24/08/2006
  3. ichliebedichfuerimmer

    ichliebedichfuerimmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/10/2004
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    toi da noi la se tham gia phai bieu o day nua nhung doc bai cua thanh vien niklas thay lai phai noi ra nhung dieu minh nghi vi ko noi thi cam thay kho chiu.toi thay ban la con ga doi lot con cong.thung rong keu to.toi nghi rang ban nen nghi toi cau noi "trong len thi cha bang ai"vi theo thien y cua toi thi chac tu truoc toi gio ban chi biet toi cau "trong xuong thi chua ai bang minh".dung lay nhung cai bang cap nhu master hay hoc vi giao su giang day o truong dai hoc ra ma ap dat cho nguoi khac.hay nho "truong dai hoc lon nhat la truong dai hoc cuoc doi ".
    co le nhung cau thanh ngu nay ban nen doc
    Dummheit und Stolz wachsen auf dem gleichen Holz.
    Klug zu reden ist schwer;klug zu schweigen noch mehr.
    lange Rede kurzer Sinn.
  4. tunphuong

    tunphuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2004
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    0
    Chuyện chính trị, chiến tranh... thi em không dám tranh luận nhiều với bác. Ở mặt đấy thì em hơi ít tiền... Bàn chuyện thực tế thôi...
    Cứ cho là ở phần highlight 2 thì bác đúng đi, vậy người cũng sống ở Đức, học tập, làm việc chỉ với người Đức thì có đủ trình độ bàn với bác về tính cách người Đức được không hả bác? Nếu được thì em xin phép nói chuyện với bác tiếp:
    Ở phần highlight đầu thì em không đồng quan điểm với bác. Nói thật một câu, em chẳng sống ở 1 nơi trên nước Đức, đi cũng chẳng phải quá nhiều nhưng cũng lang thang trên nước Đức này rồi nên kinh nghiệm cũng chẳng dám nói là quá ít để có thể nhận xét về tính cách người Đức. Bác bảo bác gặp nhiều người khó chịu hàng ngày này, em hỏi bác vậy bác đã tự hỏi mình xem liệu cách bác bắt đầu tiếp xúc và cách sống của bác với người ta ra sao? Bác bảo có nhiều người nhận xét như thế, vậy em hỏi bác nhiều là bao nhiêu? Cách sống của họ trên nước Đức này thế nào? Có giống bác không ạ? Em đi đâu cũng thấy người Đức thân thiện với mình. Từ ngày đặt chân lên nước Đức này, ngoài cô chú là người VN ra thì cũng chỉ có người Đức giúp đỡ em thôi. Đi đâu cũng có người giúp, đi đâu cũng gặp người Đức tốt... Mà mặt mũi em thì Châu Á đấy, có thấy bị phân biệt gì đâu.... Bạn bè nhiều đấy, có cả bạn sinh tử ấy chứ không phải bạn ăn uống đâu. NHIỀU người cũng kể với em là gặp người Đức này tốt, người Đức kia thân thiện. Nếu cứ như ý bác thì em có thể nói rằng cả cái dân tộc Đức này là người tốt hết bác ạ... Nhưng không ạ, nếu chỉ vì vài người xung quanh mình, nghe vài người nói mà nhận xét chung cho tính cách của dân tộc Đức thì quả là hơi nông cạn. Cũng chính là những người Đức tốt ở trên, khi đối xử với những người khác (trong đấy có cả người Đức) thì lại khác hẳn... hị...hị.. ở mặt này thì người ta cũng biết phân biệt để mà đỗi xử đấy... Cho nên chẳng thể nói chung là người Đức là người xấu hay người tốt. Đâu cũng có người này, người khác. Quan trọng là ở mình, ở cách sống của mình mà thôi.
    Trong quá khứ, trong chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, người Việt Nam nổi tiếng cả thế giới là can đảm, chịu khó, khôn khéo...nghèo mà tài, mà giỏi đánh lại được Pháp, Mỹ... Hẹ.. Chẳng nhẽ đấy cũng là một bằng chứng cho tính cách của người VN mình bây giờ??? Đấy, cứ người thật, việc thật mà nghĩ...
  5. philippe

    philippe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    3.975
    Đã được thích:
    0
    Bạn nên đọc kỹ lại xem tôi đã từng viết gì và có ý định áp đặt quan điểm của mình cho mọi người không. Nếu bạn không có vấn đề về đọc hiểu tiếng Việt thì phiền bạn chỉ giúp xem cụ thể bạn không đồng ý những điểm nào, chúng ta sẽ trực tiếp tranh luận về những điểm đó.
    Quan điểm của tôi là khi tranh luận, không nên chỉ quan tâm đến phần nội dung (các luận điểm) và hình thức (cách diễn đạt) của cuộc tranh luận mà còn phải làm rõ cả bối cảnh của nó thì mới hiểu được bản chất vấn đề. Ví dụ thế này nhé : bạn đặt câu hỏi "Anh/chị có thích người Pháp không ?", sau đó kết quả cho thấy là trong 10 người thì 9 người bảo không. Liệu bạn có nói là hầu hết tất cả mọi người đều ghét người Pháp không ? Tất nhiên là không. Vì cụ thể trong 9 người đó, 1 người nhập cư trái phép phải sống chui lủi nên ghét người Pháp ; người thứ hai ăn trộm đồ trong siêu thị bị cảnh sát bắt nên cũng ghét ; người thứ ba học kém nên bị đuổi học nên cũng ghét ; người thứ tư yêu một anh Pháp nhưng quen thói nhõng nhẽo, vòi vĩnh, bị anh ấy đá, nên cũng ghét ; người thứ năm có người yêu đi lấy Pháp nên cũng ghét ; người thứ sáu xin visa không được nên cũng ghét. Cuối cùng chỉ còn lại 3 người có lý do thực sự thuyết phục vì sao họ ghét.
    Tranh luận cái gì cũng phải dựa vào thực tế và số liệu để kiểm chứng. Giải thích cái gì cũng phải cho rõ ngọn ngành. Phản bác cái gì cũng phải cụ thể, không hô hào, nhao nhao phản đối chung chung. Bạn có thời gian học tập, sinh sống tại Đức, và người Đức rất nghiêm túc, chặt chẽ về điểm đó, chắc bạn cũng đồng ý với tôi điều này. Tôi nói rõ về bản thân mình khi gửi bài để chúng ta tiện đường trao đổi, xem là tôi đã có những hiểu biết, những kinh nghiệm gì, và có tư cách như thế nào khi phát biểu về các vấn đề liên quan.
    Góp ý cuối cùng với bạn là nếu không phiền thì bài viết của bạn nên thêm đủ dấu để tiện theo dõi. Tiếng Việt mình phong phú, trong sáng đến thế mà, sao cu viet bai khong co dau the, hay tai ban dang o truong, voi qua nen khong go duoc dau. Noi that la viet tieng Viet khong dau trong rat phan cam.
    Cuối cùng, xin cảm ơn bạn về câu thành ngữ rất hay nói trên. Tôi thì còn đang bập bõm đi học tiếng Đức nên chỉ dám xin tặng lại bạn câu thành ngữ tiếng Việt thôi : "Không biết dựa cột mà nghe". Thế bạn nhé.
    Chúc bạn khoẻ, vui.
  6. niklas

    niklas Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2006
    Bài viết:
    1.229
    Đã được thích:
    0
    (1) : Nếu mà chú và bạn bè chú gặp toàn người Đức "xấu xa" thì theo anh chú nên xem lại bản thân mình và bạn bè mình. Kể từ lần đầu sang Đức năm 2001, anh chỉ thấy là toàn được người ta chỉ bảo, giúp đỡ tận tình thôi. Thậm chí có hôm đứng đợi tàu mà có người còn ra chỉ cho đúng chỗ đầu tàu để khỏi phải chạy đuổi khi tàu đến, nếu không thì anh cứ đứng đấy cả ngày (vì xa quá, có nhìn thấy cái gì đâu). Chú thử cởi mở, thân thiện với mọi người một chút xem.
    (2) : Theo anh hiểu thì chủ đề này dành cho tất cả những người đã có dịp tiếp xúc, gặp gỡ, làm việc với người Đức vào phát biểu suy nghĩ, cảm tưởng của mình. Chẳng hiểu chú lấy tư cách gì mà cấm anh không được phát biểu nhỉ. Anh không đến mức chỉ biết mỗi một người Đức rồi tâng họ lên tận mây xanh. Không kể bạn học, đồng nghiệp, sinh viên là người Đức, anh cũng đã ở Đức 3 mùa hè, cũng lang thang đi tìm hiểu những chỗ mà anh đặt chân tới, cũng đã từng nhăn nhó, lầm bầm khi vừa sang tối thứ sáu mà sáng thứ bảy đã phải đi làm tổng vệ sinh khu chung cư (Kehrwoche, nếu chú không ở Baden-Württemberg chắc không biết), cũng đón giao thừa với cộng đồng người Đức ở Paris để xem họ bói quẻ kiểu Đức và kể chuyện phiếm về serie "Dinner For One" mà lẽ ra họ sẽ phải xem nếu đón năm mới ở quê nhà, cùng xem WM với sinh viên Đức để xem họ lầm lũi đón nhận thất bại trước ngưỡng chung kết như thế nào. Thời gian anh ở Đức tuy ít, nhưng cũng đủ để học tập thái độ và ý thức bảo vệ môi trường của họ, tiếng Đức của anh bập bõm, nhưng cũng đủ để biết xấu hổ khi người ta nói "Ich kenne meine Pappenheimer" và rút kinh nghiệm để lần sau không vứt giấy không đúng chỗ nữa.
    (3) : đồng ý với chú là cần phải có thái độ khiêm tốn. Nhưng người Pháp có câu : " Khi anh tử tế với kẻ bất lương là anh đang phỉ nhổ vào người lương thiện". Anh chỉ khiêm tốn đối với những người anh tôn trọng. Đúng là bằng cấp, học vị chẳng phản ánh cái gì cả, trên đời này chẳng có nghề nào là thấp hèn cả. Nhưng những kẻ ăn cháo đá bát, ăn nói bạc bẽo, vô ơn thì anh chẳng việc gì phải kính trọng hay khiêm nhường cả. Nói thẳng với chú như vậy cho rõ.
    (4) : câu này thì anh xin nhường lại cho chú thì chính xác hơn. Chúng ta bắt đầu cuộc tranh luận từ đâu nhỉ ?
    Còn sau đó, lập luận của ai thế nào thì còn lưu lại trên diễn đàn này, khỏi phải bình luận nhiều. Chú mắc cái bệnh là tranh luận, không bao giờ dựa theo luận điểm cụ thể cả, thế nhưng anh cứ phản bác lại thì chú lại kêu toáng lên là bới móc, bắt bẻ. Như thế là không nghiêm túc và không fair-play.
    (5) : Một cánh én chẳng làm nên mùa xuân. Anh thấy chú có cơ hội học tập ở nước ngoài mà không cố gắng gây thiện cảm, xây dựng hình ảnh đẹp về sinh viên Việt Nam nói riêng, người Việt Nam nói chung, tạo cầu nối cho quan hệ hữu nghị, thân thiện của các thế hệ trẻ hai nưóc sau này ; lúc nào đầu óc cũng chỉ toàn những ý nghĩ đen tối, hằn học, phỉ báng dân tộc người ta ; thật là uổng phí, thật là đáng tiếc. Chẳng biết là anh vô dụng đến mức nào, chỉ biết là giờ đang ở Pháp và vẫn có sinh viên cũ từ Việt Nam kéo cửa kính métro ở ke đối diện, chỉ để chào thầy là anh không phải hổ thẹn về tư cách làm thầy, và trước hết là làm người của mình rồi.
    (6) : chú nghi ngờ thì cứ nghi ngờ, đấy là việc của chú. Anh là mod box Pháp, và cũng từng nói chuyện với một số thành viên bên này rồi nên cũng không đến mức là vô danh như chú nghĩ đâu. Hơn nữa, anh cũng không phải loại người nói điều gì ra là không trích dẫn nổi lấy một tí nguồn gốc, số liệu nào. Nếu chú muốn thì pm cho anh, anh sẽ gửi qua mail cho chú giấy chứng nhận thủ khoa ĐH Ngoại thương 1997 và thủ khoa master của Sorbonne 2001 (tức là trường Xoóc-bon ý, nếu chú không đọc được tiếng Pháp). Anh đứng trên bục giảng ĐH Ngoại thương lần đầu vào năm 1995, nhưng chú cần phải gặp thầy trưởng Khoa tiếng Pháp thì mới xác nhận được ; ở Phòng Tổ chức chỉ xác nhận được là anh làm giáo viên từ 1997 thôi. Còn dạy bên này thì có bảng lương, dạy khoá nào, môn gì. Thế nhỉ. Mình cứ lôi đại liên ra bắn với súng cao su, kể cũng phí.
    @mods : bài của em có chỗ trả lời (2) không lạc đề nhé.
  7. daiduongxanh13

    daiduongxanh13 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2004
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    Ý nghĩa của mấy câu thành ngữ thì hay đấy, nhưng không hiểu sao người đưa ra được mấy câu thành ngữ lại không viết chữ hoa sau dấu chấm, không viết chữ có dấu mà lại khuyên người khác "nên đọc" nọ kia.
    vi theo thien y cua toi thi chac tu truoc toi gio ban chi biet toi cau "trong xuong thi chua ai bang minh"
    Đọc câu này, mình tự hỏi không biết ai "áp đặt" ai?

    Được daiduongxanh13 sửa chữa / chuyển vào 01:38 ngày 25/08/2006
    Được kuestenkicker sửa chữa / chuyển vào 22:06 ngày 25/08/2006
  8. daiduongxanh13

    daiduongxanh13 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2004
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    [/quote]
    Tớ đăng ký vào chỗ tuyển nhân viên của Mc Donald''s trên mạng, sau đó nhận được Email hẹn phỏng vấn, sau đó 1 tuần để chuẩn bị hoàn tất hồ sơ và đi làm. Tớ không biết bạn xin vào vị trí gì mà người ta lại "phân biệt" như thế, tớ thì chỉ là làm Teilzeit thôi. Còn về sự phân biệt, ngay ở VN cũng có sự phân biệt, chứ nói gì ở nước Đức đâu. 1 ví dụ rất nhỏ, trong lớp học ĐH, sinh viên chia theo từng nhóm, nhóm ở các tỉnh khác, nhóm ở Hà Nội, có thể chuyện này không phổ biến, nhưng ở lớp tớ thì có.
    Hôm nay, tớ có đọc một câu chuyện trên vnexpress rất cảm động : http://vnexpress.net/Vietnam/Phap-luat/2006/08/3B9ED527/ . Có thể tớ lạc đề, nhưng nếu ai có thời gian thì đọc nhé!
  9. NVHoang2000

    NVHoang2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/03/2002
    Bài viết:
    551
    Đã được thích:
    0
    Anh bắt đầu cảm thấy nhàm với chú vì cứ phải nói đi nói lại một số vấn đề rồi . Anh cũng chẳng còn hứng tranh luận với chú nữa thế cho nên nói ngắn gọn nhé .

    (1) Anh và bạn bè đều là những người vui vẻ và thân thiện . Ngoài ra còn nhiều người nữa không phải là bạn bè trực tiếp của anh .
    (2) Anh vhưa bao giờ viết cấm chú tranh luận ở đây cũng như chú chả có quyền gì mà lên lớp anh về nền nếp của người Việt Nam . Chỉ muốn chỉ cho chú biết có những điều mà những " con cóc ngồi đáy giếng " như chú không hiểu nổi . Những điều mà những kẻ " cưỡi ngựa xem hoa " , đi thoáng qua 1 cái mà tưởng nó đẹp đẽ , nhưng bên trong thì hoàn toàn trái ngược .
    (3) Những điều chú viết chỉ là sự biện bạch vụng về cho thói kiêu căng ngạo mạn của mình . Chú cho mình Nhân Tài khi khoe cái chức Thủ Khoa Master , nhưng từ đầu đến giờ anh không những không thấy phần Tài mà còn chả thấy phần Nhân đâu ....nói là phải dẫn chứng hả . Chú thiếu Tài này , kiến thức tiếng Anh hạn hẹp , Nhận Thức về Chiến Tranh thì học sinh cấp 2 cũng phải có rồi mà chú thì ...vẫn chưa đủ . Chú thiếu Nhân này , Khoe khoang , kiêu căng , ngạo man chê bai mọi người .Chú " Ngậm máu phun người " khi gắn cho tất cả những người phản đối ý kiến của chú là " vô ơn , bạc nghĩa " . Chú nịnh nọt xum xoe người trên ( mode ) , nạt nộ kẻ đưới và nói xấu người ngang hàng .
    (4) Anh đang đợi những lập luận và bằng chứng về việc người Đức được yêu mến nhất Thế Giới của chú đây . ( đừng lôi những cái số liệu vớ vẩn , không đủ sức thuyết phục ra 1 lần nữa nhé )
    (5)&(6) Chú lại mắc bệnh trình bầy dài dòng trong tranh luận rồi . Bổ xung thêm cho phần thiếu Tài của chú .

    Lời khuyên : Về nhà tự hoàn thiện bản thân đã rồi hãy ra đời giậy người khác về cách làm người .

    Được nvhoang2000 sửa chữa / chuyển vào 03:45 ngày 25/08/2006
  10. philippe

    philippe Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    3.975
    Đã được thích:
    0
    Thế thì tớ cũng xin lạc đề một chút. Chuyện phân biệt này thì ở trường lớp của tớ (ở HN) cũng có. Mà thực ra tớ thấy ở đâu cũng có. Có điều là phân biệt thì phân biệt, nhưng vẫn cần phải tôn trọng nhau. Chẳng nói gì xa xôi, bây giờ ở Việt Nam mà tràn ngập người Lào, Căm pu chia, Trung Quốc hay châu Phi thì chắc không phải là ai cũng hân hoan, vui sướng. Phân biệt nhiều khi ăn sâu vào tiềm thức rồi, mà tớ để ý chính ra người Việt Nam mình là phân biệt ghê gớm nhất. Tây là mặc định phải trắng, còn nếu không trắng thì gọi là Tây đen. Chẳng phải nói xa xôi Tây Tàu gì, trong gia đình, dẫn bạn trai hay bạn gái về chơi, nhiều bố mẹ vẫn cứ phải truy xét nguồn gốc, quê quán ngay từ đầu đấy thôi.
    Hồi tớ mới sang đây, tớ chẳng thích mà cũng chẳng ghét nguời Pháp. Việc họ kệ họ, mình cứ biết việc mình thôi. Thế rồi công việc của tớ đòi hỏi tớ phải đi các tỉnh làm điều tra xã hội học suốt cả năm trời, nên cuối cùng dù không muốn cũng phải tiếp xúc với họ. Mệt, nhưng cuối cùng lại thành vui và học hỏi được nhiều điều. Điều quan trọng nhất là khi mình đến với người ta bằng tấm lòng chân thành, thì người ta cũng dễ đáp lại mình bằng sự cởi mở, thân thiện. Tớ nhớ mãi lần tớ đến Metz (phía Đông, giáp với Saarland), hồi đấy là mùa đông. Tớ đứng phát phiếu điều tra ở quảng trường Toà thị chính. Mục đích của tớ là giải thích việc tớ đang làm, hỏi họ xem họ có đồng ý tham gia trả lời không, nếu đồng ý thì tớ giải thích cách thức và hướng dẫn điều phiếu điều tra, rồi đưa họ phong bì có dán sẵn tem để khi điền xong thì họ gửi về hộp thư bưu điện cho mình. Cứ được 1 người cầm và nhận phiếu là coi như tớ đạt được 60% mục đích rồi (vì tỷ lệ nguời gửi trả lại cho tớ là khoảng 60% - xin chú thích thêm là trong điều tra xã hội học, đó là tỷ lệ rất cao, thường người ta chỉ mong khoảng 30-40%). Thế mà có một người nhận xong, đi được một lúc lại bươn bả quay lại. Tớ tưởng cậu đấy đổi ý, đã chuẩn bị tinh thần nhận lại bảng câu hỏi, hoá ra là cậu ta vừa tạt vào quán nước để lấy cho tớ một cốc cà phê nóng, đưa cho tớ xong rồi đi thẳng. Lúc đấy tớ cứ đứng sững ra, đến mức quên cả cảm ơn. Rồi lần xuống Lyon gần dịp Noël, đúng vào thời điểm ở dưới đó có Lễ hội ánh sáng. Thế là chiều xong việc, tối tí tởn đi xem lễ hội hoành tráng ở Trung tâm thành phố. Có điều là tắm rửa, ăn uống xong ra thì đã muộn, người thì thấp bé nên có nhìn thấy cái gì đâu. Trong lúc tớ cứ loay hoay tìm chỗ khả dĩ nhất để có thể nhìn được một cái gì đó thì có mấy đứa đi qua nói là "mày bé tí thế này thì đứng đây xem được cái gì ?" xong bảo tớ đi theo chúng nó. Thì ra là mấy cô cậu đấy đến tụ tập ở nhà một đứa ở ngay đấy, nên có thể xem toàn cảnh từ cửa sổ tầng 3 nhà nó. Tớ chẳng hiểu có phải tại số tớ may không, nhưng tớ chắc chắn là nếu mình thân thiện với người ta thì không đến mức tất cả đều quay lưng với mình, tất cả đều khó gần, đều đáng ghét.
    Thời buổi bây giờ, thường người ta ít có thời gian trò chuyện, trao đổi với nhau nên giữa con người với con người nhiều khi tự nhiên trở nên xa xôi, lạnh lùng. Nhưng nếu bỏ thời gian trò chuyện, trao đổi, tranh luận với họ thì người ta cũng cởi mở lại với mình thôi.
    Trước khi gặp người Đức đầu tiên, tớ cũng nghĩ họ lạnh lùng và tàn nhẫn. Nhưng xem ra thì đấy chỉ là bề ngoài thôi. Tớ ấn tuợng nhất là sự thẳng thắn của bọn bạn tớ. Suốt ngày chúng nó kêu tớ là suy nghĩ lòng vòng, tự phức tạp hoá vấn đề. Rồi thì vô ý thức (tại hồi đầu tớ lười không phân loại rác)... Hay tớ quan sát thấy chúng nó làm việc hiệu quả, không có đoạn tụ tập buôn dưa nói xấu người khác, không có kiểu đang ngồi làm việc hứng lên gọi điện cho TY, luôn đúng giờ, nghiêm túc... những cái đó tớ cũng đã kể rồi. Còn thì cũng có người thế này, thế kia, có người kỹ tính hơn những người khác, có đứa sòng phẳng một cách khủng khiếp, có đứa củ chuối etc. nhưng những cái gì thuộc về cuộc sống cá nhân của họ thì tớ cũng chẳng quan tâm. Mình không phải người trong cuộc, có bàn cũng chỉ là bàn nhảm, cái chính là họ đối xử với mình thế nào thôi. Mà theo tớ thì muốn họ tôn trọng mình thì trước hết mình phải tỏ ra tôn trọng họ, tuân thủ nguyên tắc, quy định, kỷ luật chung. Tớ khoái nhất là ở bên này, nhìn chung ở trường, lớp người ta không đánh giá con người qua cách ăn mặc, độ sành điệu... mà chỉ nể phục nhau qua kết quả học tập cũng như trong công việc thôi. Trong khi ở nhà mình, mở mồm ra là "bọn nhà quê thế này, thế kia", rồi thì "ăn mặc như nông dân" etc.
    Thôi lan man nhiều quá, viết nốt mấy chữ rồi còn đi ngủ. Về câu chuyện của bạn gửi ở trên thì những chuyện thương tâm như vậy, hoặc thậm chí còn hơn thế, vẫn hàng ngày, hàng giờ đang xảy ra đấy bạn ạ. Ngay ở những nước phát triển như Mỹ, Pháp... mà tỷ lệ án oan, sai cũng còn rất cao nữa là ở nước mình. Bên Pháp dạo nọ có vụ án oan nổi tiếng vì kết án nhầm 13 người vô tội (qua 3 lần xử sơ thẩm, phúc thẩm và chung thẩm). Bên công tố và Toà án tắc trách đến mức kết án cả một người tàn tật, không có khả năng tự mặc quần áo cho mình, hoàn toàn không thể tự đi lại được nếu không có sự trợ giúp, vào tội cưỡng bức một bé gái trên gác 5 của một chung cư không có thang máy. Thế mà ra điều trần trước Quốc hội, vị Chánh án cứ thản nhiên trả lời "tôi không rõ", "tôi không nhớ", "lẽ ra không nên kết án người này mới phải"... Cuối cùng thì ở đâu cũng thế, người dân quê nghèo luôn là nạn nhân của sự bất công. Chỉ hy vọng là, đất nước phát triển, giáo dục tiến bộ, con người ta khi nói và làm đều suy nghĩ có trước có sau thì xã hội mới bớt đi những chuyện bất công, vô tình được.
    Khi tớ đi đến một nơi xa lạ, gặp gỡ, tiếp xúc những người lạ, trước kia thì tớ rất sợ và có ác cảm với họ, giờ thì tớ lại luôn muốn trước tiên nghĩ tốt cho họ. Giao lưu, tìm hiểu, khám phá là việc của cả đời người, có thể là có lúc tớ nhầm, nhưng thà là nghĩ sai (người xấu thành người tốt) còn hơn là phụ lòng tốt của người mà mình tưởng nhầm là xấu. Với cả, tớ tin là những sự giúp đỡ vô tư, thân ái, chân tình đã, đang và sẽ luôn tồn tại. Chỉ cần có sự chân thành và luôn giữ vững niềm tin thôi. Nếu có thời gian, mời các bạn đọc câu chuyện dưới đây (sưu tầm từ box Nhật) :
    [topic]693259[/topic]

Chia sẻ trang này