1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Con người Huế - Phong cách Huế !

Chủ đề trong 'Huế' bởi env, 11/03/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. env

    env Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/05/2001
    Bài viết:
    436
    Đã được thích:
    0
    Con người Huế - Phong cách Huế !

    Bài viết đầu tiên mà env sưu tìm được đây :

    Tóc thề xứ Huế : Con gái là cách gọi theo lệ chung dân gian, để trực chỉ đến người nữ, chưa chồng chưa con và nhất là còn trong tuổi trẻ đầy thanh xuân, sức sống. Người Huế bảo, "Còn CON GáI" đồng nghĩa với những điều vừa nói ấy. Tóc "con gái" Huế thông thường là buông xoã tự do. Có thể "kẹp. Tóc "con gái" Huế thông thường là buông xoã tự do. Có thể "kẹp" nhưng không ảnh hưởng đến độ dài và cả độ cao của mái tóc. Tóc phủ xuống bờ vai, xuống lưng người, xuống bờ mông và nhiều khi hơn thế, có những người còn rũ xuống gót chân. Người ta hiểu lầm câu "Tóc thề mới (hoặc đã) chấm ngang vai" để vội vã mượn vào đó, luận rằng: Tóc thề phải là tóc "chấm ngang vai". Nếu không, không thể gọi "Tóc thề". Có đúng không? Câu thơ bị hiểu "cạn đi" đã đành, bản sắc Tóc thề xứ Huế còn mất mát đến đâu?

    Đã nói rằng, tuổi thanh xuân của Một thời con gái, thì đây hẳn phải là cả một "Khoảng thời gian". Tóc thề "mới chấm" hoặc "đã chấm" ngang vai không phải tác giả quy định lấy "độ dài" của một bờ tóc xoã. Đó là nghệ thuật để ám chỉ người con gái chỉ "mới vừa chớm" độ tuổi yêu đương hoặc để có thể được yêu đương. Tóm lại, vừa mới "tuổi biết yêu" nơi người con gái ấy. Là "bắt đầu" mộng mơ, là đi vào "rung cảm bâng quơ" và tự nhiên, thấy "buồn thương vô cớ"... còn con gái là "sự quy định độ dài" tóc thề? Xin đừng hiểu lầm cho tác giả câu thơ.

    Vì sao? Tóc thề xứ Huế buông dài và tóc xoã bờ vai? Có thể người đọc từng đã nghe những mẫu chuyện thế này... ở xứ Huế, trong bối cảnh gần đây, chỉ vào ba thế hệ đã qua... Khi phải cắt tóc hay chỉnh lại mái tóc thề. Hoặc cắt ngắn, hoặc sửa cho thành gợi cảm hơn theo ý bạn bè nơi học đường, nơi tiệm, quán bán mua... Người con gái có người yêu, thường phải hỏi xem "người ấy" có "thuận" hay không? Nếu tự chuyện, đã có lắm "cặp" phải xa nhau vì "chút ấy". Để càng dài, người ta càng "hâm mộ". Cắt ngắn đi, kẻ "xì xào", người "chỉ chỏ"...nọ tê. Người ta cứ nghi nan, cho rằng đã "đành đoạn" với "ai đó rồi", đã "cắt tóc giao thề" cho một "kẻ mới hơn"?...Vì thế, mà Tóc thề xứ Huế là để biểu lộ nét "nguyên trinh" chưa phải "giao thề" với ai cả. Hoặc đã có người thương càng nói lên sự chung thủy của mình. Không có "ý chi" với ai khác nữa. Có nghĩa, không việc gì phải che dấu khi nói lên sự trinh nguyên hoặc tính chung thuỷ nơi một người con gái. Vì thế, dù chưa yêu hoặc đã có người thương- miễn sao chưa xây dựng gia đình- người con gái xứ Huế vẫn luôn yêu mái tóc thề buông xoã bờ vai. Biểu tượng và cách nói thầm lặng ấy đẹp tuyệt vời như một bản sắc Tình yêu trong sáng, không nói nhưng "đã nói biết bao lời"...

    (mong là mọi người hưởng ứng chủ đề này - những bài viết nói về con người , phong cách, cuộc sống , văn hoá của Huế )




    Được sửa chữa bởi - env vào 11/03/2002 15:06
  2. sometimes

    sometimes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    0
    Têm một bài sưu tầm nữa về Huế đây ! bà con ai có cái gì hay thì posy lên hí !
    Tình Huế
    Tình Huế - tính cách Huế, trước hết là sự hài hòa giữa tự nhiên và con người. Có nhà nghiên cứu đã sử dụng cụm từ Huế thành phố của ?oNhà vườn - Làng vườn - Chùa vườn?. Những nhà vườn tiếng tăm đất Huế: Bà Lan Hữu - Kim Long, cụ Đô - Gia Hội, từ đường Ngọc Sơn công chúa... vẫn còn đó bảo lưu truyền thống nhà vườn Huế. Rồi làng vườn: Phường Đức, Chợ Cống, An Cựu, Kim Long, Bao Vinh... sừng sững trải qua bao phong ba bão tố. Hàng trăm ngôi chùa Huế, mỗi chùa là một sắc vườn mà ai một lần vãn cảnh nghe lòng thanh thản, xua đi phiền muộn ưu tư. Hình như chủ nhân vườn Huế chẳng quan tâm nhiều đến lợi ích kinh tế, họ chăm chút mảnh vườn để được sống hòa mình với thiên nhiên, cây cỏ - nhẹ nhàng, bình thản - thấp thoáng nét nhân văn đặc trưng văn hoá Huế.
    Tình Huế là hài hoà trong lựa chọn sắc màu. Người Huế chúa ghét khoe sắc loè loẹt. Họ thích chọn các gam màu nhạt. Gam nặng và nóng như: xanh lè, đỏ chót, vàng rộm, đen thui, tím ngắt là không phù hợp với tâm hồn Huế. Sắc thái của người Huế là xanh lơ, hồng nhạt, vàng mơ, tím phớt. Nếu phụ nữ bây giờ thích biến tấu hoa trên áo dài thì người Huế không chọn hoa to, hoa tương phản với màu sặc sỡ mà là hoa nhỏ - ít thôi, chỉ điểm vài bông hoặc đậm hay nhạt hơn màu nền áo một chút, chỉ thế thôi ! Đường xẻ tà hông áo dài cũng vậy, không cao quá để hớ hênh, hở hang nhưng cũng không che kín, bịt bùng.
    Văn hoá ẩm thực của tình Huế là gia vị. Có nhà nghiên cứu Huế đã kê ra 10 thứ gia vị trên đôi quang gánh của o bán cơm hến Huế. Tất cả các món ăn Huế đều thế. Gia vị là cái tối cần, nhiều thứ nhưng mỗi thứ chỉ ít thôi, phải biết gia giảm mới thiệt là Huế. Có Việt kiều tận Paris bay về ăn một tô cơm hến Huế - vừa ăn vừa xuýt xoa: Đã quá Huế ơi! Nói rằng người Huế thích cay? Đúng, phải! Bữa cơm không thể thiếu ớt, cay thích, cay mới khoái khẩu. Ngọt của chè Huế là cái ngọt thanh tao, vừa phải - không phải kiểu ngọt lừ, ngọt lịm đến tê buốt cả đầu lưỡi chân răng.
    Tình Huế là chừng mực trong giao tiếp ứng xử thường ngày. Văn hóa giao tế ứng xử của người Huế - không thân, không sơ, không vồ vập, không lạnh nhạt, tất cả là nhẹ nhàng vừa phải. Gặp nhau mà ôm chầm lấy nhau, rối rít, hò hét ầm ĩ, la toáng lên không phải là phong cách Huế. Mời khách, mời bạn cũng không cầu kỳ, khách khí - mời một, hai lần, mời chào nhiều lần để thành khách sáo trong giao tiếp không phải tính cách của người Huế xưa nay.
    Tình Huế là đời sống nội tâm, sâu lắng, không thích ồn ào, khoa trương. Làn điệu hò mái nhì, mái đẩy trên dòng Hương; khúc nam ai, nam bình sâu lắng Huế. Có ai đó đã nói về một nét buồn thương cảm của tính cách Huế. Buồn đó không hẳn là buồn lòng mà là cái sâu lắng trong tận cùng tâm hồn. Màu tím Huế buồn - cái buồn của thầm kín và với phụ nữ Huế - tím không chỉ là màu áo mà còn là màu của thủy chung, đức hạnh. Vả chăng, nếu có buồn đi nữa cũng là chuyện muôn đời - ai mà không buồn, nhưng chắc chắn không phải buồn của bi lụy, đau thương.
    Có chàng trai trẻ năm xưa đã từng theo ở Quốc học - Huế, nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập trường, chàng viết bài thơ gởi Huế yêu:
    Huế, Huế ai bày chi xứ Huế
    Mà tình vương mãi dứt không ra.
    Cái tình của Huế là vậy - Huế ơi!

    Sống trong đời sống cần có một tấm lòng

Chia sẻ trang này