1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CON NGƯỜI VÀ VŨ TRỤ - PHẦN I (rất chi tiết)

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi sweetdays, 23/02/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sweetdays

    sweetdays Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2003
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0
    CON NGƯỜI VÀ VŨ TRỤ - PHẦN I (rất chi tiết)

    Từ khi bắt đầu xuất hiện trên trái đất, con người luôn luôn thắc mắc với những câu hỏi như: thế giới này tự đâu mà ra, vũ trụ này từ đâu mà có, con người từ đâu sinh ra, sẽ đi về đâu v...v... Từ xưa tới nay, con người đã đưa ra nhiều giải đáp khác nhau, dựa trên sự hiểu biết và trí tuệ của con người ở mỗi địa phương và qua các thời đại. Điều rõ ràng là, với thời gian, trí tuệ của con người cũng đã theo định luật tiến hóa, càng ngày càng mở mang, và do đó sự hiểu biết của con người cũng tiến triển theo cho tới trình độ của ngày nay.

    Với sự hiểu biết và trí tuệ của con người hiện nay thì, dựa trên những sự kiện (facts) khoa học, thuyết con người là do sự tiến hóa của những sinh thể ban khai tạo thành, và vũ trụ sinh ra từ một sự nổ bùng lớn (Big Bang) của một dị điểm (singularity) vô cùng nóng, vô cùng đặc, được công nhận là hợp lý nhất. Lẽ dĩ nhiên, tính cách hợp lý này không nằm trong đầu óc của nhiều triệu người, vì lý do này hay lý do khác, vẫn còn tin là vũ trụ và mọi vật trong đó là do sự sáng tạo trong 6 ngày, cách đây 6-7000 năm như được viết trong Thánh Kinh Ki Tô - Do Thái (Judeo-Christian Bible), của một đấng thần linh toàn năng, phép tắc vô cùng, tuy rằng không có một căn bản thuyết lý hay bằng chứng nào có thể biện minh cho sự hiện hữu của vị Thần toàn năng nói trên, và cũng không có một bằng chứng nào chứng tỏ sự can thiệp của vị Thần toàn năng trên vào những việc thế gian. Điều này phù hợp với thuyết tiến hóa, vì theo định luật "chọn lọc tự nhiên" (natural selection) và "thích hợp nhất với hoàn cảnh xung quanh" (best fit) trong thuyết này thì chỉ có một số người nào đó mới có thể có những đầu óc theo kịp với đà tiến bộ của nhân loại, cũng như không phải tất cả các sinh thể ban khai đều tiến hóa thành nhân hầu, và không phải tất cả nhân hầu đều tiến hóa thành loài người.

    Tuy nhiên, chúng ta cần phải ý thức được rằng: một thuyết lý khoa học không bao giờ được coi là chung cùng. Điều này cũng dễ hiểu vì con người vẫn còn nằm trong quá trình của sự tiến hóa, trí tuệ càng ngày càng phát triển và không ai có thể tiên đoán được là tiến trình này tiến tới đâu và bao giờ mới ngừng. Các khoa học gia, dựa trên những dữ kiện khoa học về những mối liên hệ giữa trái đất và mặt trời, tiên đoán rằng trái đất mà chúng ta đang sống chỉ có thể tồn tại khoảng 5 tỷ năm nữa, nhưng nhân loại sẽ đi về đâu thì đó còn là một ẩn số vĩ đại.

    Nho giáo rất thực tế. Khi được hỏi về quan niệm Thần linh, và sau khi chết con người đi về đâu, Đức Khổng Tử đã trả lời: "Chuyện con người còn chưa rõ nói chi đến chuyện Thần linh, và chuyện sống còn chưa rõ nói chi đến chuyện chết. "

    Phật Giáo, một tôn giáo đặt căn bản trên con người, có vẻ như không quan tâm mấy đến những giải đáp không mấy giúp ích cho con người để sống một cuộc đời hiện thực, bây giờ và ở đây, nên Đức Phật đã giữ im lặng trước những câu hỏi có tính cách siêu hình như trên. Nhưng điều này không có nghĩa là Đức Phật không có những giải đáp thích đáng nếu chúng ta chịu khó đọc kỹ Kinh điển Phật Giáo. Người chỉ cho rằng những giải đáp siêu hình không mang lại ích lợi thực tế cho chúng sinh. Biết hay không biết thế giới từ đâu đến, sẽ đi về đâu, không giúp ích gì cho con người để giải quyết những sự việc trước mắt, ngay trong đời sống này của con người. Vấn đề thiết thực nhất của con người là tự giúp mình và giúp cho tha nhân tiến bước trên con đường đi đến giác ngộ, nhận thức sự việc như chúng thực sự là như vậy (như thực tri kiến), và do đó thoát ra khỏi những chấp kiến có tác dụng buộc chặt con người vào những sự khổ đau ở trên đời.

    Điều mà chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa, là con người đã nằm trong một quá trình tiến hóa trải dài trong nhiều triệu năm, từ thời tiền sử ăn lông ở lỗ, trí tuệ thấp kém, cho tới con người văn minh tiến bộ ngày nay. Qua các thời đại, chúng ta thấy xuất hiện trên thế gian những bộ óc siêu việt như của Đức Phật, Khổng Tử, Lão Tử, Socrates, Galilei, Darwin, Einstein v..v.., những bộ óc đưa ra những tư tưởng, thuyết lý phổ quát, có thể áp dụng trong mọi thời, ở mọi nơi. Trong quá trình tiến hóa nói trên, sự hiểu biết về con người và vũ trụ hiển nhiên cũng phải tiến theo, và do đó, dần dần loại bỏ những quan niệm hoang đường, mê tín, không phù hợp với những hiểu biết ngày càng tiến bộ của con người. Kiến thức của nhân loại vẫn còn đang mở mang, tiến bộ từng ngày, và có lẽ chỉ chấm dứt khi trái đất trở thành tro bụi sau đây khoảng 5 tỷ năm.

    Sau đây, tôi sẽ duyệt qua những quan niệm về con người và vũ trụ qua các thời đại và sau cùng trình bày những thuyết mới nhất mà khoa học đã đưa ra, dựa trên những sự kiện khoa học mới khám phá được, để giải thích về nguồn gốc của con người và vũ trụ. Điểm kỳ lạ là những khám phá của khoa học gần đây đã rất phù hợp với quan niệm về nguồn gốc con người và vũ trụ của Phật Giáo, điều này chứng tỏ rằng nhiều tư tưởng của Phật giáo đã đi trước khoa học khá xa, như sẽ được trình bày trong các phần tiếp theo phần nói về nguồn gốc vũ trụ. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà chúng ta nên tương đồng hóa khoa học với Phật Giáo. Cái dụng của Phật Giáo và của khoa học thuộc hai bình diện khác nhau. Bình diện của Phật giáo bao trùm mọi Pháp giới trong khi đối tượng của khoa học chỉ thu hẹp trong một số lãnh vực, cho nên những tương đồng giữa khoa học và Phật Giáo, nếu có, thường chỉ là những tương đồng bề ngoài, danh từ khoa học gọi là tương đồng biểu kiến. Tôi sẽ trở lại vấn đề này với nhiều chi tiết hơn trong một phần sau: Khoa Học và Phật Giáo.

    Trước hết, chúng ta hãy đi ngược trở lại thời tiền sử. Khi đó con người cảm thấy yêu đuối và sợ hãi trước thiên nhiên, từ những cơn bão tố sấm sét, những cuộc động đất, lụt lội, những kỳ núi lửa phun ra nham thạch v..v.. những hiện tượng con người khi đó không thể giải thích vì chưa đủ trí tuệ để hiểu. Ngoài ra con người còn phải đối diện với trăm thứ bệnh tật, bất an trong cuộc đời. Cho nên, thật là dễ hiểu khi chúng ta thấy con người thời đó nghĩ rằng, chắc những thiên tai, bệnh tật kể trên phải có một nguyên nhân sâu xa nào đó nằm ngoài sự hiểu biết của họ, và họ đã qui mọi hiện tượng thiên nhiên về hoạt động của những bậc siêu nhiên mà họ gọi là Thần (Gods). (Người Ki Tô giáo gọi Thần của họ (Christian God) là Thượng Đế hay Thiên Chúa. Trong cuốn sách này, để cho vấn đề danh xưng đồng nhất và thích hợp, tôi gọi Thượng đế hay Thiên Chúa của Ki Tô Giáo là Thần Ki-Tô.) Thí dụ, sét được coi như là những lưỡi gươm của Thần giáng xuống nhân loại, sấm được coi như là tiếng nói trong cơn thịnh nộ của Thần, những bệnh dịch tả, dịch hạch, vì có tính truyền nhiễm nên làm chết hại nhiều ngàn người vì chưa có thuốc phòng ngừa hay chữa chạy, cũng được coi như là họa của Thần giáng xuống đầu con người để trừng phạt con người vì tội đã làm phật ý Thần. Bởi vậy, tục lệ Tế Thần hầu như nơi đâu cũng có. Nhưng con người lại không chịu dậm chân tại chỗ, cho nên ngày nay, chúng ta đã hiểu, và hiểu rất rõ, bệnh tật từ đâu mà ra, tại sao có sấm, sét, và tiên đoán được khi nào có sấm, sét và có ở đâu v...v... Do đó, những quan niệm thuộc loại mê tín như Thần có thể ban phúc, giáng họa cho nhân loại là những quan niệm đã lỗi thời, không phù hợp với những thực tế ở ngoài đời.

    Có thể nói, cách đây mấy ngàn năm, mỗi nền văn hóa đều có một cách giải thích khác nhau về nguồn gốc con người. Điểm chung của các quan niệm thuộc các nền văn hóa khác nhau này là: có một vị Thần, hoặc dưới dạng người, hoặc dưới dạng sinh vật, đã tạo nên vũ trụ và con người. Sau đây tôi sẽ lược duyệt một số thần thoại, hay huyền thoại, hay truyền kỳ (myth) cũng như một số thuyết khoa học về nguồn gốc con người và vũ trụ. Chúng ta cần phân biệt huyền thoại và thuyết khoa học. Huyền thoại là những chuyện được lưu truyền trong dân gian, do sự tưởng tượng của con người, đưa ra những giải thích về thiên nhiên, lịch sử vũ trụ, thế gian, con người, và thường đặt trọng tâm vào vai trò của những bậc siêu nhiên được tạo thành theo trí óc, tưởng tượng của con người. Huyền thoại không dựa trên căn bản luận lý, thực nghiệm cho nên đối với các huyền thoại, con người hoặc tin hoặc không tin, hay theo lời Giáo Hoàng John Paul II, giáo chủ của Gia Tô La Mã Giáo (Công Giáo), con người chỉ có thể hoặc chấp nhận, hoặc chối bỏ. Nhưng chúng ta cũng phải công nhận là, tuy huyền thoại là những chuyện giả tưởng, nhưng là giả tưởng có ý nghĩa, và do đó có thể đáp ứng được khát vọng của con người về một vài khía cạnh nào đó của cuộc sống, của những người đầu óc mộc mạc, không quan tâm đến suy luận hay tìm tòi, dễ dàng thỏa mãn với những giải đáp dễ dãi, những hứa hẹn hấp dẫn về một cuộc sống đời đời, với một giá rất rẻ: chỉ cần tin vào một vị Thần và cho rằng vị Thần này có khả năng cứu rỗi con người. Đối với những người này thì tin là một cách sống chết, không cần biết, không cần hiểu (Đỗ Mạnh Tri trong Ngón Tay và Mặt Trăng), một niềm tin đặc thù của những "bà lão công giáo nhà quê" (Linh mục Thiện Cẩm). Trái lại, một thuyết khoa học dựa trên sự quan sát sự việc, trên thực nghiệm và kiểm chứng. Trong Phật Giáo, Thần chỉ giữ vai trò hộ Pháp, và những thành quả của người theo đạo Phật là thuần túy dựa trên quán chiếu (quan sát sự việc như chúng thực là như vậy), thực nghiệm và tự chứng.

    Sự khác biệt đặc biệt nhất giữa một huyền thoại và một thuyết khoa học là: một thuyết khoa học, tuy đã được kiểm chứng là phù hợp với những dữ kiện, kết quả của những nghiên cứu khoa học, những quan sát, những kết quả thực nghiệm v..v.. nhưng luôn luôn dành chỗ cho những chống đối hay phản bác hợp lý và phù hợp với những dữ kiện mới, khám phá mới. Cho nên một thuyết khoa học không bao giờ được coi là chung cùng, mà chỉ có tính cách giai đoạn, chỉ đúng cho đến khi có một thuyết mới chứng tỏ ngược lại hoặc chứng tỏ thuyết cũ chỉ có một áp dụng giới hạn chứ không áp dụng được một cách phổ quát. Trái lại, những người dẫn dắt con người tin vào một huyền thoại, những người trong hàng giáo phẩm các tôn giáo độc Thần Tây phương, lại khẳng định rằng những điều mình tin, không cần biết, không cần hiểu, là những chân lý Thiên khải, và nhiều khi sử dụng đến cả những phương cách bạo tàn như tra tấn, giết chóc, thiêu sống, chiến tranh v...v... để ép buộc quần chúng cũng phải tin như vậy, tuy rằng lịch sử đã chứng minh rằng những chân lý này là sai lầm và đã phải giải thích lại nhiều lần, với tất cả những co dãn trong tiểu xảo vận dụng ngôn ngữ. Đặc biệt là khi những tín điều nào, vì "bí đặc" không thể giải thích được, thì giới lãnh đạo tôn giáo gọi đó là những "bí tích", "nhiệm tích" v..v..., vượt ngoài sự hiểu biết của con người.

    Năm 1930, trong một bữa tiệc, khi nâng ly chúc tụng Albert Einstein, cha đẻ của thuyết Tương Đối, đại văn hào George Bernard Shaw đã phát biểu một câu rất ý nhị như sau:

    "Niềm tin vào Thần Ki Tô giải thích được mọi sự trong vũ trụ vật chất, do đó chẳng giải thích gì cả... Tôn giáo (độc Thần) bao giờ cũng đúng. Tôn giáo giải đáp mọi vấn đề và như vậy hủy bỏ mọi vấn đề trong vũ trụ... Khoa học đối ngược hẳn lại. Khoa học bao giờ cũng sai. Khoa học không bao giờ giải đáp một vấn đề mà không tạo ra thên mười vấn đề."

    (Belief in God explains everything about the material universe, therefore it explains nothing...Religion is always right, Religion solves every problem and thereby abolishes problems from the universe.... Science is the very opposite. Science is always wrong. It never solves a problem without raising ten more problems (George Bernard Shaw in a toast to Einstein at a black-tie banquet in 1930))

    Trong phần đầu của loạt bài viết về Con Người & Vũ Trụ, tôi xin kể vài huyền thoại về nguồn gốc con người và vũ trụ. Sự chọn lựa những huyền thoại này trong số hàng trăm huyền thoại trên thế gian là có chủ ý, để cho quý độc giả thấy rằng quan niệm về một vị Thần sáng tạo ra vũ trụ và muôn vật muôn loài không phải là một quan niệm đặc thù của một tôn giáo nào đó mà chúng ta vẫn thường tưởng lầm hay tin lầm như vậy.



    VŨ ĐĂNG KHÁNH
  2. sweetdays

    sweetdays Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2003
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0
    I.- Sặ LặỏằÂC V?I HUYỏằ?N THOỏI SÁNG TỏO ĐIỏằ,N HONH:
    1. 1. Huyỏằn thoỏĂi sĂng tỏĂo (creation myth) cỏằĐa dÂn Eskimo
    Sinh vỏưt 'ỏĐu tiên ỏằY trên thỏ gian mà chúng ta biỏt có tên là Cha QuỏĂ (Father Raven). Cha QuỏĂ tỏĂo ra mỏằi 'ỏằi sỏằ'ng trên trĂi 'ỏƠt, và là nguỏằ"n gỏằ'c cỏằĐa mỏằi thỏằâ. KhỏằYi thỏằĐy QuỏĂ vỏằ'n có hơnh ngặỏằi và là mỏằTt bỏưc toàn nfng, nhặng sau trỏằY thành con quỏĂ.
    Cha QuỏĂ 'ỏằTt nhiên thỏằâc tỏằ?nh tÂm thỏằâc và thỏƠy mơnh 'ang nỏm trong sỏằ tỏằ'i tfm. Cha không biỏt mơnh sinh ra tỏằ 'Âu và 'ang ỏằY 'Âu. Mỏằi vỏưt xung quanh 'ỏằu tỏằ'i 'en nên cha không nhơn thỏƠy gơ. Cha mò mỏôm trong tfm tỏằ'i nhặng chỏằ? cỏÊm thỏƠy toàn là 'ỏƠt sât. Cha sỏằ lên mơnh lên mỏãt và thỏƠy mơnh là mỏằTt con ngặỏằi, mỏằTt ngặỏằi 'àn ông. Ngoài ra, trên trĂn cha có mỏằTt cĂi u cỏằâng, cĂi u này vỏằ sau biỏn thành cĂi mỏằ quỏĂ, nhặng lúc bỏƠy giỏằ cha không biỏt 'ặỏằÊc nhặ vỏưy.
    Cha QuỏĂ bò trên 'ỏƠt sât 'ỏằf thĂm hiỏằfm xung quanh mơnh. Trong khi mò mỏôm cha 'ỏằƠng phỏÊi mỏằTt vỏưt cỏằâng, cha vỏằTi chôn vỏưt này xuỏằ'ng 'ỏƠt sât. Tiỏp tỏằƠc công cuỏằTc thĂm hiỏằfm 'ỏằTt nhiên cha tỏằ>i mỏằTt bỏằ mâ, nên cha quay trỏằY lỏĂi. Bỏằ-ng nhiên cha nghe thỏƠy tiỏng vạ vạ trên 'ỏằ?nh 'ỏĐu rỏằ"i mỏằTt vỏưt nhỏằ bâ 'ỏưu ngay lên tay cha. Dạng tay sỏằ sinh vỏưt nhỏằ bâ này cha biỏt nó là mỏằTt con chim sỏằ. Con chim sỏằ này 'Ê hiỏằ?n hỏằu nặĂi 'Ây trặỏằ>c cha và tơnh cỏằ 'ỏưu vào tay cha trong tỏằ'i tfm. Cha không hỏằ biỏt là có con chim sỏằ ỏằY 'Ây cho 'ỏn khi nó 'ỏưu vào tay cha.
    Cha QuỏĂ tiỏp tỏằƠc công cuỏằTc thĂm hiỏằfm cỏằĐa mơnh và trỏằY lỏĂi nặĂi cha 'Ê chôn mỏằTt vỏưt cỏằâng trặỏằ>c 'Ây. Vỏưt cỏằâng 'ó 'Ê trỏằ. rỏằ. và mỏằc thành mỏằTt bỏằƠi cÂy. Trên khoỏÊng 'ỏƠt sât xung quanh 'ó nhiỏằu cÂy cỏằ khĂc 'Ê mỏằc lên. Cha cỏÊm thỏƠy mơnh cô 'ỏằTc nên lỏƠy 'ỏƠt sât nỏãn thành hơnh mỏằTt ngặỏằi giỏằ'ng mơnh và chỏằ 'ỏằÊi. CĂi tặỏằÊng 'ỏƠt sât này biỏn thành sỏằ'ng 'ỏằTng và bỏt 'ỏĐu 'ào bỏằ>i mÊi không thôi. CĂi ngặỏằi mỏằ>i này rỏƠt dỏằ. nỏằ.i nóng và có nhiỏằu thĂi 'ỏằT thô bỏĂo. Cha QuỏĂ không ặa ngặỏằi này nên kâo hỏn ra chỏằ- bỏằ mâ và nâm hỏn xuỏằ'ng vỏằc thỏm. Vỏằ sau con ngặỏằi bỏằc, trỏằô phưa 'Ê dỏôn cha 'ỏn cĂi bỏằ mâ kia. Trong khi 'ó thơ con chim sỏằ luôn luôn bay trên 'ỏĐu Cha QuỏĂ, nên cha nhỏằ con chim sỏằ bay xuỏằ'ng vỏằc quan sĂt tơnh hơnh dặỏằ>i 'ó. Sau khi tham quan, con chim sỏằ trỏằY lỏĂi cho cha biỏt là có mỏằTt vạng 'ỏƠt mỏằ>i ỏằY dặỏằ>i 'ó.
    Cha QuỏĂ và con chim sỏằ ỏằY trên mỏằTt vạng 'ỏƠt gỏằi là trỏằi hay thiên 'ặỏằng (heaven). Vạng 'ỏƠt ỏằY phưa dặỏằ>i, cha gỏằi nó là trĂi 'ỏƠt (earth). Cha sỏằ nỏn con chim sỏằ và thỏƠy nó có cĂnh. Cha băn lỏƠy nhĂnh cÂy làm cho mơnh mỏằTt 'ôi cĂnh giỏằ'ng nhặ cĂnh cỏằĐa con chim sỏằ. Nhỏằng nhĂnh cÂy biỏn thành cĂnh thỏưt, và mơnh mỏây cha mỏằc lông 'en, cĂi u trên trĂn biỏn thành cĂi mỏằ. Cha 'Ê trỏằY thành mỏằTt con chim lỏằ>n 'en thui, và cha tỏằ gỏằi mơnh là con quỏĂ.
    Con QuỏĂ cạng con chim sỏằ bay tỏằô trên thiên 'ặỏằng xuỏằ'ng trĂi 'ỏƠt, cỏÊ hai 'ỏằu mỏằ?t lỏÊ sau chuyỏn bay. Sau khi nghỏằ? ngặĂi cho khỏằe khoỏn, con QuỏĂ trỏằ"ng cÂy trên trĂi 'ỏƠt nhặ là 'Ê trỏằ"ng trên thiên 'ặỏằng, và rỏằ"i tỏĂo ra giỏằ'ng ngặỏằi. Có ngặỏằi cho rỏng QuỏĂ lỏƠy 'ỏƠt sât tỏĂo ra ngặỏằi câng nhặ 'Ê tỏằông làm ỏằY trên Thiên 'ặỏằng trặỏằ>c 'ó. Thỏ rỏằ"i QuỏĂ tỏĂo ra mỏằi sinh vỏưt khĂc.
    Sau khi tỏĂo ra mỏằi sinh vỏưt và chúng tfng gia sinh sỏÊn trên trĂi 'ỏƠt, con QuỏĂ mỏằ>i triỏằ?u tỏưp loài ngặỏằi và bỏÊo hỏằ: Ta là Cha cỏằĐa cĂc ngặỏằi. Nhỏằ có ta mà có cĂc ngặỏằi và có 'ỏƠt 'ai 'ỏằf mà sỏằ'ng. CĂc ngặỏằi không 'ặỏằÊc quên ta, phỏÊi thỏằ phỏằƠng ta. Rỏằ"i QuỏĂ bay trỏằY vỏằ Thiên 'ặỏằng.
    Suỏằ't thỏằi gian sĂng tỏĂo trên, vâ trỏằƠ hoàn toàn tỏằ'i tfm. BỏƠy giỏằ con QuỏĂ mỏằ>i lỏƠy nhỏằng viên 'Ă lỏằưa 'ỏằf tỏĂo thành nhỏằng ngôi sao, và mỏằTt ngỏằn lỏằưa lỏằ>n 'ỏằf soi sĂng trĂi 'ỏƠt. Đó là tỏĂi sao trĂi 'ỏƠt, loài ngặỏằi và mỏằi sinh vỏưt khĂc hiỏằ?n hỏằu, nhặng trặỏằ>c khi tỏƠt cỏÊ nhỏằng thỏằâ trên hiỏằ?n hỏằu thơ 'Ê có cha QuỏĂ rỏằ"i, và con chim sỏằ lỏĂi hiỏằ?n hỏằu trặỏằ>c cỏÊ Cha QuỏĂ.

    1. 2. Huyỏằn thoỏĂi sĂng tỏĂo cỏằĐa dÂn ỏÔn ĐỏằT
    ỏÔn 'ỏằT có nhiỏằu huyỏằn thoỏĂi vỏằ nguỏằ"n gỏằ'c con ngặỏằi và vâ trỏằƠ. Theo Áo Nghâa Thặ (Upanishad) thơ huyỏằn thoỏĂi sau 'Ây 'ặỏằÊc ghi vào khoỏÊng 700 nfm trặỏằ>c thỏằi 'ỏĂi này:
    ThoỏĂt kỏằ thỏằĐy, vâ trỏằƠ này chỏằ? là cĂi NgÊ (Self) dặỏằ>i dỏĂng ngặỏằi. Hỏn (cĂi NgÊ) nhơn xung quanh và không thỏƠy bỏƠt cỏằâ gơ khĂc nên kêu to lên: Chỏằ? có Ta; tỏằô 'ó quan niỏằ?m vỏằ cĂi Ta khỏằYi giỏưy.
    Rỏằ"i hỏn cỏÊm thỏƠy sỏằÊ hÊi. (ĐÂy là lẵ do con ngặỏằi sỏằ'ng cô 'ỏằTc thặỏằng hay sỏằÊ hÊi). Nhặng rỏằ"i hỏn suy nghâ: "Chỏằ? có mỏằTt mơnh ta ỏằY 'Ây, vỏưy có gơ mà phỏÊi sỏằÊ hÊi?" Và hỏn hỏt sỏằÊ. (Con ngặỏằi sỏằÊ là sỏằÊ mỏằTt cĂi gơ 'ó).
    Tuy nhiên, hỏn không lỏƠy gơ làm vui (sỏằ'ng cô 'ỏằTc thặỏằng không vui) nên muỏằ'n có bỏĂn 'ỏằi. CĂi NgÊ này băn tỏằ phÂn ra làm hai phỏĐn, và tỏằô 'ó cỏãp tơnh quÂn và tơnh nặặĂng 'ỏĐu tiên 'ặỏằÊc sinh ra, và nhÂn loỏĂi sinh ra bỏt 'ỏĐu tỏằô 'ó.
    Nhặng sau 'ó nàng suy nghâ: "làm sao mà chàng ngỏôu hỏằÊp vỏằ>i ta 'ặỏằÊc vơ ta chưnh là mỏằTt phỏĐn cỏằĐa chàng? Vỏưy thôi ta hÊy trỏằ'n 'i cho rỏằ"i." Đỏằf trỏằ'n chàng, nàng biỏn thành con bò cĂi. Chàng băn biỏn theo thành con bò 'ỏằc, và tỏằô 'ó cĂc loài trÂu bò xuỏƠt hiỏằ?n. Rỏằ"i nàng biỏn thành con ngỏằa cĂi, con lỏằôa cĂi, con dê cĂi v..v.. và chàng biỏn theo thành nhỏằng con 'ỏằc 'ỏằf cỏãp 'ôi vỏằ>i nàng. Tỏằô 'ó tỏƠt cỏÊ cĂc sinh vỏưt trên thỏ gian, tỏằô nhỏằng sinh vỏưt lỏằ>n cho 'ỏn nhỏằng con sÂu con kiỏn, xuỏƠt hiỏằ?n. Thỏ rỏằ"i chàng ẵ thỏằâc 'ặỏằÊc rỏng chàng chưnh là 'ỏƠng sĂng tỏĂo vơ khỏằYi thỏằĐy cỏằĐa mỏằi vỏưt chưnh là chàng. Tỏằô 'ó sinh ra quan niỏằ?m vỏằ sĂng tỏĂo.

    1. 3. Huyỏằn ThoỏĂi SĂng TỏĂo Ba-Tặ (Huyỏằn thoỏĂi Zoroaster)
    Zoroaster là tên Hi LỏĂp cỏằĐa nhà tiên tri Ba Tặ Zarathustra, sỏằ'ng ỏằY Ba Tặ vào khoỏÊng 1500 nfm trặỏằ>c thỏằi 'ỏĂi chung hay thỏằi 'ỏĂi thông thặỏằng (common era: C.E.). Ngày nay, 'a sỏằ' hỏằc giỏÊ dạng chỏằ trặỏằ>c Thỏằi ĐỏĂi Thông Thặỏằng (B.C.E.) và Thỏằi ĐỏĂi Thông Thặỏằng (C.E.) thay cho nhỏằng danh tỏằô tôn giĂo B.C (Before Christ) và A. D (Anno Domino), nhỏằng danh tỏằô 'Ê trỏằY thành lỏằ-i thỏằi trong mỏằTt thỏ giỏằ>i 'a nguyên, 'a tôn giĂo. Đỏằf cho dỏằ. hiỏằfu tôi dạng chỏằ TÂy Lỏằc TÂy Lỏằc sỏằ hiỏằ?n hỏằu cỏằĐa nhỏằng sỏằ xỏƠu Ăc trên thỏ gian; và nỏu ThỏĐn toàn nfng thơ ThỏĐn không thỏằf toàn Thiỏằ?n, vơ ThỏĐn dung dặỏằĂng nhỏằng sỏằ xỏƠu Ăc ỏằY trên 'ỏằi. Cho nên, huyỏằn thoỏĂi Zoroaster quan niỏằ?m có hai vỏằi tên Ohrmazd. ThỏĐn Ohrmazd 'Ê hiỏằ?n hỏằu tỏằô muôn thuỏằY, trên Thiên Đặỏằng, trong Ănh sĂng và tưnh thiỏằ?n. Còn vỏằi tên Ahriman, ngỏằ trỏằi trỏĐn, trong tỏằ'i tfm và vô minh. ThoỏĂt kỏằ thỏằĐy, Ohrmazd tỏĂo ra nhỏằng Thiên ThỏĐn trên Thiên 'ặỏằng rỏằ"i sau 'ó tỏĂo ra vâ trỏằƠ nhặ là mỏằTt cĂi bỏôy 'ỏằf nhỏằ't nhỏằng sỏằ xỏƠu Ăc. Trong vâ trỏằƠ, ThỏĐn Ohrmazd tỏĂo ra thỏ giỏằ>i tÂm linh trặỏằ>c rỏằ"i thỏ giỏằ>i vỏưt chỏƠt sau. Vâ trỏằƠ cỏằĐa ThỏĐn có hơnh dỏĂng cỏằĐa mỏằTt quỏÊ trỏằâng, trĂi 'ỏƠt bỏưp bỏằnh ỏằY giỏằa. TrĂi 'ỏƠt có dỏĂng cỏằĐa mỏằTt cĂi 'âa dỏạt. ThỏĐn Ohrmazd câng tỏĂo ra con ngặỏằi hoàn hỏÊo, Guyomard, và con bò rỏằông nguyên thỏằĐy, con bò này là nguỏằ"n gỏằ'c cỏằĐa mỏằi súc vỏưt và cÂy cỏằ. Trong khi 'ó thơ Ác ThỏĐn Ahriman bỏưn bỏằ<u tỏĂo ra nhỏằng con vỏưt 'Ăng ghê nhặ rỏn rỏt và kiỏn.
    BỏÊn tưnh cỏằĐa Ahriman là phĂ hoỏĂi cho nên hỏn tỏƠn công nhỏằng tỏĂo vỏưt cỏằĐa Ohrmazd. Hỏn len lỏằi vào vâ trỏằƠ theo 'ặỏằng chÂn trỏằi. Hỏn thỏÊ nhỏằng tỏĂo vỏưt cỏằĐa hỏn ra tỏƠn công con ngặỏằi và con bò rỏằông, tỏĂo nên sỏằ 'au khỏằ. và chỏt chóc. Nhặng khi hỏn và nhỏằng tỏĂo vỏưt cỏằĐa hỏn rỏằi khỏằi vâ trỏằƠ thơ hỏn thỏƠy lỏằ'i ra 'Ê bỏằ< bưt kưn và không có cĂch nào thoĂt ra 'ặỏằÊc. Con bò rỏằông sinh ra nhỏằng mỏ** giỏằ'ng tỏằô 'ó nỏÊy nỏằY ra nhỏằng súc vỏưt và cÂy cỏằ. Tỏằô hỏĂt giỏằ'ng ngặỏằi mỏằc lên mỏằTt cĂi cÂy, lĂ cỏằĐa cÂy này trỏằY thành cỏãp nam nỏằ 'ỏĐu tiên. CĂi Ăc nay 'Ê bỏằ< mỏc bỏôy trong vâ trỏằƠ, do 'ó Thiỏằ?n và Ác tiỏp tỏằƠc chỏằ'ng nhau trong suỏằ't dòng lỏằ<ch sỏằư kỏằf tỏằô khi mỏằi vỏưt 'ặỏằÊc sĂng tỏĂo.

    Vă Đ,NG KHÁNH
  3. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Theo tôi thì nên gộp mấy chủ đề vào làm một cho nó tiện thảo luận. Các bạn có thể tham khảo ở link sau
    http://www.vnequation.de/ibf/index.php?act=ST&f=14&t=1419&hl=&s=806a4093040466b517e1fb21352d57ee
    http://www.ttvnol.com/forum/f_62
    http://www.ttvnol.com/forum/f_394
  4. kituni

    kituni Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    wow, bài này khá chi tiết va hay. Cam on ban nhieu
    Sweetdays có thể cho minh biet bạn trich từ web nào hay o tài liệu nào được không vay? Minh cung đang cần tim hiểu 1 chút về vấn đề này. Cam on nhieu neh
    "There's a child inside a man"
  5. sweetdays

    sweetdays Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2003
    Bài viết:
    234
    Đã được thích:
    0
    chào bạn kitumi , nếu bạn quan tâm đến vấn đề này mời bạn tham khảo ở địa chỉ: http://www.giaodiem.com/doithoai/PGvavutruhoc.htm

Chia sẻ trang này