1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Con nhân mã trong vườn - The Centaur in the Garden

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Null, 01/08/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. aovai

    aovai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Chuyện rất hay. Có nhiều điều để suy nghĩ, về tình cảm con người, về số phận, về định mệnh, về ... tùm lum. hi hi.
    Tui xung phong nhận type chung với các bác. Cũng nên làm 1 cái gì đó gọi là trả ơn cuộc đời chứ nhỉ ? cứ đọc chùa hoài ngại quá. Ai có bản scan gửi cho tôi với nha, địa chỉ đây :
    keoduabebong@yahoo.com.vn
    (tôi tên Vũ)
    Nhanh lên nha các bác, tui chờ đó.
  2. Sota

    Sota Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    3.401
    Đã được thích:
    0
    great!
    Quyển này còn 62 trang. Tôi sẽ gửi cho bạn 22 trang tiếp ngay theo phần tôi post trên đây (vừa hết chương), bạn type xong thì post hoặc type đến đâu cho ra lò đến đấy tuỳ bạn
    20 trang sau đó sẽ gửi cho @chiquichita.
    Còn 20 trang cuối, @hongnhung777 có muốn nhận không zạ? Nếu không thì tôi sẽ type nốt, hoặc chia ra cũng được.
    Đấy, cẩn thận thế cho khỏi chồng chéo ^^
    Được Sota sửa chữa / chuyển vào 10:44 ngày 10/11/2006
  3. hongnhung777

    hongnhung777 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
  4. aovai

    aovai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Tôi còn cầu nguyện nữa, sáng nào cũng vậy. Tấm khăn lễ trên vai, sách trong tay, tôi hát những bài kinh nguyện. Chẳng có kết quả gì. Bình yên nội tại ư ? Chẳng thấy đâu. Ngay cả hình ảnh bộ ngực của Abraham cũng đang phai mờ dần trong tâm trí tôi. Và quả thật, những câu hỏi mênh mông của tôi đang dần dần bị thay thế một cách kín đáo bởi những câu hỏi khác : Sao không thuê một cái máy kéo ? Dùng phân bón thì tốn kém thế nào ? Nếu cứ không mưa thế này thì đậu tương sẽ ra sao ? Vừa nhìn con ngựa đang kéo cày phía trước, tôi vừa cố gạt những lo toan tầm thường ấy sang một bên. Mẹ kíêp, con nhân mã trong tôi đâu mất rồi ?
    Dần dần, tôi quên cả Lolah. Cái bàn chân ướp thuốc ấy vẫn ở phía trên cái giường tôi nằm, nhưng nó đã thành một vật tầm thường không làm tôi chú ý nữa, cũng như những vết nứt trên tường mà thôi. Và cũng như những vết nứt kia, nó không nói với tôi điều gì nữa. Thậm chí tôi còn không thể nhớ lại được gương mặt của nàng.
    Tôi nảy sinh những ước ao, đúng vậy ... về gia đình tôi. Các con tôi ... ước gì chúng ở đây với tôi, vắt sữa bò và giúp tôi làm cho đất đai sinh sôi nảy nở. Sẽ rất tốt cho chúng, rất tốt cho tôi.
    Tôi cũng nhớ cả Tita, mặc dù vẫn còn cay đắng trong lòng mỗi khi nhớ lại lúc tôi đã làm nàng giật mình khi đang trong vòng tay ôm của con nhân mã trẻ tuổi. Kí ức ấy ám ảnh tôi thường xuyên, nhưng phai nhạt đi trong đêm. KHi chìm vào giấc ngủ, tôi thường sờ soạng quanh chiếc giường trống trải và thì thầm gọi tên nàng. Tita. Tôi nhớ cái miệng nàng, tấm thân nàng, biết bao. Tình yêu đó ư ? Có lẽ. Hầu như chắc thế rồi. Phải, đó là tình yêu.
    Vậy thì tại sao tôi không dẹp lòng tự ái của mình lại ? Sao tôi không về luôn với Tita, với các con, với các bạn ?
    Không, điều đó thì tôi không làm. Trứơc khi làm được việc ấy, tôi nhất định phải giải tỏa hết những ngờ vực đang hành hạ mình ; phải tìm cho ra mình là ai : phải chăng là một con nhân mã què quặt đã bị cắt mất phần ngựa của chính nó ? Hay là một con người đang cố tự giải thoát khỏi những hoang tưởng của chính mình ?
    Ngồi trước cửa nhà một đêm nọ, ngắm nhìn ruộng đồng đang tắm mình dưới ánh trăng, tôi lại tự cật vấn mình bằng những câu hỏi ấy một lần nữa.
    Trước cửa nhà kho, hai tay đang giơ lên về phía mặt trăng, Peri đang lên tiếng hát. Tôi nhìn anh ghen tị. Chính đó là một con người đã tìm thấy con đường của mình.
    Tôi bỗng nảy ra một ý tưởng.
    ?oPeri !?
    Anh chạy đến, hơi cắm cảu vì bị đứt quãng. Tôi mời anh vào nhà. Chúng tôi ngồi bào bàn và tôi mở một chai cognac (anh không uống; anh không uống rượu khi đang trong kì cầu nguyện). Tôi nốc một hơi cạn một cốc đầy.
    ?oTôi cần anh giúp đỡ?, tôi nói.
    ?oNếu tôi có thể, thưa ông chủ?, anh nói, có vẻ ngạc nhiên.
    ?oTôi có một vấn đề này, Peri. Một vấn đề mà tôi phải giải quyết. Nó đã hành hạ tôi từ rất lâu rồi.?
    Và tôi bắt đầu nói. Tôi nói hàng mấy giờ liền; uống hết cả chai cognac, và bộc bạch với anh tất cả mọi chuyện. Ngày tôi ra đời, cuộc sống của tôi ở trại. Tôi còn nhắc lại cả lần hai chúng tôi gặp nhau hồi còn bé (anh không phản ứng gì, chỉ ngồi nghe). Tôi nói đến thời kì chúng tôi dọn về Porto ALegre, đến cuộc chạy trốn của tôi qua thảo nguyên, những ngày trong gánh xiếc, cuộc gặp gỡ với Tita, chyến đi của chúng tôi sang Morocco, hai ca mổ, khu chung cư biệt thự, cái chết của con nhân mã trẻ tuổi, chuyến đi thứ hai của tôi sang Morocco - tất cả mọi chuyện. Anh lắng nghe, hai mắt xoáy vào tôi, gương mặt có ánh sáng của cây đèn bão rọi vào. Tôi nói với anh rằng tôi muốn trở lại thành nhân mã, vì đó là cách duy nhất, tôi nghĩ thế, để tìm lại được những chân lí đã mất. Còn anh, một thầy phù thủy (đến đây thì anh ngắt lời tôi : ông chủ, tôi chưa phải là một thầy phù thủy, tôi còn đang học mà), anh có thể giúp tôi được việc này.
    ?oPeri, hãy làm cho tôi mọc lại những cái chân ngựa đi ?o
    ?oThưa ông chủ, ông say rồi?
    ?oCó thể thế. Nhưng tôi muốn có chân ngựa và móng ngựa, Peri à. Anh có hiểu không ? Móng ngựa ấy mà.?
    Tôi không muốn những bộ móng vĩnh viễn, tôi giải thích. Tôi muốn chúng tạm thời thôi, cứ một thời gian ngắn là chúng lại khô và rụng đi. Điều quan trọng là tôi cần phải trở thành một con nhân mã trong một ít ngày.
    Tôi nói và nói, còn anh ta không hề mở miệng, chỉ chăm chú nhìn toi với vẻ không hề bối rối chút nào. Quả là một anh chàng lạ lùng, cái anh tá điền ấy. Nếu anh ta có nghĩ tôi điên, có ái ngại cho tôi, có cho rằng những điều tôi nói chỉ là chuyện đùa, thì anh ta cũng chẳng bộc lộ gì hết. Anh có vẻ như đang nhìn để đánh giá tôi, giống một người có một bí mật và đang lưỡng lự không biết có nên chia sẻ nó hay không. Thật khó chịu.
    ?oThế nào, Peri ? Có muốn giúp tôi không ? Nếu không, hãy thu xếp đồ rồi đi khỏi nông trại này ngay đi?
    ?oTôi có thể thử xem? cuối cùng anh ta mới nói. Tôi không thể không để ý rằng anh ta đã không nói ?oông chủ? với tôi nữa. Bấy giờ chúng tôi đã thành hai đối tác trong một công chuyện mới. Bằng cách huy động cái năng lượng ma thuật mà anh nhận được từ các vị thần linh tiên tổ, anh có thể khiến cho bốn cái chân ngựa mọc ra từ thân thể tôi.
    ?oTôi có thể thử xem? , anh nhắc lại, hai mắt long lanh và xa xăm. Những bánh xe trong tâm trí anh đã đang quay rồi, đang lần theo những kế hoạch, đang quyết định xem phải dùng những cây cỏ gì, những bùa phép gì cho việc này.
    ?oCho tôi ít lâu?, anh nói. Anh đứng lên rồi ra chỗ chuồng bò. Tôi ngồi đó, uống tiếp. Cuối cùng tôi ngủ thiếp đi, đầu gục trên bàn.
    Tôi cho anh khối thời gian, chủ yếu là vì chúng tôi có rất nhiều việc phải làm. Đậu tương, vụ mùa chính của chúng tôi, đang bị hạn hán đe dọa suốt từ tháng Chạp và bấy giờ đã sang đến tháng Giêng. Con sông thường đầy nước bấy giờ đã cạn đến mức trơ cả đáy ở nhiều khúc. Tôi quyết định làm một con đập và thu vét chút nước hiếp hoi còn lại của nó. Hàng xóm họ không thích đâu, Peri nói. Mặc kệ họ, hàng với chả xóm, tôi phát cáu.
    Chúng tôi làm việc đó mất nhiều ngày. Cuối cùng thì cũng xong và nước bắt đầu chảy qua một con lạch thẳng vào cánh đồng đậu tương.
    ?oThành công rồi, Peri !? Tôi hào hứng hét lên.
    Anh ta không đáp, đang mải nhìn một vật bị vùi dưới lạch bấy giờ đang lộ dần ra vì có nước chảy vào. Tôi nhìn theo anh, và lập tức im mồm. Rồi tôi từ từ bước đến chỗ ấy và nhặt chiếc vĩ cầm của mình lên.
    Tôi treo cây vĩ cầm hoặc di hài của nó bên cạnh bàn chân của Lolah. Đó là một đêm buồn. Ngồi trong phòng mình, nhìn cây vĩ cầm và bàn chân của con sư tử cái, tôi vỡ nhẽ rằng có lẽ mình đang sắp tìm thấy câu trả lời cho các câu hỏi mà mình vẫn cật vấn bản thân. Tôi có thể nhìn những vật ấy mà không thấy đau lòng, thật là sự ngạc nhiên và phấn khởi. Niềm phấn khích của tôi cứ tăng lên mãi, cho đến một lúc vào nửa đêm, tôi tửơng như nghe thấy tiếng vỗi của những cái cánh lớn lao. Tôi chạy ù ra ngoài, nỗi mong mỏi của tôi bay vút lên cao. Những đám mây tối trôi ngang qua bầu trời và thỉnh thoảng che khuất cả mặt trăng, nhưng không có gì khác nữa.
    Không có con ngựa bay có cánh nào (mà một số nhà mặc khải coi là thiên thầm hộ vệ của loài nhân mã). Tôi trở vào trong nhà, thất vọng nhưng bình thản, rồi lên giường ngủ.
    Tôi không ngủ được lâu : một tiếng nổ lớn khiến tôi bật dậy. Tôi hốt hoảng chạy ra ngoài. Peri đã đứng đó, quần áo hẳn hoi.
    ?omặc khải? : nguyên văn : ?omystics? - những ngừơi hòa đồng được với thần linh một cách bí hiểm và nhờ đó ngộ được chân lí. Kinh sách cổ thường dịch là mặc khải, chữ Hán có nghĩa là giác ngộ một cách bí hiểm.
    ?oỞ dứơi sông kìa !? Anh hét lên.
    Chúng tôi chạy đến chỗ cái đập. Dưới ánh bình minh, chúng tôi không thấy nó đâu nữa; thuốc nổ đã phá tan nó rồi. Con sông lại lờ đờ trôi. Đám hàng xóm của tôi đã làm chuyện ấy thật gọn ghẽ.
    Peri quay sang tôi.
    ?oTôi sẵn sàng rồi, ông chủ ạ.?
    Sẵn sàng ? sẵn sàng cái gì mới được chứ ? Lúc đầu tôi không thể hiểu anh ta đang nói chuyện gì. Thế rồi tôi nhớ ra: anh đã sẵn sàng biến tôi thành một con nhân mã.
    Còn tôi , tôi đã sẵn sàng chưa ? Tôi đã từng sẵn sàng hơn trong nhiều trường hợp khác. Thực tế là tôi đã quên cả cuộc đối thoại của chúng tôi. Nhân mã ư ? Hầu như tôi đã không nghĩ đến chuyện ấy nữa. Câu nói nhắc nhở của Peri vang lên trong đầu tôi như một lời trách cứ, thậm chí như một lời đe doạ.
    Dù sao, tôi phải trả lời anh ta. Anh đang quan sát tôi, chờ đợi. Bỗng nhiên tôi thấy rất hăng hái. Một mặt, Peri không thể nào biến tôi thành nhân mã được. Mà ngay cả nếu anh ta làm được điều đó, thì nó cũng chỉ chốc lát thôi, hai mươi tư giờ là cùng, có lẽ thế. Câu trả lời của tôi rất cụ thể : Được rồi, tôi đã sẵn sàng để trở thành nhân mã một lần nữa, nhưng chỉ trong một ngày là nhiều nhất thôi. Có được không nào ? Tất nhiên, anh ta nói, ông là ông chủ, ông chỉ huy mà. Tôi sướng điên lên. Làm nhân mã trong một ngày, còn gì tuyệt diệu hơn thế !
    Để cẩn thận, tôi hỏi anh liệu anh có nhớ thật chính xác một con nhân mã trông thế nào không (cốt sao anh ta không làm cho chân ngựa mọc ra từ đầu hoặc từ lưng tôi). Anh nói có, anh biết rất rõ phải làm gì.
    Khi trời tối, tôi đi ra ngoài cánh đồng. Theo lời chỉ dẫn của anh, tôi nằm ngửa, hai tay dang ra hai bên thành hình một cây thập tự. Một lúc sau, anh xuất hiện, sơn vẽ đầy người và quấn một cái khố như một thầy phù thủy Indian chính hiệu. Anh không nói gì, nhưng bắt đầu nhảy múa xung quanh tôi, miệng ư ử một bài hát đơn điệu.
    Tôi nhìn lên trời. Những đám mây đen đang tụ lại với nhau. Thình lình ngừơi Indian ngừng hát. Anh đến gần hơn và ném những mẩu đất khô lên ngực tôi, đập câ gậy anh đang cầm trên tay vào hai chân tôi.
    Gió bắt đầu thổi. Rồi thình lình một trận mưa nặng hạt đổ như trút xuống chúng tôi.
    ?oMưa rồi !? Peri hét lên, rất phấn khích.
    ?oMưa rồi đấy ! Chúng ta thoát rồi ! Điệu múa của tôi có phép rồi !?
    ?oCó phép rồi !? Tôi ngồi dậy, kéo một ống quần lên. Vẫn thấy da ngừơi. Da trắng và lông đen. ?oCòn những cái chân ngựa của tôi thì sao, Peri ??
    Chân ngựa nào ? Anh nói, quan trọng là phải có mưa, ông chủ ạ ! Nếu trời mưa nghĩa là điệu múa của tôi có phép rồi !
    Tôi nhìn anh, không thể hiểu nổi.
    ?oDậy đi, ông chủ ! Về nhà thôi. Ông chủ ướt hết rồi, ông chủ ốm mát. Nào, ta về nhà thôi.?
    Tôi đứng dậy, bã cả người. Thế rồi, hai mắt nhoè nhoẹt vì nước mưa đang rơi xối xả xuống mặt, tôi nhìn thấy một bóng dáng từ đằng xa đang phi nước đại về phía chúng tôi. Tim tôi nhảy dựng lên.
    ?oNhìn kìa, Peri ! Nhìn kìa !?
    Một con nhân mã chăng ? Chính là tôi, Guedali nhân mã, đang chạy đến gặp Guedali hai chân hay sao ?
    --------------------------------------------------------------------------
    ?omặc khải? : nguyên văn : ?omystics? - những ngừơi hòa đồng được với thần linh một cách bí hiểm và nhờ đó ngộ được chân lí. Kinh sách cổ thường dịch là mặc khải, chữ Hán có nghĩa là giác ngộ một cách bí hiểm.
  5. aovai

    aovai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Không phải. Đó là một người cưỡi ngựa. Một người đàn bà. Chính là Tita ! Nàng ghìm cương cách chúng tôi vài thước, nhảy xuống, và chạy thẳng vào tay tôi. Nhiều phút đồng hồ liền, chúng tôi đứng đó, ôm nhau, giàn giụa nước mắt. Mình về nhà đi, tôi nói. Tôi đặt nàng lên lưng ngựa rồi nhảy lên ngồi đằng sau. Peri đứng như trời trồng, kinh ngạc nhìn hai chúng tôi.
    ?oNhảy lên đây , Peri !? Tôi vừa cười, vừa hét, trong khi mưa mỗi lúc một nặng hạt hơn. Không do dự một giây, và nhanh như một con khỉ, anh ta nhảy phóc lên mông ngựa phía sau tôi, và chúng tôi cùng phóng về nhà.
    Tôi bế Tita vào trong, đặt nàng lên giường. Nàng nhìn tôi, mỉm cười, trong khi tôi cởi bỏ quần áo nàng. Tôi nằm xuống cạnh nàng, hôn lên miệng nàng, vú nàng, bụng nàng, đùi nàng, hai bàn chân nàng. Tôi đã nhớ nhung tấm thân ấy biết bao nhiêu. Nói có bộ ngực Abraham làm chứng, tôi đã nhớ nhung nó biết bao !
    Những ngày tốt đẹp nhất trong cuộc đời chúng tôi chăng ? đúng thế. Hầu như là thế. Như những ngày chúng tôi cùng nhau phi nước đại qua thảo nguyên.
    Chúng tôi đi bộ qua khắp vùng quê ấy, Tita với tôi, ngắm nhìn ruộng đậu tương, bấy giờ chúng đã sống dậy sau nhiều trận mưa. điều đáng ngạc nhiên là chính nàng lại là người nói nhiều hơn. Nàng kể cho tôi nghe về những ngày sau khi tôi ra đi, nàng đã giam mình trong phòng ra sao, không chịu gặp một ai thế nào, kể cả hai đứa con. Những bà vợ kia ?" Bela, Tania, Beatrice, Fernanda, đập cửa thình thình, nài xin nàng để họ vào. Nàng không trả lời, cũng không động đến thức ăn học để ngoài cửa phòng.
    ?oNhưng em phải thú nhận ?o nàng nói trong khi nhìn sâu vào mắt tôi, ?orằng em rơi vào tình trạng ấy không phải chỉ vì anh. Còn có những lí do khác nữa. Anh biết đấy, những thứ mà em đã thấy trong quá trình điều trị tâm thần.?
    (Đúng vậy. Thế nàng có thực sự yêu con nhân mã ấy không ? Có. Tại sao không ? Chẳng đã có những người đàn bà, tôi tự nhủ, bỗng nhiên phải lòng một diễn viên truyền hình, hoặc một trang thiếu niên mà họ gặp ngoài phố đấy sao ?)
    Lúc đầu, nàng chẳng mấy quan tâm đến sự vắng mặt của tôi. Thì Guedali đã bỏ chạy chứ gì ? Thì đã sau, mặc xác hắn. Tuy nhiên, dần dần, nàng bắt đầu nhận ra rằng nàng nhớ tôi. Nàng cũng trằn trọc trăn trở trên giường vào ban đêm, không ngủ được. Nàng cũng thì thầm gọi tên tôi. Và rồi một buổi tối, chuông điện thoại bỗng reo lên : đó là Mina, mách với nàng rằng tôi đã về ở nông trại xưa tại hạt Quatro Irmaos.
    ?oEm lấy chuyến máy bay sớm nhất đi Porto ALegre,? nàng nói, ?orồi sau đó lấy xe buýt về Quatro Irmaos. Nhưng không có cái taxi nào chịu chở em về đây, vì có một cái cầu trên đường vừa bị đổ. Cách duy nhất là thuê một con ngựa. May mà em vẫn còn nhớ phi nước đại như thế nào.? Nàng kết thúc câu chuyện, cười phá lên.
    Chúng tôi đi bộ rất nhiều, nói chuyện rất nhiều, và cười với nhau vì những cái không đâu. Cũng có những lúc chúng tôi im lặng, nhưng chẳng được bao lâu. Chẳng mấy chốc chúng tôi lại bắt đầu nói, hai đứa mở mồm cùng một lúc, thật nhiều chuyện muốn nói với nhau. Peri quan sát chúng tôi từ xa. Ai cũng có thể thấy rằng Tita đã làm anh ta lóa mắt. Người vợ đẹp thế mà ông có được, ông chủ à, anh ta thường nói với giọng ghen tị công khai và cả hơi tức tối nữa. Tôi còn tìm thấy cả những con búp bê bằng bẹ ngô bị đóng đanh gần quanh nhà : phép chài mà anh ta dùng để hại tôi. Anh chàng tá điền này đang cố hết sức chinh phục em đây, Tita vừa nói vừa cười.
    Cuối tuần đó, hai đứa con chúng tôi cũng đến nơi, và cả cha mẹ tôi, hai chị và gia đình họ nữa. Tất cả chúng ta lại đoàn tụ, chính ở nơi mà chúng ta đã bẳt đầu, cha tôi nói, giọng đầy xúc động. Chúng tôi kỉ niệm ngày đoàn tụ ấy bằng một bữa ăn nướng thịt ở ngoài trời, Peri trổ tài nấu nướng. Hai thằng nhỏ sinh đôi phụ giúp anh. Chúng hầu như không rời anh lấy một phút, mê mệt vì những câu chuyện mà anh chàng Indian kể cho chúng nghe.
    Tôi có những cuộc đi bộ dài với cha tôi qua khắp khu nông trại. Những cái cây, những tảng đá khiến ông nhớ lại bao kỉ niệm xưa. Chỗ này đã có lần ta giết một con rắn ... Mina và Deborah vẫn thường chơi đùa ở kia. Ông rất phấn khởi vì những cây đậu tương : thời trước họ chưa trồng loại này, cha nghe nói trồng nó lãi lắm đấy. Rồi ông lại thở dài : A .. nếu Nam tước Hirsch thấy cái trại này của con, ông ta sẽ vui lắm đấy. Chúng tôi không đả động gì đến bản thân tôi, thậm chí ông còn không hỏi tôi có khỏe không nữa. Rõ ràng là ông sợ tôi lại bắt đầu nói đến móng ngựa và phi nước đại qua thảo nguyên.
    Khi những trận mưa đã qua, trời lại nắng đẹp huy hoàng. Đó là những ngày hội : chúng tôi đi chơi và ăn ngoài trời, vào rừng, bầy các trò vui và thi đấu, hoặc bơi lội dưới sông. Mẹ tôi như trẻ lại, vui vẻ hơn bao giờ hết. Bà chỉ than thở là không có mặt Bernardo. Có trời biết là anh đang lang thang ở đâu, ở xó xỉnh nào trên mảnh đất Brazil này. Biết đâu anh ấy lại đến thì sao nào, Mina nói.
    Bernardo không đến, nhưng Paulo, Fernanda, Julio và Bela đến thăm chúng tôi. Paulo có tin vui. Anh đã vạch một kế hoạch để chúng tôi cùng đi vào lĩnh vực xuất khẩu, bấy giờ đang rất có lãi. Chúng tôi sẽ lập một công ty có văn phòng ở Sao Paulo, Rio và Porto Alegre.
    ?oTớ đang tính, ?o anh nói, vừa nhìn vào mặt tôi vừa lựa lời, ?ocậu có thể phụ trách chi nhánh ở Rio. Hoặc tốt hơn cả là ở Porto Alegre, gần gia đình cậu hơn.?
    Anh sợ, cũng như cha mẹ tôi, hai chị tôi, và có thể cả Tita và hai đứa con tôi, rằng tôi có thể lại bỏ chạy lần nữa. Nhưng tôi không lấy thế làm phật lòng.
    ?oÝ tưởng hay đấy, Paulo. Rất hay. Tớ sẽ nghĩ xem chúng tớ sẽ ổn định ở đâu. Nhưng trước hết là cho phép tớ nói rằng tớ chấp nhận lời đề nghị cộng tác của cậu.?
    ?Tuyệt vời ! ?o Anh khoan khoái kêu lên, và lập tức nói sang chuyện khác. Anh nói chuyện anh thấy khoan khoái ra sao khi được ở một nông trại như thế này. ?oCậu tha hồ mà chạy nhé, Guedali !? Anh kêu lên, hơi có giọng ghen tị.
    ?oCậu có còn chạy nữa không ??
    ?oTối nào cũng như tối nào. Bọn bảo vệ khu nhà đã quen với tớ rồi, họ nghĩ tớ hơi lẩn thẩn. Nói chuyện chạy, tớ đã đặt mua mấy đôi giày chạy rất đặc biệt ở Mỹ. Chúng có những cái lót chân hình cánh cung và đế giày thì rỗng, với những cái lò xo nhỏ xíu ở bên trong. Thiết kế rất hay, Guedali. Đi giày ấy thì có không muốn cũng vẫn cứ phải chạy.?
    Anh mỉm cười như thể đang hoài niệm điều gì đó.
    ?oTớ nhớ cậu, Guedali. Chạy một mình khác lắm. Thực tình, tớ biết chạy cũng là việc lạ đời đấy. Nhẽ ra tớ phải chơi tennis, cái đó đang thịnh hành, ai cũng chơi tennis cả. Nhưng tớ thích chạy, Guedali ạ. Đó là một trong những thứ mà tớ tin tưởng được.?
    Anh không vui lắm với tình hình chính trị, anh thổ lộ thế, mặc dù những triển vọng của công ty mới.
    ?oChủ nghĩa xã hội sắp đến rồi, Guedali. Sớm muộn gì nó cũng tới, cậu cứ nhớ lời tớ nhe. Nhìn châu Phi mà xem. Không có ngày nào là không có nước chuyển theo chủ nghĩa xã hội. Châu Á cũng vậy. Ở đây thì mấy gã ấy nói chúng ta đang có một hệ thống tư bản chủ nghĩa ... vâng, nhưng được bao lâu ? Đã có nhiều chuyện lạm dụng lắm rồi. Một người bạn tớ có những hai cái du thuyền, một người khác thì tháng nào cũng đi Paris. Tình hình này không thể kéo dài được. Rồi sẽ có ngày một viên tướng hoặc một viên đại tá, thậm chí một tay thiếu tá thôi, bất cứ thứ gì, nhưng sẽ có một gã thầy quyền nổi khùng lên vì cái thứ tình hình này, và thế là a lê hấp, chủ nghĩa xã hội sẽ được công bố thiết lập. Thế là lúc ấy chúng mình sẽ chỉ có ngần ấy thước vuông nhà ở mỗi người, ngần ấy điếu thuốc lá một ngày. Ô tô không còn là để cho tất cả mọi người nữa. Đừng có nói đến chuyện đi chơi nước ngoài nữa. Có nghĩa là gì ? Có nghĩa là chúng ta phải tập ân hưởng những thứ giản dị, Guedali ạ. Chạy chẳng hạn.?
    Anh có một kế hoạch : một cuộc thi chạy đường dài khổng lồ.
    ?oChúng ta sẽ huy động mọi người đăng ký chạy, những bọn có thể tin được ấy, tương tự như bọn mình ấy. Có thể một trăm, hai trăm người chạy. Chúng ta chạy ngang qua Brazil-thành từng chặng, tất nhiên rồi. Chúng ta chạy qua vùng Nam cực, qua châu Á, đến Jerusalem, và tiến vào thành phố qua ngả Sư Môn như những người chiến thắng. Chúng ta sẽ kết thúc cuộc chạy đường dài ấy tại chân bức tường Than Khóc.?
    Mặt anh rạng rỡ.
    ?oVà rồi, tuỳ tình hình lúc ấy, có khi chúng ta không quay về nữa, Chúng ta sẽ ở lại đó, trong Thành Cổ. Làm gì ư ? Bất cứ cái gì chúng ta muốn, làm vòng cổ bằng đồng đỏ, bán bưu thiếp. Bất kỳ việc gì có thể ra ít tiền vào ban ngày và ban đêm thì chúng ta lại chạy.?
    Bela, người đã nghe thấy một phần của câu chuyện, không đồng tình.
    ?oChủ nghĩa tư bản đã vững mạnh ở đây rồi, Paulo. Chẳng nhẽ cậu tưởng bọn công ty đa quốc gia sẽ từ bỏ những món béo bở của chúng ở đây sao ? Đừng sợ, anh bạn ạ. Cậu có thể tiếp tục xuất khẩu ban ngày và chạy vào ban đêm mà không phải lo nghĩ gì. Tớ đã quen với ý nghĩ ấy rồi. Chúng ta có chủ nghĩa tư bản chứ gì ? Thế thì đã làm sao, tư bản thì tư bản chứ gì nữa. Đời ngắn lắm. Không nên phí đời bằng những cử chỉ kịch nghệ làm gì. Sự phản kháng của chúng ta phải có những hình thức chấp nhận được. Ta phải xây dựng nó trên cơ sở bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường. Ngoài kia người ta đang đổ thuốc độc vào thức ăn, đang giết chết những loài hoang dã, cậu có biết rằng loài thú mỏ vịt đã tuyệt chủng rồi không, Guedali ? Ấy thế mà chưa đâu nhé. Tớ đã thấy một bức ảnh chụp con duy nhất còn lại của loài thú ấy. Đó là một loài vật rất thú vị, có một cái mỏ vịt và hai núm vú. Đúng thế, hai núm vú hẳn hoi ! Nói cách khác, là một cái gì đó hoàn toàn độc đáo. Nào, cậu nói thử xem, Guedali, có phải chỉ vì khác biệt mà một loài vật không có quyền tồn tại hay không ? Con người có quyền gì mà đi tiêu diệt cá voi ? Và còn một cái nữa chúng ta phải nghĩ đến là phong trào nữ quyền. Lạy chúa tôi, Guedali, phụ nữ là một nửa nhân loại mà họ vẫn đang phải chịu đựng những khủng khiếp không thể có lời nào tả xiết được. Chuyện đó phải chấm dứt, Guedali ! Thật là man rợ ! Đây không phải đơn thuần là chuyện cạnh tranh với nam giới. Đốt hết nịt vú đi cũng chẳng được tích sự gì. Cái quan trọng ở đây là cực khoái, Guedali ạ. Chúng ta phải tranh đấu để đàn bà có được cực khoái khi giao phối. Và lũ đàn ông các cậu phải giúp một tay mới được, các cậu không thể tảng lờ vấn đề này. Cậu đã cư xử như bọn ngựa đực, cậu xuất thân từ cao bồi đồng quê, Guedali, cậu biết tớ đang nói gì. Bọn đàn ông các cậu cứ thế phi nước đại, giao phối thỏa thuê, rồi lại phi nước đại chạy mất. Không thế được đâu, Guedali, phải công nhận đi. Không thế được đâu !?
    Cũng không hẳn là như vậy, Paulo mở miệng, nhưng đúng lúc ấy mẹ tôi vào : Các con, tán gẫu thế đủ rồi ! Vào bàn đi thôi, thức ăn nguội cả bây giờ.
    Cái gì thế ? Một đêm nọ Tita hỏi tôi, chỉ tay vào cái xác ướp bàn chân của Lolah. Chẳng là gì hết, tôi đáp, định lẩn chuyện. Nàng chau mày: anh nói chẳng là gì hết nghĩa là sao ? Đây là một bàn chân thú vật, Guedali. Một thứ bùa may ấy mà, tôi nói, Peri cho anh đấy.
    Nàng chưa tin.
    ?oAnh giấu em chuyện gì đó, Guedali. Nào, nói đi, nó là cái gì vậy. Đã đến lúc chúng mình không được dối nhau nữa.?
    Tôi chần chừ, nhưng cuối cùng nhượng bộ. Tôi kể chi tiết cho nàng nghe về cuộc tình của tôi với Lolah, không giấu một điều gì. Nàng lắng nghe, lúc đầu có vẻ như không tin, rồi về sau hình như tan nát cả cõi lòng. Khi tôi kể xong, nàng im lặng, đầu rũ xuống. Tôi nghĩ nàng ghen, và ý nghĩ ấy khiếng tôi nổi cáu. Cô đã dụ một con nhân mã, tôi tửơng như mình đang nói, còn tôi thì một con nhân sư, có gì khác nhau nào ? Có gì khác nhau giữa một cái dái ngựa với một cái hĩm sư tử ? Chúng đều là súc vật cả !
    Nhưng nàng không ghen.
    ?oĐược rồi, Guedali,? nàng nói, ngứơc mắt lên nhìn tôi. ?o Không sao đâu. Mình hãy quên mọi chuyện, hãy lấy một miếng bọt biển và lau hết sạch quá khứ ấy đi. Mình hãy sống vì tương lai, vì các con.?
    Đêm đó, một đêm nóng nực, tôi ra ngoài đi dạo một mình ngoài cánh đồng. Trứơc cửa chuồng bò, Peri đang quì, hai tay giơ lên trời trong khi đang hát nguyện. Chào anh, tôi nói. Nhưng anh không đáp. Dạo này anh thường lảng tránh tôi.
    Tôi đi tiếp xuống dưới sông. Tôi ngồi trên một tảng đá và suy nghĩ một hồi. Đúng vậy, bây giờ tôi ổn rồi. Tôi không còn cảm thấy ước vọng được phi nước đại nữa, không còn tự cật vấn mình nữa. Bằng cách này cách kia, tôi đã khỏi hẳn rồi. Tôi vùng dậy và chạy qua cánh đồng để về nhà, nhảy nhót và lăn lộn trên cỏ ướt. Tôi hạnh phúc.
    Khi tôi vào phòng, Tita đã ngủ rồi. Tôi thận trọng vào gần nàng và nhấc tấm chăn lên. Đó là hai bàn chân nàng. Bàn chân người, không phải móng ngựa. Hai bàn chân nhỏ nhắn và mảnh dẻ. Cũng như hôm đoàn tụ, tôi lại nồng nàn hôn lên hai bàn chân ấy. Đã đến lúc trở về thành phố rồi đây.
    -----------------------------------------------------------------------------
    Lion Gate : Cổng Sư Tử, một cổng thành ở Jerusalem.
    -----------------------------------------------------------------------------
  6. Sota

    Sota Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    3.401
    Đã được thích:
    0
    typed by @chiquichita
    SAO PAOLO:
    MỘT QUÁN ĂN TUNISIA,
    QUÁN LẠC VIÊN
    21 THÁNG 9, 1973

    Tất nhiên, giờ đây khi tôi không còn móng ngựa nữa thì không thể được nữa rồi, nhưng tôi vẫn thấy muốn đá và đập móng xuống sàn nhà cho đến lúc có một anh hầu bàn nào đó chạy ra. Cái quán này phục vụ ngày càng tồi. Chẳng thấy mặt anh hầu bàn nào cả. Trong khi đó thì ruồi nhặng bu quanh đầu tôi mỗi lúc một nhiều, cái lối vo ve của chúng là để cố tình thử thách lòng kiên nhẫn của tôi.
    Ngồi đối diện với tôi, Tita vẫn đang chuyện trò với cô gái đeo kính đen. Tôi đã thuộc lòng câu chuyện nàng đang kể. Đại khái nó cũng giống hệt như câu chuyện mà nàng đã kể cho Bela. Điều làm tôi ngạc nhiên là Tita kể rất cặn kẽ và tiết lộ cả những bí mật cho một người lạ hoàn toàn như cô gái này. Sao vậy? Vợ tôi say rồi chăng? Hay nàng đã tìm được một người chị em tâm giao mới? Thì cũng chẳng sao. Với tôi thì nàng có thể kể câu chuyện ấy kiểu gì cũng được. Anh chàng Guedali mà nàng đang nói đến kia chỉ là một giả tưởng đối với tôi, cũng như một con nhân mã với bất kỳ ai khác vậy. Thế nhưng câu chuyện mà Tita đang kể kia lại rất thật, ai nghe cũng phải tin. Không có con nhân mã nào trong các cảnh cưỡi ngựa mà nàng mô tả. Có một thằng bé đang được sinh ra trong hạt Quantro Irmaos, Rio Grande do Sul, nhưng không có con ngựa có cánh nào bay lượn trên ngôi nhà gỗ lúc nó chào đời. Có thể là trước lúc ấy, một cái gì đó đã chập chờn trên mái nhà, cái linh hồn nhỏ bé của đứa trẻ tương lai mà theo sách của Zohar (51) thì nó đã có mặt ngay khi cha mẹ thằng bé ấy còn đang ôm ấp nhau (dịu dàng hay dữ dằn, tuyệt vọng hay hy vọng, thờ ơ hay khao khát) để tạo nên sự khởi đầu cho cuộc sống mới đó. Guedali không biết rằng Tita có đọc sách Zohar, văn cảo bí hiểm mà những tín đồ Cabalist Do Thái đã săm soi để tìm kiếm lời giải đáp cho những điều không thể biết được của vũ trụ. Nghĩa là: Tita nghĩ rằng Guedali không biết là nàng đọc Zohar; giữa họ vẫn có những bí mật với nhau. Nhưng Guedali biết. Hắn biết nhiều thứ. Trí thông sáng vốn có tận trong lõi tủy của những bộ móng ngựa của hắn vẫn còn đó, mặc dù hắn đã giải phẫu.
    Tita kể về cuộc sinh nở khó khăn. Guedali bào thai nằm lộn ngược trong tử cung; đáng nhẽ đầu hắn phải ra trước, thì lại là chân. (Chân. Với Tita thì đó là một cặp chân người). Mụ đỡ kéo cái thai một cách tuyệt vọng. Dona Rosa rú lên, hai người chị khóc lóc, tất cả hoảng loạn. Sau khi đứa trẻ ra đời, người mẹ bị một trận suy nhược tinh thần trầm trọng. Bà nằm bất động nhiều ngày liền không nói năng gì với bất kỳ ai và hầu như không ăn uống gì.
    Ngay khi bà đã đỡ hơn, người cha quyết định làm lễ cắt bì cho đứa trẻ. Lại thêm một cảnh hỗn loạn nữa: thầy Mohel, một lão già nghiện rượu, lúc nào cũng nhìn thấy những ảo ảnh. Lúc đến nhà, ông ta không nhìn thấy một đứa trẻ bình thường, mà là một đứa bé có thân mình với bốn cái chân ngựa. Ông ta hoảng hốt định bỏ chạy. Leon Tartakovsky ngăn ông ta lại và họ tranh cãi. Cuối cùng khi nhìn thấy cái cần dái của đứa bé (một cái cần dái khổng lồ dưới con mắt của ông ta) thầy Mohel mới chịu tiến hành nghi lễ ấy. Rõ ràng ông ta bị cuốn hút vào một cơ hội được cắt bì cho một cái ********* độc nhất vô nhị như vậy.
    (Cô gái kia cười. Hai hàm răng khỏe mạnh hoàn hảo. Chắc chúng đã nghiền rất nhiều thịt bò, những cái răng ấy. Và hẳn đã ngoạm rất nhiều bờ vai con đực)
    Guedali lớn lên tại một nông trại. Là một đứa trẻ ít nói, hắn thích đi bộ, mặc dầu bị một dị tật bẩm sinh, hắn có một bàn chân hơi giống như chân ngựa, và vì vậy phải đi giày loại đặc biệt theo chỉ định của bác sĩ. Đi bộ có hơi khó khăn, nhưng hắn cưỡi ngựa tuyệt giỏi, thường phi nước đại như bay trên đồng cỏ. Leon không thích con trai đi chơi ra xa nhà, nhưng Guedali chỉ thấy thoải mái khi ở ngoài trời. Ở ngoài đó, hắn có thể trò chuyện với một người bạn tưởng tượng, một thằng bé người Indian tên là Peri. Quả thực, ở một nơi hẻo lánh như thế, hắn chẳng có người bạn nào khác.
    Hắn thích cưỡi ngựa và chơi vĩ cầm. Nhiều lần hắn vừa phi vừa kéo đàn, khiến cho cha mẹ hắn rất thán phục. Họ hy vọng. Liệu con trai họ có phải là một nhạc công vĩ đại hay không? Một Mischa Elman, một Yehudi Menuhin, một Zimbalist? (52). Nhưng họ có biết đâu: một hôm, chẳng có lý do gì, Guedali quẳng cây vĩ cầm xuống dòng nước bùn lầy của con sông gần nhà. Hắn là thế đấy, không biết đâu mà lần. Cha mẹ và hai chị vẫn yêu thương hắn lắm. Nhưng anh Bernardo của hắn thì ghét hắn rất vô cớ, và không để lỡ một cơ hội nào để hành hạ hắn. Thế vẫn chưa đủ, Guedali còn có thêm một kẻ thù nữa là Pedro Pento, con trai nhà trại chủ láng giềng. Thằng bé có đầu óc bệnh hoạn này bắt Guedali phải bò bốn chân cho hắn cưỡi lên lưng như cưỡi ngựa. Chuyện đó là giọt nước cuối cùng làm tràn bát nước của Dona Rosa. Đã từ lâu bà muốn rời bỏ cuộc sống nông trại. Chuyện này chứng tỏ chúng ta không thể nuôi dạy con cái giữa những quân súc sinh nhan nhản xunh quanh như thế được, bà nói với chồng.
    Họ dọn về Porto Alegre, sống tại một ngôi nhà trong khu Teresopolis. Guedali vào tuổi vị thành niên, vẫn nhút nhát và hay cáu bẳn, đến nỗi lễ bar mitzvah của hắn phải cử hành ở nhà, chỉ có người trong gia đình tham dự.
    Hắn thông minh nhất nhà, nhưng không chịu đến trường học, khiến cha mẹ hắn tuyệt vọng không biết làm thế nào. Họ mong cho hắn có một tương lai tốt đẹp hơn là việc thu ngân ở cửa hàng rau quả của gia đình. Nhưng Guedali đọc rất nhiều sách, lấy nhiều phương trình hàm thụ, và học nhiều ngoại ngữ bằng phương pháp Berlitz. Hắn có một thú chơi đặc biệt: hắn thích quan sát bầu trời bằng kính viễn vọng.
    ?oCũng vì thế mà anh ấy có được mối tình đầu?, Tita nói. ?oVới một người hàng xóm mà anh ấy chỉ biết qua kính viễn vọng; thử tưởng tượng mà xem, anh ấy chưa bao giờ nói với cô ta một lời. Cùng lắm thì anh ấy chỉ có thể gửi cho cô ấy một lá thư tình qua trung gian con bồ câu đưa thư tên là Columbo. Chỉ hiềm một nỗi, đáng nhẽ phải chuyển lá thư đó thì Columbo lại lợi dụng cơ hội ấy để bỏ trốn mất tăm?.
    Cô gái mỉm cười. Cô ta thật đáng yêu, cái cô gái này. Thực ra thì cô ta không trẻ đến thế, khó có thể đoán tuổi cô vì cặp kính đen kia. Có khi cô ta còn lớn tuổi hơn tôi; tôi chỉ biết rằng cô ta đang làm cho tôi cương cứng lên thật khổ sở. Tôi còn tưởng tượng ra nhiều cảnh: tôi đuổi theo cô trên những quả núi ở Tunisia, lừa cô vào một thung lũng không có lối ra. Tôi tiến đến gần cô, vừa đi vừa cười. Cô cũng vừa cười vừa cởi cúc áo. Rồi cô nhảy chồm lên tôi như một con sư tử cái, điên cuồng vì thèm muốn, và chúng tôi ******** trong thung lũng ấy ở Tunisia.
    Một cảnh khác: hai chúng tôi tế ngựa bên nhau trên thảo nguyên, cả hai đều khỏa thân. Tôi nhảy ra khỏi con ngựa của mình, và phóc lên con ngựa của cô; hai chúng tôi ngã lăn xuống nền cỏ mềm, cười ầm ĩ. Rồi sau đó, mọi chuyện lại diễn ra hệt như trong thung lũng nọ tại Tunisia.
    Cảnh thứ ba: ngay đây trong quán ăn này. Cô ta chợt nhớ đã quên cái gì rất quan trọng ở trong ô tô, có thể là thẻ tín dụng chẳng hạn. Cô nhờ tôi cùng đi với cô ra ngoài để lấy chúng. Tôi đồng ý. Trời đang mưa nhè nhẹ. Mình chạy đi, cô nói, và chúng tôi chạy, tôi hơi loạng choạng một chút vì hơi men. Nào, cô nói, cầm lấy tay tôi. Tôi quàng tay ôm lấy sườn cô và chúng tôi cùng chạy đến chỗ cái xe, một chiếc Galaxy đậu trên sườn đồi. Cô mở cửa xe và ngồi ngay sau tay lái. Tôi ngồi cạnh cô. Trong giây lát, chúng tôi cùng hổn hển và nhìn nhau cười loáng thoáng. Đèn pha của những chiếc xe thỉnh thoảng chạy qua rọi lên mặt cô, cổ cô, một thoáng đôi vú cô dưới lần ngực áo để phanh hơn một nửa. Mưa nặng hạt hơn; bấy giờ đã trút xuống ầm ầm lên nóc xe. Làm thế nào để ra khỏi đây bây giờ? Cô hỏi. Ra làm gì vội, tôi nói, mình sẽ chờ mưa tạnh đã. Khi cô cúi người sang để lấy mấy cái thẻ tín dụng trong hộp để găng tay ở đầu xe, ngực áo cô tuột hết ra và một bầu vú bật hẳn ra ngoài. Rồi cô nằm trong tay tôi. Chúng tôi hôn nhau cuồng nhiệt. Cô nằm xuống ghế xe và tôi nằm đè lên cô, cả hai cử động rất khó khăn vì chật chỗ quá. Tôi tốc váy cô lên, mặc kệ những lời phản kháng yếu ớt của cô (điên quá, Guedali, điên quá rồi!) và rồi có một bất ngờ xảy ra khiến cho tình huống của chúng tôi càng thêm hứng thú. Tôi gạt phải cái cần số, và chiếc xe, không kéo phanh tay bảo hiểm, bắt đầu trôi xuống dốc. Nhưng tôi không thể dừng lại. Tôi sắp rồi, và cô rú lên, Guedali! Cái xe trôi! Và lúc ấy tôi cũng đã xong, liền vụng về duỗi một chân xuống đạp vào phanh. Tôi nhìn cô. Cô tái mặt, hai mắt trợn tròn. Em có đau ở đâu không? Tôi hỏi. Không, cô nói, chỉ sợ thôi. Rồi cô nói thêm: Tiếc quá, Guedali, em đang sắp thích. Không sao, tôi nói, mình làm lại nhé. Thế là chúng tôi làm lại. Và lần này thì cô ta sướng đến cực cảm. Chúng tôi ngồi lên và nhìn nhau. Rồi bắt đầu phá lên cười. Cười rú lên. Tôi đập tay vào bánh lái, làm phát ra một hồi còi ầm ĩ khiến chúng tôi càng cười khỏe hơn. Rồi vẫn cứ khúc khích với nhau, chúng tôi quay lại quán.
    Đau khổ vì say đắm không thành, Guedali bỏ nhà ra đi. Hắn lang thang trên những ngả đường nhỏ ít người qua lại trong vùng Rio Grande, thường xuyên đói khát. Hắn phải ăn trộm để có cái ăn. Cuối cùng hắn xin được việc làm trong một gánh xiếc. Vận dụng trí tưởng tượng phong phú của mình để sáng tạo một màn diễn khôi hài, hắn làm một bộ giả trang hình nhân mã bằng một tấm da ngựa. Hai chân trước là chân hắn, phần thân ngựa và hai chân sau nhồi rơm. Công chúng sướng phát cuồng mỗi khi con nhân mã Guedali xuất hiện trong vòng diễn.
    Thế rồi đến mối tình thứ hai của hắn.
    ?oVới một bà dạy sư tử!?, Tita nói, rồi vừa cười vừa nói thêm, ?oÍt nhất thì cũng không phải là một con sư tử cái!?
    Bà dạy sư tử: một người đàn bà bí hiểm và có sức cuốn hút đầy ma thuật. Bà ta thích Guedali. Một đê, bà ta mò vào chỗ ngủ của hắn. Chàng trai chưa từng biết mùi đời nhào vào bà, muốn dùng sức mạnh chiếm cứ bà. Sợ hãi, bà dạy sư tử kêu ầm lên. Một con ngựa. Một con ngựa thực sự! Guedali chạy trốn. Một lần nữa hắn lại lang bạt không nhà, cuối cùng đến tận vùng biên ải. Chính ở đó hắn gặp Tita, cô con gái nuôi của nhà điền chủ Zeca Fagundes và phu nhân Dona Cotinha.
    ?oCha tôi là một người rất khó tính?, Tita nói, bỗng nhiên nghiêm giọng đến mức u hoài. ?oÔng cai trị nông dân trong trại như một nhà độc tài. Và rất hám đàn bà, một con người thực sự đồi bại. Ngay cả tôi cũng phải ngờ rằng không phải lúc nào ông ta cũng coi tôi là một đứa con gái trong gia đình. Ông ta chết vì một cơn đau tim, tội nghiệp, đúng vào cái ngày mà Guedali đến trại chúng tôi?.
    ---------------
    (51) Zohar: Cuốn sách có từ thời trung cổ, diễn giải và bình luận về những nội dung của sách Pentateuch, là kinh điển của hệ thống lý thuyết thần học bí truyền Cabala (ND)
    (52) Tên những nghệ sĩ vĩ cầm người Do Thái, nổi tiếng khắp thế giới vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 (ND)
    (53): Mọi hình ảnh lọt vào võng mạc qua thủy tinh thể của mắt đều lộn ngược theo quy luật quang học (ND)

  7. Sota

    Sota Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    3.401
    Đã được thích:
    0
    Ngày hôm đó: còn rất sớm Guedali đã đến khu trại. Hắn thấy một con ngựa đang gặm cỏ. Nhớ đến gia đình và nông trại xưa ở nhà, hắn thèm được cưỡi ngựa. Hắn nhảy lên lưng con ngựa, không yên cương. Con vật hơi dữ dằn, nhưng cũng chấp nhận người cưỡi. Bị thúc bởi đôi gót chân nóng nảy của Guedali, nó phóng nước đại trên cánh đồng.
    Trong khi ấy, Tita cũng ra ngoài làm một cuộc phi ngựa. Hôm đó là sinh nhật nàng, và nàng muốn được cả ngày ở ngoài trời.
    Nhà điền chủ nhìn thấy nhìn thấy nàng cưỡi con ngựa màu hạt dẻ qua màn sương nhẹ của buổi sáng mùa đông. Vẫn còn chưa tỉnh rượu (sau một đêm vui chơi nhậu nhẹt) ông ta không thấy đó là con gái nuôi của mình, mà là một con mái ngon lành, khỏa thân đến tận ủng ?" một tiên nữ của đồng cỏ. Nhanh như chớp, ông đóng yên một con ngựa và phóng đuổi theo nàng.
    Guedali, đi từ phía đối diện, đã nhìn thấy cả hai đang từ xa tiến đến mỗi lúc một gần. Hắn vội vàng xuống ngựa và cả người lẫn ngựa lẩn vào trong một túp lều hoang, theo dõi hai người kia qua một kẽ hở trên vách lều. Khi thấy một cô gái không được bảo vệ đang bị một người đàn ông rượt đuổi, hắn không chần chừ gì hết. Hắn lên ngựa và phóng ào ra khỏi cửa. Nhìn thấy hắn, nhà điền chủ kêu thét lên một tiếng và ngã ngựa, chết ngay lập tức.
    Guedali phóng đi cứu cô gái, vì con ngựa của cô đang phi hết tốc lực không thể ghìm lại được. Hắn khống chế con vật, đỡ cô xuống ngựa và đưa cô vào túp lều. Cô gái đáng thương đang khủng hoảng tinh thần, run bần bật, mắt không còn thấy gì. Guedali cố trấn tĩnh cô. Tita bật lên nức nở không kìm lại được và đầy vẻ hàm ơn. Hắn để cho nàng khóc, thì thầm nhưng lời âu yếm, và lau nước mắt cho nàng. Hắn nhẹ nhàng hôn nàng. Nàng lưỡng lự, rồi hôn trả lại. Rồi hắn ******** với nàng, lần này thì không vụng về nữa. Ngược lại, được dẫn dụ bởi một kho kiến thức bí hiểm mà chính hắn cũng phải ngạc nhiên, hắn là một nghệ sĩ với những cái vuốt ve của mình, và dần dần đánh thức niềm khát khao giống cái của nàng. Run rẩy vì khoái lạc, nàng lẩm bẩm, em thích, em thích quá?
    ?oNhưng tôi không cảm thấy đó là tình yêu?, Tita nói với cô gái. ?oKhông phải tình yêu theo đúng nghĩa của từ này, chị có hiểu không? Nó có vẻ giống một sự đam mê, một cái gì đấy có tính biểu tượng. Theo một nghĩa nào đó, Guedali đang thay thế người cha quá cố của tôi, chị thấy không? Mãi sau tôi mới nhận ra điều này qua những buổi phân tâm của mình?
    Nàng dụi tắt điếu thuốc lá.
    ?oThực sự là anh chàng vô tích sự ấy ở lại như thể để lợi dụng mọi cơ hội hoang tưởng ấy của tôi. Mà thậm chí anh ta không nói gì đến hôn nhân hết. Chị biết đấy, tôi không phải là người Do Thái, anh ta không muốn cha mẹ mình phải phiền lòng. Anh ta sợ họ lắm?
    Dona Cotinha là một người mẹ thực sự của cả hai. Guedali và Tita không phải lo lắng gì. Họ chạy khắp đồng cỏ, chạy bộ hoặc cưỡi ngựa, và ********. Họ ******** thường xuyên, bất kỳ lúc nào cơn thèm muốn ập đến. Một lần, họ thấy con ngựa đực của Guedali nhảy con ngựa cái của Tita. Cảnh ấy kích thích họ, và thế là họ cười váng lên, họ trút bỏ hết quần áo và nằm ngay ra đó, trên đỉnh đồi, giữa thanh thiên bạch nhật.
    Những ngày hạnh phúc đó đột ngột bị gián đoạn.
    Guedali cho đến lúc ấy là một thanh niên khỏe mạnh, tự nhiên ngã bệnh. Hắn bị những cơn đau đầu khủng khiếp kèm theo những cảm giác kỳ lạ. Hắn thấy dường như thân thể hắn đang to ra ghê gớm, da bàn chân hắn cứ dày lên mãi và cứng lại, như móng ngựa. Hắn có những hành vi khiến người khác phải lo ngại, cứ nửa đêm lại choàng dậy và chạy ù ra cánh đồng. Tita phải chạy theo giữ hắn lại; hắn không muốn về nhà. Hắn nghĩ hắn là một con nhân mã.
    ?oNhân mã!? Cô gái thốt lên đầy kinh ngạc. ?oThôi đi nào!?. Có thể thấy cô ta đang muốn cười phá lên, nhưng rồi phải ghìm lại, không biết chuyện này có khôi hài như vẻ hơi đùa bỡn trong giọng kể của Tita hay không, hay lại là dấu hiệu của một cái gì nghiêm trọng đang sắp được tiết lộ. Gì thì gì, có vẻ như cô ta không thể tin có ai lại cứ choàng dậy nửa đêm để chạy ù ra ngoài cánh đồng vì tưởng rằng mình là một con nhân mã.
    Thật thế ư? Cô không tin ư? Thế còn đôi chân này, suốt ngày chúng không ngừng nhấp nhổm và suốt đêm không cho tôi ngủ lấy một phút nào thì sao? Tại sao những cái chân này không bao giờ yên như thế, hả cô gái? Năng lượng vô tận nào khích động chúng như thế? Cô gái ơi, có những đêm tôi chạy hết dặm này đến dặm khác. Không phải tôi muốn thế, nhưng chân tôi không chịu dừng lại. Tất nhiên tôi có thể ngoắc chúng lại với nhau, lấy chính cái này áp đảo cái kia. Chỉ hiềm là nếu làm vậy tôi có thể sẽ khiến chúng liền vào nhau mất. Cô có tưởng tượng được hai chân tôi bị liền vào nhau thành như một dải thịt thừa không? Cô có thể tưởng tượng cái đuôi kiểu mới ấy sẽ mọc vảy và biến tôi thành một thứ thậm chí còn bất khả dĩ hơn cả một con nhân mã, tức là một con nhân ngư không?
    Tita không biết nghĩ sao, nhưng Dona Cotinha ngờ rằng Guedali mắc một chứng bệnh nghiêm trọng. Bà cho mời nhiều bác sĩ; họ đều đồng ý với nhau rằng đó là một chứng rối loạn tâm thần nghiêm trọng, có thể do một khối u não gây ra, nhưng họ không thể biết chắc được. Dona Cotinha sốt ruột, đòi họ phải có một chuẩn đoán hoàn chỉnh, tiền nong không thành vấn đề. Họ liền giới thiệu bệnh nhân đến một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này, một bác sĩ giải phẫu hành nghề ở Paris, nhưng lúc ấy ông ta vừa dọn sang Morocco. Không thể thuê một chuyên cơ, Dona Cotinha thuê một chiếc tàu thủy. Chuyến đi thật kinh khủng, Guedali nôn ọe suốt dọc đường, nhưng Tita và hắn cuối cùng cũng đến nơi. Ông bác sĩ khám cho hắn và quyết định phải mổ ngay.
    ?oVà quả thật đó là một khối u não?, Tita nói ?oKhổng lồ! Ông bác sĩ nói chưa bao giờ thấy một khối u to đến thế ở đúng vị trí ấy và với một hình dáng lạ lùng như thế?.
    Khối u. Hay thật. Khối u. Một cái khối u có chức năng khiến người ta phải tưởng tượng mình là một con nhân mã. Hãy tưởng tượng hắn đang bất động, trong tư thế sẵn sàng phi nước đại, đầu vươn ra phía trước, hai bàn tay nắm chặt, gân cốt căng thẳng. Hình ảnh ấy, mặc dù chỉ là tưởng tượng, tất nhiên sẽ phát ra một nguồn năng lượng khổng lồ xâm nhập qua hai đồng tử nở rộng, tràn theo mạch thần kinh thị giác vào trong não, và tụ lại ở đó như nước trong một cái đập. Khi nguồn năng lượng ấy cuối cùng tràn ngập cả con đập thì nó lập tức làm cho những tế bào vốn vẫn im lìm từ xưa tự nhiên hoạt động trở lại một cách phi thường, khiến cho chúng điên cuồng sinh sôi nảy nở theo kiểu những đám dân cư bị bóc lột và không có đặc quyền đặc lợi vậy. Chẳng mấy chốc ta sẽ có những cái mầm và chúng cứ thế mọc ra, phát triển thành những thứ giống như chân ngựa, bộ ngực người, hai cánh tay, cái đầu người, và thế là ta đã có nó rồi đấy. Một hình mẫu nhỏ xíu của một con nhân mã ngay trong não bộ. Tất nhiên nó sẽ ở tư thế lộn ngược, vì nó giống hệt với cái hình ảnh đã sản sỉnh ra nó theo cái kiểu ấy, theo con đường lộn ngược của thị giác (53). Chỉ có điều là nó có thật, rất thật, chí ít thì cũng đối với Tita, người thậm chí đã chụp cả X-quang để có tài liệu về hiện tượng này.
    Guedali vẫn còn mê man trong phòng hậu phẫu thì một tai nạn xảy đến với Tita. Một cái xe thùng đâm thẳng vào bệnh viện và tông phải nàng, chỉ vì sự bất cẩn của tài xế. Bị hắt văng đi một quãng xa, nàng bị gẫy vỡ nhiều chỗ ở xương hông và hai chân. Ông bác sĩ Morocco phải cấp cứu mổ ngay cho nàng.
    ?oVà thế là cả hai chúng tôi đều phải nằm bệnh viện. Nằm ngay cạnh nhau, tôi thì nửa người bó bột. Nếu không đau đớn thì cảnh ngộ của chúng tôi lúc ấy thật hài hước?.

    ***​
    Guedali bình phục nhanh, Tita thì chậm hơn. Mọi việc có vẻ ổn, nhưng chẳng mấy chốc họ lại bị một thử thách nữa: tin Dona Cotinha từ trần khiến họ đau buồn vô hạn.
    Ngày ra viện đã đến. Trước mặt tất cả mọi người trong bệnh viện, họ nhảy một điệu luân vũ giã biệt. Họ quay về Brazil, không về điền trang nữa vì nó chẳng còn ý nghĩa gì với họ, mà về Sao Paolo. Với món tiền được thừa hưởng, họ mua một ngôi nhà và Guedali mở một hãng buôn. Lúc đầu mọi việc đều khó khăn. Guedali đôi khi vẫn có những cơn đau đầu và hoang tưởng; Tita thì đi lại vẫn khó khăn, và cũng như hắn, nàng phải đi giày điều trị ở cả hai chân. Vì những vấn đề ấy, Guedali không muốn có con. Tuy nhiên, hắn đồng ý chính thức hóa cuộc sống chung của họ bằng hôn nhân. Đám cưới được tổ chức ở Pôrto Alegre. Cả hai đều vui, duy có mẹ hắn chưa tin tưởng ở con dâu.
    Khi Tita tuyên bố nàng có mang, Guedali lên một cơn khủng hoảng tinh thần. Rồi thì hắn cũng trấn tĩnh lại được, nhưng yêu cầu phải nhờ mụ đỡ già đã đỡ cho hắn ra đời trước đây giúp cho việc sinh nở. Mụ đỡ, lúc ấy, đã rất già, phải tìm mãi mới ra và phải đưa mụ đến Sao Paolo bằng máy bay. Mọi việc suôn sẻ, Guedali trở thành cha của hai thằng con trai sinh đôi.
    ?oHắn đã không muốn làm cha?, Tita nói, giọng bỡn cợt, ?ovà thế là để trừng phạt, hắn có hẳn hai thằng con sinh đôi?.
    Họ bắt đầu có thêm bạn bè. Trước đó, họ bị coi là một cặp khác người. Họ không bao giờ ra bãi biển vì Tita rất hay thẹn, không muốn ai thấy mình mặc áo tắm, nhất là với những vết sẹo mổ trên người. Hơn nữa, vì phải đi giày điều trị chân, lúc nào nàng cũng phải mặc quần dài. Tuy vậy, bạn bè họ rồi cũng quen đi và để họ được hoàn toàn tự nhiên theo ý mình. Quần dài và ủng đang thành mốt, và Tita lại đâm ra được mọi người khâm phục vì vẻ thanh lịch của nàng.
    Trong không khí thân ái ấy, ý tưởng thành lập một khu chung cư biệt thự đến với họ rất tự nhiên. Trong cuộc sống mới bắt đầu, hạnh phúc và yên bình. Chỉ có một vấn đề khi họ dọn nhà: Guedali gặp Pedro Bento, kẻ thù xưa của hắn, bấy giờ lại là trưởng nhóm bảo vệ khu nhà. Guedali suýt nữa thì lâm vào tâm trạng khủng hoảng, nhưng hắn nhớ đến lời của đức Jehova: ân oán là việc của ta. Hắn muốn hòa giải với quá khứ và không có một Pedro Bento nào có thể ngăn được hắn làm việc đó.
    Cũng khoảng thời giann ày, Guedali bắt đầu bị những cơn ghen tuông hành hạ. (Trong khi hắn là kẻ mà ai cũng biết là đã tình tang với Fernanda!). Hắn nghi ngờ mọi cuộc điện thoại của Tita, nghi ngờ mọi giây phút im lặng của nàng. Mãi sau này hắn mới thấy là những cơn ghen tuông ấy hoàn toàn vô căn cứ và rất bệnh hoạn. Nhưng trong khi ấy thì cứ tuần này tháng nọ trôi qua. Một tình trạng đã khổ sở rồi lại còn bị câu chuyện Ricardo làm cho thêm nghiêm trọng nữa.
    Tita kể câu chuyện về Ricardo. Với nàng, anh ta không phải là một con nhân mã, mà là một chàng trai trẻ đã bị giết chết tại khu biệt thự vào ngày 15 tháng 7 năm 1972. Nhân mã ư? Không, không phải nhân mã tý nào.
  8. Sota

    Sota Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    3.401
    Đã được thích:
    0
    Không thấy bạn hongnhung777 tái xuất, thôi tớ cứ type tiếp vậy
    -------------
    Hắn ra đời, cái anh chàng Ricardo ấy, tại một ngôi nhà bên bãi biển vùng Santa Catarina, nơi mà cha mẹ hắn, vốn là người ở Curitiba, đang nghỉ hè. Cũng hệt như Guedali, hắn được thụ lễ cắt bì khi được tám ngày tuổi. Nhưng không như Guedali, hắn được nuôi dạy trong cảnh xa hoa đủ mọi bề. Cha hắn, một nhà công nghệ giàu có, không muốn con trai mình thiếu thốn một thứ gì. Cũng như Guedali, Ricardo tính tình nhút nhát và chỉ thích ở nhà, mê mải với đám đồ chơi và (sau này) với đống sách vở. Chính những cuốn sách ấy (như mẹ hắn đã lên án một cách phẫn nộ) đã làm quay cuồng đầu óc hắn: những tiểu thuyết của Michael Gold, Howard Fast, và Jorge Amado, chưa kể đến những tác phẩm của Marx và Engels. Hắn trở nên giận dữ, muốn cải tạo cả thế giới. Không ngồi yên được, hắn bắt đầu suốt ngày ở ngoài phố, phải, chính hắn, cái thằng trước đó lúc nào cũng ở nhà. Hắn lang thang khắp các quán bar ở Curitiba, đánh đu với một nhóm những tên cuồng tín trẻ tuổi như mình, và nguyện hiến cả đời mình cho cuộc cải cách xã hội bằng vũ lực. Hắn trở thành một tên khủng bố đô thị. Mặc dù không biết dùng đến cả một khẩu súng lục, hắn định cùng đồng bọn tấn công một ngân hàng ở Sao Paulo. Đó là vào năm 1967. Hắn bị bắt và tống giam. Rồi vượt ngục và bí mật trốn sang Algeria. Hắn sống ở đó vài năm, làm bồi bàn để kiếm miếng ăn. Dần dần, lòng nhiệt thành cách mạng của hắn nhường chỗ cho một mối u hoài. Hắn nhớ Brazil, nhớ bạn bè, và nhất là nhớ cha mẹ mà hắn vẫn thư từ thông qua một người họ hàng ở Pháp. Hắn muốn về nhà. Nhưng làm cách nào? Về đến nơi là hắn sẽ lập tức bị bắt giam; các cơ quan an ninh quốc gia đều có ảnh và vân tay của hắn. Một tên chuyên làm giấy tờ giả mạo người Anh mà hắn bắt quen được tại một quán ăn gợi ý cho hắn một kế hoạch. Hắn phải đổi dạng nét mặt và vân tay bằng một cuộc giải phẫu thẩm mỹ. Nhưng ai có thể làm việc này? Ricardo hỏi, sẵn sàng nghe theo ý kiến đó mặc dầu thấy nó có phần quá đáng. Người Anh nọ liền cho hắn tên tuổi địa chỉ của một bác sĩ Morocco, một bác sĩ giải phẫu có thể làm bất kỳ việc gì miễn là được trả công xứng đáng bằng ngoại tệ mạnh.
    Ricardo viết thư cho cha mẹ. Nhận được tiền, hắn liền sang Morocco. Hắn có ấn tượng tồi tệ đối với cái bệnh viện và ông bác sĩ kia, một nhân vật già nua mắt luôn luôn hấp háy và hai tay run rẩy. Ông bác sĩ không giấu nổi lòng tham của mình; ông ta tự hào đã từng mổ những ca kỳ lạ nhất.
    Chàng trai trẻ ở lại bệnh viện nhiều ngày, vẫn chưa quyết định được. Sự thực là hắn sợ. Trước đây hắn đã từng sợ, ví dụ như lúc cướp nhà ngân hàng ấy; nhưng khi vào cuộc rồi thì hắn lại rất bình tĩnh và chuyên nghiệp, dùng súng lùa đám nhân viên ngân hàng vào trong nhà vệ sinh rồi khoá cửa lại. Nhưng bây giờ, cứ nghĩ đến bị đánh thuốc mê, rồi tỉnh dậy với bộ mặt đầy những vết cắt nhầm lẫn, là hắn lại phát hoảng. Ông bác sĩ Morocco có vẻ không thấy được tâm trạng tiến thoái lưỡng nan của hắn. Ông ta muốn tiến hành ca mổ càng sớm càng tốt, viện lý do an ninh. Nhưng Ricardo nghĩ ông ta chỉ cốt lấy tiền mà thôi. Bệnh viện không có một bệnh nhân nào khác, và ông bác sĩ thì rõ ràng là đang túng bấn vô cùng. Viện hết lý do này đến lý do khác, hắn trì hoãn ca mổ. Hắn không dám nhận là mình sợ. Hắn cố trấn an mình rằng hắn chỉ muốn thận trọng mà thôi. Hắn cần biết thêm về ông bác sĩ: liệu ông ta có phải là một kẻ thám báo hay không? Thế là, một buổi chiều lúc thấy chỉ có mình mình trong bệnh viện, Ricardo đột nhập văn phòng bác sĩ và lục lọi hồ sơ của ông ta. Hắn đọc thấy một cái tên Guedali, một người Brazil ở Sao Paulo, và ghi lại địa chỉ người ấy: nó có thể có ích.
    Đêm đó ông bác sĩ tuyên bố sẽ tiến hành ca mổ vào ngày mai, không lôi thôi gì nữa. Cái trò này không còn buồn cười nữa rồi, ông ta nói, giọng bực tức, và Ricardo biết rằng ông ta đang nói nghiêm chỉnh. Đã đến lúc phải đi thôi, hắn nghĩ. Cũng ngay đêm đó, hắn gói ghém mấy thứ ít ỏi của mình và bỏ trốn. Một người Berger cho hắn cưỡi nhờ lạc đà vào thành phố. Hắn đi thẳng đến hải cảng, phát hiện một con tàu sắp đi Brazil, hắn hối lộ viên sĩ quan phụ trách thuỷ thủ đoàn để cho hắn lên tàu. Người này nhận tiền, nhưng bảo hắn phải nhảy ra khỏi tàu trước khi cập bến ở Santos. Và hắn đã làm thế. Hắn bơi vào bờ. Ban ngày ẩn náu và đi bộ suốt đêm, hắn đến được ngoại ô Sao Paulo. Hắn trú trong một căn nhà bỏ hoang và gặp ở đó một gã kỳ dị, một tên hippie đã vào tuổi trung niên, cổ lủng lẳng đeo một chiếc đồng hồ to tướng. Họ nói chuyện. Ricardo cho gã kia xem địa chỉ khu biệt thự và hỏi đường đi đến đó. Khi thấy cái tên Guedali, gã này kêu lên: Ê, nó là em tao mà! Gã khẳng định rằng Ricardo cần phải tìm Guedali, em gã chắc chắn sẽ giúp hắn về được Curitiba và thoát khỏi nguy hiểm, cam đoan là vậy.
    Ricardo đến được khu biệt thự. Để cẩn thận, hắn quyết định tránh mặt bọn gác ngoài cổng. Hàng rào cao, nhưng không thành vấn đề gì với hắn; trong khi được huấn luyện để thành một kẻ khủng bố, hắn đã học được cách vượt những vật cản còn khó khăn hơn nhiều. Đêm đó, dùng một cây tre cắt từ một khóm ven đường, hắn nhảy sào qua hàng rào một cách dễ dàng.
    Giấu mình sau những bụi rậm và thân cây, hắn tìm ra ngôi nhà của Guedali nhờ có tấm biển đồng khắc tên chủ nhà. Hắn vào qua lối cửa sau. Nhưng đáng lẽ gặp Guedali thì hắn lại gặp Tita.
  9. hongnhung777

    hongnhung777 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
  10. hongnhung777

    hongnhung777 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Tiếp nhá!!!
    Họ nhìn nhau. Tita không có vẻ gì sợ hãi hay ngạc nhiên, như thể nàng đã đang chờ đợi hắn ở đó. Nàng mỉm cười. Nàng cầm tay hắn và dẫn hắn vào chỗ cầu thang. Ở đó, họ rì rầm trò chuyện hàng giờ liền, kể cho nhau nghe về mình. Tita mải mê lắng nghe chàng trai, nàng khâm phục lòng cam đảm của chàng, tấm lòng vị tha của chàng. Cải tạo xã hội là thứ mà nàng chưa bao giờ nghĩ tới. Guedali về nhà. Nàng lúng túng đến mức không nói được lên lời. ?oEm làm sao thế?? Guedali hỏi, giọng nghi ngờ. ?oKhông sao cả?, nàng đáp, chỉ hơi nhức đầu một chút. Nàng biết Guedali dạo này trong lòng không yên, thậm chí còn sợ hắn bị mất thăng bằng tâm lý. Hắn đi ngủ, có vẻ không để ý thấy chuyện gì.
    Sáng hôm sau, khi Guedali đã đi khỏi nhà, nàng cho gia nhân về nghỉ và cảm thấy bình tĩnh hơn. Hai đứa con đang ở miền nam chơi với ông bà. Nàng làm mấy cái bánh kẹp và đem đến cho chàng trai trẻ. Họ lại trò chuyện không dứt. Cuối cùng chàng trai thổ lộ: chàng đã yêu nàng. Đột ngột nhưng không thể nhầm được, chàng tin chắc như vậy. Chàng đề nghị hai người cùng bỏ trốn. Họ sẽ sống tận sâu trong vùng nội địa, có thể ở miền nam Rio Grande, chăn nuôi gia súc và trồng trọt, nhưng chỉ cốt đủ sống thôi, vì chàng không thích tích chữ của cải. Quan trọng nhất là họ sẽ ******** không ngừng ở đó, giữa chốn thôn quê, trên thảm cỏ xanh, ngay cạnh con suối.
    Bây giờ thì Tita là người lúng túng. Nàng không biết nói gì, nàng sợ làm chàng trai trẻ bị tổn thương, con người đã phải chịu nhiều gian truân đến thế. Nàng sợ phải cam kết. Và nhất là sợ những cảm xúc của chính mình. Nàng xin được có thêm thời gian để suy nghĩ. Ricardo khẩn khoản nàng trả lời, nhưng Tita lẩn tránh bằng những nụ cười. Tối rồi, Guedali sắp về.
    Ricardo không muốn dính dáng gì đến Guedali. Chàng không còn muốn gặp Guedali nữa. Chàng chỉ nghe tiếng Guedali có một lần duy nhất vào cái ngày 15 tháng 7 năm 1972 ấy: ?oĐừng đợi, anh sẽ về muộn đấy? Ricardo liều lĩnh ra khỏi hầm rượu, chàng muốn có câu trả lời của Tita. ?oAnh điên rồi?, nàng nói, ?oVề chỗ lấp của anh ngay đi!?. Nhưng chàng trai ném hết lòng thận trọng của mình cho gió và ôm choàng ngay lấy nàng, ngay giữa phòng khách.
    Cửa mở. Đó là Guedali. ?oAnh đã về. Paulo??
    Guedali ngưng bặt, hắn không thể tin vào mắt mình. Em nghĩ không cần phải giấu giếm gì ở đâu cả, Tita nói. Có một giọng điệu thách thức trong câu nói ấy khiến cho Guedali càng thêm tức giận: như thể nàng hoàn toàn có lẽ phải vậy. ?oNgười này là ai??, Guedali hỏi, cố giữ bình tĩnh, ?oVà anh ta đang làm gì trong nhà tôi??. ?oChẳng là??, Tita nói, bắt đầu thấy mất tự tin, ?o?anh ta đến??.
    Guedali ngát lời nàng. ?oKhông phải cô. Cô đừng có nói một lời nào hết. Anh ta phải là người giải thích chuyện này, không được dối trá điều gì hết.?
    Ricardo kể câu chuyện của mình. Hắn đang run lẩy bẩy, rõ ràng đang sợ mất mật. Hắn nói hắn chỉ muốn nhờ Guedali giúp đỡ để về được đến nhà với cha mẹ hắn.
    Guedali không còn quan tâm gì đến những điều hắn nói. Anh đang nhìn Tita. Không còn nghi ngờ gì nữa, nàng đã mê mẩn phải lòng Ricardo rồi. Nàng chỉ nhìn hắn. Guedali biết phải làm cái gì đó ngay lập tức, nếu không thì?
    Cửa bật mở và một nhóm người chạy ùa vào, hò hét: ?oChúc mừng ngày kỷ niệm! Chúc mừng ngày kỷ niệm!?, Paulo và Fernanda, Julio và Bela, Armando và Beatrice, Tânia và Joel. Bela mang một cái bánh gatô, Armando cầm hai chai rượu vang và Tânia mang một bó hoa. Guedali bỗng nhớ ra: hôm nay là ngày kỷ niệm ngày khai trương khu biệt thự, một ngày mà họ luôn nhớ ăn mừng. Đó là lý do tại sao anh đã không tìm thấy Paulo ở nơi hẹn gặp.
    Mọi người đứng sững vì kinh ngạc. Thình lình, Tânia như phát điên: ?oKẻ trộm đấy!?T, chị rú lên ?" ?oGọi bảo vệ ngay! Lạy chúa, gọi bảo vệ ngay!?
    Kêu lên một tiếng kinh hoàng, Ricardo nhào mình qua ô cửa sổ rộng và chạy biến đi trong tiếng kính vỡ loảng xoảng. ?oGượm đã!?, Tita kêu lên. Beatrice cố gắng giữ nàng lại, nhưng Tita đẩy chị ra và chạy ra cửa. Tất cả mọi người chạy ùa ra theo chị. Paulo hét lên, ?oNó là ai thế, Guedali, nó là ai thế??. ?oCậu im đi!?, Guedali hét, và đúng lúc ấy họ nghe nghe thấy tiếng súng chó sủa và tiếng súng nổ thành từng tràng ngắn. Họ chạy về phía công viên và từ xa đã thấy những nhân viên bảo vệ đứng vây quanh đài phun nước, còn chàng trai trẻ tuổi thì nằm úp mặt trên vũng máu của mình.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này