1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Con nhân mã trong vườn - The Centaur in the Garden

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Null, 01/08/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hongnhung777

    hongnhung777 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Tita chạy trước hết, vừa chạy vừa la hét. Cố hết sức bình sinh, Guedali đuổi kịp nàng trước khi nàng tới được chỗ đài phun nước và túm chặt lấy cánh tay nàng. ?oBuông tôi ra, đồ súc vật!?, nàng rú lên, mặt biến dạng vì căm thù và đau khổ. Anh không buông mà giữ nàng thật chặt, kéo nàng về mình. Nàng chống cự, cào cấu mặt anh và đấm thùm thụp vào ngực anh. Cuối cùng, yếu sức, nàng hầu như ngã xỉu, để mặc cho chồng dìu về nhà và đặt lên giường.
    Chuông reo cửa liên hồi. Guedali ra mở cửa. Đó là Pedro Bento, khẩu súng lục vẫn còn trong tay. Hắn tái sám vì sợ hãi và vã mồ hôi như tắm. ?oCó phải người nhà ông không, Guedali??, hắn thì thào hỏi. ?oBạn ông phải không??. Guedali không trả lời, anh chỉ nhìn hắn chằm chằm. Pedro Bento nói tiếp: ?oTha thứ cho tôi, Guedali, nếu đó là người nhà hoặc bạn ông. Bọn tôi hốt hoảng và cứ thế nổ súng, khi tôi đến đó thì anh ta đã hấp hối rồi, tôi chỉ bắn một phát vào đầu để giải thoát cho anh ta khỏi đau đớn mà thôi?.
    Ở trên gác, Tita nức nở, quằn quại. ?oMọi việc ổn cả rồi?, Guedali nói với Pedro Bento và đóng cửa lại.
    Những ngày sau đó, Tita khóa mình trong phòng, không gặp một ai. Mãi nàng mới cho Bela vào thăm. Nàng chỉ thổi lộvới Bela câu chuyện về chàng khủng bố trẻ tuổi, người tình của nàng. Với mọi người, Bela và Guedali chỉ nói rằng đó là một tên trộm mà Tita bất ngờ chạm chán khi hắn đột nhập vào nhà.
    Người ta làm các thủ tục cần thiết. Cảnh sát đến điều tra, rồi một bài báo ngắn xuất hiện dưới nhan đề: ?oTên cướp trẻ thiệt mạng khi đột nhập khu chung cư biệt thự. Một biến cố quá thông thường không ai thèm để ý. Chỉ vài ngày sau đó, ngay cả bọn trẻ con cũng quên phắt sự kiện ấy, lại mải mê vào những vụ bắn giết loạn xị trên phim ảnh truyền hình.
    Những lời dối trá. Tầng tầng lớp lớp những lời dối trá. Phải là một nhà khảo cổ học mới có thể sàng lọc được sự thật từ những tầng lớp tưởng tượng ấy, nếu quả thật có một sự thật nào đó.
  2. hongnhung777

    hongnhung777 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Guedali bỏ đi. Hắn bỏ Tita và hai đứa trẻ, đi sang Morocco. Hắn tìm đến ông bác sỹ, cũng không có gì lạ, vì ông ta là người Guedali tin tưởng tuyệt đối. Lúc ấy hắn rối loạn tinh thần vô cùng. Hắn muốn được mổ lại, như lời hắn nói, để trở lại thành một con nhân mã. Ông bác sỹ ngờ rằng hành vi lạ lùng ấy có thể là do sự tái phát của chứng bệnh ung thư ngày trước, và ông quyết định phải làm một loạt các xét nghiệm một lần nữa. Trong thời gian đó, Guedali dan díu với một cô hộ lý của bệnh viện, một cô gái Tunisia bí hiểm có cái tên là Lolah. Cô gái này tặng Guedali một cái bùa may, một cái xác ướp bàn chân của một con sư tử.
    Ông bác sỹ, vốn vẫn thầm yêu cô hộ lý với một tình yêu lý tưởng không bợn dục tình, không muốn cho hai người gặp nhau nữa, liền khóa nhốt cô ta ở trong phòng. Chuyện đó suýt nữa thành một tấn thảm kịch. Cô hộ lý đột nhập phòng X-quang nơi Guedali đang phải chụp kiểm tra trong tình trạng đáng thuốc mê, và tấn công ông bác sỹ. Cuối cùng thì cô ta bị người trợ lý của ông bác sỹ bắn bị thương và đưa sang một bệnh viện khác. Cô ta hồi phục không hề hấn gì.
    Còn Guedali, lúc thuốc mê tan hết thì hắn tỉnh dậy và khỏi bệnh: hắn không còn muốn giải phẫu nữa, hắn muốn về Brazil. Hắn vội về đến nỗi nếu ông bác sỹ không nhắc thì hắn đã quên cả cái bàn chân sư tử.
  3. hongnhung777

    hongnhung777 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    ?oBàn chân sử tử!?, cô gái kêu lên. ?oĐó là thứ mà tôi thích thực sự đấy. Tôi vẫn mê những thứ đồ lấy may ghê lắm?.
    ?oCứ hỏi anh ấy?, Tita nói, ?o Nhỡ đâu anh ấy lại cho chị thì sao?.
    ?oAnh ấy chẳng cho đâu?, ?oNào, anh có cho tôi cái bàn chân sư tử đó không, Guedali??, côgái hỏi tôi, nắm lấy cánh tay tôi. ?oĐể tôi suy nghĩ cái đã?, tôi đps nhoẻn miệng cười.
    ?oThế rồi thì là??, Tita nói, ?oGuedali tử Morocco trở về. Vẫn còn ương bướng: hắn không muốn về nhà. Hắn mua một nông trại ở Quatro Irmaos, vốn ngày xưa là nông trại của cha hắn, và ở đó cày ruộng, có một người nông dân giúp việc. Ban đêm, hai người thường phù phép, đọc bùa chú. Guedali thích những thứ ấy chị biết không. Và người Indian kia thì có cả một kho tàng các bùa ngải và bùa may. Và mẹ chồng tôi mách với tôi là hắn ở đó, tôi liền quyết định đến ngay đấy. Chị biết không, chỉ đến lúc ấy, mà tôi phải nói với chị rằng chúng tôi đã lấy nhau bao nhiêu năm rồi đấy nhé, chỉ đến lúc ấy tôi mới thực sự nhận ra rằng mình yêu Guedali. Chúng tôi làm lành với nhau, và bây giờ thì cùng sống ở Pôrto Alegre, nơi anh ấy trông coi một chi nhánh công ty cùng thành lập với Paulo?.
    Nàng nói đến ngôi nhà chúng tôi xây ở phía nam Pôrto Alegre. Một ngôi nhà đẹp theo phong cách Moore, một thứ rất khác lạ ở thành phố này. Nàng hăng hái mô tả khu vườn, nhỏ thôi nhưng rất lịch sự. ?oVườn ấy mới đáng gọi là lạc Viên?, nàng kêu lên, ám chỉ cái tên của quán ăn. Nàng nói đến đài phun nước lóng lánh dưới ánh trăng, những bồn đầy những loài hoa quý hiếm, những ngọn gió làm rung động khóm lá của những cây thiên tuế, những lối đi trải sỏi.
    Tất nhiên nàng không nhắc gì đến những dấu chân ngựa trên lớp đất đen ngoài luống hoa. Nàng có biết những dấu vết ấy nhưng lại cho rằng đó là dấu chân của những con ngựa thỉnh thoảng vẫn lạc vào vườn nhà từ những vùng thôn dã xung quanh còn chưa bị đô thị hóa.
    Những con ngựa ấy đến từ São Paulo. Việc sử dụng động cơ đốt trong để đi lại và cày cấy đã khiến cho chúng thành những con vật vô dụng và không ai muốn nuôi nữa. Bị nhốt trong những bãi quây chật hẹp, chúng bị kết án phải chết nhục nhã trong lò sát sinh. Bản năng sinh tồn đã cứu chúng thoát ra khỏi số phận ấy. Dẫn dắt bởi một cơ chế mơ hồ nào đó, chúng tìm đường đi về phía nam, về Rio Grande. Chúng đi ngang qua Pôrto Alegre (và chính pử đó, theo lý thuyết của Tita, chúng đã lạc vào vườn nhà tôi) và đến những vùng biên ải nơi đã có thời chúng phi nước đại, đã có thời chúng là những con tuấn mã của những người đàn ông và đàn bà nhanh nhẹn. Tuy nhiên, cũng chính tại vùng đất ấy, giờ đây chúng đã già và móm mém, chẳng còn ai muốn nuôi chúng nữa. Và thế là chúng tiếp tục cuộc hành trình miễn cưỡng. Vượt qua vùng bình nguyên Patagonia, kiệt sức và hấp hối, cuối cùng chúng đến được vùng đất băng giá vĩnh cửu. Dồn hết sức lực một lần cuối, chúng leo lên đỉnh một ngọn núi đơn độc và chết ở đó, bộ hàm ngựa trễ ra trong một nụ cười bí hiểm.
    ?oHay đấy, Tita. Nhưng có phải thực sự như vậy không? Có phải đó là những dấu chân ngựa thật không, những cái dấu ngoài vườn ấy? Nhỡ chúng là dấu chân của ai đó chạy qua vườn giữa đêm đen thì sao? Anh đang nói đến ai đó với thân hình người hẳn hoi, thậm chí cả cẳng chân và bàn chân người, nhưng lại có lối đi đực biệt khiến cho vết chân giống hệt như vết móng ngựa ấy. Anh đang nói đến một con nhân mà, hoặc những gì còn lại của nó. Ah đang nói vè Guedali đấy, Tita à?.
  4. hongnhung777

    hongnhung777 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Nhưng Tita không còn nói về Guedali nữa, Nàng đang kể cho cô gái nghe về hai đứa con xuất sắc của mình. Một đứa là nhà thể thao vô địch có thể bơi như một con cá thực thụ, và đứa kia đứng đầu lớp và đang học vĩ cầm. Chúng tôi sống thoải mái lắm, nàng kết thúc. Chúng tôi không thiếu gì cả, mọi chuyện đều trở thành vui vẻ.
    ?oNghe như một kết thúc của một bộ phim truyền hình vậy?, cô gái nói. Và đúng thế, câu chuyện đã được đan xen khéo léo với một vở tuồng cải lương loại B. Với một mục tiêu duy nhất: thuyết phục tôi rằng tôi chưa bao giờ là một con nhân mã. Và họ đang đạt được mục tiêu ấy, ít nhất là một phần. Tôi vẫn tin mình là một con nhân mã, nhưng là một con nhân mã đang mỗi lúc bị teo đi, một con nhân mã mini, một con nhân mã micro. Thậm chí, con vật hư đốn này còn đang muốn chạy trốn tôi, muốn phi nước đại ở đâu đó làm sao tôi biết được. Có lẽ tốt hơn hết là thả cho nó đi, chấp nhận thực tại mà họ đang áp đặt lên tôi: rằng tôi là một con người, rằng những con vật thần thoại đã từng gây dấu ấn sâu đậm lên cuộc đời tôi ấy thực ra không tồn tại, chẳng có nhân mã, chẳng có nhân sư, chẳng có ngựa bay nào hết.
    ?oTôi thích vùng Rio Grando ghê lắm?, cô gái nói. ?oMà thực là tôi có một chị gái sống ở đó. Chị ấy cũng có tâm hồn mạo hiểm lắm, giống như anh vậy, Guedali?. Chị ấy đến đó với tư cách nhà báo, để viết một bài báo về các trại gia súc ở vùng biên ải phía nam. Rồi thế nào mà chị ấy lại đi theo một gánh xiếc. Ai biết được, có khi chị ấy chính là bà dạy sư tử mà anh phải lòng chưa biết chừng?.
    Cả hai bật cười khúc khích. Tôi cũng cười theo. ?oSao lại không chứ??.
    ?oMà thực ra?, cô gái nói, ?oCòn có một trùng hợp nữa. Đã có một thời gian tôi sống ở nhà một người bạn cũ, gần chỗ anh ở Teresopolis ấy. Liệu tôi có phải là cô gái mà anh đã thấy qua kính viễn vọng không hả Guedali??.
    Tôi lai cười, và cô gái nháy mắt với tôi . Tôi tin chắc là cô ta vừa nháy mắt với tôi, mặc dù cô ta vẫn đeo kính đen.
  5. hongnhung777

    hongnhung777 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Có một hôm tôi gặp một người nghèo khổ ngoài đường. Ông ta xin bố thí, phô ra một cái chân cụt. Tôi đưa ít tiền, và rồi chắc bị mặc cảm tội lỗi thôi thúc, tôi hỏi: ?oÔng chỉ có một cái chân thôi ư??, ?oCái đó chẳng hề gì anh bạn ạ. Cái đó không ngăn cản anh làm việc. Anh đang thấy một người đã từng có cái móng ngựa đấy, biết không? Một người từng tranh đấu và thành công. Hãy noi gương ta, anh bạn ạ, hãy chiến đấu cho cuộc chiến của mình. Hãy tin tôi đi, có móng ngựa còn tồi tệ hơn nhiều so với việc thiếu một chân.
    Đúng lúc ấy tôi bỗng nảy ra một nghi ngờ. Hai bàn chân trần mà tôi đang cọ nhè nhẹ dưới gầm bàn, cũng bằng chân trần của mình, là của ai thế nhỉ? Có thể là của Tita, mà cũng có thể là của cô gái kia lắm. Cứ nhìn vẻ mặt của hai người thì không thể đoán ra được: họ đều đang mỉm cười với một vẻ thông đồng. Bằng vào cảm giác mềm mạ của làn da này, tôi có thể đoán chúng là chân Tita. Nhưng ai mà biết được, nhỡ cô gái kia cũng dùng kem dưỡng ẩm như náng thì sao? Điều chắc chắn là bàn chân của chúng tôi đang tìm đến nhau, vuốt ve nhau, những bàn chân đầu nhục cảm, đúng vậy.
    Cô gái nâng cốc rượu vang của mình, và đúng khoảnh khắc ấy tôi chợt nhận ra:một bàn chân của Tita, còn bàn chân kia của cô gái. Có thế mà không nghĩ ra! Sao tôi lại không nhận ra điều đó sớm hơn nhỉ? Có những người có bàn chân có hình dạng lạ lùng, thậm chí có cả móng nhân mã, nhưng bàn chân mà ngón cái nằm ở phía ngoài thì không ai trên đời này có. Bàn chân này là của người này, bàn chân kia là của người kia.
    Điều phát hiện đó khiến tôi phá lên một trận cười. Mọi người kinh ngạc nhìn tôi, đều phá lên cười theo. Sự thực là ai cũng cười: hai đứa sinh đôi, Paulo, Fernanda, Julio, Bela, tất cả mọi người. Họ cười mà không hiểu vì sao, nhưng họ cười thật sung sướng, thành những chuỗi lảnh lót như tiếng chuông. Có người cúi gập cả người vì ngặt nghẽo.
    Vẫn còn đang cười, cô gái cúi sang tôi để lấy cái ví. Đúng lúc ấy, cổ áo phanh một nửa của cô thoáng để lộ một gò vú đầy đặn. Những chuỗi vòng cổ của cô đeo lủng lẳng vô số bùa trang sức: một ngôi sao David (*), những người Indian nhỏ xíu. Thấp nữa xuống chỗ khe vú thì có một con nhân sư bằng đồng, một con ngựa bay với đôi cánh dang rộng, và một con nhân mã.
    Cô mở ví. Và ngay trước khi cô cất tiếng nói, trước khi cô nói rằng cô quên thẻ tín dụng ngoài xe, trước khi cô nhờ tôi đi với cô ra ngoài đó để lấy chúng, tôi đã đang đứng dậy, đã đang đứng dậy rồi. Ngay trước khi Tita, vừa mỉm cười vừa nháy mắt với tôi, kịp rủ tôi cùng quay về phòng khách sạn với nàng, tôi đã đang đứng dậy, đã đang đứng dậy rồi.
    Như con ngựa có cánh sắp cất vó bay lên về phía những ngọn núi hoan lạc vĩnh hằng, về phía bộ ngực của Abraham. Như con ngựa với những bộ móng đang nhảy múa, sẵn sàng phi nước đại qua thảo nguyên. Như con nhân mã ở trong vườn, sẵn sàng nhảy qua tường rào để tìm kiếm tự do.
    -------THE END-------
    (*) Ngôi sao David: ngôi sao sáu cánh, tạo bởi hai tam giác đều ***g ngược chiều nhau, là biểu tượng của người Do Thái. Theo kinh Cựu ước, thượng đế đã chọn David làm vua của người Do Thái. David là người đã dùng một thứ vũ khí giống như súng cao su để hạ được người khổng lồ Goliath. Tích này vẫn còn được nhắc đến trong văn chương phương Tây như tích châu chấu đá voi của ta (người dịch).
  6. hongnhung777

    hongnhung777 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    Phù, cuối cùng cũng xong, hehe. Lâu lắm rồi mới có ý thức ?otrả ơn đời? như bạn aovai.
    Dạo này vào box TPVH và box VH thấy toàn truyện Trang Hạ dịch và một vài bộ không hợp gu, hic hic?
    ?oCon nhân mã trong vườn? là một truyện rất ?onhiều chữ?, nhiều tình tiết, và nói thật thì truyện không làm người đọc thấy cuốn hút hay có được cái cảm giác say mê đọc đến quên ăn quên ngủ. Truyện cũng không thuộc loại có thể làm người đọc xúc động ?orơi nước mắt?. Nhưng thật sự thì tớ vẫn thích ?oCon nhân mã ở trong vườn?, tớ thích cái ẩn dụ trong câu chuyện, cái cách giễu cợt nhẹ nhàng của tác giả, đọc xong mà người đọc vẫn không khỏi thắc mắc, vẫn không khỏi tò mò về những điều ẩn chứa trong đó mà mình vẫn chưa hiểu hết. Một điều đặc sắc là mỗi người đọc có thể hiểu và cảm nhận câu chuyện theo cách của riêng mình?
    Dù đã đọc khá nhiều truyện ?obestseller? nhưng tớ vẫn luộn bị chinh phục bởi những câu chuyện giản dị nhưng không kém phần thú vị như: ?oPeter Pan?, ?oHoàng tử bé?, ?oTottochan ?" cô bé bên cửa sổ?, ?oTrên hoang mạc và trong rừng thẳm? hay ?oThiếu nữ đánh cờ vây?, ?oBalzac và cô thợ may Trung Hoa?? và ?oCon nhân mã ở trong vườn? cũng là một tác phẩm như vậy.
  7. chip_gau

    chip_gau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    2.690
    Đã được thích:
    0
    Một kết thúc có hậu nhưng cũng lại mở ra nhiều hướng suy nghĩ khác nhau.
    Một câu chuyện khó có thể kể lại cho người khác nghe đc vì không có nội dung, nhưng ng đã đọc nó thì khó có thể quên được. Hì
  8. crazyoddygal

    crazyoddygal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2004
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    cảm ơn tất cả các bạn đã nhiệt tình type giúp ^^ đợt rồi tớ ốm quá, ko vào để nói vài lời cảm ơn đc. giờ nói bù vậy: cảm ơn cảm ơn cảm ơn :D
    tớ rất thích truyện này, và cảm thấy nó rất chi là cuốn hút, đọc 1 dòng lại có cái ham muốn tột bậc là đc đọc dòng thứ2, thứ 3... và 1 điều nữa làm tớ càng thích truyện này hơn, đó là cách dịch của dịch giả Trịnh Lữ. ông là 1 trong những người làm tớ rất tò mò và khâm phục.
    mà có vẻ bạn hongnhung777 thích mấy truyện giống tớ ghê ^^
  9. aovai

    aovai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Đoạn cuối có vẻ tác giả bị đuối, ông hoang mang, ko biết phải xử lý câu chuyện thế nào cho ổn. Và vì cũng là 1 con người, cho nên ông để cho câu chuyện kết thúc vui vẻ trong thân xác con người.
    Trong khi có thể mở rộng thêm câu chuyện theo 1 hướng khác hẳn, đó là hướng làm Nhân Mã. Làm người tốt hơn hay làm Nhân mã tốt hơn ? Một con nhân mã ko giấu diếm thì sẽ sống như thế nào trong 1 cái xã hội người ? Tôi tin là nếu cố tình đẩy mọi thứ lên đến đỉnh điểm của nó, thì đây sẽ ko phải là 1 câu chuyện đơn giản, ko có 1 cái kết thúc kiểu "có hậu" cho đẹp lòng người đọc như thế này.
    Cảm giác chung là ko thích đoạn cuối, và thấy hơi tiếc nuối cho tác giả. Cái đề tài hay thế mà lại kết thúc hơi nhạt.
  10. hongnhung777

    hongnhung777 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2006
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    0
    À, tớ thì lại ko đồng ý với ý kiến này. Tuy nhiên đây là một kết thúc mở nên mọi người có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau.
    Hình ảnh Nhân Mã chỉ là một ẩn dụ cho cái "riêng tư độc đáo của mỗi nguời", và nhiều lúc bạn phải giấu giếm dẹp bỏ những cái độc đáo khác biệt của mình để có được sự chấp nhận của mọi người rồi sau đó lại khắc khoải về chuyện đó.
    Đoạn kết Scliar đã viết lại câu chuyện theo một cách nhìn nhận khác làm cho người đọc có cảm giác rằng ?oồ, có khi những cái độc đáo của mình cũng chỉ là do mình tưởng tượng ra để cho cuộc đời có vẻ ghê gớm hơn mà thôi?.
    Mặt khác cái kết thúc có vẻ ?onhạt? ở đây tôi thấy rất phù hợp với toàn bộ câu chuyện, với cái hài hước rất bao dung của tác giả. Hướng kết thúc ?oLàm người tốt hơn hay làm Nhân mã tốt hơn ? Một con nhân mã ko giấu diếm thì sẽ sống như thế nào trong 1 cái xã hội người ?? nghe có vẻ to tát và làm cho vấn đề trở nên quá quan trọng.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này