1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Con nhân mã trong vườn - The Centaur in the Garden

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Null, 01/08/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kimnt

    kimnt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2003
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Sáng ra, đám đàn bà sực nhớ ra việc làm ma cho ông chủ. Đám ma chắc phải mời các trại chủ lân bang, và họ không thể ở đó để mọi người biết được. Người chết thuộc về bà quả phụ, và chỉ một mình bà mà thôi. Họ gói ghém đồ đạc, thậm chí còn tranh giành váy áo và son phấn, rồi khóc lóc chia tay chúng tôi. Họ ép tôi phải hứa sẽ chăm sóc Tita và Dona Cotinha cho chu đáo (tôi đã thành người đàn ông trong nhà,) rồi ra đi.
    Một tuần lễ liền, bà quả phụ giam mình trong phòng riêng với nỗi buồn của mình. (Bà chỉ có một mình, anh con trai không thấy xuất hiện.)
    Toà nhà thuộc về chúng tôi, Tita và tôi. Chúng tôi đi khắp các gian phòng lớn, xuống dưới tầng hầm, lên ngọn tháp cao (hơi khó một chút vì cầu thang hẹp.) Chúng tôi yêu nhau ở đó, trong gian phòng đầy gương, dưới ánh đuốc trong gian ngục tối, và trong trái nhà gỗ, trên tấm nệm của Tita, rất giống với cái nệm mà tôi vẫn dùng hồi còn ở nhà.
    Dona Cotinha lại xuất hiện, bình tĩnh một cách đáng kinh ngạc, và chỉ huy mọi việc hăng hái một cách không ngờ. Việc đầu tiên của bà là xoá sạch những gì có thể nhắc nhở đến sự có mặt của chồng: đốt hết giấy tờ của ông ta, mang hết quần áo của ông chia cho nông dân. Bà ra lệnh cho niêm kín gian phòng của hai vợ chồng, và dọn sang một phòng khác nhỏ hơn.
    Còn với chúng tôi, Tita và tôi, liệu bà định thế nào đấy? Bà không nói gì cả, và tôi bắt đầu thấy bồn chồn: có thể bà không chịu nổi tôi, có thể bà nghĩ tôi là một thằng sa đoạ. Tôi quyết tâm phải có một cuộc nói chuyện riêng với bà. Tita và con yêu nhua, tôi nói, chúng con muốn sống với nhau, và néu bà không phản đối thì chúng con sẽ xin được ở lại đây. Còn nếu không được vậy thì xin bà cho chúng con biết sớm, chúng con sẽ liệu đi tìm nơi khác.
    Sao lại thế, bà nói, rất ngạc nhiên. Tita cũng đã thành như con gái bà, và bà cũng đã ngày càng thấy ưa tôi hơn. Ta có thể không biểu lộ ra ngoài, bà nói thêm, nhưng đó chỉ là vì tính ta nó vậy mà thôi, bao nhiêu năm trường phải sống với đồ súc sinh ấy?
    Bà lấy một chiếc khăn từ trong tay áo ra lau mắt. Các con có thể dùng gian phòng ngủ mà chị em vẫn ở trước đây, bà nói, rồi thêm: Đừng bận tâm về chuyện cưới xin vô lí làm gì. Ta đã cưới chồng với một tấm chàng mạng và đầy đủ lệ bộ đất, ấy thế mà đời ta rồi có ra cái gì đâu. Cứ ở lại đây, các con thân yêu của ta, ở lại và yêu thương nhau theo ý các con. Có các con bên cạnh là đủ cho ta rồi.
    Thế là từ 1954 đến 1959, chúng tôi sống ở cái trại gia súc ấy với Dona Cotinha. Chỉ có bà và người đốc công của bà, một người đàn ông lạ lẫm nhưng hoàn toàn tin cậy, biết là có chúng tôi.
    Ấy là một cuộc sống thoải mái và hạnh phúc.
    Tất nhiên là ban ngày chúng tôi phải ẩn mình bên trong nhà, nhưng có rất nhiều việc khiến chúng tôi bận bịu. Tita giúp Dona Cotinha các việc trong nhà hoặc việc dệt thảm; tôi đọc sách và học (lúc ấy tôi rất quan tâm đến môn quản trị kinh doanh) hoặc chơi vĩ cầm. (Cây đàn này, tôi tìn cờ thấy nó trong một tủ đựng quần áo, ngày xưa là của ông nội Dona Cotinha. Nó cũng chỉ là một cái vĩ cầm thường thôi, rất thô sơ, nhưng mà những giai điệu mà tôi kéo ra được từ nó thì quả thật làm Tita và Dona Cotinha xúc động đến rơi nước mắt.)
    Đêm đến, rất khuya, cho đến tận nửa đêm, chúng tôi đi dạo trên cánh đồng, Tita và tôi. Sánh vai, tay nắm tay, chúng tôi phi nước đại, gió thôi vi vu trong tai. Chúng tôi dừng lại, nhìn nhau, cười phá lên và hụt cả hơi. Dần dà, nụ cười biến đi trên gương mặt nàng. Em muốn anh, nàng thì thầm. Anh cũng muốn em, tôi đáp.
    ***
    (trang 171)
    Được kimnt sửa chữa / chuyển vào 00:09 ngày 31/05/2006
  2. kimnt

    kimnt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2003
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Tita và Guedali, Guedali và Tita, cặp tình nhân của đồng cỏ. Chúng bị hút vào nhau bằng da, bằng tóc, bằng chính những đường gân thớ thịt của mình. Khi chúng yêu nhau, nó giốn như một điệu balê, hai thân thể lớn lao của chúng như thể được nâng lên không trung, tay chân hoà quyện lấy nhau khi chúng cùng ngã xuống cỏ ướt không một tiếng động.
    Nàng chỉ hơn một đứa trẻ một chút xíu, Tita. Vừa mới một tí đó thôi nàng còn đang chơi những con búp bê mà đám đàn bà đưa cho nàng. Nhưng nàng thông minh, và muốn biết tất cả về tôi và gia đình tôi. Tôi kể cho nàng với biết bao khoái cảm, về cái trại gia súc ở vùng nội địa Quatro Irmãos, về cha mẹ và các anh chị em của tôi, về cây vĩ cầm, thằng bé Indian Peri, Pedro Bento. Tôi kể cho nàng cả về ngôi nhà ở Teresópolis, về niềm say mê của tôi đối với cô gái trong khu nhà lớn (chuyện này làm nàng ghen, trở nên u uẩn và tôi phải an ủi nàng, nói rằng tất cả chuyện ấy thật vô nghĩa,), về những cuộc du hành của tôi trên đồng cỏ. Nhưng có những chuyện tôi không kể với nàng, con ngựa có cánh chẳng hạn, mà tiếng đôi cánh sột soạt của nó tôi đã không nghe thấy nữa trong một thời gian dài. Tôi không kể cho nàng chuyện ấy, không thể kể được. Có những thứ nàng thực sự không hiểu: một người Do Thái, làm một người Do Thái nghĩa là thế nào? Tôi cố giải thích, tôi kể cho nàng nghe về Abraham và bộ ngực của cụ, về Moses, về Nam tước Hirsch. Tôi thuật lại những chuyện ngắn của Sholem Aleichem, tôi nói đến Israel, Jerusalem, những nông trang tập thể, Marx và Freud cũng xuất hiện trong câu chuyện của chúng tôi.
    Thế rồi tôi ngừng lời. Đột nhiên tôi thấy nhớ nhà. Tôi nhớ cha nhớ mẹ, nhớ Deborah, Mina, thậm chí cả Bernado. Tôi vẫn viết cho gia đình những bức thư dài mà người đốc công đích thân mang gửi tận bưu điện thành phố cho tôi. Tôi nói tôi vẫn khoẻ, rằng mọi người không phải lo cho tôi. Nhưng tôi có nên thổ lộ về Tita không đây? Và tôi quyết định rằng vẫn chưa đến lúc làm việc đó.
    Dona Cotinha ngày càng ưa mến chúng tôi hơn. Bà nói chúng tôi là tất cả những gì bà có trên đời (?oNhững con thú cảnh thuơng mến của ta? là câu đầu lưỡi bà vẫn dùng để gọi chúng tôi,) chúng tôi còn quan trọng hơn cả đứa con trai ruột của bà, kẻ chưa thèm viết cho bà đến một dòng thư. Chuyện chúng tôi là ********của nhau có làm bà hơi lúng túng một chút. Mặc dù bà không nói gì, chúng tôi biết tận đáy lòng bà coi quan hệ của chúng tôi là cái gì đó có vẻ nực cười, thậm chí tội lỗi. Nếu chúng tôi lỡ ôm lấy nhau trước mặt bà, bà sẽ bối rối quay đi chỗ khác. Nhưng ngoài những việc ấy ra thì bà rất âu yếm chúng tôi, thường cho chúng tôi quà ?" áo len chui đầu cho tôi, vòng cổ cho Tita ?" khiến chúng tôi rất sung sướng.
    Tita và tôi thực sự rất hạnh phúc trong khoảng thời gian ấy, từ 1954 đến 1959.
    Ngày nào chúng tôi cũng ở bên nhau, không rời nhau một phút, Người này học được ở người kia ý nghĩa của mỗi cử chỉ, mỗi cái nhìn. Chúng tôi bắt đầu nhiễm những thói quen giống nhau và có một hệ thống tín hiệu riêng với nhau: bây giờ thì tôi là Gue và nàng là Ti. Gue và Ti, Ti và Gue, không bao giờ rời nhau. Tôi biết nàng thích tôi hôn nàng vào tai, chỗ thuỳ châu. Nàng biết tôi thích nàng đặt đầu lên ngực tôi. Nhưng trên hết mọi thứ, chúng tôi biết chúng tôi thèm ******** với nhau. Nỗi thèm muốn ấy lúc nào cũng tràn đầy trong chúng tôi, đêm, ngày, sáng sớm, bất kể khi chúng tôi đang làm việc, ăn uống hay ngủ nghê. Chúng tôi sẽ ôm lấy nhau, run lên vì thèm muốn. Và việc tình ái của chúng tôi lúc nào cũng tuyệt vời.
    (trang 174)
  3. kimnt

    kimnt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2003
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Hạnh phcú, từ 1954 đến 1959. Đến 1959 ư? Gượm đã, có thể không phải thế. Có thể là từ 1954 đến 1958, thậm chí chỉ đến cuối 1957. Điều chắc chắn là những ngày hạnh phúc đã bắt đầu sắp hết rồi. Một cảm giác bất an nào đó đã bắt đầu kín đáo lên men trong Tita. Có lẽ nó xuất phát từ những tờ tạp chí phụ nữ mà nàng vẫn xem hoặc từ những chương trình mà nàng vẫn nghe trên đài phát thanh. Tại sao chúng ta không thể cưới nhau và sống ở thành phố? Nàng hỏi. Tại sao em không được đến siêu thị như tất cả những phụ nữ khác? Tại sao em không thể đi mua rau quả, phó-mát, trứng, khăn trải bàn, những thứ như thế? Tại sao em không thể gặp mặt những người trong gia đình anh và ăn trưa với họ vào những ngày Chủ nhật? Tại sao anh không cho phép em có con?
    (Tôi dùng phương pháp phóng tinh ra ngoài để ngăn nàng có thai, chẳng may lại rất thành công. Tôi còn làm được gì khác? Đặt một viên sỏi vào tử cung theo lối của người Indian chăng? Thô thiển quá. Tôi không biết tí gì về các viên thuốc tránh thai, và có biết đi nữa thì liệu có loại nào họ làm cho nhân mã không? Bao cao su có thể dùng được, nhưng tôi có thể kiếm loại có kích cỡ khổng lồ ở đâu?)
    Những câu hỏi của nàng bộc lộ một tính cách độc đáo sâu sắc, thậm chí hơi lạ lùng. (Nàng kế thừa của mẹ nàng chăn?) Việc nàng định làm là muốn phù phép cho cái phần ngựa của mình mà nàng vẫn tưởng tượng là chẳng có dính gì đến người đàn bà Tita và có thể làm cho nó phi nước đại đi thật xa và đừng bao giờ trở lại.
    Nàng quên rằng mình là một nhân mã cái. Tại sao em không thể như những cô gái khác? Nàng thường khăng khăng thế. Bởi vì đơn giản là em không thể, tôi sẽ phải trả lời, bởi vì em có một cái đuôi, đôi hông ngựa, bộ móng ngựa, và cả một ít bờm ngựa nữa. Nhưng tôi không nỡ nói thế với nàng, không muốn làm cho nàng bị choáng và tuyệt vọng. Hơn nữa, những câu hỏi của nàng làm tôi xúc động, thậm chí còn làm tôi lén lút khóc thầm. Bản thân tôi cũng muốn có một cuộc đời bình thường. Chính tôi cũng mong được sống ở Pôrto Alegre, trong một căn hộ ba phòng ngủ, có một phòng khách rộng, có nhà để xe. Chính tôi cũng muốn có một gia đình. Và một công việc làm ăn riêng của mình, thế mà ngay đến việc học thêm cái gì đó ở một trường đại học cũng là bất khả thi đối với tôi. Tôi mong có bạnbè, đến chiều Chủ nhật có thể cùng chơi đá bóng với họ. Nhưng làm sao một con thú bốn chân chơi đá bóng được? Không thể được. Khúc côn cầu thì còn có thể. Chứ bóng đá thì không bao giờ.
    Liệu có thể thử cái gì đó không nhỉ? Có cách chữa trị gì không nhỉ? Khoa học đã có những bước tiến dài trong những năm vừa qua. Tita cho tôi xem một bài tường trình trong một tờ tạp chí, nói đến một bác sỹ phẫu thuật người Moroco đã có những ca mổ thần kỳ, biến đàn bà thành đàn ông và ngược lại, vậy thì tại sao lại không nhỉ, nàng hỏi, tại sao lại không biến được nhân mã thành người bình thường?
    Với tôi, việc đó có vẻ không thể thực hiện được. Tôi không tin mình có thể sống qua được một phẫu thuật như thế. Và ngay cả nếu ông bác sỹ ấy có thể mổ cho chúng tôi, hì chúng tôi sẽ đến Moroco bằng cách nào? Làm sao chúng tôi có thể chi trả cho một phẫu thuật như thế, chắc chắn là phải cực kỳ đắt tiền?
    Những ý nghĩ ấy khiến tôi mất ngủ. Biết có thể có giải pháp cho trường hợp của cả hai chúng tôi, mà lại không thể làm gì để thực hiện nó.
    Một đêm, Dona Cotinha gọi tôi đến chỗ bà.
    ?oGuedali, ta muốn nói chuyện riêng với anh.?
    Tôi nhìn Tita. Nàng có vẻ hoàn toàn chăm chú vào một tấm khăn đang thêu. Tôi đi theo Dona Cotinha vào phòng làm việc của bà. Bà đóng cửa và quay lại phía tôi.
    ?oTita đã nói với ta rằng có một vị bác sỹ ở Moroco có khả năng giải quyết được vấn đề của hai con. Nó bảo vấn đề chỉ là tiền nong thôi.?
    Dạ, thực ra cũng không phải đơn giản như vậy,? tôi nói, nhưng bà ngắt lời:
    ?oTa muốn anh biết rằng ta sẽ lo toàn bộ các chi phí.? Tôi cố ngăn bà, nhưng bà xua tay ngăn tôi lại. ?oTa già rồi, ta không cần tiền làm gì nữa, kể cả cái trại này, hoặc bất kì cái gì. Hai con còn trẻ, cuộc đời vẫn còn ở trước mặt. Hãy đi đi, các con, đi đến Moroco. Hãy giải phẫu, rồi trở về, bình thường.?
    Tấm lòng hào hiệp của bà làm tôi xúc động sâu xa. ?oMẹ thực sự là mẹ của chúng con,? tôi nói. Tôi rời văn phòng bà, cảm xúc chứa chan, và đêm đó tôi khóc rất nhiều. Không phải chỉ vì tự nhiên rtôi thấy nhớ cha mẹ anh chị tôi da diết, mà còn vì cử chỉ nhân từ vô hạn của Dona Cotinha.
    Thế mà rồi tôi vẫn không thể quyết được bề nào.
    Không phải chỉ là chuyện tôi sợ phải mổ. Tôi cảm thấy hình như việc ấy sẽ vi phạm một tạo tác của thiên nhiên, vốn có thể là kết quả của một ý định siêu đẳng, một ýchí thần thánh, biết đâu đấy. Tita nhận biết cuộc giằng co trong tư tưởng của tôi. Nàng không đề cập đến chuyện ấy nữa và chờ đợi tôi sẽ lên tiếng trước. Tôi đi qua khắp các cánh đồng. Tôi nghĩ, nghĩ mãi, chod dến lúc không còn biết liệu cuộc giải phẫu có phải là điều tốt đẹp nhất cho chúng tôi hay không.
    Có lẽ vì quá căng thẳng trong đầu óc, tôi ngã bệnh.
    Bắt đầu chỉ là một cơn nhức đầu nhè nhẹ, rồi cứ tăng dần, cho đến lúc trở thành những trận đau lộng óc kéo dài vật vã, tưởng chừng như bộ não của tôi như đang nứt toác ra thành nhiều mảnh. Tôi không còn thấy gì, nghe gì được nữa, cảm giác đau đớn thật khủng khiếp. Tita và Dona Cotinha giữ tôi nằm một chỗ và làm đủ mọi thứ có thể: họ chườm lạnh cho tôi, đắp những lát khoai tây tươi sống lên trán tôi.
    Trong bốn ngày liền tôi không còn biết gì đến xung quanh, bị những ảo giác kì lạ xâm chiếm. Có lúc hình như bộ móng ngựa của tôi đã biến thành những bàn chân người; có lúc chúng lại mọc thêm ra một cách kì lạ, khiến cho thân tôi cứ bị kéo dài mãi ra, thành như một con nhân mã hình sâu róm. Tôi đi lại trong căn phòng rất dài, luôn mồm đếm một-hai, một ?"hai, cố giữ đều nhịp cho hơn một tá chân bước đi không bị chệnh choạng. Chẳng ăn thua gì, vì những cái chân mới vẫn tiếp tục mọc thêm ra, càng lúc càng thêm dị dạng và vụng về. Cúôi cùng thì những cái chân ấy đá vào người tôi, gây thương tích thảm hại cho tôi. Thân thể tôi đau nhừ, máu chảy ròng ròng từ hàng chục vết thương, và tôi hoảng hốt nhìn, hay bộ móng của chính mình đang đám đá nhau như trong một cuộc tử chiến. Về sau những ảo ảnh ấy trộn lẫn với nhau, rồi dần biến đi. Bây giờ thì hình nhu tôi đang ở trên một con thuyền hoặc cái gì đó tương tự trên biển khơi, ngửi thấy mùi sóng mặn, lắc lư nhè nhẹ, ngắm nhìn một phong cảnh yên tĩnh và thanh bình. Đó là bờ biển của một xứ sở xa lạ, với những cây cọ và một thành phố toàn những ngôi nhà trắng.
    Khi đỡ hơn, dù vẫn còn rất yếu, tôi đã quyết chí được cho mình.
    ?oChúng ta sẽ đi Moroco,? tôi nói.
    Tita và Dona Cotinha ôm chầm lấy tôi, khóc oà lên. ?oTa đã biết mà,? Dona Cotinha vừa khóc vừa nói ?ota đã biết Thượng Đế sẽ khích lệ con, Guedali ạ!?
    Hai tuần sau, chúng tôi lên đường đi Bắc Phi.
    (hết trang 180)
  4. kimnt

    kimnt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2003
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    MOROCCO
    THÁNG 6 ĐẾN THÁNG 12 NĂM 1959

    THẬT LÀ KINH KHỦNG CÁI CHUYẾN ĐI MOROCCO ẤY.
    Chúng tôi không thể đi bằng máy bay, rõ ràng rồi, mà thậm chí đi bằng tàu thuỷ cũng không xong. Dona Cotinha liền đi Rio Grande và nói hcuyện với một người họ hàng xa vốn là thuyền trưởng một tàu chở hàng. Ông này là một thuỷ thủ già đời mà ai cũng không thể tin được câu chuyện của bà, cứ tưởng là chuyện đùa. Dona Cotinha cho ông ta xem một bức ảnh chụp chúng tôi (họ đã chụp mặc dù tôi rất ngần ngại) chỉ cốt để thuyết phục ông ta. Bị ấn tượng rất mạnh, ông đồng ý cho chúng tôi đi với điều kiện phải ẩn náu dưới một khoang tàu mà ông ta sẽ cho làm riêng ra thành một chỗ ở đặc biệt và không được bước ra đến ngoài. Dona Cotinha đưa cho ông ta rất nhiều tiền và ông đồng ý cho thêm vài thứ tiện nghi như nệm mút cao-su, quạt gió, một cái tủ lạnh, một cái cầu tiêu sử dụng hoá chất. Chỗ ẩn náu của chúng tôi chẳng nhờ vậy mà đàng hoàng được bao nhiêu. Nhưng chúng tôi muốn đến Morocco ngay lập tức, vì đã có hẹn với người bác sỹ giải phẫu. Chúng tôi đã thu xếp mọi việc với ông ta qua thư từ.
    Đầu tiên, chúng tôi cần đến được Rio Grande, cách gần hai trăm dặm. Dona Cotinha thuê một chiếc xe tải dùng để chở súc vật; ông đốc công sẽ là lái xe. Để tránh gây chú ý, chiếc xe sẽ chở cả mấy con ngựa của Zeca Fagundes trước đây. Như thế ta cũng tống táng được chúng đi, Dona Cotinha nói, trong bụng bà rất ghét những con vật tội nghiệp kia. Mọi việc sẽ đều làm vào ban đêm.
    Chúng tôi chào tạm biệt Dona Cotinha, bà rất xúc động, và Tita khóc. Chúng tôi trèo lên thùng xe. Bọn ngựa đã ở trên đó. Ông đốc công nổ máy và chúng tôi lên đường.
    Thật căng thẳng. Đó là lần đầu tiên Tita rời khu trại, nhưng không phải như một chuyến đi chơi, và nàng không thấy vui thú gì trong lòng. Thực sự là nàng gần như hoảng hốt, phải gắng hết sức để bình tĩnh. Luồng đèn pha của những xe cộ chạy ngược chiều chiếu lọt qua khe rào thùng xe, rọi lên gương mặt tái nhợt và cặp mắt mở to của nàng.
    Bầy ngựa đứng im lặng. Tôi rất sợ chúng ***g lộn lên, quăng quật mình mẩy và giẫm đạp lên chúng tôi. Tôi sợ là có lý do: một trong mấy con ngựa ấy là con Sultan, một con nữa cứ nhìn tôi như con Pasha ngày trước, con này già hơn Pasha, nhưng vẫn còn sung sức lắm. Sultan và Pasha, một cặp đáng sợ, liệu chúng tôi có địch lại được không? Hai con ấy và cả những con khác trong bầy? Không thể được. May sao, lũ ngựa không giở trò gì.
    Chúng tôi đến Rio Grande vào tảng sáng và được lén lút đưa lên tàu. Chỉ có thuyền trưởng, viên sỹ quan chỉ huy, và một người thuỷ thủ chịu trách nhiệm chăm sóc chúng tôi biết sự có mặt của chúng tôi ở trên tàu. Chúng tôi vừa ổn định chỗ ẩn náu là chiếc tàu nhổ neo và lên đường.
    Chao ôi là một chuyến đi! Nóng đến ngạt thở, khoang tàu hôi hám, biển động liên hồi. Tàu vừa rời bến là Tita đã bắt đầu say sóng. Nàng có những cơn ác mộng và thấy những thuỷ quái lao mình đập vào thành tàu. Tôi tỉnh thức, đánh đuổi bọn chuột cứ xông vào định gặm đuôi chúng tôi. Một cuộc chiến không cân sức: chúng đông quá, lại nhanh nhẹn, không biết sợ là gì, và rất khôn ngoan sau hàng chúc năm sống đời chuột dưới khoang tàu. Chúng thoăn thoắt chạy quanh khoang tàu, trèo lên những sợi dây chăng giữa các xà thép, hễ chúng tôi nhãng đi một cái hoặc ngủ thiếp đi là chúng lập tức nhảy ào xuống đầu xuống cổ. Những cái móng ngựa của chúng tôi chẳng làm gì được chúng; ấy vậy mà thỉnh thoảng tôi cũng giẫm bét được một con dưới chân, và thấy rất hài lòng: Mày có chạy đằng trời, đồ chuột bọ!
    Tôi cố giữ tinh thần cho Tita. Lần sau đi lại con đường này, tôi nói, chúng mình sẽ đi bằng máy bay. Hoặc lấy vé hạng nhất trên một con tàu khách sang trọng, có bể bơii và đủ các thứ khác. Nàng mỉm cười yếu ớt: Bể bơi hả Guedali? Nhân mã trong bể bơi ư? Chẳng mấy chốc mình sẽ không còn là nhân mã nữa, tôi nói, cố tin vào lời nói của chính mình.
    Cuối cùng thì chúng tôi cũng đến nơi. Qua lỗ cửa sổ khoang tàu, chúng tôi có thể thấy bờ biển châu Phi: một thành phố với những ngôi nhà trắng chói chang dưới nắng mặt trời. Điều gì đang chờ đợi chúng tôi ở đó?
    Đêm đến, chúng tôi được đưa xuống tàu. Một trợ lý của ông bác sỹ đón chúng tôi, một người đàn ông cao lớn choàng một tấm áo chùng rất dài. Ông ta dẫn chúng tôi tới một chiếc xe thùng kín mít màu đen, tương tự một cách khó chịu với một cỗ xe tang. Phải thế để không ai để ý, ông ta nói tiếng Tây Ban Nha rất dở, rồi chỉ cho chúng tôi lên xe từ phía sau. Hai cánh cửa kim loại đóng sầm lại và chiếc xe thùng lao đi, phóng hết tốc lực. Tita túm chặt lấy cổ tôi. Nửa tiếng sau, chúng tôi đến phòng mạch của ông bác sỹ ở ngoại ô thành phố: một cụm những toà nhà trắng sau một vòng tường bao quanh có người gác cửa mang vũ khí.
  5. kimnt

    kimnt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2003
    Bài viết:
    177
    Đã được thích:
    0
    Ông bác sỹ người Morocco không gây được mấy tin cậy: một người nhỏ bé, da nấu, không thể đoán tuổi và quần áo đỏm dáng, có mái tóc chải rất kỹ lật hết về phía sau. Ông đeo kính râm, óng tya mài giũa cẩn thận, và phảng phất một nụ cười giễu cợt trên cặp môi dày. Ông nói tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp. Xin chào các vị đã đến bệnh viện của tôi, ôn gnói, nhìn chúng tôi với vẻ đầy thú vị. Đúng như tôi tưởng tượng, ông nói thêm, đúng vậy, quí vị quả là? một trường hợp rất? rất đặc biệt.
    Lúc đó đã muộn và chúng tôi rất mệt, nhưng ông ta vẫn khăng khăng đòi khám chúng tôi ngay: ban đêm tôi làm việc tốt hơn, ông ta giải thích. Ông dẫn chúng tôi vào một nơi giống như một phòng nghiên cứu, bật hết các đèn rọi lên, lấy một cái máy ảnh và chụp tôi trong nhiều tư thế khác nhau. Đến lượt Tita, ông ta đề nghị nàng cởi bỏ áo chùm; nàng từ chối vì ngượng, nhưng ông bác sỹ cương quyết đề nghị, bảo là cần cho hồ sơ bệnh án. Cứ làm theo lời bác sỹ, Tita à, tôi nói.
    Xong phần chụp ảnh, ông đưa chúng tôi vào khu tạm trú, một gian nhà biệt lập với các toà nhà khác, Ở đây sẽ không có ai làm phiền anh chị, ông ta cam đoan, rồi mở cửa. Đó là một gian phòng rộng rãi, hầu như không có gì bên trong. Có nệm trải dưới đất và hai tủ quần áo nhỏ. Ở đó, ông ta làm nốt việc khám chúng tôi, nghe ngóng và bắt mạch. Lạ thật, ông ta luôn mồm nhắc đi nhắc lại, cực kỳ là lạ; tôi đã thấy nhiều trườnghpj dị thường, nhưng anh chị là ca dị thường nhất từ trước tới nay. Ông nói gì đó với người trợ lý, rồi quay lại phía chúng tôi. Tôi sẽ cho chụp một loạt phim quang tuyến, chúng sẽ rất quan trọng trong việc quyết định sẽ phải giải phẫu theo cách nào.
    Ông ta đang bước ra cửa thì tôi túm lấy tay ông giữ lại. Liệu có thành công không, bác sỹ, cuộc giải phẫu ấy mà? Ông mỉm cười: Ôi dào, chắc chắn là thành công chứ lại, tất cả các cuộc giải phẫu của tôi đều thành công hết. Ông vỗ nhè nhẹ lên hông sau của tôi. Một ca rất, rất thú vị đây. Nhất định rồi, sẽ đâu vào đó cả thôi.
    Khi chúng tôi còn lại một mình, Tita bảo, em không thích con người này tí nào. Em rất sợ cuộc giải phẫu này, anh Guedali. Tôi cố trấn an nàng, những thực sự là tôi cũng thấy sợ. Tôi quyết định tôi sẽ mổ trước. Nếu tôi chết, Tita sẽ trở về trại, vẫn là nhân mã thôi, nhưng mà còn sống.
    Chết. Ý nghĩ ấy nhẽ ra không nên xa lạ với tôi. Nửa ngựa với nửa người thì có gì khác nhua? Nhưng sự thật là: tôi muốn sống. Đời tôi lạ lẫm và khốn khổ, nhưng nó là của tôi. Và bây giờ tôi còn có thêm Tita. Nhìn nàng nằm ngủ trên nệm, tôi chợt nghĩ: Không, tôi không muốn chết. Đột nhiên một làn sóng lạc quan xâm chiếm tôi: Chết ư? Làm gì có chuyện vô lý ấy, tại sao lại nghĩ đến cái chết? Chúng tôi sẽ không thể chết được. Ca mổ sẽ thành công, ông bác sỹ sẽ cắt bỏ những phần thừa ấy, nào đuôi, nào móng, như thể chúng là những cái mụn cơm, những cái mụn cơm khổng lồ nhưng hoàn toàn có thể cắt bỏ được.
    Thế rồi tôi lại có một cảm giác là lạ, bí hiểm, giống như một cảm hoài êm ái, một thứ luến tiếc cho những gì sắp mất đi. Không, đó không phải là những mụn cơm trên thân thể chúng tôi. Chúng là những phần ngoài phát của bản thể chúng tôi, tự ben trong, chúng tôi đã là nhân mã rồi, tôi ngẫm nghĩ, tay mân mê đuôi mình, mặc cho những sợi dài tuột giữa những ngón tay. Một cái đuôi dày, thật đẹp. Dầu dưỡng tóc tôi dùng cho nó đã khiến nó mềm mại và óng mượt như lụa. Còn bộ giò của tôi, chúng chưa bao giờ trục trặc, chưa một lần phản lại tôi trong những lần nước đại đường dài. Thì đúng là chúng kết thúc bằng những móng ngựa, nhưng còn anh chàng ném dao găm trong gánh xiếc thì sao, anh ta để móng ngón tay út mọc dài loằng ngoằng đến phát sợ. Đuôi tôi, móng tôi, chúng là tôi, cũng như bản ngã thể chất và tâm linh của tôi vậy. Nhưng dù sao, tôi cũng đã quyết không trở lại với chúng nữa rồi. Xin giã biệt nhé, móng ơi, tôi thở dài. Xin giã biêt, bộ giò mạnh mẽ của tôi. Xin giã biệt, chiếc đuôi đẹp đẽ của tôi. Bộ da bụng của tôi ơi, màu sắc mày đáng yêu làm sao, xin giã biệt. Chẳng mấy lúc những cái đó sẽ không còn là một phần của tôi nữ. Ông bác sỹ Morocco đã chụp ảnh tôi; lần chụp sau, tôi sẽ xuất hiện với một chiếc quần dài, miệng mỉm cười. Trước và sau, cũng hệt như trong quảng cáo vậy.
    Đêm đó tôi đã nghĩ đến biết bao nhiêu thứ, buồn có, vui có. Nhưng cuối cùng tôi thấy mình chẳng buồn chẳng vui, chẳng tuyệt vọng cũng chẳng vui sướng, không khóc không cười, chẳng gì cả. Kết quả cuối cùng là một giấc ngủ - một giấc ngủ sâu, nặng và mạnh mẽ đến độ nuốt chửng toàn bộ thân thể thôi như một đầm lầy lôi tôi chìm nghỉm với toàn bộ chân cẳng, móng, đuôi, mắt mũi, mồm miệng, tất cả.
    Theo lời khuyến nghị của ông bác sũ, chúng tôi suốt ngày ở trong phòng. Không nên để cho các bệnh nhân khác nhìn thấy anh chị, ông ta nói vậy.
    Mà chúng tôi cũng không nhìn thấy các bệnh nhân khác. Nhìn qua khuôn cửa sổ nhỏ bé ra phía sau những mảnh vườn, những mảnh vườn đáng yêu với những bụi hoa hồng trồng thành từng dãy và một cái bể phun nước tí tách rì rào rất êm ái. Chúng tôi chỉ thấy những lối đi vắng vẻ, thỉnh thoảng lắm mới có một gia nhân khác tạp dề trắng rảo bước qua lại. Toàn những nhân vật quan trọng ở đó, người trợ lý của ông bác sỹ nói ngấp ngứ bằng tiếng Tây Ban Nha, tay chỉ về phía các gian nhà khác.Những người rất quan trọng, họ không thể để ai nhìn thấy mình. Mà quả có thế.
  6. Sota

    Sota Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    3.401
    Đã được thích:
    0
    (post một đoạn ngắn làm động lực)

    Những cuộc khám nghiệm nối đuôi nhau diễn ra mãi. Thử máu và nước tiểu, những cuộc điện tâm đồ, và nhất là những lần chụp quang tuyến X. Cơ sở của ông bác sĩ được trang bị thật hoàn hảo. Họ bắt chúng tôi qua đủ các kiểu chụp quang tuyến X. Tôi cần biết rõ sẽ gặp phải những gì ở bên trong cơ thể của anh chị, ông bác sĩ nói, ví dụ anh chị có bộ gan người hay là gan ngựa? Ông ta tiết lộ rằng khi mổ ông sẽ có sự trợ giúp của hai bác sĩ thú y. Toàn người Pháp cả, ông tự hào nói, đội cộng sự của tôi toàn các nhân vật đầu bảng.
    Đêm đến, mệt lả sau những khám nghiệm, chúng tôi trở về phòng mình. Chúng tôi đi nằm, tắt đèn, nhưng giấc ngủ không đến. Chúng tôi nghe thấy, mặc dù hầu như bị dìm đi trong tiếng nước chảy của bể phun ngoài hiên, những âm thanh vang vọng của tiếng trống xâ: Châu Phi đấy. Bên ngoài bức tường trắng kia là hoang mạc đá sỏi: những con người đen đủi choàng áo thụng ngồi trên lưng lạc đà; những con khỉ trên tàu cọ, những con nhân sư. Sông Zamberi. Núi Kilimanjaro. Những người Zulu. Những thầy lang đeo mặt nạ của bộ lạc. Đêm tối đầy nhóc những quái vật cứ thi nhau nhảy ra từ trí tưởng tượng của hai con nhân mã mất ngủ tội nghiệp.
  7. Sota

    Sota Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    3.401
    Đã được thích:
    0
    Tôi không nhớ rõ lắm cái đêm trước ca mổ. Tôi biết rằng một trong những trợ tá của ông bác sỹ đến tiêm cho tôi một mũi để ngủ, anh ta giải thích. Sau đó tôi lờ mờ nhận thấy có người khiêng tôi ra khỏi tấm nệm và đặt tôi vào một thứ toa xe: đã đến lúc rồi. Tita đứng cạnh tôi. Tôi muốn chào tạm biệt nàng, bảo nàng đừng lo, rằng mọi việc rồi sẽ tốt đẹp, nhưng không thể cất giọng được. Nàng cúi xuống và hôn tôi. Trong một giây ngắn ngủi tôi đã thấy cặp mắt nàng, màu trắng đờ đẫn trong mắt nàng, và rồi cánh cửa mở ra vào một bầu trời rạng ngày xam xám, một hành lang dài, rồi phòng mổ. Họ đặt tôi lên một cái bàn lớn, và buộc chặt tay chân với đuôi tôi xuống bàn. Ánh sáng của một bóng đèn lớn chói loà mắt tôi. Ông bác sỹ Morôcc đến gần, đã mặc áo choàng, đội mũ chụp, và đeo khẩu trang. Ông ta nói nhỏ điều gì đó. Tôi cảm thấy một mũi kim chích vào cánh tay, rồi không thấy gì nữa.
    Rồi tôi nằm trong phòng hồi sức, thực sự vẫn chưa tỉnh hẳn. Những nhãn ảnh lẫn lộn: những bộ mặt cúi xuống trên tôi, những đám mây xáo động, và giữa chúng, một con ngựa bay đang vỗ cánh.
    Đau. Đau khủng khiếp, không thể tưởng tượng được, xé da cắt thịt. Ôi cha ơi, ối mẹ ơi, cứu con với, tôi rên rỉ.
    Vì tôi nằm nghiêng, cánh tay phải của tôi bị đè vặn dưới người, lại cũng đau chẳng kém gì những phần thân thể đã phải mổ. Tôi cố gọi ai đó, nhưng cổ họng mất hết tiếng. Tôi với cánh tay trái, mãi mới nắm được vào thanh ngang đầu giường. Cố hết sức bình sinh, tôi lật lại mình. Hàng ngàn mũi nhọn đâm nhoi nhói dưới lưng, nhưng ngay lúc ấy tôi chợt nhận ra rằng lần đầu tiên trong đời tôi đang nằm ngửa trên lưng mình. Nằm ngửa! Giống như cha mẹ tôi trên chiếc giường đôi của họ vào những sáng thứ Bảy. Giống như Deborah, Mina, Bernardo, Pedro Bento, và cô gái trong khu nhà lớn nọ. Giống như hai anh lùn, bà dạy sư tử, và Dona Cotinha, như tất cả mọi người. Nằm ngửa. Tôi nhìn mãi lên trần nhà, tuyệt vời biết bao cái việc nằm ngửa nhìn lên trần nhà như thế. Chẳng có gì đặc biệt, chỉ là một cái trần nhà màu trắng, song tôi nghiên cứu nó với một tình cảm âu yếm cực kỳ. Tôi muốn cười phá lên; tất nhiên là không thể được vì tôi còn rất đau, nhưng tôi thực sự muốn được cười thật to cho thoả nỗi vui sướng thấy mình vẫn sống, đã qua được cuộc giải phẫu, và thực ra, nhất là vì tôi đang có thể nằm ngửa được trên lưng mình. Tôi thận trọng đưa tay ra sờ chính mình. Thật khó chịu khi tôi vẫn sờ thấy lớp lông ngựa quen thuộc ở hai chân, nhưng trên đó, bắt đầu từ đùi, tôi chỉ sờ thấy bông băng. Từ hai đùi trở lên, tôi bị băng kín mít, rất nhiều băng gạc. Băng gạc, nhưng không thấy hai chân sau đâu nữa; băng gạc, nhưng không thấy đuôi nữa; băng gạc, nhưng không còn cái bụng khổng lồ nữa. Được cuốn trong băng gạc mới thích làm sao, hết lớp này đến lớp khác. Chắc hẳn trông tôi giống một cái xác ướp Ai Cập, tôi nghĩ bụng và lại muốn phá lên cười.
    "Buenos Dias!" (31) Ấy là ông bác sỹ Morocco, mặt cười tươi. Ông nhấc bỏ tấm vải phủ trên người tôi, kiểm tra mọi thứ, và rất hài lòng. Ông mô tả cuộc phẫu thuật cho tôi nghe, khi không tìm được chữ thì làm điệu bộ bắt chước những gì đã xảy ra, và cứ hăng hái loay hoay như thế suốt. Từ những gì tôi hiểu được thì trong khi mổ ông đã phát hiện tôi có hai bộ phủ tạng, một của ngựa và một của người, cho nên ông mới có thể cắt bỏ hoàn toàn phần ngựa, chỉ trừ hai chân trước, mà không bị rủi ro gì.
    "Thế phần cắt bỏ ấy ra sao rồi?" Tôi hỏi.
    Câu hỏi ấy khiến ông lúng túng. Đầu tiên ông nói đã cho ném tất cả, móng, đuôi, da, ruột gan, xuống biển; rồi thì ông lại tự mâu thuẫn với mình: không,ông đã không cho ném chúng xuống biển, mà cho đốt đi cả rồi.
    Cuối cùng thì ông thú thực là ông đã bán hết những phần ngựa ấy cho dân bản địa. Thịt ngựa ở đây rất hiếm, ông nói, mà anh thì dinh dưỡng đầy đủ. Thực tế là, ông nói tiếp, dân địa phương chẳng bỏ đi một thứ ngựa gì của tôi: da thì họ dùng căng mặt trống lễ hội, xương thì họ làm phân bón. Móng thì họ làm thành những cái gạt tàn thuốc lá và những đồ mỹ nghệ khác, còn cái đuôi thì họ làm thành một thứ phất trần đuổi ruồi hạng sang bán cho quan chức cao cấp. Tôi thực tâm hy vọng anh không phản đối, ông nói thêm. Không, tôi thì thầm, không sao đâu.
    Một chút im lặng. Tôi lại nhìn lên trần nhà, chỗ có một con ruồi to tướng đang đậu trên mặt vôi trắng. Có phải loài ruồi đốt ai sẽ làm cho người đó mắc chứng ngủ không dậy được đó chăng? (32) À, ông bác sỹ đột ngột lên tiếng, tôi quên chưa nói với anh phần quan trọng nhất!
    Mặt ông sáng bừng lên, và ông bắt đầu mô tả việc chuyển vị trí cái dái ngựa của tôi vào chỗ bình thường của người, tức là vào giữa hai chân trước. Kết quả tuyệt đẹp, ông kêu lên, rồi cười khúc khích: thật là một cái dái, có phải không nào? Một cái dái kỳ diệu! Rồi ông nháy mắt: tôi phát ghen với anh đấy, anh bạn ạ, tôi thực sự ghen với anh đấy.
    Rồi vừa đứng lên, ông vừa nói, "Tôi sẽ báo tin kết quả ca mổ này cho... a, vợ anh biết. Tất nhiên cô ấy chưa thể vào thăm anh, nhưng tôi sẽ nói cho cô ấy biết mọi việc đều đã tốt đẹp cả rồi."
    Đêm đó tôi không sao ngủ được. Tôi nghe mãi tiếng trống văng vẳng ngoài hoang mạc xa xôi. Những bàn tay to lớn đang vỗ trên mặt da căng thẳng của tôi đấy; âm thanh trống rỗng vang dội mãi trong đầu tôi, không thể nào ngăn lại được. Mãi đến lúc rạng ngày tôi mới mệt nhọc thiếp đi.
    ----------------------
    (31) "Chúc một ngày tốt lành" - câu chào khi gặp nhau trong tiếng Tây Ban Nha. (ND)
    (32) Nguyên văn là "tsetse", một loài ruồi mạng bệnh gây ngủ. (ND)

  8. Sota

    Sota Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    3.401
    Đã được thích:
    0
    Ca mổ của Tita vài ngày sau đó cũng diễn ra rất tốt đẹp. Lúc ấy tôi đã có thể ngồi trong một chiếc xe lăn, vẫn còn đau, nhưng đã khá hơn nhiều. Đêm hôm sau ca mổ của Tita, ông bác sĩ Morocco vào phòng tôi. Tôi muốn cho anh xem mấy thứ, ông nói. Rồi ông đưa tôi vào nhà bếp của bệnh viện, vào giờ ấy không có một ai, và mở cửa gian phòng đông lạnh.
    "Tôi buộc lòng phải để ở đây, chẳng còn chỗ nào khác."
    Đó là phần thân sau đẫm máu của Tita, treo trên một cái móc. Trên một cái móc khác là những bộ phận phủ tạng.
    "Tôi phải làm gì với chúng đây?" Ông hỏi, giọng chẳng lịch sự chút nào. Có thể thấy ông đã chẳng vui tí nào khi tôi có vẻ không đồng tình với cách ông xử trí cái phần ngựa của tôi, nhưng dù sao thì ông vẫn công nhận cái quyền của tôi đối với những di hài đang lủng lẳng trong gian phòng đông lạnh này.
    Tôi đề nghị cho hoả táng chúng rồi rắc hết tro ra ngoài đại dương. Chính tôi đã đích thân trông coi việc ấy, phớt lờ những vẻ ác cảm của tay trợ lý, là người phải im lặng thừa hành việc này trong đêm tối.
    Ông bác sĩ tuyên bố chúng tôi sẽ được chuyển khỏi gian nhà lẻ để vào những phòng bên trong bệnh viện, chúng tôi không còn phải ẩn náu nữa.
    Ngay hôm đó chúng tôi chuyển phòng, ngồi trên xe đẩy. Thứ đầu tiên chúng tôi để ý trong căn phòng mới của mình là cái giường - một cái giường đôi rộng rãi. Nó được phủ bằng một tấm chăn thêu với những hình trang trí vui mắt, tương tự như những tấm thảm tranh của Dona Cotinha. Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau, Tita và tôi, rồi cùng mỉm cười: đó là chiếc giường đầu tiên chúng tôi được nằm trong đời.
    Với sự giúp đỡ của hộ lý, chúng tôi cởi quần áo và nằm xuống giường, đối diện nhau, nhìn mãi vào mắt nhau và không ngừng mỉm cười. Tita nói nàng thấy buồn ngủ, rồi trở mình sang bên kia. Tôi ôm nàng từ sau lưng, hai bàn tay nâng hai bầu vú nàn, và hôn lên gáy nàng.
    (Ở dưới, chúng tôi vẫn còn cặp móng nhân mã, nhưng phần có da người như tay, ngực, cổ... bây giờ đã nhiều hơn phần có da ngựa. Liệu sẽ có ngày da người lan ra thay thế hết da ngựa hay chăng?)
    Tôi thở dài. Mọi việc đều ổn cả, thực sự là mọi việc đều ổn cả. Duy có một thứ vẫn quấy nhiễu tôi: ấy là âm thanh của tiếng trống đổ dồn, nhưng rồi cả cái đó nữa cũng mỗi lúc mỗi xa xôi dần. Còn tiếng đập cánh thì không còn một tí gì nữa.
  9. Sota

    Sota Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    3.401
    Đã được thích:
    0
    Khi những sẹo mổ đã lành, chúng tôi được giao cho một đội các nhà vật lý trị liệu phụ trách việc huấn luyện chúng tôi cách đi đứng như người bình thường.
    Việc đó không phải dễ. Đầu tiên, họ làm những đôi giày đặc biệt cho chúng tôi: những đôi ủng cao cổ có đế rộng, có thể giúp chúng tôi đi đứng rất vững chãi ổn định. Bên trong ủng có những lót đặc biệt để ôm thật vừa quanh móng ngựa của chúng tôi.
    Chúng toô luyện tập trong nhiều tuần, lúc đầu đi bám trên hai xà ngang, rồi chống nạng, rồi chống gậy. Chúng tôi ngã lên ngã xuống, có lúc thật nản lòng, còn Tita thì khóc. Tuy nhiên, ông bác sĩ Morocco luôn động viên tinh thần chúng tôi, và cuối cùng cũng đến ngày chúng tôi tự mình đi những bước đầu tiên, tay nắm tay. Thật là một giây phút sung sướng! Nó chỉ thua có giây phút chúng tôi nhảy điệu vanxơ đầu tiên với nhau, được tất cả mọi người trong bệnh viện nhiệt liệt hoan hô.
    Thấy tôi đi mỗi ngày một chắc chắn tự tin, ông bác sĩ nói: chẳng mấy chốc anh sẽ là một cầu thủ bóng đá vô địch ở quê nhà. Ông ta rất tò mò về nước Brazil: họ bảo có thể kiếm tiền rất nhanh ở đó có phải không? Tôi trả lời qua quýt, cố tránh chủ đề ấy, và chỉ khiến cho ông ta thêm tò mò (và thèm muốn hơn, có thể thấy rõ điều ấy). Một hôm ông đưa tôi đến văn phòng của ông trong thành phố và giới thiệu tôi với người người đàn ông ăn vận rất lịch sự, có người Morocco, có người Châu Âu, ai cũng đeo kính đen. Đây là một số thương nhân rất quan tâm đến Brazil, ông nói.
    Họ muốn đầu tư vào xuất nhập khẩu, và cần có thông tin. Tôi nói những gì mình biết cho họ nghe, chẳng được là bao. Tuy nhiên, vì những lý do gì đó, họ đều có ấn tượng tốt về tôi. Họ đưa danh thiếp cho tôi, đề nghị tôi viết thư liên lạc với họ.
    Tháng 12 năm 1959, chúng tôi đã sẵn sàng trở về Brazil. Đúng lúc đó chúng tôi nhận được một lá thư của người đốc công ở trại nhà, báo tin Dona Cotinha đã đột ngột qua đời. Chúng tôi buồn rầu vô hạn. Dù sao, chúng tôi cũng đã liên lạc thường xuyên và thông báo liên tục cho bà về tình hình của chúng tôi, gửi cả ảnh chụp chúng tôi, đứng trong vườn bệnh viện, trong một khu chợ Ả rập, cùng với ông bác sĩ. Tội nghiệp Dona Cotinha, bà không còn được thấy chúng tôi đi đứng như những con người bình thường nữa, mà đó đã là mong ước lớn nhất của bà. (Sau này chúng tôi cực kỳ xúc động được biết bà đã để lại cho chúng tôi một phần lớn gia sản của bà, phần còn lại chia cho người con trai, ông đốc công, những tá điền trong trại và cả đám đàn bà xưa kia của chồng bà.)
    Kế hoạch của chúng tôi phải thay đổi. Sống ở trại mà không có Dona Cotinha chẳng có gì hấp dẫn nữa; hơn nữa, người con trai bà đã dọn về sống ở trại nhà. Liệu chúng tôi có nên chuyển về sống ở Porto Alegre?
    Tôi viết bức thư đầu tiên cho cha mẹ sau nhiều năm im lặng. Tôi kể về cuộc giải phẫu, về Tita, và cho họ biết ý định muốn về sống ở Porto Alegre. Về đi các con, cha mẹ tôi viết trả lời, về sớm đi, chúng ta đang nóng lòng chờ mong các con.
    Thế là, vào đúng đêm Giáng sinh năm 1959, chúng tôi lên máy bay trở về Brazil. Ở sân bay mọi người đều để ý đến vóc dáng cao ráo và điệu bộ trang nhã của chúng tôi. Tôi mặc quần nhung kẻ và áo sơ-mi có in hoa, Tita thì vận một chiếc áo cánh lụa và quần jean, từ đó trở đi sẽ là bộ trang phục điển hình của nàng. Và tất nhiên chúng tôi đều đi ủng, những đôi ủng mà chúng tôi sẽ phải đi lâu dài, có thể là mãi mãi. Thì đã làm sao! Tita nói, gương mặt rạng rỡ, lúc nàng đang nhìn qua cửa sổ khi máy bay cất cánh.
    Tôi ngả người vào lưng ghế và nhắm mắt lại. Máy bay lướt qua những đám mây; tôi cảm thấy thật tuyệt vời. Không bao giờ chúng tôi còn phải để người ta chuyên chở mình trên xe tải và rơ-moóc nữa. Không bao giờ chúng tôi còn phải ẩn náu, trong một khoang tàu thuỷ hoặc bất kỳ nơi nào nữa. Không bao giờ chúng tôi còn phải phi nước đại nữa.
    Đột nhiên tôi giật nảy mình vì một cảm giác lạ lùng. Tôi mở mắt và nhìn qua cửa sổ. Mây, đúng thế, có những đám mây hình dáng lạ lẫm có vẻ giống con vật này con vật nọ. Nhưng một con ngựa bay có cánh thì không.
  10. Sota

    Sota Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    3.401
    Đã được thích:
    0
    PORTO ALEGRE
    15 THÁNG 12, 1959 - 15 THÁNG 9, 1960

    NHƯNG VIỆC SỐNG Ở PORTO ALEGRE CỦA CHÚNG TÔI KHÔNG THÀNH.
    Cha mẹ mừng rỡ đón tiếp chúng tôi, có cả Mina, Deborah cùng chồng và hai con gái, và Bernardo, đã hoà giải với gia đình, cưới một cô gái Do Thái và bấy giờ đã có một đứa con trai. Nước mắt ròng ròng, tất cả chúng tôi lần lượt ôm ghì lấy nhau, lùi lại để nhìn nhau, rồi lại ôm lấy nhau.
    Cha mẹ tôi đã già. Tóc mẹ tôi bạc trắng hết cả, còn cha tôi không còn là một người đàn ông sức vóc như xưa nữa, đôi vai đã trễ xuống rồi. Deborah trông hơi mợ một chút; chồng chị, ông luật sư ở Curitiba, vẫn vui tính như thế. Tôi thấy Mina có vẻ cay đắng thế nào đó (chị thành bà cô già rồi, chị thì thào vào tai tôi khi chúng tôi ôm lấy nhau. Thì đã sao, chị Mina, sẽ đến ngày chàng hoàng tử có phép lạ của chị sẽ xuất hiện, tôi bảo thế.) Bernardo vẫn kín đáo như xưa; ngược lại thì vợ anh lại nói luôn mồm và có những cái cười ré lên nghe rất điên. Thằng quái con của họ cứ nhất định kéo hai ống quần tôi lên (có lẽ nó đã nghe lỏm được những câu chuyện của người lớn trong nhà) nhưng chẳng ăn thua gì, vì ống quần chúng tôi đều được cài chặt xuống ủng ở bên trong, một biện pháp phòng ngừa những sự cố như thế này.
    Tita hơi bị lẻ loi trong toàn bộ khung cảnh ấy, cũng là tự nhiên thôi. Nhưng chẳng mấy chốc cả nhà đã quay sang nàng, bắt đầu ngắm nhìn nàng, khen ngợi nàng, quay sang bảo tôi rằng nàng thật là xinh đẹp. Tôi nhận thấy cảm giác bất an của nàng, cố khích lệ nàng bằng cách ôm lấy nàng, nhưng tôi thấy nàng chấp chới, đến nỗi sợ nàng có thể không đứng nổi một mình nữa. Thế rồi thình lình tôi để ý thấy bàn chân phải của chính mình đang cào cào xuống đất, mũi ủng như cứ đá đá liên hồi xuống mặt sàn nhẵn bóng của sân bay. May sao, ông chồng chị Deborah bỗng lên tiếng: Chúng ta đi thôi nào, mọi người ơi, bữa tối đang chờ, và Dona Rosa đã sửa soạn của một bữa tiệc đấy nhé!
    Và quả là một bữa tiệc, với những món mà chỉ có mẹ tôi mới biết nấu, mà thật nhiều, thật ngon: một món súp ngậy, thịt băm viên, và (mặc dù chẳng cần thiết nữa) cả một đĩa tướng rau trộn xà-lách và bắp cải. Ngồi giữa cha mẹ, tôi kể chuyện Morocco, những con lạc đà và những người Ả rập mặc áo choàng dài gió thổi bay phấp phới. Tita, rất im lặng, hầu như không động đến đồ ăn nào của mình.
    Sau bữa tối, chúng tôi đi khắp nhà. Vẫn ngôi nhà xưa, rất ít thay đổi.
    "Chị đã bảo bố mẹ nên dọn đi chỗ khác," Deborah nói với giọng phê phán. "Bố mẹ có thể về ở khu Bon Fim, trong một căn hộ đẹp, gần Bernardo. Nhưng mà không, hình như bố mẹ đã bắt rễ ở đây rồi."
    "Thôi đi nào, Deborah," cha tôi nói, "cái nhà tốt thế này, rộng thế này, ở đâu khác mà ta có thể có chỗ cho tất cả các con, con này, chồng con với hai đứa cháu gái của ta này, mỗi khi các con đến thăm chúng ta? Sống trong căn hộ ư? Không bao giờ. Ta rất hạnh phúc trong ngôi nhà này. Ta là một gã quê mùa, ta thích rộng rãi, thích cây cối."
    Ông gợi ý chúng tôi ra ngoài ngồi chơi dưới giàn hồng leo như vẫn thường làm ngày trước. Tôi rùng mình: tôi không muốn nhìn lại ngôi nhà lớn đằng xa, không muốn nhớ lại cô gái trần truồng hay con chim câu Columbo phản phúc. Trời lạnh lắm cha ơi, tôi nói, mình ở trong này thôi.
    "Lạnh ư!" Cha tôi ngạc nhiên. "Tám mươi sáu độ mà lạnh ư? Không thấy ta đang toát mồ hôi đây à, Guedali! Con cứ tưởng lạnh chỉ vì con mới ở châu Phi về đấy thôi. Đi nào, ra ngoài đi."
    Ông túm lấy cánh tay tôi và đẩy tôi ra ngoài. May sao, khu nhà lớn ấy không còn thấy đâu nữa, và tôi thấy buồn vì chính cảm giác nhẹ người của mình. Một cao ốc chung cư lớn đã che khuất khu nhà ấy. Quả thật cảnh vật xung quanh đã không còn nhận ra được nữa, đâu cũng thấy những ngôi nhà mới xây. Chỗ này ồn ào lắm rồi, mẹ tôi phàn nàn, hơn nữa, hàng xóm láng giềng mình cũng chẳng biết ai. Deborah nói phải, chúng ta nên về Bon Fim, gần bạn bè hơn. Ta là một gã quê mùa, cha tôi nhắc lại. Không còn sức cày bừa nữa thì chí ít cũng phải cho ta chăm nom cây cối trong sân, trồng lấy một vườn rau nho nhỏ. Chí ít cũng phải cho ta làm việc ấy để tưởng nhớ ngài Nam tước Hirsch.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này