1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Con nhân mã trong vườn - The Centaur in the Garden

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Null, 01/08/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Sota

    Sota Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    3.401
    Đã được thích:
    0
    Paulo đứng dậy, tay cầm một cuộn giấy thiết kế. Anh nhìn chúng tôi, mỉm cười với một vẻ bí hiểm. Khỉ thật, nói đi chứ, Beatrice nói, cậu làm tớ nhớ đến một bộ phim trinh thám.
    Paulo nói anh đang tìm kiếm một nơi để sống.
    "Tớ đã đi xem các căn hộ, các kiểu nhà, nhưng chẳng có gì như ý. Chỗ nào cũng chật chội, đông đúc, phố phường thì ầm ĩ và ô nhiễm. Thế rồi một ý nghĩ chợt nảy ra trong đầu tớ: tại sao chúng ta không về nông thôn mà sống?"
    Anh mở cuộn giấy. Đó là một tấm bản đồ thành phố Sao Paulo, gồm cả các khu vực ngoại ô. Có một chỗ được đánh dấu bằng mực đỏ. Nào, khu vực này, Paulo nói, là một khu rộng 25 ây-cơ (38) với rừng tự nhiên và một cái hồ - nhỏ thôi, nhưng nước rất trong, rất sạch. Chúng ta có thể chia nó thành 20 lô, mời thêm những người quen biết, và biến khu đó thành một khu chung cư biệt thự với những ngôi nhà ở riêng biệt và rải rác (39). Các cậu nghĩ sao?
    Mọi người nhao nhao lên tiếng cùng một lúc: thế là một nông trang tập thể rồi, một nông trang tập thể chính hiệu rồi! Bela kêu to. Một thuộc địa nghỉ mát, Tania nói. Julio không đồng ý với quan điểm nông trang tập thể. Nó khác hoàn toàn chứ, trong những ngôi nhà này ai nấy đều sống hoàn toàn riêng tư biệt lập mà. Rất hăng hái, Paulo bắt đầu giải thích vào chi tiết, nói đến bể bơi, sân tennis, một cái công viên giải trí nho nhỏ, những cái thuyền chèo trên hồ, một sân golf. Các cậu có tưởng tượng được không, Bela nói, tất cả lũ chúng ta đều nằm dài trên cỏ, nghe chim hót, nhìn trời xanh?
    Nhoẻn miệng cười, Fernanda nháy mắt với tôi. Tita im lặng. Paulo nói khu vực ấy có thể thu xếp rất an toàn với hệ thống hàng rào điện, nhân viên gác cửa có vũ trang, và một hệ thống điện thoại nội bộ đề phòng các trường hợp khẩn cấp. Beatrice nói đến một trung tâm bảo mẫu với hộ lý và các chuyên gia tâm lý.
    Tania muốn biết chi tiết giá cả, Joel nói đến chuyện cưỡi ngựa: tớ lúc nào cũng mơ có một con ngựa màu hạt dẻ, ôi chao, những con vật đẹp đẽ biết bao! Lại còn thế nữa, Tania nsoi, em cứ tưởng anh không ưa những thứ như thế kia mà, Joel. Các cậu thấy chưa, Joel nói, thấy chưa kìa, đấy, em có bao giờ hiểu anh đâu, Tania. Anh thích cưỡi ngựa lắm, nhưng không thể làm theo ý mình được, bởi vì nếu anh phi nước đại, Tania ạ, chắc chắn là những tâm trạng khó chịu của anh sẽ tiêu tan hết.
    Anh dừng lời. Một sự im lặng đầy ngạc nhiên bao trùm gian phòng. Rồi Joel nói tiếp: "Tania này, anh đã đối xử không hay với con, anh đã đánh chúng, nhưng đó là vì anh thấy ấm ức quá độ. Suốt đời anh phải tự giam mình trong văn phòng và trong cửa hàng, suốt ngày bị quấy nhiễu, đến nỗi đêm nằm anh cũng không thể quên được chúng. Khi ngủ, anh mơ thấy toàn TV, hàng dãy hàng dãy TV. Trên màn hình của cái TV này anh lại thấy những cái TV khác, và trên màn hình của những cái ấy lại có những cái khác nữa, nhỏ hơn, nhỏ hơn mãi, từ 20 inch, 16 inch, 8 inch, 5 inch, 3 inch. Hàng đống những cái máy thu hình ấy cứ đuổi theo anh. Những lúc ấy anh chỉ muốn đổi tất cả lấy một con ngựa, Tania ạ. Phi ngựa ra ngoài không khí tươi mát sẽ làm cho anh sung sướng khôn cùng. Anh chắc chỉ cần được cưỡi ngựa đi thật xa là anh có thể bỏ lại đằng sau những nỗi nhọc nhằn kia, Tania ơi. Rồi anh sẽ trở về, thành một con người khác, đáng yêu hơn, biết vui cười. Con cái mình rồi chẳng mấy chốc sẽ biết kính yêu anh, em có dám cuộc không nào. Và chúng nó cũng sẽ học cưỡi ngựa. Cả em nữa. Em và các con đều có thể có những giờ học với một ông thầy mà anh quen. Anh sẽ mua cho mỗi người một con ngựa, một con ngựa còn rẻ hơn nhiều một cái ô tô, Tania ạ. Chúng ta sẽ cùng nhau phi ngựa, em với anh chạy trước và bọn trẻ theo sau, hoặc theo hàng một như kiểu người Indian, thế nào cũng được. Điều quan trọng là, cả nhà mình sẽ phi ngựa cùng với nhau."
    "Thế thì kỳ diệu quá," Tania nói, giọng xúc động. "Thực sự kỳ diệu quá, Joel ạ, em chưa bao giờ nghĩ ra được chuyện ấy."
    "Thế ư," Joel nói, "em có thể nghĩ đi là vừa, bởi vì anh đã quyết chí rồi."
    "Em sẽ theo anh, anh yêu ạ," Tania nói, "bởi vì, em cũng có những kế hoạch của em nữa."
    Tania nghĩ đến một cái sân khấu ngoài trời nho nhỏ giống như kiểu các sân khấu Hy Lạp cổ đại, để trình diễn và hoà nhạc. Và tớ sẽ là người khai trương nó, chị nói, hai mắt sáng ngời, bằng một buổi độc tấu vĩ cầm. Thật ngạc nhiên, không ai biết chị chơi vĩ cầm. Tớ chưa biết chơi, chị nói, nhưng tớ có thể mua một cây vĩ cầm và học chứ có làm sao, phải không nào? Tớ vẫn thường mơ được lang thang trong đồng cỏ và chơi vĩ cầm. Hoặc thổi sáo, nhưng thực lòng tớ thích cây vĩ cầm hơn. Còn tớ cũng sẽ dùng đến cái sân khấu của cậu đấy, Bela nói. Để trình diễn một màn ca nhạc theo kiểu Mĩ, trong đó tớ sẽ vừa hát vừa nhảy cla-két (40). Bởi vì tớ có thể hát rất hay, và tớ có thể học nhảy cla-két. Chẳng phải Tania sắp học vĩ cầm đó sao?
    Bela nói nhảy cla-két sướng làm sao, những tiếng gõ của bộ cá sắt xuống sàn gỗ hoặc sàn đá vang lên thế nào. Một màn diễn theo thể loại Fred Astaire (41), đấy là cái tớ muốn làm. Chị thở dài. "Tớ phát mệt vì tính khí dữ dằn của mình rồi, vì thói hay phun nọc độc vào người khác rồi. Các cậu không biết tớ đã thành xấu tính đến mức nào đâu. Mới mấy hôm trước, tại một buổi tiệc trà từ thiện của nhà trường, tớ đã bảo bà hiệu trưởng rằng bà chỉ biết ăn cho ngập mặt trong khi người nghèo đang chết vì đói. Tệ hơn nữa, tớ quẳng cả một đĩa kẹo bột xuống sàn nhà. May mà chỉ vài người nhìn thấy, nếu không thì đã tai tiếng ầm ĩ lên rồi."
    Chị lau nước mắt.
    "Nhưng cuối cùng thì tớ là ai? Nào, nói thử xem, các bạn, tớ là ai? Một kẻ cuồng tín chăng? Một con khủng bố chăng? Một phiên bản giống cái của nhà tiên tri Jeremiah chăng? Hay là một phần tử Trotskyist? Nói xem, có phải tớ là thế không? Không đâu, các bạn thân mến ạ, tớ không phải thế. Tận đáy lòng, tớ chỉ là một người bình thường, và tớ muốn mỉm cười, muốn gieo rắc hạnh phúc xung quanh mình. Và em muốn ******** với anh đây, anh Julio!"
    -----------------
    (38) Acre: Đơn vị đo diện tích đất của Anh, Mĩ, có những giá trị khác nhau tuỳ từng nơi, nhưng trung bình thường tương đương với 4000 mét vuông (ND)
    (39) Nguyên văn: "a horizontal condominium" là một khu chung cư theo chiều ngang, nghĩa là không phải theo hình thức một khu nhà cao tầng với nhiều căn hộ, mà là một khu đất rộng với những ngôi nhà ở rải rác riêng biệt. Chúng tôi dịch thuật ngữ này thành "khu chung cư biệt thự". (ND)
    (40) Nguyên văn: "Tap dancing", một lối nhảy chủ yếu dùng hai chân dận mũi và gót xuống sàn rất nhanh và theo các tiết tấu khác nhau, với một đôi giày có cá sắt. Thời Pháp thuộc, người mình thường gọi là nhảy cla-két.(ND)
    (41) Fred Astaire (1899 - 1987) nghệ sĩ múa và diễn viên người Mĩ. (ND)

  2. crazyoddygal

    crazyoddygal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2004
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    0
    ngày ngày đều rẽ qua đây để xem số phận của Guedali ra sao :D
    ngày ngày hồi hộp... ^^
    Được crazyoddygal sửa chữa / chuyển vào 20:38 ngày 30/10/2006
  3. Sota

    Sota Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    3.401
    Đã được thích:
    0
    Julio đứng dậy ôm chầm lấy chị. Họ hôn nhau rất lâu trong khi chúng tôi vỗ tay hoan hô. Rồi đến lượt Armando lên tiếng, nói đến việc trồng hoa thu hải đường là thứ hoa anh yêu thích nhất và việc nuôi chim ("Tớ rất mê loài vàng anh nước Bỉ") với nuôi thỏ ("Các bạn ơi, không có gì xinh xắn hơn một chú thỏ Angola, trắng tuyền...") Giọng anh nghẹn lại, hai mắt ươn ướt. Nhưng những thứ ấy không phải chỉ là trò tiêu khiển, anh nói thêm, tớ cũng đã nghĩ đến việc nuôi cá tập trung và thâm canh có thể rất có lãi cho chúng ta, có khi còn bù đắp được cả cho những chi phí của khu chung cư nữa đấy. Cái duy nhất chúng ta thiếu là...
    Anh đột ngột ngừng lời, rồi im lặng.
    Một hồi im lặng kéo dài, căng thẳng. Không ai nhìn ai. Cuối cùng Julio lên tiếng. "Một công việc hay đấy," anh nói, giọng run run, nặng nhọc. "Tớ đã làm trong lĩnh vực bất động sản nhiều năm và tớ biết rằng đây là một vụ đầu tư chắc ăn. Nhưng các bạn ơi, không phải vì giá trị doanh thương mà chúng ta sẽ xây dựng khu chung cư này. Mà là vì nó đại diện cho cuộc sống của chúng ta, cho một lối sống mới và tốt đẹp hơn. Các bạn có thấy điều đó không?"
    Anh nhìn chúng tôi, nuốt nước bọt, rồi nói tiếp: "Tớ biết các cậu nghĩ rằng tớ có nhiều tham vọng, rằng tớ chỉ biết sống vì công việc làm ăn. Nhưng không phải vậy đâu, tớ xin thề đấy. Tớ đã từng xây những toà nhà hạng tồi, bây giờ thì tớ xây những căn hộ hạng sang, nhưng cái mà tớ muốn làm, giấc mơ thường trực của tớ, là xây dựng cả một thành phố, quy hoạch thật tốt, thật chức năng, một thành phố như kiểu Brasilia, nhưng tốt hơn Brasilia, sử dụng kinh nghiệm của những người đã xây dựng nên Brasilia. Một Brasilia nhân hậu hơn, nếu các cậu hiểu được tớ đang muốn nói gì. Một Brasilia nhỏ hơn, không có nhiều các đại lộ lớn đến thế, nhưng có thật nhiều cây xanh và vườn hoa. Đó là giấc mơ tớ đã ấp ủ từ thời còn trong đại học. Khu chung cư này - tớ cảm thấy rằng mình có thể thực hiện được những lý tưởng ấy trong khu chung cư này. Nó sẽ là một kiệt tác của đời tớ - nó sẽ làm cho thiên hạ biết đến tớ khi tớ không còn trên cõi đời này nữa."
    Lần này thì đến lượt Bela đứng dậy, lòng đầy xúc động: Anh yêu, đó là những gì em muốn nghe anh nói, khi anh nói như thế, anh là một con người hoàn toàn. Chị hôn anh. Hoan hô, Tania hét lên, nghe thấy chưa, nghe thấy chưa! Có lẽ họ muốn một mình với nhau, Armando nói. Paulo, dẫn họ vào phòng ngủ đi, đôi này không thể đợi được phút nào nữa đâu, ngay đi hoặc chẳng bao giờ nữa.
    "Chú ý, chú ý đây đã nào, các bạn!" Paulo hét to, gõ gõ cây bút chì xuống mặt bàn. "Tớ muốn các cậu xem kỹ phần kế hoạch tài chính và cho tớ biết ý kiến." Mọi người lại mạnh ai nấy nói cùng một lúc, Paulo lại kêu gào trật tự. Cuối cùng, chúng tôi quyết định tất cả sẽ hồi âm sớm cho Paulo để anh có thể khởi sự điều đình với chủ đất.
    Thế nào, em nghĩ sao? Tôi hỏi Tita khi chúng tôi đã ngồi vào ô tô. Em không nghĩ sao hết, nàng nói. Nhưng chuyện này nghe chẳng phải cũng rất tốt cho bọn trẻ con, và cho cả chúng ta nữa sao? Tôi hỏi. Có lẽ vậy, nàng đáp.
    Tôi dừng xe. Tita, có chuyện gì vậy? Nàng nhìn chằm chằm vào tôi. Anh bảo gì, có chuyện gì? Với em ấy, tôi nói, với anh nữa, giữa hai chúng ta đây này. Em không hiểu anh đang nói gì, nàng đáp, em chẳng sao hết. Nếu thế thì anh điên rồi, tôi nói, có lẽ anh điên thật rồi, Tita, bởi vì mọi thứ đều có vẻ không ổn đối với anh, anh nghĩ chúng mình đang ngày một xa nhau. Nói cho anh biết, có phải anh đã làm điều gì đó tổn thương đến em?
    Nàng lại chằm chằm nhìn tôi, và tôi đã thầm hi vọng nhìn thấy lời buộc tội trong mắt nàng, nhưng không thấy gì hết; chỉ là một vẻ u uẩn và thờ ơ.
    Chúng mình phải tin nhau, Tita, tôi nói. Dù sao thì...
    Nàng ngắt lời tôi: em biết, Guedali, em biết chúng mình có rất nhiều thứ giống nhau, móng và chân ngựa, nhưng mọi việc ổn cả mà. Anh muốn em phải nói gì mới được chứ?
    Chiếc xe đang đỗ ngay giữa đường, và đằng sau chúng tôi là một chiếc xe tải kếch xù đang bóp còi inh ỏi. Tôi vào số một và cho xe chạy.
    Hôm sau, tôi gọi điện cho Paulo: cậu có thể kết nạp bọn tớ rồi đấy.
    Paulo phụ trách hết việc tìm kiếm thêm chủ đầu tư và việc mua đất cho khu chung cư. Julio, với kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản, hỗ trợ anh. Tiền huy động được rất nhanh. Thế mà chúng tôi cũng không thể bắt đầu công trình ngay được: hai ngày trước khi khởi công, Tổng thống Joao Goulart bị lật đổ. Julio nghĩ tốt nhất là hãy ngưng việc xây dựng cho đến khi chúng tôi thấy rõ phương hướng cai trị của chính thể mới. ("Thế là chúng trị được bọn cao bồi (42) các cậu một lần rồi nhé!" Anh bảo tôi.) Những sự kiện thời sự làm anh tin chắc vụ đầu tư này sẽ thành công, và thậm chí bọn chúng tôi còn có một vài thuận lợi nữa: Bây giờ tớ lại có bạn bè vừa vào nắm nhiều chức vụ có ảnh hưởng lớn rồi, anh nói kín với chúng tôi. Nhưng anh phàn nàn về Bela: Cô ấy thực sự đang làm tớ đau hết cả người, cô ấy nói sống ở Brazil này không còn ý nghĩa gì nữa mà muốn chúng tớ dọn sang Paris, nhưng khổ hơn nữa là cô ấy đang nhồi ý tưởng ấy vào đầu mấy mụ vợ của tụi mình. Nhưng không sao, rồi tớ sẽ làm cho nó phải nguội đi.
    Việc thiết kế những ngôi nhà được giao cho ba kiến trúc sư, cũng là những đối tác và có những thị hiếu rất gần với chúng tôi. Bố trí mặt bằng mỗi ngôi nhà một khác để tránh bị đơn điệu, nhưng tất cả vẫn theo một mô hình cơ bản để tránh gây ra ghen tị và tranh giành. Chúng ta không cần thiết phải tranh cãi vì một vài mét vuông, Beatrice nói, mọi người hãy tự kiểm soát lòng tham của mình nhé. Đúng là một Beatrice tốt bụng và công bằng, chị làm tôi nhớ đến Deborah. Theo đề nghị của tôi, chị đã có một cuộc nói chuyện dài với Tita, và cuối cùng thuyết phục được nàng đi điều trị tâm lý.
    Với việc điều trị của Tita, và với việc chúng tôi dọn đến khu chung cư đặc biệt kia, tôi đã có nhiều hy vọng rằng mọi việc sẽ tốt đẹp hơn giữa chúng tôi. Hơn cả hy vọng, tôi tin chắc mọi việc sẽ phải như thế. Bên cạnh đó, những điều lạ lùng lại đang diễn ra, những điều vừa lạ lùng vừa đầy khích lệ.
    --------------
    (42) Nguyên văn: "Gauchos" - danh từ chỉ những người chăn bò bản xứ ở Nam Mĩ, thường có gốc gác Tây Ban Nha và Indian. Chính quyền của Tổng thống Goulart có nhiều người xuất thân gaucho, nay vừa bị lật đổ. Julio vẫn thường coi Guedali là dân gaucho vì anh sinh ra và lớn lên ở vùng đồng cỏ lớn Nam mĩ (Rio Grande). (ND)
  4. Sota

    Sota Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    3.401
    Đã được thích:
    0
    (typed by @chiquichita)
    Có lẽ vì chúng tôi liên miên phải mặc quần dài, vải dày, và dùng rất nhiều kem giữ ẩm, lớp da ngựa bên ngoài chân chúng tôi cứ mỏng dần, ngày càng giống như da người. Hiện tượng đó diễn ra không đồng đều; có những mảng mà lông da ngựa đã bong ra, có những mảng không, khiến cho chân chúng tôi trông như bản đồ vậy. Móng ngựa của chúng tôi cũng ngày một dài và hẹp lại, có thể là vì đôi ủng. Cuối cùng chúng tôi phải dùng thạch cao dập khuôn cặp móng và gửi sang Marocco. Ông bác sĩ ở đó tiếp tục cung cấp ủng mới cho chúng tôi, với giá ngày một cao: ?oMóng của anh chị ngày càng giống bàn chân người? ông viết cho chúng tôi, và sự thật đúng là như vậy.
    *****​
    Hai đứa con trai tôi. Tôi thích nghịch những bàn chân nhỏ xíu của chúng, xoa cho chúng hồng lên. Chúng có vẻ cứng lại, như thể có những tế bào cương cứng vậy. Những bàn chân nhỏ xíu ngọt ngào biết bao. Con trai tôi, chúng sẽ không phải qua những gì tôi đã nếm trải. Giờ đây chúng đã thành hai thằng nhóc, chúng tôi thường chơi trò cưỡi ngựa, tôi thì bò còn chúng thì cưỡi lên lưng tôi. Tôi sẽ chạy vòng quanh hoặc thường bò như một con mèo đang rình bắt chuột. Chỉ khác là tôi không rình bắt một con chuột nào hết, những con chuột đã ở xa lắm rồi, dưới cái khoang hầm tối om của một chiếc tàu hàng đang vượt đại dương cuồn cuộn sóng, còn tôi thì đang yên chí ở trong nhà mình với vợ với con. Bầu không khí ấm áp che chở chúng tôi đã bắt đầu làm tan những khối băng giá lạnh trong lòng tôi mà đã có lúc tôi tưởng như chúng sẽ mãi mãi đông cứng ở đó. Đó, thực là một điều kỳ diệu. Quả thực cũng có những lúc hai thằng nhóc khỏe mạnh có vẻ như quá nặng đối với cả một cựu nhân mã. Nhưng tôi đâu có lo. Tôi biết rằng một người cha, cũng giống như thần Atlas, phải mang sức nặng của cả thế giới trên lưng mình.
    Trước khi chúng tôi sắp dọn nhà thì Paolo và Fernanda chia tay nhau. Chị để đứa con gái lại cho anh và bỏ đi Riô với một anh phi công.
    Chúng tôi đến thăm anh, Tita và tôi, ở căn ở hộ nơi anh đang ở tạm. Anh có vẻ rất đau khổ, nhưng vẫn dự định tiếp tục cuộc sống bình thường: tớ sẽ vào khu chung cư của chúng ta, tớ muốn nuôi dạy con gái tớ gần gũi với thiên nhiên. Nếu Fernanda trở về thì tốt. Mà nếu không thì cũng chẳng sao.
    Hai mắt anh đỏ hoe. Tôi ôm lấy anh. Đừng lo, Paolo, bọn mình sẽ vẫn đi chạy ở câu lạc bộ. Không, anh chỉnh tôi, tớ đã thu xếp làm một đường chạy xung quanh công viên trong khu chung cư của chúng ta rồi.
    Được Sota sửa chữa / chuyển vào 19:36 ngày 03/11/2006
  5. Sota

    Sota Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    3.401
    Đã được thích:
    0
    KHU CHUNG CƯ BIỆT THỰ
    15 tháng 6, 1965 ?" 15 tháng 7, 1972

    Đích thân Paolo đứng ra tổ chức bữa thịt nướng ngoài trời để khánh thành khu chung cư, có gia nhân nội bộ phục vụ. Đó là một nhóm người quê ở vùng đông bắc mà Tania đã phát hiện được. Họ là thành viên của một giáo phái tin rằng có thể chuộc lỗi bằng cách lao động cho đến kiệt sức. Những con người ấy, nhỏ bé, đen đủi, trông giống như cậu Peri người Indian, hoặc những người Jivaros trên núi Andea, không ngừng đi vòng quanh, tay cầm đĩa và dao nĩa, vừa làm vừa lẩm nhẩm cầu nguyện.
    Trời nắng đẹp, và thức ăn thật tuyệt vời. Tita vui vẻ lắm; hai đứa trẻ thì đang chơi bóng quanh quẩn ở đó: ?oCha ơi, đến chơi với chúng con?. Một đứa gọi, và cả đứa kia nói thêm lúc tôi đang đến gần chúng: ?oNhưng cha phải cẩn thận đôi ủng đấy nhé!?
    (Chúng chưa bao giờ thấy chúng tôi không mặc quần áo. Chúng hỏi tại sao chúng tôi lúc nào cũng đi ủng, tại sao Tita lúc nào cũng mặc quần dài chứ không mặc áo váy. Bác sĩ bắt vậy, tôi đáp, không áy náy gì, thực sự đúng là thế)
    Julio đến chỗ chúng tôi, một cốc whiskey trong tay. Anh loạng choạng và rõ ràng đã say rồi. Tớ không thích bọn người kiểu Đông Bắc này nhìn các bà vợ của chúng ta, anh nói nhỏ. Nhưng Julio, tôi nói, họ rất ít khi rời mắt khỏi mặt đất mà. Là cậu tưởng thế thôi, anh bảo, cậu là dân Rio Grande, cậu đếch biết gì về bọn Đông Bắc đâu. Tớ đã có kinh nghiệm với chúng rồi. Julio đang lẩm bẩm cái gì thế? Bela hỏi. Có gì đâu, Julio đáp, không việc gì đến em. Em biết tỏng rồi, Bela nói, giọng giận dữ. Anh lại đang chỉ trích những người phục vụ chứ gì, thật tội cho họ. Anh là đồ vô ơn Julio ạ, ngoài chuyện vẫn là một tên bóc lột và một thành phần phản cách mạng. Người ta đến đây, làm việc khó nhọc trong khi anh ngồi đấy mà ăn, mà anh còn chỉ trích người ta. Anh phải biết xấu hổ chứ, Julio!
    Chị gọi một người phục vụ và bảo anh ta rằng họ nên tự nhiên ăn uống cùng chúng tôi. Cám ơn bà, người đó đáp, chúng tôi đã có thức ăn riêng rồi ạ, xin đừng lo cho chúng tôi. Thấy chưa? Julio kêu lên, giọng đắc thắng. Anh đã bảo em rồi, phải biết cách đối xử với bọn họ mới được.
    Trong khi Julio và Bela cãi nhau, Tita và tôi đi xem ngôi biệt thự của mình, vẫn còn chưa sắm đủ đồ đạc. Chúng tôi là đôi duy nhất chưa dọn vào, nhưng chúng tôi đã có kế hoạch sẽ vào sớm. Ngôi nhà của chúng tôi rất lịch sự, làm theo phong cách Địa Trung Hải, giống như những ngôi nhà ở Marocco. Tầng trên là các phòng ngủ và sân trời; tầng dưới có phòng khách, phòng ăn, phòng làm việc, phòng xem TV và phòng chơi. Bên dưới còn có một hầm rượu. Mọi thứ đều tốn rất nhiều tiền, nhưng tôi không lo, việc làm ăn đang tốt đẹp chưa từng thấy.
    Chúng tôi dọn vào, và lập tức đồng ý với nhau rằng cuộc sống trong khu biệt thự ấy quả là tốt đẹp. Mọi thứ hoạt động rất đâu ra đấy: nhà trẻ này, công viên giải trí này, dịch vụ bảo vệ cũng vậy, nhân viên gác cổng có vũ trang, không cho ai vào mà không có giấy phép, và đi tuần toàn bộ khu vực vào ban đêm.
    Chúng tôi mua một chiếc xe thùng để chuyên chở qua lại các thứ vào thành phố. Paolo đến giới thiệu người lái xe với tôi, một người, anh nói, hoàn toàn tin cậy được, và có thể thay chân gác cổng mỗi khi có ai xin nghỉ. Anh ta cũng là người Rio Grande đấy, Paolo nói, miệng mỉm cười.
    Đó là Pedro Bento. Tôi nhận ra hắn ngay tức thì. Và lần này thì tôi không còn nghi ngờ gì nữa: đó đúng là người lái xe taxi mà tôi đã cố quên đi.
    Nhưng hắn không nhận ra tôi, ngay cả tên tôi cũng vậy. Hắn đã từng gặp bao nhiêu người có cái tên Guedali? Nhưng quả tình là hắn không nhớ ra.
    Sau khi hắn đi ra, tôi bắt đầu nghĩ. Có thể là Pedro Bento không nhận ra tôi, nhưng hắn có thể nhận ra tôi bất kỳ lúc nào ?" một mạch điện trong bộ não ấy đóng lại và có thể mở ra cả một vùng ký ức và khiến hắn nhớ lại con nhân mã phi nước đại. Đó là một nguy cơ mà tôi không thể chấp nhận. Nhưng tránh nó cách nào? Sa thải hắn chăng? Lấy cớ gì đây? Với Paolo, hắn là người đáng tin cậy. Tôi có thể bịa ra chuyện gì đây?
    Tôi quyết định tấn công trực diện. Tôi gọi ra cửa chính và đề nghị Pedro Bento đến ngay nhà tôi. Vài phút sau, hắn tới.
    ?oVâng, thưa ông??
    Tôi đưa hắn vào văn phòng và đóng cửa lại. Hắn đứng đó, trước mặt tôi, tay cầm mũ, nghi ngại nhưng phục tùng. Anh không nhớ ra ta ư? Tôi hỏi. Hắn nhìn tôi chăm chú: thú thực là tôi không nhớ, thưa ông, xin ông tha lỗi. Hồi còn ở Quantro Irmaos, trong miệt vườn, tôi nói. Hắn nhìn tôi một lần nữa, hai mắt trợn trừng: ?oSao thế này, ông là con trai ông Leon Tartakovsky, người con có móng ngựa? Hắn kiềm chế lại được, ôi chao, xin ông thứ lỗi, tôi?
    Tôi trấn an hắn: ?oKhông sao Pedro Bento, anh đừng lo?. Hắn có vẻ vẫn chưa tin tôi: ?oThưa ông tha lỗi, tôi hỏi khí không phải, nhưng chuyện gì đã xảy ra với những cái???
    ?oMóng ngựa của tôi chứ gì??. Tôi nói, mỉm cười. ?oTôi không còn chúng nữa, tôi đã giải phẫu?. Tôi ngồi xuống và chỉ một cái ghế cho hắn.
    ?oKhông, thưa ông?, hắn nói. ?oTôi thế này đựoc rồi ạ?
    Hắn tránh tia mắt của tôi mỗi khi tôi nhìn hắn. ?oNói cho tôi hay anh đến đây như thế nào?? Tôi nói. Hắn thở dài: ?oÔi chao, ông sẽ không thể tin được những gì đã xảy đến với tôi, thưa ông. Sau khi gia đình ông rời Quantro Irmaos, tôi đã làm một con bé có chửa. Ông già tôi nổi điên và đá tôi ra khỏi cửa. Tôi vất vưởng quanh Porto Alegre một thời gian, rồi dính vào một vụ đánh nhau, dùng dao găm đâm một thằng. Nó tí nữa thì chết, còn tôi thì phải ba năm tù giam. Sau khi ra tù, tôi kiếm được một việc làm trong một gánh xiếc, và tình tang với một bà dạy sư tử. Bà ta dụ tôi cùng đi về Sao Paolo, nói bà quê ở đó và quen biết rất nhiều người. Nói bà sẽ tìm cho tôi một việc làm. Thế nhưng bà ta chẳng tìm được cái cóc khô gì cho tôi hết. Cuối cùng chúng tôi chia tay? Thật ra cũng nực cười?. Hắn bật cười. ?oẤy là lúc có hội giả trang, Guedali ạ. Bà ta muốn cả hai ăn mặc thành một con vật. Một con nhân mã. Khi bà ta hỏi bộ quần áo ấy sẽ phải như thế nào, tôi bảo, này, tôi biết đấy! Nó giống như Guedali ấy mà. Bà ấy ngạc nhiên lắm, nói đã từng gặp một con nhân mã thật, và hỏi chúng có thường sống ở Rio Grande không? Đại khái thế, và tóm lại thì hai chúng tôi cùng chui vào bộ quần áo giả trang ấy và diễu khắp phố. Nhưng chúng tôi lại cãi nhau, tôi nện cho bà ta một trận và bà ta bỏ đi. Sau đó tôi làm qua rất nhiều nơi, nhưng chẳng bao giờ có được một công việc ổn định?
    ?oThế còn cái taxi?? Tôi hỏi
    ?oCái taxi ư? Tôi đã đâm nó đến nát bét? hắn đáp
    Hắn đứng im. ?oNhư vậy là?, tôi nói: ?oanh không hoàn toàn đáng tin cậy như ông Paolo vẫn tưởng?. Pedro Bento làm bộ mặt nhăn nhó rất khổ sở: ?oÔi chao, nhưng xin ông đừng nói với ông Paolo tất cả những chuyện này?. Cái đó còn tùy, tôi đáp.
    Có thể thấy hắn đang rất hoảng hốt khi nhìn chằm chằm vào tôi. Anh có thích công việc ở đây không? Tôi hỏi. Hắn mỉm cười lo lắng. Ôi, thưa có ạ, thưa ông, không thể có việc gì hơn được ạ. Tôi kiếm được khá và lại có chỗ ăn ở rất tốt ạ. Nếu vậy thì, tôi nói, anh cứ liệu mà giữ mồm giữ miệng về chuyện ở Quantro Irmaos ấy, nghe chưa? Thưa ông, xin ông chớ lo, tôi xin cam đoan sẽ im như thóc ạ. (43)
    Tôi dẫn hắn ra cửa. Trước khi đi, hắn quay lại: Vì lòng kính yêu thượng đế, ông Guedali, xin ông cho tôi được ở lại đây. Anh đừng lo, tôi nói, hãy cứ xử sự cho tốt và sẽ không có chuyện gì xảy ra với anh hết.
    ------------
    (43) Nguyên văn là "im lặng như một nấm mồ". (ND)
  6. Sota

    Sota Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    3.401
    Đã được thích:
    0
    Đó là một tuần lễ đầy những sự ngạc nhiên. Hai ngày sau, vào một ngày thứ bảy, bảo vệ ở cổng chính gọi vào nhà tôi. Có một người đàn ông ở đó muốn nói chuyện với tôi. Ông ấy nói rằng ông ấy là anh trai của ông, người bảo vệ nói. Nhưng tôi vẫn nghi ngờ, và không muốn để cho người ấy vào nhà.
    Tôi đi ra cổng
    Quả thực là Bernando. Không thể nhận được ra. Anh giống hệt một tay hippi: tóc dài rối bù, sơmi cộc tay, quần jean bạc phếch, dép quai. Lủng lẳng trên một sợi dây xích quanh cổ là một chiếc đồng hồ: cái Patek Phillipe của cha tôi. Anh ăn trộm nó đấy, Bernando nói khi hồ hởi ôm lấy tôi. Có khỏe không nào, người anh em. Đám gác cửa ngây người nhìn chúng tôi. Tôi nắm lấy cánh tay Bernando và dẫn anh vào nhà. Người anh em này, tôi bỏ cuộc rồi, anh nói, ngồi xếp bằng dưới sàn trong phòng làm việc của tôi. Tôi từ bỏ toàn bộ cái vòng luẩn quẩn ấy rồi, không kiếm tiền nữa, không mua xe bự nữa, không sống với vợ nữa, toàn những trò chán ngắt! Kể cả con cái, tất tật. Tôi thực lòng lộn mửa Guedali ạ, hoàn toàn lộn mửa. Tôi không thể tin vào mắt và tai mình. Nhưng bây giờ anh làm gì? Tôi hỏi. Làm gì? Chẳng làm gì hết. Có phải ai cũng phải làm cái gì đó hay sao hả Guedali? Tôi sống trên xa lộ Rio ?" Sao Paolo, tìm những nơi phát chẩn, làm một vài cái vòng cổ và những thứ linh tinh, sống với một mụ đàn bà chỗ này chỗ kia, sống, Guedali ạ. Sống. Trước đây tôi đã không biết thế nào là sống. Hồi còn ở Porto Alegre tôi đã không biết sống là gì, nhưng bây giờ thì tôi biết rồi.
    Anh lấy một điếu thuốc lá rơm từ trong túi áo và châm lửa hút. Đừng có sợ, anh nói, không phải cần sa đâu, chỉ là một điếu thuốc lá rơm thôi mà. Tôi luôn thích chúng kể từ hồi còn ở Quantro Irmaos, chỉ hiềm ông già chẳng bao giờ cho tôi hút. Giờ thì tôi có thể hút tha hồ.
    Anh nhìn quanh. Cậu vớ được chỗ này khá đấy, Guedali. Nhà tốt, đồ đạc tốt. Anh làm mặt kinh tởm: nhưng làm gì phải một lũ gác cổng thế? Lại còn rào với dậu nữa. Cứ như nhà tù vậy, người anh em ạ.
    Anh đứng dậy, tôi cũng đứng lên theo. Anh đặt một bàn tay lên vai tôi: anh đến giải hòa với em, Guedali ạ. Và mời em đi với anh. Anh em mình cùng lên đường với nhau, nghĩ coi? Đó là một đời sống lớn lao, người anh em ạ. Chỉ việc vui đâu chầu đấy, chẳng lo nghĩ gì. Muốn đi không nào?
    Không đâu, cám ơn anh. Tôi nói. Em ở đây được rồi, Bernardo ạ, em muốn ở đây thôi. Anh nhún vai: ôkê. Đến cửa, anh quay lại: này, vì em không muốn đi với anh, em có thể bớt ít tiền cho anh được không? Tôi đưa tiền cho anh, anh lại hồ hởi ôm lấy tôi rồi bước xuống lối ra cổng rải sỏi. Từ ngoài cổng, anh lại vẫy chào tôi lần nữa.
    Mọi việc chạy êm trong khu biệt thự vì Paolo đích thân dành toàn bộ thời gian điều khiển công việc hành chính, cũng như chăm sóc con gái. Anh không còn thời giờ cho việc gì khác, trừ việc tập chạy cùng với tôi. Cậu phải tái giá đi thôi, tôi nói, và anh không đáp, chỉ thở hổn hển. Chạy cũng càng ngày càng khó hơn với anh. Rồi một hôm, Fernanda trở về, xin anh tha thứ. Em là con ngốc, chị nói. Họ ngã vào tay nhau, khóc nức nở. Đêm hôm sau chúng tôi mở tiệc chúc mừng họ. Fernanda và Paolo mỉm cười quàng tay ôm nhau. Về nhà thật sung sướng làm sao, chị nói.
    Paolo dường như sống lại: anh lại thành con người hay nói hay cười như trước. Anh có sáng kiến chiều nào cũng tụ họp tất cả đàn ông trong nhóm để uống rượu tại quầy trong phòng tiếp tân. Ngồi trong những chiếc ghế nệm êm, chúng tôi tán gẫu về công việc và môn bóng đá. Có những lần Julio, Joel, Armando, và thậm chí cả Paolo đều hạ giọng thì thầm: này, các cậu có biết chị đầm kia không, cô nàng phát thanh trên TV ấy? Và rồi sẽ đến một câu chuyện về một chiều trong quán trọ: thế mới là đàn bà chứ, các cậu! Chúng tôi sẽ cùng cười phá lên và ngày càng hăng hái, hết chuyện này đến chuyện khác. Đôi khi chúng tôi uống đến say. Trong một lần như thế, tôi kể câu chuyện bà dạy sư tử trong gánh xiếc. Rồi tôi tiếp tục mô tả cuộc đời nhân mã, chuyện gặp gỡ Tita, thậm chí cả cuộc giải phẫu của chúng tôi. Khi tôi kể xong, mọi người im lặng, chỉ thấy tiếng lanh canh của nước đá trong những cốc rượu.
    ?oTớ cũng có dị tật bẩm sinh?. Julio đột ngột lên tiếng. ?oTớ có một cái đuôi nhỏ chừng hai mươi phân tây, chỉ thế thôi, nhưng lông lá như một cái đuôi khỉ. Cha mẹ tớ khiếp đảm. Nhưng khi ông thầy Mobel cắt bì cho tớ, ông ta cắt luôn cái đuôi đi.?
    ?oCòn tớ thì sao?? Joel nói. ?oTớ sinh ra người phủ đầy vảy, giống như cá vậy?
    (Tôi nhìn anh, quả thực anh có một bộ mặt rất giống cá. Trước đây tôi chưa từng để ý thấy điều đó, nhưng đúng là anh rất giống một con cá tuyết (44).)
    ?oMay sao?. Anh nói tiếp. ?oNhững cái vảy ấy rồi tự nó bong hết đi.?
    ?oKhông phải chữa trị thuốc men gì à?? Julio hỏi
    ?oKhông phải chữa trị thuốc men gì.? Joel đáp
    ?oKhông phải bôi kem, không gì hết à??
    ?oKhông gì hết, tự chúng bong hết sạch?
    Tất cả bọn họ quay sang nhìn tôi chằm chằm. Rồi thình lình mọi người cười phá lên. Họ cười đến mức nghẹn ngào và ngẹt thở. Một người bỗng lấy tay chỉ vào tôi, và thế là họ lại cười rú lên. Tôi điềm tĩnh nhìn họ. Rồi tôi cúi xuống, kéo hai ống quần lên khỏi đôi ủng, nhấc một chân lên bàn.
    ?oNhìn đây?. Họ ngưng cười, dụi mắt. ?oCái gì thế?? Julio hỏi.
    ?oCác cậu không nhìn thấy gì ư?? Tôi gào lên.
    ?oCó gì lạ đâu kia chứ!? Joel nói.
    ?oCái này thì sao nào??
    Tôi chỉ tay. Trên chân tôi, chỗ gần đầu gối, có một lớp da dày, sẫm màu, có lông cứng mọc tua tủa, to khoảng ba phân tây đường kính. Đó là tất cả những gì còn sót lại của bộ da ngựa trên người tôi.
    ?oÔi dào, thôi đi, Guedali?. Paolo nói ?oĐó chỉ là một cái bớt. Tớ cũng có một cái. Fernanda lúc nào cũng trêu tớ vì cái bớt ấy. Cô ấy bảo?.?
    ?oFernanda là chúa trêu ngươi!? Tôi hét to ?oCứ hỏi cô ta về cái giống của tớ đây này, Paolo ơi. Hỏi cô ta xem thì biết của tớ như thế nào, có phải đúng là dái ngựa không! Hỏi đi, Paolo!?
    ------------
    (44) Nguyên văn: Haddock ?" một loài cá ở Bắc Đại Tây Dương, thường dùng làm thức ăn gia súc (ND)
  7. Sota

    Sota Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    3.401
    Đã được thích:
    0
    Anh điên cuồng lao vào tôi ?oĐồ khốn nạn bẩn thỉu! Đồ chó đẻ!?. Chúng tôi vật lộn, anh đẩy tôi ngã xuống sàn và tôi lăn trên đó. Tôi đã say đến mức không đủ sức đứng dậy nữa. Joel và Armando dựng tôi đứng lên trong khi Julio giữ chặt lấy Paolo đang hết sức tru lên: ?otao sẽ giết thằng khốn nạn! Tao sẽ giết nó!?
    Họ đưa tôi về nhà. Tita hoảng hốt hỏi có chuyện gì.
    ?oKhông có gì hết? Joel nói ?oChả là đức lang quân đây quá chén và bắt đầu ăn nói lung tung.?
    Họ đặt tôi lên giường mà không cởi quần áo cho tôi. Tôi ngủ thiếp đi ngay lập tức. Quãng hai giờ sáng thì tôi thức giấc, đầu nhức như búa bổ, lòng đầy hối hận. Tôi gọi sang nhà Paolo. Anh ấy ra ngoài rồi, Fernanda nói, giọng chua như axit. (Chị đã biết chuyện vừa xảy ra rồi ư?). Anh ấy không ngủ được và đi dạo rồi.
    Tôi ra khỏi giường, hoa mắt chóng mặt, rồi đi ra ngoài. Tôi biết phải tìm anh ở đâu. Tôi ra ngoài đường chạy và đúng là anh ở đó, đang ngồi gần cái đài phun nước có đèn sáng. Anh mặc áo lót, quần sooc, giày tennis, chắc vừa mới chạy xong, vẫn còn thở hổn hển. Tôi đặt tay lên vai anh: ?oTha thứ cho tớ, Paolo?. Tôi thì thầm: ?oTớ mất trí, xin thề là vậy. Tha thứ cho tớ.?
    Anh nhìn tôi với cặp mắt vô cảm. Chúng tôi nhìn nhau, tôi đứng bên cạnh anh như một bị cáo có tội.
    ?oCũng chẳng sao đâu?. Cuối cùng anh nói: ?oHoàn toàn không sao hết, Guedali. Sự thực là cậu không phải thằng duy nhất, Fernanda ngủ với cả Julio nữa. Nhưng biết làm thế nào? Tớ vẫn yêu cô ta. Và con bé cần có mẹ nó, Guedali ạ. Fernanda là người duy nhất có thể cai quản nó, cho nó ăn. Khi không có nàng, tớ cứ phát rồ lên, cậu có nhớ không??
    Anh thở dài, đứng dậy ?oMọi việc ổn cả Guedali. Nào, chúng mình chạy một lúc đi.?
    Tôi chạy theo anh. Thật là một sự hy sinh. Đột nhiên, cặp móng ngựa của tôi đau đớn vô cùng. Tôi không thể chạy hết được sáu vòng.
    Tôi chỉ đủ sức lê về được đến nhà. Tôi phải nằm xuống ngay. Cảm giác đau đớn cứ tăng lên liên tục. Có cảm giác như cặp móng ngựa của tôi đang sắp nức toác ra bất kỳ lúc nào, như hai mảnh vỏ đậu vậy.
    (Tôi không sợ chúng toác ra. Tôi sợ cái khác. Tôi sợ rằng chúng có thể chứa đựng, không phải hai bào thai chân người với những nụ ngón chân nhỏ xíu, mà lại là móng ngựa nữa, rồi lại nữa, lại nữa, lại nữa như con búp bê Nga mà cha tôi thường nhắc đến ngày xưa. Cuối cùng thì tôi sẽ không thể bước đi được nữa, và niềm an ủi duy nhất của tôi sẽ là dùng kiến hiển vi để soi nhìn những cái móng ngựa nhỏ như vi trùng trong khi nhớ lại những ngày mình còn đi lại được nhờ vào những đôi ủng kia).
    Cặp móng của tôi nức toác ra thật, vài ngày sau buổi chạy đêm đau đớn ấy. Chúng không chứa móng ngựa bên trong, mà là chân người. Hai bàn chân nhỏ bé và mảnh mai giống như chân hài nhi. Những ngày đầu chúng nhạy cảm đến mức tôi không thể đi được bước nào. Tôi nằm bẹp trên giường. Tita xoa, xát hai lòng bàn chân tôi bằng cát để làm cho da cứng cáp lên. Mà cặp móng của nàng cũng sắp nứt toác ra rồi. ?oSớm muộn gì rồi em cũng có chân như anh cho mà xem?, tôi nói, rên rỉ vì đau khi cố bước trên tấm thảm êm. Cuối cùng thì tôi cũng quen, và bắt đầu xỏ dép đi trong nhà để ra phố mua giầy. Những đôi giày rất tốt do một chuyên gia làm theo đơn đặt hàng. Ông này nhìn tôi đầy tò mò nhưng không dò hỏi một câu nào. Tôi xúc động xỏ giày, song không giống như cái xúc động mà tôi đã có khi đi được những bước đầu tiên trong bệnh viện. Thậm chí tôi cảm thấy mình dửng dưng khi tự tay đốt những đôi ủng trong lò sưởi ngay đêm hôm đó. Giây phút ấy đánh dấu sự chấm dứt tình trạng phụ thuộc của tôi vào ông bác sĩ Morocco, người mà tôi vẫn rất hàm ơn. Tôi bảo Tita mình phải sang thăm ông ta một chuyến.
    Hai thằng nhỏ thật vui mừng khi thấy cha chúng đi giầy. Bọn trẻ trong khu không còn trêu chọc chúng vì người cha lập dị nữa. ?oGiờ thì cả mẹ cũng sắp phải đi giày rồi, mẹ ơi?. Chúng nói, giọng nũng nịu như bắt đền. Tita im lặng gật đầu.
    Trong năm 1972, chúng tôi có một chuyến đi sang Israel và châu Âu cùng ba cặp kia. Tại Jerasalem, tôi cầu nguyện trước bức Tường Than Khóc, vai quàng tấm khăn lễ mà thầy Mohel đã cho từ ngày trước (nhưng bây giờ nó không rủ xuống hai hông sau của tôi nữa.) Chúng tôi leo lên quả núi nơi có pháo đài Masada để tận mắt thấy cứ điểm cuối của cuộc kháng chiến chống lại quân La Mã của dân Do Thái. Chúng tôi bơi dưới Biển Chết và biển Hồng Hải, chỉ trừ Tita không bơi vì nàng vẫn phải đi ủng. (Tại sao mãi mà móng nàng không rụng đi? Tình trạng kéo dài ấy khiến tôi lo lắng, nhưng tôi đã học được tính nhẫn nại. Tôi tin chắc sẽ có ngày hai bàn chân người của nàng sẽ xuất hiện.) Chúng tôi đến cao nguyên Golan và vùng biên giới với Lebanon, chụp ảnh trước những khu hầm trú ẩn và những hàng rào thép gai. Tại một nông trang tập thể, chúng tôi thi đấu bóng đá với một nhóm người Argentina. Đội của họ mặc áo trắng, chúng tôi áo xanh da trời. Bốn người chúng tôi chọi lại với họ. Đó thật là một trận anh hùng mà tôi dám tham gia với đôi bàn chân người của mình. Chúng đã không làm tôi thất vọng: những cú đá của tôi đã để lại dấu vết trên ống đồng của các đối thủ, và tôi ghi được hai bàn thắng cho đội mình.
    Rồi cả bọn kéo nhau đi Rome, Paris, London. Từ Madrid, Tita và tôi tạm thời chia tay các bạn để có một chuyến đi riêng. Julio nhìn tôi nghi ngờ, vì anh nghĩ tôi lợi dụng cả chuyến đi chơi chung với nhau này để tranh thủ làm ăn mảnh. Anh nghĩ cũng đúng, nhưng không đúng hẳn. Quả thực tôi cũng muốn ký lại mấy cái hợp đồng xuất nhập khẩu, nhưng ý định chính của tôi là đi thăm ông bác sỹ Morocco. Chúng tôi đi về miền nam Tây Ban Nha, theo con đường ngược với con đường của những đội quân người Moore ngày xưa đã đi để xâm chiếm bán đảo Iberia. Chúng tôi vượt Địa Trung Hải bằng tàu thủy, và một buổi chiều đã đến trước cửa bệnh viện bằng xe taxi.
    Tất cả trong thật điêu tàn. Những bức tường không được sơn vôi, cánh cổng gỉ sét, không có ai mở cổng. Như một chốn bỏ hoang. Đài phun cạn nước. Rồi thình lình chúng tôi nhìn thấy ông bác sỹ.
    Ông đã già hơn nhiều, đi đứng loạng choạng, tóc bạc lưa thưa. Ông không còn đeo kính đen nữa. Khi nhận ra chúng tôi, ông hồ hởi ôm chầm lấy chúng tôi rồi mời vào nhà. Chúng tôi ngồi trong phòng khám của ông, bấy giờ thật bẩn thỉu và bừa bãi. Ông mời chúng tôi một thứ nước trà đã nguội rót từ một cái phích ra và hỏi thăm chúng tôi. Tôi nói chúng tôi đều rất khỏe mạnh, và kể cho ông về cuộc đời trong khu chung cư biệt thự, về hai đứa con song sinh, và cuối cùng cởi giày chỉ cho ông xem đôi bàn chân người của mình. Ông xem xét đôi bàn chân tôi một cách cực kỳ thích thú. Thật là một phép lạ, ông lẩm nhẩm, một phép lạ thực sự. Còn bà thì sao, thưa bà? Ông hỏi, quay sang Tita. Cô ấy vẫn còn móng ngựa, tôi nói, nhưng căn cứ và những gì đã xảy ra với tôi, tôi nghĩ chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.
  8. Sota

    Sota Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    3.401
    Đã được thích:
    0
    Tôi rất mừng thấy ông bà thành đạt, ông bác sĩ thở dài. Ông bà là những ca thú vị nhất của tôi, là đỉnh điểm trong sự nghiệp của tôi. Trước đó và sau này, tôi không bao giờ có được những thành công xuất sắc như thế. Tôi còn viết cả một chuyên khảo về ca mổ ấy.
    Ông đứng lên đi lấy bản thảo cho chúng tôi xem. Tập chuyên khảo ấy có nhan đề "Nhân mã: Mô tả và Giải phẫu Điều trị cho Hai Trường hợp." Tôi không xuất bản nó, ông nói. Sẽ không ai tin hết. Bọn bác sĩ chúng tôi đều rất đa nghi. Nhưng quả thật ông bà là niềm vinh quang nghề nghiệp của tôi, ông nhắc lại.
    Chúng tôi im lặng. Đột nhiên, ông bác sĩ nhớ ra điều gì đó và mỉm cười: Ông bà có biết không, tôi cũng đã khám cho một chàng trai trẻ có vấn đề tương tự như của ông bà. Và ngẫu nhiên, anh ta cũng từ Brazil sang đây. Nhưng anh ta không chịu mổ. Anh ta đã trốn khỏi bệnh viện.
    Ông bác sĩ lại thở dài. Sau khi ông bà đi rồi, chẳng có gì suôn sẻ cả. Mọi việc cứ xấu mãi đi.
    Một loạt những ca mổ không thành công và hậu quả tử vong của nhiều bệnh nhân, trong đó có một nhân vật quan trọng trong chính phủ, đã dẫn đến việc cảnh sát đến đóng cửa bệnh viện theo lệnh của toà án. Sau nhiều năm chỉ biết ăn dần những gì mình có, ông lại được phép hành nghề trở lại, nhưng tình hình không còn như trước nữa. Các bệnh nhân có tiếng tăm không còn tìm đến ông, những tạp chí quốc tế không còn muốn phỏng vấn ông. Tôi buộc lòng phải làm nhiều thứ khác nhau, ông nói. Bây giờ, tôi phải làm cả nạo phá thai... và cho những lão thũ lãnh phá sản người Ả rập thuê nhà. Không còn như xưa nữa, thưa ông Guedali, tôi nói thật đấy.
    Rồi mặt ông sáng lên: Tôi vừa mới nhớ ra là mình có một món quà cho ông! Ông đứng dậy và chạy ù khỏi phòng rồi quay lại ngay với một thứ rất lạ: một cái trống bằng đất sét, trang trí rất có nghệ thuật. Da mặt trống thủng lỗ chỗ.
    "Cái trống này," ông giải thích, "được căng bằng da của ông đấy. Bọn thổ dân trả lại tôi. Họ bảo da không được tốt và cứ bị rách. Họ cũng trả lại cả cái roi đuổi ruồi, nhưng không biết tôi đã để nó ở chỗ nào. Ông có muốn giữ cái này làm kỉ vật không? Chỉ một món tiền nhỏ là nó sẽ thuộc về ông đấy."
    Tôi đưa cho ông ta ít tiền, nhưng bảo ông hãy đốt cái trống đó đi. Tôi không muốn có bất kì cái gì có thể nhắc nhở đến quá khứ, tôi nói. Tôi hiểu, ông ta bảo.
    Tôi nhắc ông rằng Tita vẫn cần ủng. Ông nói chuyện đó không phải lo. Người thợ làm ủng đã rất già, sắp chết đến nơi rồi, nhưng ông biết một người thợ khác hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của chúng tôi. Ông bà có thể yên trí quay về Brazil, ông nói khi chấm dứt câu chuyện.
    Chúng tôi về Amsterdam, rồi từ đó trở về Brazil cùng với các bạn. Hai thằng nhóc song sinh đón chúng tôi tận sân bay, mỗi đứa mặc một cái áo dệt kim hở cổ của đội bóng đá yêu thích nhất của mình: một thằng là đội Quốc tế, thằng kia là đội Corinthians.
    Tình hình trong khu chung cư vẫn tốt đẹp cả. Mọi thứ đều bình yên, và không có gì phá vỡ sự bình yên ấy, cho đến buổi tối ngày 15 tháng 7 năm 1972.
    Một đêm, khoảng một tuần lễ trước ngày đó, tôi gặp Paulo tại sảnh tiếp tân để trao đổi về một việc hệ trọng. Hai chúng tôi đang tính lập một công ty mới. Paulo không thoả mãn với công việc làm ăn của mình, và tôi cũng vậy. Triển vọng trong lĩnh vực mà chúng tôi đang làm không được tốt lắm. Tôi có những thông tin đáng tin cậy về việc chính phủ sắp có những hạn chế mới trong nhập khẩu, là nguồn lãi chính của tôi. Paulo đang tính mở một hãng tư vấn nhỏ. Chúng tôi cũng có một đề nghị của Julio muốn chúng tôi sang làm với anh ta trong lĩnh vực phát triển bất động sản. Nhưng tớ không muốn làm công ăn lương tí nào, Paulo nói, ngay cả cho Julio cũng vậy thôi. Bàn đi tính lại những vấn đề ấy, chúng tôi ở lại chỗ tiếp tân cho đến tận khuya.
    Khi tôi về nhà, Tita đã đi nằm và đang đọc sách trên giường. Tôi cởi quần áo, nằm xuống giường và thiếp đi ngay lập tức. Chẳng mấy chốc tôi bị Tita lay dậy. Có chuyện gì thế, tôi lúng búng, buồn ngủ trĩu cả người. Em nghe có tiếng động ở dưới nhà, nàng thì thào. Tôi nhìn đồng hồ: 2h15'' sáng. Em tưởng tượng đấy thôi, tôi nói, rồi xoay mình sang bên kia. Nàng lại lay tôi: nhưng rõ ràng em nghe thấy có cái gì đó, Guedali, rõ ràng có ai đó đang ở dưới nhà.
    Chuyện vô lý. Ai ở dưới đó mới được chứ? Đám gia nhân ngủ trong dãy nhà ngang của họ từ lâu rồi, hai đứa bé đang ở với ông bà tận Porto Alegre trong cả tháng 7, và trộm thì không thể đột nhập qua hệ thống an ninh của khu biệt thự được. Tôi giải thích tất cả những cái đó cho Tita.
    Nhưng nàng vẫn khăng khăng: có người dưới nhà, Guedali, em chắc chắn là có ai đó đang ở dưới nhà. Anh không biết! Anh mệt lắm rồi, anh làm việc suốt ngày rồi và anh muốn ngủ. Thế thì anh lấy phôn gọi cho gác cổng đi, nàng nói. Em điên à? Tôi hỏi, rất khó chịu. Em tưởng anh sẽ làm phiền gác cổng rồi làm ầm ĩ cả lên chỉ vì những cảm giác hoang tưởng của em hay sao? Nếu thế thì em sẽ xuống nhà xem sao vậy, nàng giận dữ nói. Thì em đi đi, tôi đáp. Tôi xoay người ngủ tiếp. Một lúc sau tôi giật mình tỉnh dậy. Tita không ở trên giường. Tôi hốt hoảng gọi nàng.
    Em đang ở dưới nhà, có tiếng nàng đáp. Nhưng em đang làm gì dưới ấy? Tôi hỏi. Em đang hút nốt điếu thuốc, nàng nói, em sẽ lên ngay, em không thích hút thuốc trên giường.
  9. Sota

    Sota Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    3.401
    Đã được thích:
    0
    Suốt tuần lễ ấy tôi gặp Paulo hoài. Cả hai chúng tôi đều không biết quyết bề nào; tôi có cảm tưởng như chúng tôi đang chạy một vòng tròn mà cứ mỗi ngày một rộng thêm ra. Cuối cùng, đêm ngày 15 tháng 7, 1972, tôi quyết định phải chấm dứt chủ đề ấy một lần cho xong. Hoặc chúng tôi phải mở một công ty mới, hoặc về làm cho Julio, hoặc chẳng làm gì cả, tôi muốn có quyết định cuối cùng.
    "Anh sẽ ra sảnh tiếp tân nói chuyện với Paulo," tôi bảo Tita. "Đừng đợi, anh sẽ về muộn đấy."
    Nhưng khi tôi đến chỗ tiếp tân thì không thấy Paulo đâu. Người gác nói chưa hề thấy Paulo ngày hôm ấy. Cử chỉ ấy của Paulo có vẻ cực kì khiếm nhã đối với tôi; bực mình, tôi về ngay nhà.
    Tôi mở cửa và bước vào nhà. "Anh đã về," tôi gọi. "Paulo không đến..."
    Tôi sững lại, không thể tin được. Tôi đang thấy gì trước mặt tôi đây? Không phải là màn ảnh xi-nê, không phải một minh hoạ trong sách, cũng không phải là tưởng tượng của tôi, nó ở ngay kia, trước mắt tôi, đứng ngay trên tấm thảm phòng khách của tôi và đang nhìn tôi.
    Một con NHÂN MÃ.
    Một con nhân mã thật (Một con nhân mã thật, đúng vậy, thực sự là thật, mặc dù trong đầu tôi vẫn loé lên một ý nghĩ có thể đó chỉ là một con búp bê nhồi, một mô hình nhân mã, một bức tượng mà Tita đã mua về để trang trí phòng khách, cho dù nếu vậy thì nàng thật là ma quái.) Với một tấm áo choàng trắng, rất đẹp trai. Và rất trẻ: bộ ngực và đôi cánh tay cuồn cuộn cơ bắp, nhưng bộ mặt lại là của một thiếu niên mới lớn; tóc dài, mắt xanh, một chàng trẻ tuổi đẹp mã. Chưa thể quá tuổi hai mươi.
    Bên cạnh nó là Tita. Sự thực là họ đang ôm nhau.
    Họ đang ôm nhau trong tay, Tita và con nhân mã. Họ nhảy vọt ra khỏi nhau khi tôi bước vào, nhưng họ đã ôm chặt lấy nhau. Trong vòng mấy giây đồng hồ, chúng tôi nhìn nhau chằm chằm không nói một lời. Thằng bé im lặng đứng đó, hai mắt cúi gằm, mặt đỏ hồng. Tita thì cố giấu nỗi hoảng sợ lo lắng của mình bằng cách châm thuốc hút.
    "Em thấy không cần phải giấu giếm gì hết," Tita nói. Có một vẻ thách thức trong giọng nói của nàng khiến tôi giận dữ, như thể nàng tin chắc là nàng hoàn toàn đúng. Hắn là ai? Tôi hỏi, hầu như không giữ nổi bình tĩnh. Một con nhân mã, nàng nói. Cái đó thì rõ rồi, tôi nói với một giọng hơi khang khác, tôi không phải là đồ ngốc. Tôi muốn biết chàng công tử nhân mã này là ai và anh ta đang làm gì trong nhà tôi, ôm riết lấy vợ tôi như thế. Chẳng là, Tita mở miệng, đã mất giọng tự tin, anh ta xuất hiện.
    Tôi ngắt lời nàng.
    "Tôi không hỏi cô. Cô đừng có nói một lời nào hết. Anh ta phải là người giải thích chuyện này. Con nhân mã kia. Nó sẽ phải nói cho tôi biết mọi chuyện, không được quanh co, không được giấu giếm."
    ***​
    Câu chuyện của con nhân mã:
    Hắn cũng ra đời ở nông thôn như Tita và tôi, nhưng trong một ngôi nhà đẹp, gần một bãi biển riêng trong tiểu bang Santa Catarina. Cha mẹ hắn, một cặp vợ chồng trẻ (hắn là con đầu lòng), là người khá giả. Họ đều xuất thân từ Curitiba, chồng là con trai của một nhà sản xuất đồ gỗ giàu có và vợ là một người được thừa kế một gia tài kếch xù. Cuộc sinh nở thiếu tháng ấy được một bác sĩ quen tình cờ đang nghỉ hè ở bãi biển ấy giúp được vuông tròn, và mặc dù người bác sĩ ấy đã rất hài lòng khi thấy đứa trẻ chính mình đỡ ra đời. Khi cơn hoảng sợ ban đầu đã dịu lại, ông ta gọi người cha ra một bên. Đó là một quái vật, ông ta nói, nó sẽ không thể sống được, nếu anh muốn tôi sẽ giúp cho nó chết trong êm ái ngay lập tức. Không, người cha vừa nói vừa khóc, nó là con trai tôi, tôi không đủ can đảm làm chuyện ấy, nhưng nếu vợ tôi muốn thế thì... Ông bác sĩ hỏi người mẹ trẻ, nhưng bà không trả lời, chỉ nhìn lên trần nhà. (Đúng hệt như mẹ tôi, bà đã bị choáng đến độ câm lặng hoàn toàn.)
    Ba hôm sau họ trở về nhà. Trong xe ô tô, họ giấu đứa bé nhân mã dưới nhiều lần chăn phủ, và từ đó trở đi che giấu nó rất kĩ. Toàn bộ tầng trên của ngôi nhà là dành riêng cho nó; cha mẹ chỉ ở dưới nhà. Gia nhân không ai được lên gác trong bất kì trường hợp nào, và chuyện này đã khiến cho hàng xóm lân bang đặt nhiều điều dị nghị. Người ta đồn cả đống chuyện ma quỷ và phù phép. Bọn ngốc ấy sẽ ngạc nhiên biết bao nếu chúng thấy những gì có trong tầng gác bị cấm ấy. Con nhân mã không phải là thứ kinh ngạc nhất! Chúng sẽ phải kinh hoàng trước cả một thế giới lạ lùng. Hàng ngàn đồ chơi và trò tiêu khiển tràn ngập phòng nuôi trẻ, rồi sách báo đầy màu sắc, các loại máy nghe nhạc, máy chiếu hình, máy thu hình, tất cả những gì mà một đứa trẻ có thể mơ ước. Và giữa những thứ đó mới là một con nhân mã.
    Hắn lớn lên buồn rầu, nhưng không nổi loạn; u uẩn, nhưng lễ phép. Hắn bộc lộ lòng biết ơn đối với những gì cha mẹ hắn đã làm để hắn có được một cuộc đời hạnh phúc. Hắn có những cơn khủng hoảng của mình. Hắn thường khóc lóc và đá vào tường, nhưng chỉ những khi hắn có một mình mà thôi. Trước mặt cha mẹ, hắn kiềm chế được bản thân. Họ thật tốt, cha mẹ hắn, lòng thương yêu của họ khiến hắn quên mình là một con nhân mã, quên cả tình trạng cô đơn khủng khiếp của mình. Ta cần gì phải có bạn bè, hắn tự nhủ (và sau này, Ta cần gì phải có bạn gái,) một khi ta đã có một người cha và một người mẹ tuyệt vời đến thế. Tối nào họ cũng lên với hắn, kể cho hắn nghe những sự kiện trong ngày, vuốt ve hắn. Con có móng ngựa và đuôi ngựa cũng chẳng sao, hắn nói với cha mẹ; cứ nghĩ đến những người gù có bướu, những người sinh ra không chân không tay, như các nạn nhân của chất thalidomide đấy. Nhưng chẳng lẽ con không muốn ra ngoài, không muốn thấy thế giới sao? Cha hắn hỏi, giọng đau đớn. Cha với mẹ là thế giới của con rồi, hắn đáp rồi ôm choàng lấy họ.
  10. Sota

    Sota Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2004
    Bài viết:
    3.401
    Đã được thích:
    0
    Thế rồi tình cờ mẹ hắn dự một buổi tiệc trà từ thiện và gặp một mệnh phụ phu nhân rất đáng mến có chồng là luật sư, chính là Deborah. Họ trở thành bạn thân, và một đêm nọ người đàn bà khốn khổ cởi mở lòng mình, kể chuyện về đứa con trai. Deborah kinh ngạc nói có biết một trường hợp như thế. Nhưng có giải pháp đấy! Chị kêu lên. Hãy viết thư cho bệnh viện ấy ở Morocco, họ tiến hành những phép lạ ở đó!
    Cha mẹ hắn hỏi ý kiến người bạn bác sĩ đã đỡ cho hắn ra đời và là người duy nhất biết sự tồn tại của con nhân mã. Tôi nghĩ rất đáng thử xem sao, ông ta khuyên họ như vậy.
    Tuy nhiên, con nhân mã không chịu đi Morocco, mặc mọi lý do thuyết phục của cha mẹ hắn. Hắn nói sẽ không ra khỏi nhà, chấm hết. Nhưng con không muốn được giải phẫu ư, không muốn được chữa trị ư? Không. Hắn không nghĩ là mình mắc bệnh gì; hắn không cần một cuộc giải phẫu nào hết, hắn chỉ đơn giản là không giống mọi người mà thôi. Và chừng nào cha mẹ hắn còn yêu thương hắn thì mọi thứ đều ổn cả. Người bạn bác sĩ phải xen vào, rất tức giận: Ôi chao, không thể thế được! Ra đời với một thân hình ngựa là chuyện khủng khiếp, một thảm kịch của số phận. Thế mà bây giờ lại không chịu mổ, sao lại có thể thế được? Cháu phải đi Morocco, thích hay không cũng mặc cháu.
    Mẹ hắn bắt đầu khóc lóc, cha hắn ngã vật xuống một chiếc ghế bành. Cuối cùng, hắn quyết định: hắn sẽ đi Morocco, nhưng sẽ đi một mình. Tại sao lại đi một mình? Ông bác sĩ kêu lên. Bác có thể đi với cháu. Cháu sẽ đi một mình, hắn gào lên, hoặc là chẳng đi đâu cả!
    Rồi thì họ cũng phải đồng ý. Họ đưa hắn lên một chiếc tàu thủy, trong một khoang có những thiết bị đặc biệt và một cái tủ lạnh, một cái thùng vệ sinh dùng hoá chất, v.v... Con tàu cập bến, và chiếc xe thùng màu đen đã chờ ở đó. Ở bệnh viện, ông bác sĩ Morocco khám cho hắn. Không nghi ngờ gì nữa, hắn giống hệt như hai bệnh nhân kia! Ông bác sĩ mừng rơn: ông ta sẽ có nhiều ca phẫu thuật nhân mã nhất thế giới! (Và còn tiền nữa chứ; ông ta cần tiền lắm.) Chúng ta hãy cho giải phẫu ngay lập tức, ông ta nói.
    Nhưng con nhân mã trẻ tuổi vẫn còn lưỡng lự. Hắn sợ. Hắn xin được suy nghĩ thêm vài ngày.
    Nhưng chẳng ích gì; càng nghĩ hắn càng thấy bất lực hơn, hoảng sợ hơn. Hắn khóc suốt ngày, nhớ cha nhớ mẹ. Nhưng hắn cũng ngượng không muốn trở về vẫn còn là một con nhân mã, với thân và đuôi ngựa, không chịu giải phẫu; hắn cảm thấy, như những người Spartan ngày xưa, rằng hắn phải từ cuộc chiến trở về tay cầm khiên hoặc được khiêng nằm trên chính tấm khiên của mình.
    Rồi hắn bắt đầu nghĩ đến cặp nhân mã đã được giải phẫu. Giá như hắn được hỏi chuyện họ! Hắn cảm thấy chắc chắn là, cũng như cha mẹ hắn, họ sẽ hiểu và giúp đỡ được hắn. Hy vọng của hắn là họ sẽ thuyết phục hắn giải phẫu. Hắn lập một kế hoạch tuyệt vọng: hắn sẽ đi Brazil, tìm cặp cựu nhân mã kia, và hỏi ý kiến họ, tìm kiếm sự hỗ trợ về tinh thần ở họ. Khi đã có đủ can đảm, hắn sẽ quay lại Morocco và chịu giải phẫu.
    Giữa đêm khuya tịch mịch, hắn đột nhập vào văn phòng của ông bác sĩ. Hắn tìm thấy tập hồ sơ nhân mã trong tủ tài liệu. Có một cái địa chỉ trong đó, địa chỉ để gửi ủng, và hắn liền ghi lại. Hôm sau, hắn bảo ông bác sĩ rằng hiện tại hắn không có ý định giải phẫu; có thể hắn sẽ nghĩ đến chuyện đó trong tương lai. Còn lúc này hắn phải quay về Brazil.
    Lại đi trên con tàu hàng đã đưa hắn sang, hắn quay lại cảng Santos. Trước khi tàu cập bến, hắn nhảy xuống biển. Không biết bơi, hắn đã điên cuồng đạp chân và lóp ngóp vào đến bờ.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này