1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Con số đẹp nhất của Toán học.

Chủ đề trong 'Toán học' bởi foolduck, 25/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. crazyboy2001vn

    crazyboy2001vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/02/2002
    Bài viết:
    1.113
    Đã được thích:
    0
    Con số đẹp nhất là số 10.
    Đây không phải ý kiến của em đâu nhá mà là của trường phái Pitago trước Công Nguyên đấy nhá.
    Vì sao ?
    Vì số 10 đại diện cho sự hoàn hảo, cho vòng tròn tuyệt đối . Mà theo thời đó, mọi hành tinh đều ỏ trên những cầu pha lên tuyệt đối.
    Tóm lại số 10 là nhất ! Chẳng lẽ các bác không thích điểm 10
    Vào đây để lớn lên trong sự thông thái, ra đi để phục vụ tốt hơn cho đất nước và đồng loại.
  2. MizuSan

    MizuSan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/04/2002
    Bài viết:
    134
    Đã được thích:
    0
    Mấy bác về sau nói linh tinh quá, chỉ được mấy bài đầu hay.
    Em thấy cũng có nhiều người coi số hoàn hảo là số đẹp, cứ tưởng các bác định nói số 6...
  3. LungTungBeng

    LungTungBeng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2002
    Bài viết:
    556
    Đã được thích:
    0
    Ai là người đàn bà đẹp nhất thê giới??
    Nếu cứ tranh cãi thế này thì không vào đâu cả. Em có thể chứng minh cho các bác mỗi số từ 1 đến 100 số nào cũng có cái đẹp cả. Vấn đề chúng ta hiểu đẹp là gì?? Nếu hiểu theo nghĩa đen thì tác giả của topic này đã nói đúng đó. Không phải ngẫu nhiên mà gọi Phi là số vàng. Hình chữ nhật có chiều rộng = 1 và chiều dài = Phi được xem là đẹp, cân đối nhất. Rất nhiều khoảng cách trong cơ thể người quan hệ với nhau bằng tỉ lệ này. Thậm chí ở sinh vật (hoa lá) nữa. Nó được dùng rất nhiều trong mỹ thuật và kiến trúc, vv và vv...
    Đúng ra cách phổ biến nhất để suy ra Phi là dùng chuỗi Fibonacci. (Em quên mất cách gì rùi nhưng cũng đơn giản lắm)
  4. foolduck

    foolduck Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Bạn muốn suy số Phi từ chuỗi Fibonacci à? Đây này:
    Gọi f(n) là số Fibonacci thứ n.
    f(0) = 1, f(1) = 1, f(2) = 2.....
    Xét tỉ số giữa số Fibonacci với số liền trước nó
    t = f(n+1) / f(n)
    Thì ta có:
    Phi = lim {n-> vô cùng} f(n+1) / f(n)
    Nói thêm về số Phi:
    Các bạn đều biết liên phân số chứ???
    Ví dụ: 7/3 = 2 + 1/3; 208/170 = 1 + 1 / (3 + 1 / (1 + 1 / (1 + 1 / (5 + 1/2))))
    Thì số sau sẽ biểu diễn:
    căn (2) = 1 + 1/ (2 + 1 / (2 + 1 / (2+.....))) vố số số 2 + 1/ (..)
    Số Phi sẽ là:
    Phi = 1 + 1/(1 + 1/ (1 + 1/ (1 +.....)))
    Rất đẹp!!!!
    FOOLDUCK
  5. ngoisao_datcang

    ngoisao_datcang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    2.260
    Đã được thích:
    0
    Với em số 9 là đẹp nhất vì em thích số 9 . Mà thử hỏi rằng đi học các bác chỉ mơ được hơn 9 phẩy chứ có ai mơ được hơn 10 phẩy chưa ?

    Yêu là chết ở trong lòng một ít
    Vì mấy khi yêu mà chắc đã được yêu
    Cho rất nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu
  6. decacvn

    decacvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    1.377
    Đã được thích:
    0
    CHAO CAC BAC NHA
    theo em thi so 6 la dep nhat vi no vua =1*2*3=1+2+3=2*3(tich cua hai so nguyen to lien tiep,và là hai số tự nhiên lien tiềp)
    6 la sô hoàn hảo nhỏ nhât
    decacvn
  7. decacvn

    decacvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    1.377
    Đã được thích:
    0
    à mà số 6 lộn ngược là số 9 cũng hay dấy chứ
    decacvn
  8. decacvn

    decacvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2002
    Bài viết:
    1.377
    Đã được thích:
    0
    CHÀO CÁC BÁC NHÁ
    em xin gửi cho các bác một số thông tin về số 6 dể các bác thấy số 6 nó hay thế nào RẤT MONG GÓP Ý CỦA CÁC BÁCCác báccó nhớ không, hồi các bạn bắt đầu đi học lúc đó các bác mấy tuổi nhỉ? Đa số các bácđi học từ khi mình 6 tuổi phải không. Khi học lớp một các bác có để ý là trong lớp có 6 'cán bộ' lớp không? Đó là 'anh' lớp trưởng, 'chị' quyển ca và 4 tổ trưởng nữa. Một tuần có mấy ngày nhỉ, ai mà chẳng biết có 7 ngày, nhưng một tuần lại có một ngày chúng ta không đi học đó là ngày chủ nhật. Như vậy, một tuần bạn chỉ đi học có 7 - 1 = 6 ngày thôi. Nhớ nhé, một tuần chỉ phải đi học 6 ngày.
    Con số 6 này luôn nhắc các bác cần phải chú ý khi ra ngoài đường, đó là phía trước, phía sau, phía trên, phía dưới, bên phải, bên trái. Nếu bác nào có khả năng đặc biệt nào đó thì người ta bảo bác là người có giác quan thứ 6 đấy.
    Các bác nam rất hay đá bóng, nhưng đã bao giờ các bác quan sát thật lâu quả bóng đặt dưới mặt đất chưa? Nếu bác là một siêu tưởng tượng chắc bác phải là người phát minh ra hình lục giác (hình có 6 cạnh)??? Nền tảng xuất phát của hình hình lục giác hình thành rất tự nhiên từ hình ảnh quả bóng được đặt trên một mặt bằng!
    Bỗng nhiên một bạn nào đó đố các bác: Đố các cậu biết con muỗi mấy chân? - một câu hỏi cũng hơi hóc đấy chứ! Mình đã bao giờ bắt con muỗi lên quan sát xem nó có bao nhiêu chân đâu? Mà bây giờ giữa ban ngày, trong lớp học hơi sạch này thì kiếm đâu ra muỗi bây giờ? Động vật thì rất đa dạng, có loài thì 2 chân, có loài 4 chân, 6 chân, 8 chân Không biết muỗi có mấy chân nhỉ?

    Quan sát một số động vật ở trên các bạn có thể tìm ra đáp án không? Một số con vật cũng có cùng số chân với muỗi như: ong, kiến, ruồi, sâu ****, bọ cánh cứng đều có tất cả 6 chân.
    Từ bắt đầu với ***-, hex- thường có nghĩa liên quan nhiều đến con số 6. Ví dụ:
    ***tupplet: gấp 6 lần, nhân 6, tăng lên 6 lần;
    ***tet: bộ sáu (âm nhạc: nhóm 6 ca sĩ, nhóm 6 người chơi);
    hexagon: hình 6 cạnh (lục giác);
    hexapod: loài 6 chân (sâu bọ);
    hexahedron: khối 6 mặt (toán học)
    Số 6 trong đời sống xuất hiện như vậy đấy, còn trong Toán học thì sao?
    Một câu hỏi được đặt ra là? Có thể tìm được các số nào thoả mãn tính chất sau:
    ? +? +? =? x ? x?
    Con số 6 kỳ này đã bật mí cho các bạn trả lời câu hỏi này rồi đấy. Một đáp án không khó để tìm ra: 1 + 2 + 3 = 1 x 2 x 3 = 6.
    Chắc các bác đã biết số 6 là số hoàn thiện nhỏ nhất (số hoàn thiện là số bằng tổng của các ước số của nó, trừ số đó ra): 6 = 1 + 2 + 3. Số hoàn thiện tiếp theo là 28 (= 1 + 2 + 4 + 7 + 14). Hơn thế nữa: 6 = 1x2x3 (bằng tích 3 ướcsố của nó, trừ số đó); 6 = 2.3 - tích của hai số nguyên liên tiếp, là hai số nguyên tố đầu tiên.

    Còn trong hình học người ta gọi đa giác đều 6 cạnh là hình lục giác đều đấy. Lục giác đều nội tiếp (ngoại tiếp) được trong hình tròn và có ba đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường và trùng với tâm của hình tròn nội tiếp (ngoại tiếp).

    Còn một bài toán nổi tiếng nữa cũng liên quan đến con số 6 đó là bài toán: hình lục giác thần bí. Bài toán đã được nhà Toán học Clifford Adams đề ra vào năm 1910 và có nội dung như sau: Trên 19 ô lục giác hãy điền vào các số từ 1 đến 19 sao cho tổng theo 6 hướng của lục giác là bằng nhau (và đều bằng 38).

    Các bác có biết không, phải mất 47 năm trời liên nhẫn giải quyết bài toán cuối cùng Clifford Adams mới tìm được lời giải. Sau đó vì sơ ý ông đánh mất bản thảo, ông lại phải tiếp tục thêm 5 năm nữa để khôi phục lại và năm 1962 Adams chính thức công bố lời giải đó . Và điều không thể ngờ đến đó lại là lời giải duy nhất của bài toán.
    decacvn
    Được decacvn sửa chữa / chuyển vào 12:31 ngày 21/10/2002

Chia sẻ trang này