1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Con tàu chiến mang tên thành phố Huế

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi 929rr, 18/02/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Nó là tuần dương hạm đấy bác, bác xem lại hệ thống vũ khí của nó thì biết! Mà chưa cần nói đến vũ khí, chỉ cần thấy tàu chiến mà dài gần 200 mét là đã biết nó là một chiến hạm cỡ lớn rồi
    Mà bọn hải quân Mỹ cũng hài nhỉ, sao lại lấy tên TP. Huế của mình đặt tên cho tàu của nó
  2. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Sao lại quá đắt? Việt nam đóng tàu vận tải cơ bản có kích cỡ đó xuất khẩu cho Nhật bản giá cũng đã hơn 200 triệu $ rồi.
    Một tàu sân bay giá gần 10 tỉ cơ. Tàu tuần dương hiện đại nhất giá cả vài tỉ là đương nhiên. Một cái máy bay Boing 747 đã gần 100 triệu rồi; Con B-2 giá 2 tỉ. Cũng cái tàu đó nếu để xuất khẩu thì giá còn gấp đôi thế nữa thì may ra nó mới bán.
    Những đồ latest generation rất đắt vì nó chưa được sản xuất hàng loạt. (do dây chuyền cũ phần lớn phải mất thời gian sắp xếp lại mới sử dụng được). Hơn nữa, chi phí và thời gian thử nghiệm là yếu tố chính đẩy giá thành lên. Riêng để thử nghiệm hệ thống tên lửa đánh chặn thôi chẳng hạn, mỗi lần test tốn tới từ 50-100 triệu đô. Mà sau mỗi lần test lại phải nghiên cứu tham số, điều chỉnh, nghiên cứu bổ sung, hàng tháng sau mới có test thứ hai. Rồi lại quá trình trên lặp đị lặp lại hàng chục, hàng chục lần, cái nọ gối đầu vào cái kia để dần dần ra đời hết lớp vũ khí này đến lớp vũ khí khác.
    Cái giá thành để đóng tàu thì ít, nhưng tổng các giá thành liên quan đến con người, các hệ thống radar, vũ khí của nó thì mới khiếp. Kênh Discovery Military nói một tàu tuần dương hệ như tàu Huế City trị giá ~5 tỉ đô Mỹ (tính cả vũ khí thiết bị - ví dụ nó mang vài chục quả Tomahawk thôi thì đã gần tỉ $ rồi).
  3. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    các bác cứ toàn cãi nhau cái linh tinh thôi, cái khu trục hạm đó ngày xưa lấy tên là Hue city, nhưng giờ chác là đi đâu rồi, vơíi lại nó có trang bị cho miền Nam và sau này về tay ta đâu
  4. Masan_1

    Masan_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/01/2002
    Bài viết:
    2.330
    Đã được thích:
    14
    Ác chiến nhỉ 5 tỷ ... chiếc Sovremeny EM trang bị S300 Tàu khựa mua thua xa chiếc này có 800 triệu, gặp nhau cái nào thắng???
  5. muvlc

    muvlc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    2
    Tùy theo đời sản xuất, nhưng nếu lấy đời mới nhất so sánh thì tuần dương hạm của Nga có sức tấn công và phòng thủ tốt hơn tuần dương hạm Mỹ: vì hải quân Nga lấy tuần dương hạm là hạt nhân của hạm đội, còn Mỹ lấy tàu sân bay là hạt nhân của hạm đội, do vậy, Nga đầu tư cho tuần dương hạm lớn hơn Mỹ nhiều!
  6. vinhvinh

    vinhvinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2003
    Bài viết:
    957
    Đã được thích:
    2
    1 quả tomahawk trị giá 1,2 triệu . Vài chục quả trị giá vài chục triệu. Một tỉ mua được vài trăm quả.
  7. Excocet

    Excocet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2005
    Bài viết:
    4.450
    Đã được thích:
    79
    Cái MI-8 à ? Có lẽ bác ấy định dùng nó thả ngư lôi tấn công chiếc Hue kia. Giàu thì chơi cái 5 tỷ, nghèo thì xài cái 500k.
  8. buihunghai

    buihunghai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2004
    Bài viết:
    124
    Đã được thích:
    0
    Oạch, có cái nào 500k dzậy? Chỉ em xách về cho anh em TTVNOL chơi cho vui.
  9. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Mình phải hiểu đặc thù của hậu cần quân đội, và một hợp đồng quân sự.
    Mỹ, Nga nó không tính theo kiểu Việt nam. Không ai mua đơn chiếc viên đạn mà phải mua cả một hệ thống. Giá thành mua tại "quầy" so với giá thành "tổng hợp" khi đến tay người dùng có khoảng cách rất rất xa.
    Lấy ví dụ hợp đồng mua Su-27 cho quen thuộc. Anh em đọc báo thì biết đấy, tại sao một su-27 giá ~25 triệu. Nhưng có một nước mất ~1 tỉ đô hợp đồng nhưng lại chỉ mua được có ~30 chiếc?
    Bởi vì ~25triệu chỉ là giá bán xuất xưởng cho chiếc máy bay đó thôi. Để đưa vào vận hành nó thì riêng cái tiền vận chuyển 30 chiếc đấy đến đích đã là hàng chục triệu $, tiền bảo hiểm cho quá trình vận chuyển số hàng hoá đắt tiền đó lại hàng chục triệu $ (mức coverage cao nhất thông thường từ 15% giá trị hàng hoá trở lên), tiền đào tạo con người sử dụng, tiền mua dây chuyền máy móc để tự bảo dưỡng đơn giản, tiền linh phụ kiện (một chiếc Su-27 có 2 động cơ dự trữ và hàng loạt cơ phận dữ trữ thay thế định kỳ khác), tiền mua dịch vụ bảo hành bảo dưỡng life-time (cứ bay 3 năm phải đem lại máy bay sang Nga trung tu lại tổng thể - mua trước cả chương trình bảo dưỡng thì giá rẻ hơn là hỏng rồi mới nhảy đến sửa), tiền cam kết được nâng cấp định kỳ (vì phải góp tiền R&D trước thì mới được share quyền sử dụng công nghệ mới, còn không nó không bán - bọn TQ toàn phải trả trước tiền công nghệ dù chưa được dùng), tiền mấy cơ số vũ khí đi kèm vv và vv.
    Tất tần tật phải tính vào giá hợp đồng. Do đó, giá thành tổng hợp của hợp đồng chia ra cho số đầu máy bay thì giá thành tổng hợp đơn vị của một chiếc Su-27 đến tay người nhận sẽ đắt thêm ~10 triệu $/chiếc nữa (tuỳ nước)
    Anh em có thể lí luận là tiền máy bay mua riêng, không có dính gì đến tiền phụ tùng và tên lửa đi kèm. Hội đó đàm phán ở trong hợp đồng khác.
    Đúng là có thể như thế. Nhưng thực tế không ai "điên" mà làm như thế.
    Trước hết nếu anh mua máy bay xong mà chưa có tên lửa thì máy bay chẳng có tác dụng chiến đấu. Lại nữa, có máy bay một thời gian mới bắt đầu đề nghị mua tên lửa thì người bán hét giá gấp 5 gấp 10 lần vẫn phải mua (nó biết mình cần mà), chứ không thì 7, 8 trăm triệu máy bay thành thừa. Thế nên một hợp đồng quân sự cũng là cả một hợp đồng cực kỳ tổng thể và kéo theo giá trị bị tăng lên rất nhiều lần.
    The kênh Discovery Military, Hải quân Mỹ có thể phải mua 3 đầu đạn khác nhau cho một tên lửa tomahawk để đánh tuỳ trường hợp: công sự ngầm, công sự nổi, đánh hạm, đánh kiên cố, đánh đám đông (người bán đầu đạn có thể khác người bán tên lửa). Trên tàu cũng phải có hệ thống phóng (do người bán tên lửa cung cấp chứ không phải do nhà máy đóng tàu cung cấp), hệ một dây chuyền bảo dưỡng first-aid tại chỗ, rồi hệ thống contenor vận chuyển chứa đạn (do người bán cung cấp), hệ thống dập lửa chữa cháy. Sau đó tên lửa được vận chuyển từ nhà máy sản xuất tới tàu (tính thêm tiền nhé), tiền bảo hiểm vận chuyển đồ có nguy cơ cao, tiền chương trình maintenance. Tất tần tật đó phải tính vào giá thành hợp đồng mua tên lửa trang bị cho tàu. Khi đến tay người dùng, cứ gọi là có thể lên đến gấp đôi gấp ba.
    Gần đây nhất anh em đọc về chuyện buôn / nhập khẩu ô tô cũ về Việt nam đó. Bên Mỹ này du học sinh mua xe cũ 3,000$ là xịn rồi, trông còn mới và đi rất tốt. Thế nhưng nếu đưa về bán ở Việt nam thì tiền vận chuyển cả mấy ngàn đô nữa, tiền thuế này nọ, nên cuối cùng vẫn cứ lên hơn chục ngàn đô.
    Tóm lại phải ngó tổng thể.
  10. nVIDIA

    nVIDIA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2003
    Bài viết:
    568
    Đã được thích:
    0
    Tuần dương hạm lớp Ticonderoga mỗi chiếc có 127 VLS (Vertical Launching System) cells, vậy mỗi chiếc mang hơn 120 quả Tomahawk chứ ko phải chỉ vài chục quả. Tuần dương hạm mà mang có vài chục quả thì còn đánh đấm gì.

Chia sẻ trang này