1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Còn thương nhau thì về Buôn Mê Thuột.....

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi tigerlily, 11/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    huhu...Temely treo giải cao quá! Làm sao mà với tới đây! hic hic...Phải chi Temely nói từ 2 tháng trước thì tớ còn cố kịp chứ! Giờ e muộn quá rồi,....huhu...
    Cảm ơn nhiều về cái tigerlily nhé! Trông đẹp thế mà mấy ông tướng ở đây cứ gọi là "hổ" với "cọp cái", nghe kinh không chịu được!
    Temely biết bài Ru con giữa rừng đại ngàn hả? Nó không phải Thênh thênh Ook ơi hả? Thế này nhé, bà con ở đây rất muốn thông tin về bài đó. Temely cứ share với họ đi. Tớ chưa được xem thì...tớ sẽ bịt mắt lại. Đuợc không?

    lys
  2. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Làm một cái gì đó hả? Động chân động tay hả? Tớ chỉ có mỗi khả năng thỉnh thoảng gửi một cái ảnh Tây Nguyen lên đây thôi. Chả biết như thế có làm thiên hạ thấy thích TN hơn không!? Hay là làm một bài quảng cáo cho các cô lên BMT làm con gái Ede, được đi "bắt chồng", được thâu tóm tình hình tài chính trong nhà, được có quyền uy tối thượng?hihi...hấp dẫn chưa?!
    Thôi tớ làm binh nhì, chỉ đâu đánh đấy. Mà hai tuần nữa hẵng triển khai đi...
    MadKing có tuyệt chiêu gì không?
    lys
  3. bmtzooz

    bmtzooz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/03/2002
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Này vậy còn các Anh thì sao ? Có bác nào thích ở rể không ? Theo tục lệ người Ede thì người con gái chủ động trong việc "Chống lầy" đó, nếu cô gái ấy ưng chàng trai nào thì gia đình cô gái ấy sẽ mang lễ vật đến để "Cọc" trước. Khi cưới vợ Ede các bác có rất nhiều cái lợi :
    1- Không phải đi tán gái ( Cái này rất thích hợp cho những người nhát gan)
    2- Không phải lo việc cưới xin ( đỡ tốt kém )
    3- Cưới xong về nhà vợ ở ( Quá đã )
    Có bác trai nào xung phong không ? Hưm, lên tiếng một cái cho tui biết.
    Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
  4. QuanKhanhTrinh

    QuanKhanhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2003
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Vụ này hấp dẫn quá nhỉ? Chắc kiểu này mai mốt hắn quay về cố hương, khỏi lo không có cô nào ưng nhỉ? Kà kà...
    Được QuanKhanhTrinh sửa chữa / chuyển vào 14:32 ngày 10/07/2004
  5. Madking

    Madking Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2002
    Bài viết:
    2.395
    Đã được thích:
    0
    Hì.... bác moi cái này lên tớ mới thấy lại bác "ngay_xua_oi" chẳng hay bác í biến đâu mất rồi nhỉ bác Tem???
  6. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4

    Ừa, cái topic này tưởng đã quên lãng, vậy mà còn có người khơi lại. Topic Tây Nguyên đã phát triển mạnh bên [topic]59272[/topic], có nên chăng ghép chung lại thành 1 topic không nhỉ.
    Ngay_Xua_Oi dễ thương của ngày xưa, bây giờ đã trở thành ....kỷ niệm ngày xưa thật rồi. Chẳng hiểu đã trôi dạt về phương trời nào. Ngày Xưa Ơi, ...có bao giờ trở lại ? Có người vẫn nhớ !
    Mà Bmtzooz lâu rồi cũng không thấy bóng.
    May mà còn Madking và Lys ở đây. Madking ơi, cũng về nhà đi thôi.
  7. QuanKhanhTrinh

    QuanKhanhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2003
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Anh Têm ơi, cứ kệ nó đi. Để cái kia mình nói về nhạc Tây Nguyên, còn cái này anh e*** lại cai topic cho bà con vào nghịch chơi. Chẳng hạn đây sẽ là nơi cho các mem Tây Nguyên nói chung và Ban Mê nói riêng vào dốc bầu tâm sự. Hắn nói vậy là vì ngoài anh Têm Lys ra, đa số những người còn lại hầu hết đều là dân BMT thì phải: anh madking, bmtzooz, chị gà gáy (tham gia bên topic Đăm-san),... và cả hắn nũa chứ.
    Vậy nhé, mong là gặp nhiều hơn nữa những người bạn Ban Mê.
  8. gatruagaybendoi

    gatruagaybendoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Ủng hộ, ủng hộ...,
    temely ơi cho chị em tớ mượn đất này để chia sẻ nỗi nhớ về Tây Nguyên đi. Đổi tên topic lại cũng được, chuyển các bài viết sang đây còn bên kia chỉ để nhạc và lời nhạc thôi. Tiếc là chủ đề Tây nguyên này ít người quan tâm quá, quanh quẩn chỉ mấy người nên đành phải lang thang vậy (hay là xin một góc ở box Trịnh cũng được).
    Lys ơi, chị mới kiếm được món này hay tuyệt. Mời thưởng thức nhé (sách cực hiếm, mua một cuốn dành tặng lys rồi nhưng không biết lúc nào mới gửi được đây)
    Duornes là một học giả người Pháp. Suốt gần 30 năm đẹp đẽ nhất của cuộc đời ông dành cho Tây Nguyên của người Việt Nam. Nơi đây Duornes đã tìm thấy một nền văn hoá thâm thúy, thơ mộng và sâu đậm chất anh hùng ca. Nơi đây đàn bà là vị thống lĩnh. Nơi đây rừng đã gắn bó máu thịt với người Tây Nguyên. Với họ, mất rừng là mất tất cả. Đó là lời cảnh báo mà Duornes đã để lại cho chúng ta trong thiên ký sự sâu sắc hấp dẫn cực kỳ: ?oRừng, đàn bà, điên loạn?. Nguyên Ngọc dịch và giới thiệu

    Những người ít nhiều có nghiên cứu về Tây Nguyên chắc chắn đều biết đến tên tuổi của Jacques Duornes. Ông là một nhà dân tộc học người Pháp, đã sống ở Tây Nguyên nhiều chục năm, gắn bó và hiểu biết sâu sắc các tộc người Tây Nguyên và đã viết nhiều công trình đặc sắc về họ.
    Số người nước ngoài từng viết về Tây Nguyên trong ngót một trăm năm nay không ít, trong đó có lẽ nhiều nhất là người Pháp. Trong tất cả những tác giả đó Duornes chiếm một vị trí rất riêng biệt. Ông thường thích đi sâu vào thế giới bên trong của con người ở đây, cố gắng khai phá cái thế giới dường như không thực ấy, để từ đó soi rọi lại cái tồn tại nhìn thấy được của họ, hiều nó một cách thấu đáo hơn. Cũng có thể lần tìm ra những liên hệ thầm kín bên trong, chúng cho phép ta hiểu rằng ?o những con người dường như chỉ hoạt động vì miếng ăn thường nhật này kỳ thực còn có những mối lo toan và những tư tưởng cao lớn hơn nhiều, khi ngọn lửa bùng lên trong bếp??. Câu ngắn gọn này của Duornes viết cách đây đã hơn nửa thế kỷ, có thể nhận ra hai đặc điểm quan trọng trong lối làm việc của ông khi nghiên cứu vể Tây Nguyên: ông nói rằng những con người ấy mà ta ngỡ chỉ biết có việc tìm miếng ăn thường nhật, kỳ thực còn bị dằn vặt vì ?onhững mối lo toan khác?, sâu xa và ?ocao lớn hơn nhiều? , tức là ông muốn nói đến những mối lo toan siêu thực của họ. Ông muốn đi vào khám phá cái thế giới siêu thực ấy. Đi vào bằng con đường nào? Ông nói: cái thế giới tiềm ẩn đó ?othức dậy khi ngọn lửa trong bếp bùng cháy?. Ông tìm nó bên bếp lửa nhà sàn. Khi bếp lửa nhà sàn bùng cháy, là khi người Tây Nguyên sống một đồi sống khác: đời sống sinh động vô cùng của các truyện kể, các huyền thoại, tức đời sống ở thế giới tưởng tượng, thế giới của mơ tưởng,thế giới ?oở bên kia?, thế giới siêu thực, mà đối với người Giarai thì, như Duornes nói, thế giới ấy: ?okhông phải ở trong tương lai, mà là ở trong hiện tại; là thế giới ở đây, đồng thời?. Duornes cũng chỉ ra rằng cái trải nghiệm (tức cuộc vật lộn thực của con người hàng ngày) và cái tưởng tượng thường ít nhiều tập trung vào cùng một chủ đề nhưng : ?olại không cùng một bản chất; chúng thường gắn với nhau, cũng có khi tách xa nhau, đến mức tạo nên một vết xé sâu. Khi đó huyền thoại không còn đi cạnh cuộc sống nữa; nó thay thế cuộc sống??. Vậy thì, trong ?du ngoạn qua miền mơ tưởng?, qua thế giới huyền thoại của những con người đó, không chỉ có thể lần ra một phương diện tiềm ẩn sâu xa trong con người họ, mà còn có thể nhận ra được ?ovết xé sâu? giữa cái thực tại xã hội và cái mơ tưởng của họ, khi vết xé ấy xuất hiện, tức là nhận ra những vấn đề của thực trạng xã hội này, thân phận xã hội đương đại của con người này: một khoa xã hội học thật thâm thúy!?
    Suốt cuộc đời nghiên cứu tận tuỵ về Tây Nguyên của mình Duornes đã chủ yếu đi theo con đường ấy. Nhưng chưa bao giờ hướng chú tâm và phương pháp ngiên cứu quán xuyến đó của ông lại tập trung như trong cuốn sách viết gần cuối đời này của ông, cuốn Rừng, Đàn bà, Điên loạn. Lần này ông dắt ta vào một hành trình thật tập trung: cuộc du ngoạn vào ?omiền mơ tưởng Giarai?, đi qua hàng trăm huyền thoại của họ; và ông nói rõ với ta rằng ở đây ?okhông phải là những huyền thoại tầm nguyên?, tức những huyền thoại về nguồn gốc của con người, giống loài người, hay của dân tộc, mà là những huyền thoại về cái hiện tại, là những mộng mị của những người đang sống hôm nay, đang hàng ngày sống một cuộc sống kép, vừa ?otrải nghiệm? lại vừa ?omộng mị? đồng thời, đang hàng ngày ?otiếp tục sáng tạo ra huyền thoại?. Duornes viết: ?okhi người ta kể một huyền thoại là người ta tự kể về chính mình theo một cách nào đó??
    Rừng, Đàn bà, Điên loạn, nhìn qua có thể nhận thấy ngay tác giả đã chơi chữ khi đặt tên sách: cả ba từ này trong tiếng Pháp đều bắt đầu bằng chữ F, Rừng (Foret), Đàn bà (Femme), Điên loạn (Folie). Một kiểu chơi chữ khá đắt. Tuy nhiên không chỉ là chơi chữ. Trong một chương gần cuối sách mang tên ?oLại đi qua?, Duornes nói rằng có thể có nhiều lối đi qua (cái miền mơ tưởng ấy) bằng những tuyến liên kết các chủ đề khác nhau, nhưng ông đã quyết định chọn tuyến liên kết ba chủ đề này: Rừng, Đàn Bà và Điên loạn, mà ông cho là ?oquan trọng hàng đầu?.
    Hãy thử nói về từng vế của tuyến đã được chọn đó.

    Được gatruagaybendoi sửa chữa / chuyển vào 10:06 ngày 13/07/2004
    Được gatruagaybendoi sửa chữa / chuyển vào 10:10 ngày 13/07/2004
  9. gatruagaybendoi

    gatruagaybendoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Đàn bà ?" Xã hội Giarai là xã hội mẫu hệ, ba chữ m: (matrilinéaire) theo dòng mẹ, (matronymique) con cái mang họ mẹ, (matrilocal) vợ chồng cư trú phía nhà mẹ (vợ). Người đàn bà là rường cột của xã hội ấy. Bà là nền tảng sự ổn định của xã hội. Bà là ?onội giới?. ?oVương quốc? của bà là ở trong làng, ở đó bà là vị Nữ Vương (nên nhớ rằng ở Tây Nguyên, làng là cái phần tự nhiên đã được thuần hoá, đã thành của con người, đã mang tính người, ngược lại với rừng- như ta sẽ thấy sau đây). Còn hơn thế nữa, người đàn bà không chỉ là nữ vương của nội giới (tức là làng), bà còn chính là bản thân của cái nội giới ấy, là cái phần tự nhiên đã được thuần hoá, đã mang tính người, đã ổn định, đã trở thành văn hoá. (Ta đã biết định nghĩa ?o tất cả những thứ gì không phảo là tự nhiên, thì là văn hóa?, văn hoá là cái tự nhiên đã mang tính người). Cho nên, như Duornes nói, ?okhi người đàn bà ở bên ngoài - tức ở ngoài chu vi của mình, ở trong rừng, thì cả xã hội bị uy hiếp?. Cái văn hoá bị lay chuyển. Bởi vì? Bởi cái tự nhiên hoang dã? Có hàng trăm huyền thoại Giarai nói về tình huống này. Khi đó người đàn bà sẽ ?otrượt? vào hai khả năng vừa tương đồng vừa trái ngược nhau: hoặc là người nữ bị lạc trong rừng, bị trở thành ?odại?, bị rừng chiếm trở lại; hoặc ta sẽ gặp lại họ trong hình hài cô gái-rừng, người nữ-rừng (hoặc nữ-thú, nữ-thảo-mộc?), tức người nữ vốn sống ngoài mọi quy ước, chuẩn mực của xã hội, họ không hay biết gì, không cần hay biết gì về những chuẩn mực ấy.
    Như vậy, người đàn bà vừa là tự nhiên, vừa là văn hoá. Họ vừa là cái tự nhiên đã được thuần hóa, đã trở thành nội giới, trở thành làng, thành xã hội; đồng thời trong họ lại chứa đựng cái nguồn gốc tự nhiên của con người, và của cả xã hội. Cho nên ta sẽ không ngạc nhiên khi trả lời câu hỏi Drit, người anh hùng của hầu hết các huyền thoại Giarai, người đàn ông Giarai điển hình ấy, đi tìm gì trong các cuộc chinh phục không bao giờ dứt và thiên hình vạn trạng của mình, Duornes nói rằng chàng đi tìm con người nữ trong chính mình. Đi tìm cái cội nguồn tự nhiên của mình. Tự nhiên vốn mang tính nữ. (Và lạ thay, tự nhiên được thuần hóa cũng mang tính nữ. Ở một trang viết về cây lúa trong tộc người Sre, Duornes cho rằng có lẽ chính người đàn bà đã thuần hóa cây lúa vốn hoang).
    ( Có lẽ đến đây ta có thể hiểu thêm tại sao xã hội Giarai lại là xã hội mẫu hệ, tại sao các xã hội thường đều bắt đầu bằng mẫu hệ chăng? Ấy là bởi vì trong người đàn bà có ẩn chứa cả cái cội nguồn tự nhiên nguyên thủy của con người lẫn cái quá trìnhvà cái kết quả con người thuần hóa tự nhiên cho mình)?
    Vế thứ hai: Rừng.- Đối với người Giarai (và người Tây Nguyên), rừng là một thực tại kép, nước đôi, lưỡng nghĩa. Con người ở đây sống trong rừng, cùng rừng, g8án với rừng, hòa(tan) với rừng. ?oNền văn minh Giarai là mộ nền văn minh thảo mộc?. Rẫy và làng là một phần cắt ra từ rừng, lấy đi của rừng, bằng rìu và lửa ( Duornes nói rõ: ?okhông hề lãng phí, cũng chẳng tàn phá, đúng vừa đủ để sinh tồn, bên cạnh và cùng các giống loài khác, động vật và thực vật?). Mọi thứ trong làng, trong nhà, mọi thứ để sống cả về vật chất lẫn tinh thần, đều ?olàm bằng? rừng, lấy từ rừng: Cột nhà, sàn và vách nhà, mái nhà...; cây cột đâm trâm để tế thần, hạt lúa và cây rau để ăn, cây đàn để tình tự? Tất cả đều là rừng. Rừng vây bọc lấy con người, đi vào tận trong xương thịt máu huyết con người, thậm chí là một phần ?obản nguyên? của con người? và khi lang đã dời đi nơi khác thì mảnh đất ấy sẽ trở thành khu đất gọi là röngol, một thứ đất ở trạng thái trung gian giữa làng và rừng? nhưng rồi rừng bao giờ cũng mạnh hơn, rừng sẽ chiếm lại, và làng lại trở thành rừng. rẫy cũng vậy. Người Giarai ( và người Tây Nguyên) luân canh. Lấy ra hạt lúa từ rẫy, vốn là rừng, rồi họ lại trả đất về cho rừng, hoàn nguyên rừng, ?okhông lãng phí, không tàn phá?. Đối với cái chết, người Giarai cũng có một thái độ đặc biệt liên quan đến rừng: Sau một thời gian chôn cất người chết, họ ?obỏ mả?, trả con người ấy về lại cho rừng. Không chỉ làng và rẫy, mà cả con người cũng trở lại thành rừng.
    Con người ấy bị vây bọc bởi rừng, từ khi chưa là con người? cho đến khi không còn là con người nữa. Như vậy, rừng không chỉ là không gian, rừng còn là thời gian. Rừng là sự vĩnh hằng, là cõi vô cùng, là sự không thủy chung, nơi hun hít từ đó con người đi ra và nơi hun hút con người lại biến mất vào đó, biệt vô tăm tích. Là bản nguyên, là cội nguồn ở đầu bên này, nhưng cũng là cõi mịt mù thăm thẳm ở đầu bên kia?
    Con người không bao giờ có thể thoát ra khỏi rừng, cũng như không bao giờ có thể bứt ra khỏi vòng tuần hoàn bí ẩn muôn thủa, bứt ra khỏi cái hoang dã; luôn bị cái hoang dã ấy vây kín , cuốn hút?
    Nhưng đồng thời, mặt khác, con người là người cũng chính bởi vì nó luôn có nhu cầu bứt khỏi cái hoang dã, bứt ra khỏi rừng, trở thành xã hội, trở thành văn hoá.
    Đấy là một cuộc giằng co, sự níu kéo hai đầu vĩnh cửu, nó làm nên ?onội dung? của cuộc sống con người. Cuộc giằng co đó cũng diễn ra trên một ?otuyến? khác: ở cái nữ tính hoang dã nguyên sơ - hiện hình nơi những cô gái-rừng mà anh chàng Drit điển hình của huyền thoại Giarai luôn trằn trọc đi tìm trong chính mình, bị nó cuốn hút, như cái giếng sâu thẳmcủa cội nguồn; đồng thời anh lại vừa không thể tách ra được con người nữ-nội giới văn hoá cũng là ở trong chính anh, cái làm cho anh là con người ?" xã hội?
  10. QuanKhanhTrinh

    QuanKhanhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2003
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô chị Gà gáy. Cơ mà bài chị viết dài quá, làm mọi người ngại đọc. Hắn cũng chỉ lướt qua mà thôi. Với lại, chị ưa kiểu font chữ nhỏ quá (có một lần hắn ý kiến với chị rồi) cho nên khó đọc. Chị vô sửa lại cho nó to lên cho mọi người dễ đọc nghe chị. Tách làm 2 phần thì càng tốt, một phần là đàn bà còn phần kia là rừng. Chúc chị có nhiều những bài viết hay như thế nữa, chị nhé. Hắn sẽ chạy theo mà ủng hộ chị
    Được QuanKhanhTrinh sửa chữa / chuyển vào 22:33 ngày 13/07/2004

Chia sẻ trang này