1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Còn thương nhau thì về Buôn Mê Thuột.....

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi tigerlily, 11/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. White_n_Cold_new

    White_n_Cold_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/12/2001
    Bài viết:
    629
    Đã được thích:
    1
    yeah, có bài này của bác gà em lại có hứng up ảnh tiếp
    em cũng yêu những vạt rừng cao su bạt ngàn và thẳng tắp
    u?c temely s?a vo 11:11 ngy 04/10/2004
  2. admanvn

    admanvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2004
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Ôi!!! Hôm nay mình được trở về quê hương rồi! Xin cảm ơn tất cả mọi người!
    Ôi nơi chôn nhau cắt rốn của mình! Đã bao năm mình bôn ba nơi đất khách rồi nhỉ??? Quê hương ơi...
  3. admanvn

    admanvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2004
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Thăm thác Dray Sap nhé:
    [​IMG]
    và cả hồ Lak luôn nhé:
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. admanvn

    admanvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/08/2004
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Đi thác Trinh Nữ câu cá:
    [​IMG]
  5. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Á à, có kẻ miệng thì nói nhớ Dakmil, mà chữ ký lại ghi là nhớ Xì Goòng. Mâu thuẫn nhở?
    Kiến nghị anh adman, nếu có ảnh to, rõ, đẹp thì hẵng bốt. Ảnh Tây Nguyên nhặt trên net thì khá nhiều, nhưng toàn ảnh bé, mờ, xấu. Tức lắm. Anh cứ bốt cái chân dung cụ già Tây Nguyên í, còn hay hơn cái Hồ Lak này, vì nhìn vào ảnh thì người ta nói hồ ao đầm phá gì ở đâu cũng được, chẳng có gi đặc trưng hết.
    Quan trọng, cần giúp đỡ:
    Ai có sử thi Tây Nguyên thì chia sẻ với mọi người được không?

    Tớ đang đi tìm mòn mỏi con mắt mà không ra. Những bài viết quảng cáo là "đã tìm được sử thi" thì nhiều như nhợn con, nhưng cuối cùng vẫn không thể biết được mặt mũi cái sử thi nó thế nào. Những dòng trong sách giáo khoa văn cấp 3 chỉ còn lưu giữ được trong đầu tớ mỗi câu này tả Nữ thần Mặt trời: "Bắp chân nàng tròn, váy nàng đẹp tuyệt vời...''''. Nhớ thằng cu tên Hùng Cường bị thầy Văn bắt đóng vai Đăm San, cứ đọc đến câu này là nó ngượng chín cả người, lắp bắp ứ đọc được nữa...
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 08:39 ngày 14/09/2004
  6. gatruagaybendoi

    gatruagaybendoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Kiến nghị Lys, không được ăn hiếp đồng hương của chị nhá . Hình nào thì cũng là quang cảnh quê nhà mừ, nhìn phát là nhớ tê tê rồi, đâu có lẫn lộn với đầm, phá, ao, hồ... nhà ai đâu. Hồ Lak là cái rốn hứng gió tràn xuống từ bốn mặt là núi, gió đánh mặt hồ nổi sóng vỗ ì ạch không thua gì biển (gió tràn xuống thung lũng đáng cái xe môtô chở Gà nặng cả tạ đây mà còn quay ngang luôn nhé ) . Đi thuyền độc mộc trên hồ không cẩn thận thì bé xíu nhẹ cân như Lys sẽ bị gió thổi bay. Chả gì thì vua nổi tiếng ăn chơi cuối cùng của Việt Nam cũng chọn ngọn đồi bên hồ làm cái biệt thự cho bà vợ bé đấy.
    Sử thi thì có cả mớ đây:
    - Klei khan Y Dam San( chữ ê đê) - Bài ca chàng Đam san (chữ phổ thông) - NXB Văn hóa dân tộc - Hà nội 1977
    - Xinh Nhã, Đam di - NXB Dân tộc - HN 1978
    - Truyện cổ ÊĐê - NXB VH DT - HN 1978
    - Đam san thời thơ ấu (02 k''han tiếng ê đê và tiếng việt)
    .......
    Nhưng mà thứ nào cũng cả cuốn vậy làm sao chia sẻ giờ. Để Gà ráng đánh lại một chương đọc nhâm nhi xem sử thi nó thế nào nhé.
  7. gatruagaybendoi

    gatruagaybendoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ chưa có sử thi, có chuyện ngắn đọc tạm đã nhé.
    Chiếc bầu nước của H''Lâm
    TTCN - Tù trưởng Ama Lâm dựa lưng vào cây cột kmeh, duỗi dài đôi chân trên bộ da cọp phủ lên chiếc jhưng, những ngón chân lơ đãng ngoay ngoáy vờn quanh đôi mắt cọp vô hồn tròn xoe vẫn còn trừng lên như đe dọa. Ông muốn thư giãn đôi chút sau những bực bội trong lòng do cô con gái gây ra.

    H?TLâm, con gái ông, đẹp nổi tiếng khắp mấy buôn vùng chung quanh chân núi Cư M''Gar này. Nước da nâu nhạt càng làm cho màu hồng trên má cô gái ưng ửng lên thật dễ coi. Cặp mắt trong veo như mắt nai con vẫn quanh quẩn ăn lá trong khu rừng cạnh con suối Ea Pôk. Miệng xinh lúc nào cũng cười, tiếng vang như lục lạc bạc reo khiến vợ chồng ông nghe thấy cũng muốn mỉm cười theo.
    Thân hình nó mềm như cành hoa mnga bhí đung đưa trước gió. Con bé đẹp tới mức người ta quên cả tên cha, cứ gọi không chỉ buôn H?TLâm, mà cả ngọn núi đầy cây xanh gần đó cũng là núi H?TLâm. Vậy mà nó đem cái đẹp mẹ cha cho, cái thương cái nhớ trong đầu gửi trao cho đứa con trai tù trưởng Ama Nhai, kẻ thù truyền kiếp của gia đình ông.

    Chẳng biết từ bao giờ nhưng lúc còn ông ngoại, đến đời ama (cha) rồi cho tới đời ông bây giờ, giữa buôn Ama Lâm và buôn Ama Nhai lúc nào cũng bừng bừng như sắp sửa đánh nhau to. Đã quá lâu rồi, đến người già tóc trắng như bông cây blang đầu con đường xuống bến nước cũng không còn nhớ nổi vì sao hai buôn lại thù ghét nhau đến thế.
    Ama Lâm, vì muốn cuộc sống của buôn làng yên ổn, đã cố giữ gìn mấy năm gần đây không để xảy ra việc nước lửa giữa hai buôn. Nhưng đứa con gái đẹp như hoa ring rang của ông lại đi hỏi cưới đứa con trai nhà bên đó là điều không thể được. Vợ chồng ông không chịu, hội đồng các già làng không chịu mà lũ thanh niên trong buôn cũng chẳng để yên. Vậy mà sáng nay con nhỏ còn ngước đôi mắt ướt đầm của nó lên bảo ông:
    - Ama không cho con lấy Y Nhai, con ở vậy luôn khỏi bắt chồng.
    Yang ạ! Nó làm như con gái tù trưởng muốn lấy ai thì lấy cũng được sao? Còn buôn làng, còn đất đai - cái lưng ông bà để lại - mà dòng họ H?TMôk của nó phải coi sóc, gìn giữ thì sao? Con H?TLâm phải cưới một người chồng múa lao, bắn nỏ trăm lần trăm trúng, phát được cái rẫy con chim bay mỏi cánh không nghỉ mới đủ tài, đủ sức sau này thay ông bảo vệ sự tồn tại của cả cộng đồng, làm cho cái buôn giàu có no đủ này hơn người ta chớ.
    Ông đã nhắm hỏi cưới làm chồng cho con gái yêu thằng Y Dhăm, con trai thứ hai của Yă Wam. Bà này cũng khác người lắm! Chồng chết đã bốn, năm mùa rẫy mà nhất định không chịu chấp nhận nối sợi dây cuê nuê. Vì bà ta là mtâo mniê - tù trưởng nữ, nên pô bhiăn kđi - người xử kiện và dòng họ bên chồng cũng đâu có dám bắt lỗi.
    Nhưng nghe đâu giữa bà và Y Thu KhunZuNop có một mối quan hệ không phải bình thường. Khi Y Thu đưa cả bộ tộc của ông ta từ bên Lào di cư qua vùng chân núi Cư Minh để lập bãi săn voi, chỉ dám dựng mấy nhà tạm trên các đảo nhỏ quây cụm theo dòng Sê Rê Pôk, người quanh vùng quen gọi buôn đó là Keang apa - làng đảo. Sau đó, cũng nghe nói Y Thu có tặng cho Yă Wam một con voi trắng và bà đã nhượng cho ông khu đất đẹp nhất bên bờ sông để lập buôn mới.
    Chuyện chia đất cho người thiếu không là việc lạ hay hiếm có của các tù trưởng Ê Đê. Nhưng cho hẳn một vùng lãnh địa rộng lớn, rừng suối đất đai màu mỡ ở buôn Đôn để làm khu vực săn bắt và thuần dưỡng voi thì cũng phải có lý do gì chớ? Trong mấy cuộc rượu cần của các pô êlan - chủ đất quanh đây, người ta uống tới la đà rồi xì xào rằng tuần trăng nào Yă Wam cũng theo Y Thu đi săn voi. Người đàn bà Ê Đê được coi trọng nhất trong gia đình nhưng không mấy khi giao tiếp với người ngoài, việc ấy do ông chồng lo hết. Trường hợp Yă Wam tự mình đứng ra coi sóc mọi việc trong buôn làng, có hơi khác người ta một chút nhưng vẫn chấp nhận được vì bà là mtâo mniê.
    Nhưng chuyện săn bắn trong rừng kỵ nhất là mang đàn bà đi cùng. Vậy mà Y Thu dám cho Yă Wam theo, lại ngồi bên nhau trên cùng một lưng voi nữa thì... chưa biết nghĩ thế nào. Dù sao đó cũng là chuyện của họ. Chỉ nhiều lúc Ama H?TLâm nghĩ cũng tưng tức trong bụng bởi Yă Wam dù tuổi cưng cứng như cái cây trong rừng đã chắc rồi, nhưng cũng còn đẹp con mắt ngó lắm. Mà ông thì danh tiếng đâu có kém cạnh gì so với Y Thu? Chỉ tiếc rằng ông không có cái tài săn bắt voi để người ta ngưỡng mộ nên đành chịu im. Chớ đêm đêm được ôm trong tay, chung tấm đắp với một phụ nữ như thế có người đàn ông nào không mơ ước?
    Tuy nhiên mtâo Ama Lâm vẫn tin rằng nếu mình hỏi cưới con trai Yă Wam cho con gái ông, bà chắc chắn sẽ ưng bụng. Việc hai gia đình tù trưởng danh giá kết đôi cho con cái vẫn là chuyện thường tình. Riêng Ama Lâm, ông mong muốn chuyện này sẽ làm uy tín của mình tăng lên bởi Yă Wam được rất nhiều tù trưởng quanh đây nể phục. Nghĩ là thế, nhưng hình ảnh đôi mắt thơ ngây của con gái ướt sũng nước, dáng rũ xuống như cái cây non gặp nắng héo quắt cứ ám ảnh trong đầu khiến ông đứng ngồi từ nãy đến giờ không yên.
    (còn tiếp)

    е?c temely s?a v௠02:44 ng๠21/09/2004
    u?c temely s?a vo 02:46 ngy 21/09/2004
  8. gatruagaybendoi

    gatruagaybendoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Chảy róc rách giữa đôi bờ cỏ hoa dại, con suối chở theo hương hoa khiến dòng nước trong veo cũng man mác thơm. H?TLâm ngồi trên tảng đá bằng, đôi chân đung đưa trong nước mát lạnh sớm mai, tay ngắt từng bông hoa djam tang thả trôi theo dòng. Nỗi buồn vì bị cha ngăn cản sáng nay vừa đến chỗ hẹn quen thuộc với Y Nhai đã bị quên mất ngay, cô nhâm nhẩm cất tiếng hát :
    Anh nơi đâu để từng đàn chim rủ nhau đi tìm
    Từng đàn chim ríu ran trong rừng
    Cỏ mùa xuân hát câu đợi chờ
    Để dòng suối ngẩn ngơ mong chờ ...

    H?TLâm biết là ama sẽ không có cái lý nào bẻ được chuyện Y Nhai và cô thương nhau. Thứ nhất, ông đã từ lâu không còn cầm nổi cái cán lao nặng đã có thời đâm chết hàng trăm con heo rừng và thú dữ nữa rồi, lại chỉ có mình cô là con gái, mà địa vị tù trưởng chắc chắn là phải truyền theo dòng nữ.
    Thứ hai, ông muốn người đàn ông làm chồng cô phải là người tài giỏi, xứng đáng thay mặt vợ điều hành mọi việc lớn nhỏ của buôn làng khi ông đã như cây kachit già cỗi ngàn mùa rẫy rỗng bụng, thì Y Nhai quả là người như thế. Đôi tay anh chặt đổ phăm phăm cả những thân cây gỗ lớn trong rừng, đẽo trên xà nhà những con chim, con rùa như đang động đậy bay lên, bò đi.
    Ghế jhưng cha ngủ, lẫn chiếc kpan liền cả chân lẫn thân đặt suốt dọc hướng tây trong căn nhà dài, con thuyền độc mộc len lỏi trên sông suối..., tất cả đều có những nhát rìu khéo léo của anh góp phần tạo nên. Muốn đổi những chiếc ché quí, mua đúng được bộ chiêng Lào, Ama Nhai bao giờ cũng phải chờ anh về cho dù ông cũng là một tù trưởng ?ođầu đội khăn kép vai mang túi da? như ai.
    Những đêm trăng sáng bên nhau, Y Nhai không chỉ tỏ bày tình cảm bằng tiếng đàn goong rộn ràng réo rắt, mà còn có cả lời đing năm du dương thủ thỉ bên tai H?TLâm. Quen biết rộng, đi xa, con mắt nhìn, cái tai nghe thấy nhiều chuyện, anh còn có biết bao nhiêu điều hay kể với cô. Những câu chuyện kể của Y Nhai làm H?TLâm say mê quên cả thời gian. Nhiều bữa đặt được chân lên đầu sàn nhà dài thì trời đã muộn, ama cứ căn vặn mãi.
    Chỉ một điều có thể ngăn cản họ, đó là việc hai buôn bất hòa đã nhiều năm. Không có sự qua lại trong những ngày ăn năm uống tháng, lại càng không có chuyện bắt chồng, cưới vợ giữa hai bên. Amí (mẹ) đã từng kể cho H?TLâm nghe những ngày xa xưa cũng có nhiều đôi gái trai của hai buôn thương nhau nhưng đều phải chịu khuất phục tục lệ, bởi nếu không sẽ xảy ra việc đánh nhau giữa trai bạn rồi kéo theo vào cuộc khiên đao tất cả dân sống ở hai làng.
    Nhưng chuyện hằn thù là của người già, của nhiều đời trước rồi, bây giờ đâu có ai nhớ nổi chuyện gì đã xảy ra nữa. Cái cây cổ thụ xưa kia nghe nói mtâo chém lời nguyền không cùng chung một đường với buôn của Ama Nhai bây giờ đã cao tít tận trời xanh. Y Nhai có lần đã leo lên đến ngọn cũng tìm không thấy nhát xàgạc thề đó nữa. Vết sẹo trên thân cây đã lành từ lâu, vậy làm sao có thể chém một nhát nữa lên trái tim gái trai hôm nay chớ.
    Cha của H?TLâm và Y Nhai đều đã quá già để có thể gây ra những cuộc đánh nhau đòi nợ đầu. Máu đã chảy nhiều năm rồi, hãy để cho tình yêu làm chiếc cầu nối hai bờ thù hận và xóa đi những vết chém như thân cây kia đã liền miệng.
    Tiếng con chim mling nheo nhéo ?oTi nao mrâo wit, ti nao mrâo wit- đi đâu mới về ? báo tin Y Nhai đến. Nó lúc nào cũng kè kè đậu trên vai anh, chưa nhìn thấy người đã nghe tiếng chim hót. H?TLâm ngước mắt lên vui vẻ nhành miệng ra nhại giọng chim:
    - Đi đâu mới về...
    Y Nhai bật cười sà xuống ngồi bên người yêu, nắm đôi tay H''Lâm âu yếm đặt lên hai bên má mình. Mắt lặn vào trong mắt, môi sát bờ môi, hai con tim cùng chung một nhịp như tiếng trống h?Tgơr ngày hội. Vòng tay chắc khỏe của chàng trai từ từ, từ từ siết chặt. Đám lá cành sà xuống, sà xuống mãi ôm ấp, kín đáo chở che. Chòm mây trắng ngừng không trôi giữa nền trời xanh ngắt, che bớt đi con mắt ngó của Mặt trời khiến cho ánh nắng chói chang chợt dịu lại. Bầy chim tao vao trong vòm cây bỗng dưng im bặt, nín thở. Dường như chúng không dám làm rộn cuộc gặp gỡ giữa đôi trai tài gái đẹp của hai buôn...(còn tiếp)
  9. gatruagaybendoi

    gatruagaybendoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Hội đồng già làng ngồi xung quanh chiếc ché Tuk lớn trong gian khách nhà Ama Lâm. Nét mặt ai nấy đều căng thẳng, ưu tư. Chưa đến mùa ăn năm uống tháng mà phải tụ tập về đây cột chiếc ché quí thì chắc chắn đã xảy ra việc gì lớn, khó nghĩ đây? Cũng phải thôi, lần đầu tiên trong buôn có chuyện trai gái vụng trộm khiến củ sắn đã mọc chồi, củ khoai đã nhú lên, cái lưng con gái đã cong vào. Mà lại là con gái nhà mtâo với trai buôn Ama Nhai không lo sao được? Đã như thế rồi, H?TLâm còn nhất định không chịu cho mang vòng đi hỏi con trai Yă Wam làm chồng, cứ khăng khăng một mực đòi ?obắt? chính thằng Y Nhai đó mới tức chớ. Nó chẳng mắc cỡ chút nào khi già làng hỏi, giọng thì nhỏ nhẹ mà nghe ra khó nghĩ trong đầu lắm:
    - Chúng con thương nhau mà. Tại sao hai buôn phải giữ mối thù này mãi? Nếu bây giờ ama với các già làng đem vòng đi hỏi con trai Yă Wam, người ta có chịu chấp nhận đứa con trong bụng này không?
    - Thiệt chớ! Chuyện này lộ ra không chỉ bị người các buôn làng quanh đây chê cười, mà có con trai nào còn chịu về làm chồng đứa con gái đã bị bẻ nụ ngắt hoa nữa không chớ - dù cho là con nhà mtâo đi nữa? Rượu ché, trâu bò mtâo đâu có thiếu. Nhưng phạt cách nào để tù trưởng không bị mất mặt vì đứa con gái duy nhất mà vẫn giữ được luật tục của ông bà để còn làm gương cả cho lũ trẻ mới lớn lên trong buôn? Lại còn mối thù hận giữa hai buôn lâu nay chẳng lẽ gỡ bỏ?
    Rượu cần chảy theo từng dòng luật tục trong đầu các già làng đã hai lần Mặt trời cưỡi xe bay đỏ đi lên đi xuống, hai đêm Mặt trăng xanh đăm chiêu dạo qua bát ngát núi đồi mà chưa tìm ra cách phạt nào cho phù hợp. Ché Tuk vơi lại được đổ nước đầy. Ghè này rượu nhạt men rồi mtâo cho đem ghè khác lớn hơn ra cột. Sao uống hoài mà lần này các già làng không say? Sự im lặng đè trĩu trong căn nhà dài. Nghe rõ cả tiếng gió ào ào giận dữ xô đẩy cành cây cổ thụ bên ngoài.
    Tù trưởng Ama Lâm gục mặt xuống đầu gối, không dám nhìn các già làng. Lần đầu tiên trong đời cái đầu kiêu hãnh của ông chịu cúi xuống. Bây giờ mọi quyết định đều là do các già làng, họ xét xử ra sao thì gia đình ông dù không ưng trong đầu, trong bụng cũng phải chịu theo thôi. Luật tục klei bhiăn kđi đã qui định thế rồi.
    Một tiếng e hèm bất chợt vang lên. Già e Măp, người xử kiện trong buôn, lắc nhè nhẹ cái đầu tóc búi lơ thơ, lào phào qua hai hàm răng đã rụng gần hết. Phải lắng lắm mới nghe được hết lời của ông :
    - Hôm qua các Yang đã báo mộng cho ta rồi. Chuyện này không khó đâu... nếu tất cả các già làng ngồi đây đều chịu nghĩ cùng một hướng. Nhiều đời rồi; không còn ai nhớ vì sao buôn mình với buôn Ama Nhai có lời thề độc đó nữa. Nhiều mùa rẫy nay, do hai bên cùng giữ gìn nên không có vụ nợ máu nào xảy ra. Như thế cũng có thể đến lúc cởi được lời thề đó rồi chớ? H?TLâm ngă mmăt trước lúc trao vòng, nhà mtâo phải nộp phạt lớn một con trâu, một con heo và ba ghè rượu để cúng ông bà, xin buôn làng tha lỗi. Còn chuyện trai gái kia, nếu H?TLâm thả chiếc bầu trong mỏ nước trên đỉnh núi, nó trôi tới được suối Ama Nhai ta sẽ cho hai đứa lấy nhau. Nếu không tới nghĩa là các Yang không ưng, đừng có nói thêm lời nào khác.
    Một tiếng lào thào như cơn gió chạy suốt từ gian chủ ra gian khách. Cả các bà trong dòng họ mấy ngày nay vẫn ngồi im bên đinh ôk lẫn tù trưởng Ama H?TLâm vừa ngẩng phắt cái đầu và các già làng đều thở hắt ra nhẹ nhõm.
    Bốn ngày nay mẹ con Y Nhai không ngủ, ngồi miết bên đầu suối. Con mắt hai người trũng sâu như cái hốc cây rêu mốc phủ đầy. Quyết định của hội đồng già làng buôn Ama Lâm khiến cả buôn Ama Nhai vừa mừng vừa lo. Mừng vì từ nay oán thù được cởi bỏ, lo không biết chiếc bầu có tới được bến nước bên này. Ami thương con trai cứ ngồi bên bờ nước cùng anh. Bà nhỏ nhẹ:
    - Đừng buồn con ạ. Các già làng và ama con đồng ý với lời buôn Ama Lâm rồi mà. Nếu không lấy được nhau, chuyện của hai đứa cũng làm được một việc tốt là xóa bỏ thù hận giữa hai buôn. Nhiều mùa rẫy nay đâu phải chỉ có tình cảm hai con mới bị chối bỏ như thế.
    - Con biết rồi ami ạ. Nhưng lẽ nào các Yang không thương chúng con?
    Mẹ anh thở dài một hơi. Chính bà ngày xưa cũng đã từng rung lòng với một người con trai buôn bên đó nhưng cả hai không đủ dũng cảm để chống lại luật tục, nên bà đành bắt chồng là con trai của chủ đất buôn Sut, ama của Y Nhai bây giờ. Rất hiểu bụng con và thương cho hai đứa, đêm trước bà rủ chị gái xin các Yang cho hai con được toại nguyện....
    - Kia rồi!
    Không chỉ một tiếng mừng rỡ của Y Nhai, mà là tiếng kêu hoan hỉ của rất nhiều con gái, con trai trong buôn lén nấp từ bao giờ sau những bụi cây, tảng đá ven suối chờ đợi. Bây giờ họ cùng đổ ra bến nước nhảy nhót khi chiếc bầu có cột sợi giây đỏ làm dấu của H?TLâm trồi lên từ gộp đá đầy cỏ. Tự nhiên bên bến nước hình thành một cuộc vũ hội của thanh niên buôn Ama Nhai. Họ nắm tay nhau, ngực kề bên ngực, hông cà vào hông, không chỉ vui cho hạnh phúc của hai bạn mà còn mừng cho hận thù giữa hai làng được xóa bỏ. Từ nay gái trai hai buôn được tự do thương nhau như những cánh chim liền đôi trên bầu trời cao xanh thăm thẳm kia. Ai đó nhanh chóng báo về buôn, tiếng chiêng knah gọi về xum họp trên nhà Y Nhai đã sầm sập vang lên mời mọc, vọng về cả phía núi Cư H?TLâm, gọi tiếng chiêng buôn bên đó cũng nổi lên vang dội đáp lời.
    Nhà H?TLâm đưa cả đàn voi năm con đi rước rể. Voi Y Dăm đi đầu, trán đính một bông hoa dã quì vàng chói. Trên những tấm chăn vỏ cây màu nâu phủ lưng voi, mọi chiếc bánh đều giắt đầy hoa rừng. Những tấm thổ cẩm màu chỉ đen đỏ mới tinh rực rỡ của con gái cả buôn dệt, đưa tới không chỉ nhồi bông làm đệm ngồi, mà còn làm lọng che ánh nắng mặt trời cho đôi vợ chồng trẻ.
    H?TLâm nép vào bờ vai rắn chắc của Y Nhai, mặt ngước lên nhìn chồng tràn đầy niềm say đắm. Chàng trai siết chặt người vợ trẻ trong cánh tay như quyết gìn giữ hạnh phúc vừa có được. Họ như bơi đi trong một vòm hoa đủ màu lộng lẫy. Những con voi đi sau chở tù trưởng Ama Lâm, dăm dei và các chị em gái hai dòng họ. Thậm thịch, thậm thịch bước chân voi đi như tiếng trống vui mùa. Tiếp theo là sầm sập, sầm sập bước chân người và hàng đàn trâu bò. Rung rinh, rung rinh trên vai những người khiêng heo, rượu cần, gánh các lễ vật. Bụi đỏ mù mịt che kín cả Mặt trời. Đoàn đi rước rể kéo dài suốt từ bến nước Ea Nhai đến tận chân núi Cư H?TLâm.
    Lễ cưới đông chưa từng thấy. Trâu bò, heo gà thi nhau ngã xuống những đống lửa. Những lỗ mũi thơm điếc mùi thịt nướng, khói bốc cao che mờ cả ngọn núi. Rượu cần tràn như nước con suối Ea Pôk, chảy vào trái tim và cuốn bước chân ngất ngây của cả ngàn người. Bên những cối gạo, thon thả dáng các cô gái vươn lên, nhún xuống theo tiếng chày đôi chày ba côm cốp từ mờ sương đến tối mặt người. Hàng đàn voi sậm sịch ghé đầu sàn, huơ vòi âu yếm các chàng nài áo cộc khoe vai trần vạm vỡ. Các tù trưởng và người quanh vùng đến chia sẻ niềm vui, không chỉ của hai dòng họ mà còn của cả hai buôn. Không phải vì đây là đám cưới của hai gia đình tù trưởng, cũng không phải vì H?TLâm, cô gái đẹp nhất vùng, đã bắt chồng mà vì lần đầu tiên có một đám cưới xóa bỏ được mối hận thù truyền kiếp.
    Tình yêu đã làm nên những điều đẹp nhất của cuộc sống đại ngàn. H''LINH NIÊ
  10. Temely

    Temely Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2001
    Bài viết:
    1.295
    Đã được thích:
    4
    Tem đang có hứng thú trào lộng lắm, nên vào đây phá chút nhé :
     
    Hình hồ Lak do Adman post, nếu mà không có mấy dãy núi xa xa, và không có sóng, nhìn cũng giống hồ Xuân Hương hay hồ Trúc Bạch nhỉ ? haha. Gọi là hồ nhưng cái hồ này lớn khủng khiếp, đến 500ha, gần núi Lak và nhiều thác nước, cách BMT đâu khoảng 50 km ? Nghe nói là mặt hồ lúc nào cũng xanh thẫm ? Hihi, ngày xưa vua chúa có nhiều thê thiếp lắm, không biết bà vợ này là thứ 100 hay 1000 đây, mà vua cũng ác thật nhỉ, bỏ bà vợ nơi chốn rừng xanh hẻo lánh này, không sợ mấy bà sư tử Hà Đông tìm thấy, nhưng để làm mồi cho mấy ông cọp tây nguyên. Hèn chi vua có vợ mới hoài ! Hèn chi !
     
    Và này Lys à, đã nói là "...có cái nắng, có cái gió, có nỗi nhớ không tên..."  mà. Nắng và gió nơi nào cũng có và chắc là nơi nào cũng na ná giống nhau. Nhưng với người ở đó, thì đã quyện thành nỗi nhớ không tên, thành cái tình quê hương mất rồi. Nắng gió còn gây niềm nhớ, huông hồ là cái hồ to như thế (tuy mình nhìn hơi giống Hồ Xuân Hương, haha).
     
    Mà Gà sao nói Lys "bé xíu nhẹ cân như Lys" thế ? Nhớ năm nào Lys lên tây nguyên, tới bản Đôn, xui sao bị voi đè, nhưng may quá lại hổng sao. Còn con voi thì ...có sao,  không được may mắn như thế khi bị đè lại. 
     
    Quả là khó tìm thấy sử thi trên net, đơn giản vì dài quá. Đọc bài dị bản sử thi, thấy ông già Y Nuh Nie kể khan Đăm San đến 18 băng cassette, khoảng 600 trang in... Hay là Gà nếu có sử thi, thì chịu khó làm giống các bài bình giảng truyện Kiều trong sách giáo khoa vậy ? Tóm lược nội dung, và trích vài đoạn tiêu biểu, cho bà con biết sử thi ra như thế nào.
     
    Gớm, bây giờ mới được đọc hết chuyện "Julia Romeo rừng xanh" của Gà. Vậy là kết cuộc có hậu nhỉ, nàng H''Lâm không bị biến thành núi Liangbiang như nàng Hơ Biang (và chàng K''lang). Kể cả nhà nghe, hôm nọ Tem mới đọc xong ký của 1 người vượt đỉnh núi Fansipan, đọc ông ta kể về cảnh đẹp trên đỉnh núi (vươn tay ra là đụng mây), tự dưng tem thèm 1 lần leo lên đỉnh Fansipan như thế. Đang nghĩ lẩn thẩn là sau này về già, không chừng làm 1 túp lều tại lưng chừng núi Ngọc Linh mà sống.
     
     
    Hâm mộ Gà quá xá, chịu khó gõ lại các bài viết và post vào đây. Nhưng hình như bài viết Jacques Duornes : Rừng, đàn bà, điên loạn. Gà gửi lên kỳ trước thiếu 1 vế cuối cùng : Điên loạn ? Thuyết của Duornes không phải là mới : Sự đồng hành đến mức lẫn lộn giữa đời sống thực tế và miền mơ tưởng, giữa thực và mộng. Tem đôi khi cũng sợ lạc đường giữa thực và ảo, nhưng rất tò mò muốn đọc sách để cùng du ngoạn vào ?omiền mơ tưởng Giarai?, đi qua hàng trăm huyền thoại của họ. Gà có thể cho biết thêm về ngiồn của bài viết đó không ? Có phải đó là lời viết đầu sách của dịch giả Nguyên Ngọc ?
     
    Nhớ khi White ''n Cold đến với topic tây nguyên, viết 1 câu nghe vui lạ : "Tây Nguyên quả là một cô gái tuyệt vời và tớ ko thể nào thoát ra khỏi cái đam mê hướng về nàng, hic hic... vẻ đẹp hoàn toàn khác với vẻ đẹp quy phạm ước lệ của người đời, mà cái duyên ko dễ gì nhận ra... để hôm nào tớ up cái bài ký và ảnh ọt về chuyến đi lên đây nhé". vậy mà chờ hoài, chưa thấy bài ký nhé ! Hôm nào cho nghe ké bài "Đêm xuống Tây Nguyên" đi nhé !
    White ''n Cold = trắng và lạnh, vậy chắc chỉ có tuyết hoặc kem, ừa kem vanille hoặc kem dừa đều trắng và lạnh, mà ăn lại ngon, hihi.
     
     
     
     
     

Chia sẻ trang này