1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Còn thương nhau thì về Buôn Mê Thuột.....

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi tigerlily, 11/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Khì khì... mới viết xong cái mail, rỗng hết cả ruột rồi. Lys xin phép bốt luôn mấy cái về sử thi Đăm San. Hưởng ứng chị Gà và Temely.
  2. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Những câu chuyện mới về sử thi Tây Nguyên[​IMG]

    Chỉ sau một năm thực hiện, dự án "Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên" đã liên tiếp đưa ra những vấn đề mới mẻ, ngoài sức tưởng tượng của nhiều người về kho tàng sử thi các dân tộc vùng Tây Nguyên.
    Những bất ngờ từ các vấn đề cũ[​IMG]Nói tới sử thi Tây Nguyên là liên tưởng đến những bộ sử thi Đam San, Xin Nhã của dân tộc Êđê, hay các sử thi của dân tộc Mnông, Bana..., nhưng lần này, nhiều tác phẩm sử thi mới đã được phát hiện ở các dân tộc Xtiêng (Bình Phước), Xêđăng (Kon Tum) và Raglai (Khánh Hoà). Hầu hết mọi người đều chưa từng được biết về kho tàng sử thi của những dân tộc này. Đây được xem là một trong những bất ngờ lớn của Dự án thời gian vừa qua. Số lượng sử thi của 2 dân tộc Xtiêng và Xêđăng sưu tầm được khá lớn- 25 và 30 tác phẩm. Với dân tộc Raglai, hai bộ sử thi đồ sộ đã được phát hiện và đang trong quá trình văn bản hóa là Uđai Ugia và Sala Giuha. Riêng tác phẩm Uđai Ugia đã văn bản hóa và phiên âm toàn bộ, hiện đang trong quá trình biên tập để xuất bản. Với 1000 trang in, Uđai Ugia sẽ là sử thi lớn nhất của vùng Tây Nguyên được công bố ở thời điểm này.
    Từ trước đến này, ở Việt Nam cũng như thế giới đều biết đến sử thi Đam San qua tác phẩm Klei Khan Đam San, do nhà sưu tầm người Pháp L. Sabatier sưu tầm, biên dịch qua tiếng Pháp và công bố hai lần vào năm 1927 và 1933. Phải đến năm 1959, mới có bản dịch Đam San từ tiếng Pháp sang tiếng Việt do tác giả Đào Tử Chi thực hiện. Sử thi Đam San được giới nghiên cứu trong và ngoài nước xem là một trong những tác phẩm hay nhất của sử thi vùng Đông Nam Á. Tháng 5/2002, TS Đỗ Hồng Kỳ cùng nhóm sưu tầm sử thi tại tỉnh Đắc Lắc gặp nghệ nhân kể sử thi Y Nuh Nie tại vùng Buôn Ma Thuột, họ đã nghe ông già Êđê này kể một dị bản về người anh hùng Đam San. Cả nhóm đã làm việc trong gần một tháng liên tục. Kết quả là có 18 băng cassette loại 90 phút được ghi đầy, khi "bóc" ra được khoảng 600 trang in. Khối lượng này lớn gấp 5 lần bản sử thi Đam San mà mọi người đã biết. Không chỉ về khối lượng, rất nhiều chi tiết trong bản mới sưu tầm được khác xa bản đã lưu truyền. Cũng hoành tráng và kỳ ảo, nhưng trong bản mới, Đam San phải đánh nhau với 9 tù trưởng để giành lại quyền lực và vợ mình chứ không phải là chỉ đánh nhau với 2 tù trưởng như bấy lâu nay chúng ta vẫn biết. Mặc dù trong bản cũ, trường đoạn Đam San đi bắt nữ thần Mặt trời về làm vợ được xem là một tuyệt tác, nhưng trong bản mới lại không có chuyện này. Trước đây đã có một số nhà nghiên cứu nghi ngờ về tính nguyên bản của sử thi Đam San trong tác phẩm của L. Sabatier. Hiện nay, với bản Đam San mới được sưu tầm, những nghi ngờ đó hoàn toàn có cơ sở. Trong thời gian tới, các nhóm nghiên cứu của Dự án sẽ cố gắng làm sáng tỏ mọi vấn đề xung quanh dị bản mới tìm thấy của sử thi Đam San và công bố rộng rãi.
    Trường hợp bộ sử thi liên hoàn Đăm Duông của dân tộc Xêđăng ở Kon Tum cũng được xem là một trong những hiện tượng đặc biệt của đợt điều tra, sưu tầm vừa qua. Tác phẩm này do nhóm nghiên cứu của TS Võ Quang Trọng phát hiện vào cuối năm 2001. Được xem là đặc biệt vì lần đầu tiên phát hiện ra sử thi của dân tộc Xêđăng ở vùng Kon Tum và ngay lập tức được tiếp cận với một bộ sử thi liên hoàn đồ sộ. Bộ sử thi này đã tìm được tất cả 30 tác phẩm khác nhau. Tác phẩm dài nhất thu được 8 băng cassette dung lượng 90 phút, còn lại trung bình khoảng 4 băng. Nhân vật xuyên suốt là chàng Đăm Duông đã trở thành sợi dây kết nối các tác phẩm đó lại với nhau. Cũng như Đam San, Xin Nhã của người Êđê, chàng Đăm Duông là mẫu người lý tưởng của các chàng trai Xêđăng: gan dạ, thông minh, dũng cảm, siêng năng và giàu lòng nhân ái? Nếu được văn bản hóa, sử thi Đăm Duông sẽ có khoảng 5000 trang in và đó là một trong những bộ sử thi lớn nhất của các dân tộc Tây Nguyên.
    Những phát hiện mới xung quanh bộ sử thi Nrong (còn gọi là Ot Ndrong) của dân tộc Mnông cũng đã để lại cho các nhà nghiên cứu nhiều câu hỏi thú vị. Bộ sử thi Nrong được phát hiện vào năm 1989 và không ngừng được bổ sung các tác phẩm mới. Nrong được đánh giá là "bộ sử thi liên hoàn có khối lượng đồ sộ vào loại hàng đầu trong số các sử thi đã được phát hiện trên thế giới", thậm chí khối lượng của nó còn vượt xa bộ sử thi Đăm Duông. Nrong là bộ sử thi có cấu trúc nhiều tầng, phạm vi phản ánh rộng lớn, đa dạng và phức tạp nhất trong các sử thi đã được phát hiện. Trước đây, bộ sử thi này được xem là của dân tộc Mnông. Tuy nhiên, trong thời gian điều tra, sưu tầm vừa qua, nhóm của TS Tô Đông Hải đã phát hiện dân tộc Xtiêng cũng có sử thi Nrong. Ngoài một số khác biệt, mặt cơ bản Nrong của người Mnông và người Xtiêng đều giống nhau, nhất là các địa danh cổ được nhắc đến. Cùng nhiều địa danh vùng Nam Tây Nguyên, trong Nrong của cả hai dân tộc còn có cả những địa danh thuộc đất Campuchia hiện nay. Trong đó, vùng đất Đắc Huych được nhắc đến nhiều nhất và đã được xác định là nơi xuất phát của các dòng sử thi Nrong. Đây là vùng tiếp giáp giữa Bình Phước, Đắc Lắc và một phần Campuchia, hiện nay có khá đông đồng bào Mnông và Xtiêng đang sinh sống. Theo ý kiến của TS Tô Đông Hải: "rất có thể hai dòng sử thi này có chung một nguồn gốc và trước đây người Xtiêng- người Mnông là một dân tộc thống nhất; quá trình phân tách thành 2 tộc người độc lập như hiện nay cũng chính là quá trình sử thi Nrong được tách thành 2 dòng?"Nhìn lại chặng đường đã qua[​IMG]Khác với những đợt sưu tầm sử thi Tây Nguyên trước đó, Dự án này được phối hợp triển khai một cách đồng bộ và quy mô lớn, từ cơ quan chủ trì là Trung tâm KHXN&NV Quốc gia đến các địa phương, nơi tổ chức thực hiện. Tổng cộng đã có hơn 200 cán bộ nghiên cứu các cấp và sinh viên tham gia vào Dự án. Ngoài 5 tỉnh vùng tỉnh Tây Nguyên là Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm Đồng, Bình Phước, Dự án còn được thực hiện ở 3 tỉnh ven biển Nam Trung Bộ là Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Điểm nhấn của các cuộc điều tra, sưu tầm trong một năm qua, là các đoàn điều tra tập trung công việc vào các vùng giáp ranh giữa các tỉnh, huyện, vùng sông núi... và đã phát hiện ra mật độ sử thi "khá đậm đặc" tại những nơi này như vùng giáp ranh giữa Đắc Lắc, Lâm Đồng và Bình Phước (sử thi Mnông và Xtiêng), vùng lưu vực sông Hinh - Phú Yên (sử thi Êđê), vùng ngoại vi thị xã Kon Tum (sử thi Xêđăng). Riêng vùng sông Hinh đã phát hiện thêm 4 dị bản mới sử thi Xin Nhã của dân tộc Êđê. Tại Phú Yên đã phát hiện thêm 35 tác phẩm sử thi của dân tộc Chămroi và dân tộc Bana? Kết quả thu được sau một năm thực hiện của Dự án hết sức lớn, ngoài sức tưởng tượng của nhiều người: sưu tầm được 191 tác phẩm sử thi với gần 800 băng cassette; văn bản hóa 28 tác phẩm; lên danh sách gần 150 nghệ nhân kể sử thi? Đánh giá chung về quá trình thực hiện Dự án, PGS. TS Ngô Đức Thịnh, Trưởng Ban điều hành Dự án cho rằng: "Sau hơn 70 năm phát hiện và công bố sử thi Tây Nguyên, những nhà sưu tầm và nghiên cứu sử thi của Việt Nam đã phát hiện lại sử thi Tây Nguyên với phạm vi, tầm cỡ và ý nghĩa to lớn hơn nhiều, khiến không chỉ giới nhiên cứu trong nước vui mừng, phấn chấn mà còn thu hút sự quan tâm của nhiều học giả và các tổ chức quốc tế".
    Những vấn đề mới được đặt ra[​IMG]Mục tiêu đặt ra của dự án "Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên" chủ yếu là bảo tồn sử thi dưới dạng tĩnh (sách, báo, băng, đĩa?), nhưng cái đích cuối cùng của tất cả mọi công việc là có thể làm sống lại sử thi Tây Nguyên, như nó đã từng có. Nếu những nhà nghiên cứu, sưu tầm chỉ dừng lại ở chỗ phát hiện và văn bản hóa các sử thi thì chưa đủ. Đó chỉ là mới những "sử thi chết", và cần phải làm cho những sử thi đó "sống lại" với những giá trị về văn hóa tinh thần của nó. Rừng Tây Nguyên đang bị thu hẹp dần; cuộc sống hiện đại với những nhu cầu văn hóa mới đang tràn ngập lên các bản làng; sử thi đang bị mai một theo sự qua đời những người già; lớp trẻ thơ ơ với truyền thống và những giá trị cộng đồng dân tộc? Đó là những vấn đề nan giải đặt ra cho việc bảo tồn và phát triển giá trị kho tàng sử thi của các dân tộc Tây Nguyên, nhất là việc đưa sử thi về với cuộc sống.
    Theo ông Ngô Đức Thịnh, sắp tới 5 làng tiêu biểu ở vùng Tây Nguyên sẽ được chọn để thực hiện việc đưa sử thi trở lại với cộng đồng. Tại đây, ngoài việc khuyến khích các người già truyền sử thi lại cho lớp trẻ, nhiều sinh hoạt cộng đồng sẽ được gắn bó chặt chẽ với sử thi ở mức độ hợp lý, nhất là việc phát huy những giá trị văn hóa phi vật thể của sử thi. Cần phải để cho sử thi tồn tại, phát triển trên chính môi trường đã sinh ra nó với những gì vốn thuộc về nó. Bởi chỉ có vậy thì các tác phẩm sử thi mới có thể biểu đạt, phát huy hết được những giá trị to lớn của chúng. Việc sưu tầm, bảo quản sử thi dưới các dạng tĩnh là điều cần thiết, nhưng hãy tìm cách làm "sống lại" các sử thi Tây Nguyên, trả chúng lại với cuộc sống hôm nay. Đó là những việc cần làm, mà vào lúc này chưa phải quá muộn.(VHNT)
    http://www.saigonnet.vn/dulich/vanhoa/danca/suthi-taynguyen.htm
  3. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Giới thiệu:
    HAI BẢN TRƯỜNG CA KIỆT TÁC CỦA DÂN TỘC Ê ĐÊ VÀ GIA RAI
    Mỗi dân tộc miền núi trên đất nước ta đều có một nền văn nghệ riêng. Nền văn nghệ ấy từ lâu bị lu mờ chìm đắm mãi trong núi rừng heo hút. Nó cũng âm thầm và lặng lẽ như cuộc đời những người dân bị khinh rẻ trên buôn mườn hẻo lánh.
    Trong vấn đề dân tộc, đi đôi với chính sách dân tộc, chúng ta đã bước đầu ra công sưu tầm, nghiên cứu khai thác các tác phẩm và các khả năng văn nghệ miền núi để cải biên, phát triển làm cho văn nghệ Việt Nam thêm phong phú vững vàng. Điệu múa Rông Chiêng của Tây Nguyên đã được tặng thưởng huy chương vàng tại Đại hội liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới ở Viên.
    Đặc biệt gần đây Bài ca chàng Đam-San và chàng Xing-Nhã đã gây thành tiếng vang trong đông đảo người đọc nhất là trong giới văn học. Chúng ta không thể tưởng rằng cách đây hàng hai ba trăm năm khi mà điều kiện lịch sử chưa có một tý ánh sáng văn minh rọi vào và trong hoàn cảnh xã hội bộ lạc còn rất lạc hậu, chưa có chữ viết, dân tộc Ê đê và Gia Rai đã sáng tác nên 2 bản trường ca kiệt tác như thế. Hình thức của nó vừa là truyện, vừa là kịch, âm thanh của nó vừa là nhạc, vừa là thơ, vừa hùng tráng, diễm lệ. Nó mang đầy đủ chất trữ tình của con người và cảnh sắc Tây Nguyên, nó vừa thể hiện một cách sắc nét chế độ mẫu quyền, nó còn là một thiên anh hùng ca sôi nổi. Nhưng vượt trên tất cả những điều ấy là ý muốn của con người thoát ly khỏi sự trói buộc và một thứ chủ nghĩa nhân văn tuy thô sơ nhưng lành mạnh luôn luôn bàng bạc trong hai cuốn truyện.
    Dưới chế độ mẫu quyền mọi việc trong gia đình, ngoài xã hộ đều do bàn tay người đàn bà nắm giữ. Lấy vợ lấy chồng ngoài lý do một phần yêu thương nhau, phần chính vì người đàn bà làm chủ nên cần có đàn ông gánh vác những việc nặng nhọc. Dưới chế độ này dân tộc Ê Đê còn có tục ?ochuê nuê? (nối dây), tức là khi vợ hay chồng chết thì họ hàng có người chết phải đưa người thay thế. Do đó nhiều lúc không hợp lứa tuổi, cụ già thì lấy cô bé, cậu bé thì lấy bà già. Cứ thế họ thay nhau từ đời này qua đời khác. Họ quan niệm rằng có tục ?ochuê nuê? dòng huyết thống của gia đình mới được lưu truyền mãi mãi và người không bao giờ bị sống lẽ đôi.
    Giữa lúc mọi người không ai dám vượt ra ngoài cái ?ocộng lệ? đã hầu như thiêng liêng ấy thì bổng nổi lên một chàng Đam-San dũng cảm, hiên ngang, có sức khoẻ phi thường, có hoài bảo to lớn, có tài lãnh đạo sản xuất và chinh phục những người nô lệ, đồng thời cũng có một quả tim yêu thương nồng cháy, sẵn sàng lao mình vào nguy hiểm để bảo vệ tình yêu và theo đuổi những giấc mộng ngông cuồng, xa xôi.
    Sau năm lần bảy lượt từ chối không được, Đam-San đành bất đắc dĩ thay ông lấy chị em Hơ Nhí. Lấy Hơ Nhí một phần sẽ thực hiện được cái khát vọng từ lâu của Đam-San là trở nên một tù trưởng giàu mạnh nhưng phần chủ yếu khác là ?otrời? đã đánh chết Đam-San mấy lần, buộc Đam-San phải làm chồng chị em Hơ Nhí ?ongười ta có chồng là có người nằm trong buồng quý (để giữ cửa), có người ngồi trên chiếu, có người nhắc nhở đến những lễ tục của ông bà xưa để lại?, trái lại Hơ Nhí không điều khiển nổi Đam-San. Đam-San luôn luôn tự chủ, say sưa hành động theo ý muốn của mình. Ngoài những lúc làm rẫy, săn bắn, cúng thần linh suốt ngày Đam-San mãi mê luyện tập võ nghệ, đánh quay; nhiều lần đi đâu hàng mấy tháng liền, chị em Hơ Nhí đều không hay biết.
    Con người ngang tàn ấy cả gan lãnh đạo hàng nghìn nô lệ chặt cây Smuk là thứ ?ocây của tổ tiên từ xưa nay? không ai dám chạm đến. Nhưng hành động ngông cuồng và liều lĩnh nhất của Đam-San là quyết tâm bắt nữ thần của mặt trời làm vợ lẽ. Khi đã quyết tâm rồi thì mặc cho đường đầy cọp, đầy rắn độc, đầy chông bẫy và đã từng nghe xưa nay dù là người tù trưởng, người giàu sang, người gan dạ nào đã đi trên con đường ấy đều không bao giờ trơr lại, Đam-San vẫn không hề nao núng.
    Nhiều lúc Đam-San ít thiết đến công việc gia đình, vì gia đình muốn trói chân Đam-San lại nhưng tình yêu của Đam-San đối với vợ thì thật là thuỷ chung rất mực. Từ tù trưởng Mơ Tao Grư tới tù trưởng Mơ Tao Mơ Xay đến cướp Hơ Nhí đều bị bàn tay của Đam-San giết chết, tịch thu cả gia sản và bắt đem về mình hàng nghìn tên nô lệ (và chính cũng vì liên tiếp chiến thắng những tù trưởng gian ác này mà Đam-San nuôi nhiều mộng ước cao xa hơn) lúc chị em Hơ Nhí chết vì Đam-San đã chặt ngã cây Smuk là ?ocây linh hồn của Hơ Nhí, Hơ Bhí?, Đam-San đã khóc ròng từ sáng đến tối, từ tối đến sáng và cầm giao lên ?otrời? định chặt đầu ?otrời? vì ?otrời? dững dưng không nghe tiếng than khóc của Đam-San. Trước tình yêu cao cả của Đam-San, ?otrời? phải cho thuốc rưới chị em Hơ Nhí sống lại.
    Qua sự việc và hành động trên đây chúng ta thấy rằng Đam-San luôn luôn xem thường mọi tục lệ do chế độ mẫu quyền đẻ ra, Đam-San muốn tâm hồn mình được phóng đảng như cánh chim rừng được tự do bay đi cả cùng trời cuối đất. Có lúc Đam-San phải cuối đầu tuân theo lệnh ?otrời?, cuối đầu không được nữa thì vùng lên, vùng lên mà vẫn tin tưởng ?otrời? che chở cho mình. Sự mâu thuẩn ấy là điều tất nhiên. Vì đầu óc của Đam-San dù muốn bay nhảy đến đâu vẫn là đầu óc của một xã hội đầy mê tín, tuyệt đối tin tưởng ở ?otrời?, ở số mệnh. Trong cái nhãn quan mới của Đam-San vẫn đeo nặng cái nhân sinh quan của một lớp người trong bộ lạc.
    Đến chàng Xing-Nhã thì lòng yêu chuộng công bằng và lẽ phải đã lộ rõ trong cả cuốn truyện. Sau khi Xing-Nhã ra đời, mẹ cha mình là Hơ Bia Đá và Ja Rơ Kôk mời bạn và Ja Rơ Bú tới dự lễ thổi tai cho con trai, Ja Rơ Bú đã không đi, nghe tiếng chiêng kéo dài bảy ngày bảy đêm bên nhà bạn còn đem lòng ghen ghét. Hắn bảo vợ là Hơ Bia Guê đi thay, lúc Hơ Bia Guê trở về, Hơ Bia Đá còn chạy theo đưa một con gà luộc, một gói cơm trắng và một hủ rượu gởi về cho Ja Rơ Bú. Giữa đường Hơ Bia Guê ăn uống sạch những thứ ấy, chỉ còn đem về cho chồng xương gà, nước lã, với nữa phần cơm trộn cát và nói ?obạn quý của anh biếu cho đấy!? với hằn học đời sống khá giả của vợ chồng Ja Rơ Kôk, do chịu khó cần cù làm ăn, nhân việc này Ja Rơ Bú càng có cớ để sinh chuyện. Hắn đã đem những bầy voi hung ác và hàng trăm tên nô lệ giết chết Ja Rơ Kôk, bắt Hơ Bia Đá đem về giữ lợn và tịch thu cả gia tài của kẻ bất thần bị giết, bị bắt oan. Hắn cho quân lùng bắt Xing-Nhã để giết nốt, nhưng chú bé này được cụ Ghổn (thần của trời) che chở nên còn sống sót.
    Từ đó, Xing-Nhã lớn lên khôi ngô khỏe mạnh sống trong sự chăm sóc của cha mẹ nuôi là Xing Yuê và Bang Ra. Cụ Ghổn lại thả cho Xing-Nhã một con quay mà tiếng vù của nó xoáy mạnh như gió bảo, sấm sét ?olàm gãy đòn dông trên nhà, làm bay đòn tay nhà dưới. Gà, lợn không dám đứng trong chuồng, voi và tê giác không dám đứng lại gốc Kơ Nông? khi được người yêu là Bra Tang cho biết cha mẹ thật của mình bị hãm hại, Xing-Nhã tiềm đầu lâu cho cha kêu khóc, tia mắt đỏ lên như chớp lửa nuôi chí phục thù từ đó. Trên đường đi tới nhà Ja Rơ Bú bao nhiêu là thú rừng, ngõ ngách hiểm trở Xing-Nhã cũng vượt qua. Cuối cùng Xing-Nhã giết được cả gia đình gian ác Ja Rơ Bú cứu thoát mẹ, cả nô lệ của Ja Rơ Bú xin theo.
    Bản trường ca chàng Xing-Nhã nói với chúng ta một điều: dân tộc Ê Đê, Gia Rai cũng như bất kỳ một dân tộc nào và dù ở thời đại nào nhân dân rất yêu chính nghĩa luôn hướng về chính nghĩa, chính nghĩa có tạm thời bị thất bại nhưng rồi chính nghĩa sẽ thắng. Một con người tốt như Ja Rơ Kôk: ?obạn đói tôi đói, tôi no bạn no, tôi sẽ cho bạn một hơ jê lúa (một gùi lúa) ăn cho đến mùa con sáo hót?, thế mà Ja Rơ Bú nỡ đan tâm giết hại. Hành động của Ja Rơ Bú bị em phản đối và trên đường thực hiện âm mưu ấy Ja Rơ Bú ?ođã gặp con tê giác cản chân, con vai già mở ngà, con cọp dữ chắn đường, bầy chim Bơ Lang phía trái bay kêu trước mặt, chim Mơ Ling phía phải gọi ngang hông, chim Kơ Trao đậu giữa đường vỗ cánh? đối với nhân dân miền núi đó là tất cả những điềm xấu: ?otrời? không muốn Ja Rơ Bú làm việc phi nghĩa, Ja Rơ Bú cản lại ý ?otrời?, ý dân Ja Rơ Bú phải chết. Còn Xing-Nhã tuy còn nhỏ, mồ côi cha mẹ nhưng có ?otrời?, có dân ủng hộ, Xing-Nhã phải trả được thù cho gia đình, cho chính nghĩa. Đến những lũ ác thú ?omặt đỏ như lửa rừng, răng to bằng vỏ con rùa núi, gặp người lạ hỏi ăn gan? cũng phải chỉ đường cho Xing-Nhã đi.
    Đọc bài ca chàng Đam-San và chàng Xing-Nhã, chẳng những chúng ta hiểu biết thêm những phong tục tập quán, những nét sinh hoạt trong đời sống tình cảm, chiến đấu, sản xuất của nhân dân các bộ lạc của Tây Nguyên mà chúng ta còn thấy qua những hình tượng đặc biệt trong văn học Tây Nguyên, cái tâm hồn lành mạnh khoẻ khoắn của những con người miền núi ấy.
    Đây là hai tác phẩm văn học rất giá trị, nó góp phần nâng cao uy tín văn học Việt Nam đang dồi dào sinh lực chẳng những về phương diện văn học mà còn về nhiều phương diện khác.
    Sưu tầm
    Kiều Điệp
    (admanvn sưu tầm)
  4. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Sưu tầm bởi Temely:
    Sử thi Đam San​
    trích Chương II KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM - Đề cương chi tiết môn Văn học dân gian 2, Giảng viên Lê Thị Diệu Hà, Khoa Sư phạm, ĐCHT
    http://www.ctu.edu.vn/coursewares/supham/vhdangian2/chuong2.htm
    I. Giới thuyết chung về sử thi
    Thuật ngữ và khái niệm
    Tên gọi trong giới nghiên cứu: truyền thuyết, anh hùng ca, trường ca, sử thi anh hùng, sử thi ...
    Người Tây Nguyên: Êđê gọi Khan; Bana gọi Hơmon...
    Ðây là một thể loại tự sự dân gian về thời kỳ lịch sử khi loài người bước vào xã hội văn minh, kể về những kỳ tích, sự nghiệp anh hùng có tầm vóc lớn.
    Sử thi là những sáng tác tự sự có qui mô tương đối lớn, bằng văn vần hay thứ văn xuôi giàu chất thơ. Nội dung bao quát cả đời sống toàn dân trong suốt một thời kỳ lịch sử dài mà trung tâm là những sự kiện có ý nghĩa trọng đại trong đời sống cộng đồng.
    Phân loại
    Sử thi thần thoại (sử thi mo)
    Là những tác phẩm hình thành trên cơ sở hệ thống hóa các truyện thần thoại, phản ánh lịch sử hình thành và phát triển của các dân tộc, thuật lại lịch sử kỳ vĩ của sự hình thành đất nước, dân tộc trên những điều thần thoại, truyền thuyết. Ðề cập đến vấn đề nguồn gốc vũ trụ, cộng đồng người, sự tạo lập bản mường, những thành tựu về sinh hoạt văn hóa vật chất và tinh thần... trên một không khí có tính chất huyền thoại.
    Ðẻ đất đẻ nước (Mường).
    Sử thi anh hùng (sử thi khan)
    Là loại sử thi nói đến sự hình thành cộng đồng thị tộc, bộ lạc, những kỳ tích trong công cuộc xây dựng đời sống cộng đồng, chinh phục tự nhiên, chiến đấu chống kẻ thù bên ngoài, ca ngợi, cổ vũ lý tưởng cao đẹp của một thời đại là xây dựng và bảo vệ cộng đồng yên vui.
    Ðam San (Ê Ðê), Xing Nhã (Gia Rai) ...
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 19:38 ngày 04/10/2004
  5. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    II. Sử thi Ðam San
    Tình hình văn bản
    - Văn bản của Sabachier, một bản dịch tiếng Pháp (La chan son de Dam San), Xb tại Paris 1929. Ðến 1933, tạp chí của học viện Viễn Ðông bác cổ tại Hà Nội in lại dưới hình thức song ngữ Êđê - Pháp.
    - 1957, Ðào Tử Chí giới thiệu Ðăm Săn bằng tiếng Việt trên tạp chí Văn nghệ số 1 /1957 - 1959, Nxb Văn hóa Hà Nội ấn hành tác phẩm Bài ca chàng Ðam Săn.
    - Công trình văn học dân gian Êđê do Ðinh Thế Lệ chủ biên và Ngô Ðức Thịnh cùng tham gia biên soạn từ các đợt điền dã từ 1985 - 1987.
    - Ðam Săn, Nguyễn Văn Hoàn, Nxb KHXH, 1988.
    Tóm tắt
    Bài ca Ðam San bản do Ðào Tử Chí dịch gồm 7 chương khúc
    1. Chị em Hơ Nhí, Bhí theo luật tục của xã hội mẫu quyền (tục chuê nuê) lấy Ðam San làm chồng, Ðam San tỏ ý không thuận.
    2. Ðam San bỏ vê nhà chị Hơ Âng, đến khi bị trời (đu & điê) làm chết đi sống lại 7 lần & cứu được Hnhí bị voi nhà nổi điên tha vào rừng, Ðam San mới thuận.
    3. Ðam San đánh tù trưởng Mtao Grư (kên kên) giành lại Hnhí, bắt tù binh, đoạt của cải.
    4. Ðam San đi phát rẫy, lên rừng săn thú, xuống suối bắt tôm cá, đánh thắng tù trưởng Mtao Mxây (sắt)
    5. Ðam San chặt cây thần Smuk, cây đổ, chị em Hnhí, Bhí chết, Ðam San lên trời toan chặt đầu trời, được trời giúp cho vợ sống lại.
    6. Ðam San đi bắt nữ thần mặt trời để trở thành người tù trưởng giàu có, đâu cũng khâm phục, bị từ chối, Ðam San trở về chết chìm dưới đất nhão trong rừng Sáp đen.
    7. Vía Ðam San hóa ruồi bay vào miệng Hơ Âng. Ðam San cháu ra đời thừa kế của cải, quyền lực cậu và tiếp tục nối dây.
    Nội dung
    Bài ca Ðam San - bài ca cuộc sống tràn đầy khát vọng hào hùng
    Ðam San là một sử thi anh hùng. Sử thi anh hùng của các dân tộc chứa đụng những nội dung xã hội rộng lớn của thời kỳ quá khứ của các dân tộc Tây Nguyên. 2 chủ đề lớn của sử thi:
    Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của nhân vật anh hùng đã có công bảo vệ cộng đồng, đồng thời qua đó khẳng định một cách đầy tự hào sự tồn tại và phát triển của xã hội cộng đồng.
    Sự vận động chuyển biến của xã hội, đi từ công xã mẫu hệ, dần dần phát triển thành xã hội cộng đồng rộng lớn hơn trên đường tiến lên hình thành dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam.
    Bằng hình tượng nghệ thuật, sử thi Ðam San phản ánh trực tiếp khát vọng hào hùng của lịch sử buổi đầu hình thành các dân tộc Tây Nguyên.
    Các sự kiện và biến cố:
    Ðam San thực hiện tục chuê nuê.
    Sự kiện chặt cây thần Smuk.
    Sự kiện chiến đấu giành lại vợ.
    Sự kiện Ðam San đi bắt nữ thần mặt trời.
    Hình ảnh tái sinh.
    Sử thi Ðam San kể về cuộc đời ngang tàng đầy chiến công của người anh hùng lý tưởng Ðam San. Nổi bật lên là những kỳ tích trong lao động chế ngự lực lượng tự nhiên, những chiến công trong chiến trận chống kẻ thù, sự vươn lên chống lại những trở lực ràng buộc, cái cái chết đầy tính chất bi hùng của con người quyết vươn tới ham muốn tột đỉnh của mình ...
    Tác phẩm khắc họa những tính cách đẹp đẽ, những hành động anh hùng của tù trưởng Ðam San. Qua người anh hùng lý tưởng Ðam San, tác phẩm phản ánh và ca ngợi công cuộc đấu tranh bảo vệ và phát triển xã hội cộng đồng rộng lớn của dân tộc Ê Ðê.
    Ðặc điểm nghệ thuật
    Nghệ thuật tự sự
    Kết cấu chương khúc: một chương khúc kể một sự việc, một biến cố trọn vẹn xoay quanh một nhân vật trung tâm.
    Phương pháp nghệ thuật tương phản
    Tác phẩm được cấu tạo theo thủ pháp cặp đôi đối xứng trên nhiều mặt: tên nhân vật, hành động nhân vật, tính cách nhân vật, những tình huống tác phẩm ...
    Hình ảnh những trận chiến sôi sục trên hình ảnh sinh hoạt tươi vui, thanh bình, người dịu dàng, đẽp đẽ, với lối cư xử cực kỳ hiếu khách, đàn bà đẹp như bầu trời đầy ánh sao lấp lánh ...
    Lối dùng điệp khúc, điệp ngữ, điệp từ
    Kết cấu sử thi được cấu tạo theo thủ pháp trùng lặp, nhiều đoạn gần như là những điệp khúc, tạo nên âm hưởng tầng lớp. Những thủ pháp này có liên quan đến việc làm nổi rõ chủ đề tư tưởng của sử thi.
    Người tù trưởng đầu đội khăn kép, vai mang túi da.
    Kiến trúc câu văn
    Cân đối và có nhịp điệu, dài.
    Tôi nghỉ mười ngày, ngủ năm đêm, đi một năm.
    Ngôn ngữ
    Ngôn ngữ cụ thể tràn đầy hình ảnh:
    Ðông như kiến, mối; trắng như hoa ê pang; dài như tiếng chiêng, như sợi chỉ; thở như ngựa đương chạy; giọng nói như tiếng ve sầu; lông chân mượt như chuôi dao ...
    Nghệ thuật xây dựng hình ảnh
    Nổi rõ lên hệ thống các hình tượng đầy chất mỹ lệ.
    Tả người: mặt Ðam Săn đỏ như hơi men, cười miệng đỏ như dưa gang, môi mỏng như lá tỏi, cổ trơn như cà chín.
    Tả cảnh: ánh sáng của chiếc khiên chói lọi như đèn đuốc. Vải sợi nặng trĩu làm cong các sào phơi, thịt treo tối cả nhà.
    Tả việc: áo sắt rơi xuống. Mtao Mxây bỏ chạy. Chạy trốn chung quanh chuồng lợn. Ðăm Săn phá tan chuồng lợn; trâu ..
    Được tigerlily sửa chữa / chuyển vào 19:40 ngày 04/10/2004
  6. tigerlily

    tigerlily Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    3.048
    Đã được thích:
    2
    Hết bài giảng.
  7. gatruagaybendoi

    gatruagaybendoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    ( tiếp theo giới thiệu sách Rừng, Đànbà, Điên loạn)
    Từ đây , J . Dournes dẫn sang vế thứ ba: Điên loạn.
    Ông viết: ?o? tôi muốn nói với những ai còn tin rằng con người có thể trở thành điên vì thiếu rừng thật cũng như vì quá dư thừa rừng bị ám?. Vậy đó, con người (con người Giarai ở đây) đứng trên một thế cân bằng kỳ lạ và kỳ diệu: họ đứng ?omấp mé? giữa làng và rừng, giữa văn hóa và hoang dã, giữa ?ocô gái ?"làng? và ?ocô gái -rừng?. Một thế bền vững được xây dựng trên thế nước đôi bấp bênh, một thế bấp bênh bền vững ?" hay như chúng ta thường gọi ngày nay, mộ thế bề vững ?obiện chứng?. Họ sẽ trở thành điên nếu thiếu ?orừng thực?, một thứ điên khô khốc, tàn rụi, vì bị cắt đứt cội nguồn, không còn nghe được từ trong điều sâu thẳm của chínhmình tiếng gọi cuốn hút ghê gớm của cô gái - rừng, của tự nhiênhoang dã nữa. Họ không còn huyền thoại nữa, không còn nghe, không còn kể , không còn tiếp tục sán gtạo ra huyền thoại. Họ sẽ trở thành điên nếu để cho rừng tràn ngập và chiếm hết mình, cái hoang dã tràn lấn trở lại, không tự phân biệt được mình với rừng, thuần hóa cái phần rừng để làm người của mình. ?oBằng rìu và lửa?. Ngọn lửa của trí tuệ và văn minh?
    Tuy nhiên, về chỗ này, cũng còn một điều cần chú ý . J.Dournes rất cẩn trọng, ông nói: ?o Nếu tôi dùng từ ?ođiên? ấy là tôi chỉ muốn dịch từ hüt, trong cái nghĩa mà người Giarai hiểu từ đó và trong những trườnghợp họ ghi nhận tình trạng đó?. Và ngôn từ Giarai thì thật phong phú về mục này, có đến hàng chục từ khác nhau để chỉ những sắc thái khác nhau của tình trạng bất thường , ra ngoài chuẩn mực xã hội về tâm thần: từ ram (hâm), hling (kỳ cục), töpai rwa (xỉn), hwing (ngây), mih müh (đần)?đến swin (ngốc), yang nga?T (bị ám), möhlun (dại)? cuối cùng mới là hüt (điên). Rồi hüt thì lại được chia thành hong (điên điên dại dại), hong hüt (người đã bị rối loạn tâm thần nhưng vẫn dịu dàng vô hại), và hüt hẳn hoi. Người hüt được mô tả như sau: anh ta không sống trong xã hội, mà sống ở ?onơi kia?; lang thang, không định lại được ở bất cứ đâu, anh đi hết nhà này đến nhà khác, giúp người ta việc này việc nọ; anh không biết sơ, cũng không biết xấu hổ, thường trần truồng; chẳng phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Anh đã vượt qua một cái ranh giới nào đó không còn quay trở lại được nữa (ranh giới xã hội), tuy nhiên xã hội vẫn công nhận anh ta. Và J.Dournes giải thích vì sao: ?o? Hẳn cũng cùng một lý do như khi xã hội yêu những lâm-nhân trong huyền thoại của mình, để tìm lại ở họ một sự thật mà nó vẫn che giấu (mọi con người đều phức tạp, nghĩa là đều tư phức tạp hóa cuộc sống của mình)?.
    Có một huyền thoại Giarai rất nổi tiếng tên là Giung hüt (chàng Giung điên). Giung làmột lâm nhân thật sự, thật sự của rừng sâu chứ không phải của vùng bìa rừng như Drit. Là một con quái vật chỉ có khuôn mặt hơi chút ít giống người, song anh ta lại có thể lột đi cái vỏ ngoài hì hợm của mình, nó khiến anh có thể sống yên ổn trong rừng, anh lột nó đi như người ta cởi quần áo và tự phô bày trần truồng và đẹp đẽ khiến một cô gái say mê; khi người ta ?okhám phá? ra anh ta như vậy, anh chẳng còn ?ođiên? nữa, nhưng anh vẫn khiến dân làng kinh ngạc. Anh là một diễn viên tài ba, luôn làm chủ các trò diễn của mình; song còn hơn thế nữa, anh là biểu hiện ước muốn của con người được là chính mình, bấp chấp các chuẩn mực và cấm kỵ?
    Đến đây thì đã khá rõ: rừng có thể ám con người, làm cho con người thành điên, thành hüt? để cho con người có thể tìm lại được chính mình, cái sự thật mình vẫn tự che dấu, lột đi mọi lớp vỏ ?ophức tạp? mà xã hội mặc lên con người.
    Và J.Dournes nói: ?o Sẽ không thể có bất cứ sự mô tả nào đúng về rừng nếu không tính đến cái chiều kích của nó, mà mọi người từng đi qua rừng đều thấy dậy lên trong mình, kể cả các nhà bác học nghiên cứu thảo mộc??
    Cuốn sách của J.Dournes, bằng một lối đi độc đáo, đưa ta vào một chiều sâu thật thú vị và cũng thật cơ bản của con người và xã hội Giarai ?" ( và Tây Nguyên). Cuộc du hành ông dắt ta đi vào giúp ta nhận ra cái xã hội này, mà ta thường ngỡ là thô mộc và đơn giản, kỳ thực phong phú và sâu thẳm biết bao. Hẳn còn có thể nghiệm ra bao nhiêu điều lý thú và thiết yếu khác nữa trong cuộc ?ođi qua? này. Song có lẽ có một điều chung nhất có thể là thật cần nhận rõ: xã hội này, cũng như mọi xã hội có một chiều sâu văn hóa tiềm ẩn, luôn được xây dựng và tồn tại trên một thế cân bằng rất tinh tế, sự cân bằng của những yếu tố vừa đồng nhất vừa ngược nhau bên trong, mà xã hội ấy biết duy trì bằng một cơ chế tinh thần tinh vi. Những sự cân bằng đó là rất cơ bản, nhưng cũng rất nhạy cảm. Cần một sự hiểu biết và thận trọng tối đa đối với những xã hội như vậy, nhất là trong những tác động phát triển mạnh mẽ ngày nay.
    Trong ý nghĩa đó, cuốn sách viết về một ?omiền mơ tưởng? chừng như phiêu diêu này, lại có thể có ý nghĩa rất thời sự.
    Nguyên Ngọc.
  8. Minh@

    Minh@ Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/07/2001
    Bài viết:
    279
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Gà đã post đầy đủ bài viết cùa Nguyên Ngọc.
    Có thấy 1 nơi giới thiệu 1 sách khác của Nguyên Ngọc, cũng dịch của Dournes,  :
    Miền đất huyền ảo
    [​IMG]
    Thuở khởi nguyên, thế giới không phải có một chàng và một nàng mà là hai gã đàn ông, hay đúng hơn, hai người vô tính. Ađam và Eva của người Tây Nguyên, theo truyền thuyết, là oung Khuot oung Kho (ông nội Khuot và ông nội Kho). Không chịu nổi sự cô đơn, thế là họ đi mượn giới tính ở những con vật. Người đi mượn ở con thằn lằn và trở thành đàn ông, người đi mượn của con cóc trở thành đàn bà. Thần Cây đa dạy cho họ sinh con đẻ cái an toàn mà không phải lấy cái xà gạc mổ bụng lấy con ra?
    Người Tây Nguyên đã bắt đầu cuộc sống hiện thực nhào lẫn huyền thoại hoang dã của mình bằng một quan niệm mang tính vũ trụ quan đầy siêu hình như thế. Dambo (Jacques Dournes), nhà Tây Nguyên học người Pháp đã sống ở Tây Nguyên suốt 30 năm, đi qua hầu hết các buôn làng và am hiểu tập tục tập quán, đời sống, thông thạo ngôn ngữ của họ và viết hàng chục công trình nghiên cứu giá trị. Miền đất huyền ảo cùng với Rừng, đàn bà, điên loạn, hành trình qua miền mơ tưởng Giarai là hai cuốn sách vô giá, là kho tư liệu dân tộc học đầy tính khoa học và bay bổng văn chương của ông (đều đã được nhà văn Nguyên Ngọc dịch và xuất bản tại Việt Nam).
    Với một hệ thống thần linh khá giàu có, người dân tộc Tây Nguyên được hít thở trong một môi trường tâm linh phong phú, định hướng cho những gì tốt đẹp trong tâm hồn (dĩ nhiên, cũng nảy sinh những luật tục hà khắc và đầy dã man được gạn lọc, điều chỉnh qua thời gian). Những giá trị tâm hồn ấy toả sáng, nhưng mong manh và đang đương đầu với những thử thách trước cái đội mũ văn minh và hiện đại đầy thực dụng đang tràn vào.
    Việc làm bật lên chân dung từng dân tộc là chuyện khó, tác giả đã khéo léo với những bài ký mắt thấy tai nghe hay ghi qua lời kể của những cố đạo, già làng? phác thảo (tương đối) của các cộng đồng với những chuyện kể thú vị: người Raglai (nơi nhạc sĩ Trần Tiến viết bài hát Giấc mơ Chapi) ở đông-nam Tây Nguyên sống hiếu khách và thuận hoà, thích giao lưu, người Srê cao nguyên Kontum hướng ngoại và dễ bị nền văn minh tác động, người Cil ở cao nguyên Lang Biang nghèo đói cam phận, người Êđê ở vùng Ðồng Nai thượng và cao nguyên Ðak Lak thì đầy ý chỉ học hỏi, v.v? Nó như những đoạn phim tài liệu quý đầy tính gợi tả trên cái nền khảo cứu khoa học tinh tế, nhạy cảm qua các chương khảo sát trên các bình diện nhân chủng, văn hoá, đời sống?
    Nếu bạn quan tâm đến vùng văn hoá Tây Nguyên, nên đọc sách này cùng chuyến du khảo đến miền đất huyền ảo!
    VĨNH NGUYÊN

      (*) Miền đất huyền ảo, sách nghiên cứu, bút ký dân tộc học của Dambo (Jacques Dournes) Nguyên Ngọc dịch, NXB Hội nhà văn - 2003. Giá 42.000 đồng.
  9. gatruagaybendoi

    gatruagaybendoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Gió đỏ (H?TLinh Niê)
    Em của tôi!
    Tôi mạo muội gọi em như thế, mong được hưởng sự khoan dung. Bởi nếu như lá thư này nằm trong tay em, tức là tôi đã đi xa lắm rồi. Cuộc trở về với cội nguồn, với ?ogiọt nước? ông bà sẽ thêm phần thanh thản cho tôi, nhờ tấm lòng nhân hậu vị tha của em.
    Khi lần giở những trang giấy, em có nhận thấy gió không? Ấy là hơi thở tôi, xin được hôn lên những ngón tay của em. Những ngón tay mà tôi biết đã có thời gian dài phải chia đôi sự cầm dao mổ và cầm cuốc, để tính cuộc mưu sinh. Những ngón tay đã viết gửi tôi bao nỗi niềm để xẻ chia, an ủi. Có lần em hỏi: ?oSao thư bạn lúc nào cũng như bảng lảng bóng dáng của những vầng mây đen??. Tôi đã tránh né bằng cách trả lời ?o Nhớ quá mây xanh của bầu trời Cao nguyên. Bạn hãy gói gửi cho xin một nắm?? Ấy vậy mà em không hề biết, chính em là cứu cánh với những ?othôi thôi, xin mà, hổng dám đâu?? đã giúp tôi kéo dài sự sống hiu hắt như ngọn lửa giữa rừng đêm này thêm một vài năm nữa đấy. Và cũng chỉ có em, đã xẻ chia cùng tôi nỗi đơn côi tự rành buộc của tâm hồn mình. Tôi biết ơn em nhiều lắm. Tôi yêu em nhiều lắm. Em biết như vậy mà, phải không em? Chỉ có điều, trước đây tôi chưa bao giờ dám tự nhận cả với chính tôi. Còn bây giờ thì tôi đã có thể nói trực tiếp với em điều ấy, nói to với tất cả mọi người điều ấy mà không lo sợ bị em quở mắng. Thích thật!
    Em có nhớ không ? Kể từ cái ngày gần như định mệnh, đọc được trên tạp chí chuyên nghành bài khảo cứu của em về bệnh Phong ở các tỉnh Tây Nguyên. Tôi đã thư về em, bày tỏ cùng một nỗi quan tâm. Và cũng từ đó, bắt đầu những lá thư qua lại giữa chúng ta. Mới đó mà đã gần 10 năm rồi ư?? Trong tôi dường như tồn tại hai con người: một gã trơ tráo, dày dạn xù lông nhím ra với cuộc đời đen bạc. Một kẻ mong manh dễ thương tổn, dễ cảm thông dành cho em qua những lá thư. Có bao giờ em biết điều này không? Những người đàn ông như tôi thực ra rất yếu đuối, luôn cần phải có một chỗ tựa nương cho tâm hồn mình. Em chính là chỗ nương tựa ấy của tôi.
    Em cứ thắc mắc ?o Sao giữa THÀNH PHỐ TRẮNG lại có một Kpă, một Rchom (*), mà địa chỉ không phải một Kon, Ya (**) nào đấy trên cao nguyên??. Và ?oCó thật đó là Y, là A hay cũng chỉ là Nguyễn, Trần, Dương, Phạm? nào đó thôi??. Tôi đành thú nhận : ?o Địa chỉ đó chỉ là mượn để nhận thư từ thôi?. Em than: ?o Bên địch thì bị bộc lộ hết lực lượng. Còn bên ta đến cái địa chỉ cũng đi mượn nữa, thì bằng đánh đố nhau ư??. Tôi đã lờ đi không trả lời em, rằng vì sao tôi phải rời cao nguyên, mảnh đất cha đã treo cái cuống rốn tôi lên cành cây cao trong rừng, xúc từng con cá suối, cùng a mí bòn những ngọnrau ría, rau étang nuôi tôi lớn khôn. Mảnh đất đỏ au, bàn chân trần của tôi đã đặt từng bước đi. Từ lúc còn nghiêng ngả đến vững chắc đến cả những bến bờ xa xôi trên trái đất. Em lại hỏi vì sao tôi không trở lại. Và em sợ một lần gặp gỡ. Sợ tan vỡ những ảo ảnh, sợ tôi sẽ thất vọng về một người đàn bà (mà theo lời em) ?oKhông chỉ đã gần đến cuối con dốc đời mà còn ?" đi thi hoa hậu thì ba vòng bằng nhau, khiêm tốn về thước tấc và dung nhan làm chị làm em với chim cú trong rừng?. Ôi em! Người phụ nữ thân yêu nhất của tôi. Xin em cho tôi được mang theo vễ cõi mang lung bí mật ấy. Để trong em, tôi mãi mãi chỉ là một người bạn nhạy cảm, nhẫn nại và dễ cảm thông. Là chiếc gùi cho em trút mọi vui buồncủa cuộc đời, là cây rừng cho đôi cánh những khi mỏi mệt của em trú đậu. Tôi hài lòng với đề nghị ấy. Bởi chính tôi cũng không muốn làm em thất vọng khi hiểu ra mọi sự thật.
    Tôi đã hạnh phúc biết mấy khi nghe em bày tỏ ?oBạn là chỗ dựa cho tâm hồn tôi. Thật sự tìm được sự thư giãn và thú vị khi đọc và viết cho bạn?. Cám ơn em! Cám ơn em! Chính tôi cũng vậy, Dù khôngthể tỏ bày cùng em những dại khờ một thủa của tình đời, tình người, tình thế,..đã buộc tôi rơi vào tình trạng phải rời xa vĩnh viễn quê hương yêu dấu. Tôi đã thề trước mặt trời rằng: ?oSẽ không bao giờ để cho nỗi đau trong trái tim rách nát của mình được dịu đi bằng cách trở về với bến nước ông bà?. Bởi nơi này đâu còn là của tôi? Của Chúng ta? Cao nguyên trở thành quê hương của mọi miền quê, thế mà tôi - đứa con của Cha Rừng, Mẹ Đất- lại không có chỗ đứng ở đó. Nhưng chính em, bằng sự đau đáu của mình, đã đánh thức tình yêu bến nước, nỗi thương rừng xa đã cố ngủ quên trong tâm hồn tôi. Xóa dần cái hoài cảm của một đứa con lạc loài nơi xứ lạ. Dường như em đã đúng khi mong ước con người hãy đến với nhau chỉ bằng tình yêu thương. Em, với tất cả mọi nỗi vất vả của đời thường, niềm đam mê nghề nghiệp, lẫn nỗi đau canh cánh của một tâm hồn không ít lần đã bị người đời vô tình, hay cố tình làm thương tổn. Sao vẫn giữ được cho mình niềm tin, tình thương yêu trong sáng thế ?
    Trong những bức thư đối thoại cùng tôi, em thường khuyên nên xoá bỏ mặc cảm, trở về với bến nước quê hương. Còn tôi? Cực đoan quá chăng khi găm mãi trong đáy tim mình sự hận thù trĩu nặng? Nhưng tôi, có còn chút nào mong muốn được trở lại với đời, có thêm những mảng tư duy nào gom góp được trong những tháng năm này chính là nhờ có em.
    Em, với hương cúc dại, với vị đắng của vầng dã quì vàng, với những cây cầu vồng mơ ước trên đỉnh núi Cư M?TRong sau cơn mưa? mà em định nhờ chàng gió mải chơi gửi về tôi nơi phố phường đấy cát bụi. Rồi em diễu cợt tôi như cây bạch đàn lười biếng ngủ vùi suốt đêm, mặt trời lên vẫn chưa thèm tỉnh giấc. Không, bạch đàn của em đâu có ngủ, nó thức canh cho cúc rừng tỏa hương trong thanh khiết của trời đêm nên sáng ra mới dậy muộn đó chứ. Và em không thấy sao? Bạch đàn chẳng vẫn xanh đến hết mình, kiêu hãnh thách thức cả nắng lẫn gío dữ dội của cao nguyên đó ư ? Trời ơi! Em đánh thức trong tôi nỗi nhớ không nguôi về miền đất gió đỏ của chúng ta. Ở nơi ấy, đâu đó có nấm mồ hoang chưa được bỏ mả của ama tôi ? Có còn vạt rừng nào che chở cho nhà mồ của amí tôi ? Tôi khác em, đã trốn chạy. Để rồi chỉ vì trót nợ em một lời hứa mà đã bao ngày bên vỉa hè cimen rắn lạnh chốn phồn hoa đầy bụi trần ai này, tôi nhấp ngụm cà phê , nhắm mắt lại cho nỗi nhớ trào lên từ tận thẳm sâu tâm hồn, tới vị đắng nơi đầu môi?
  10. gatruagaybendoi

    gatruagaybendoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta chưa bao giờ gặp nhau. Em cũng tin như thế, phải không? Và em hãy cứ tin như thế nhé. Mặc dù tôi lại phải xin em một lần nữa khoan dung vìsự vi phạm thỏa thuận ?okhông tìm gặp?. Tôi đã có mặt trong buổi bảo vệ luận án tốt nghiệp của em ở Hà Nội. Đề tài ?oBệnh phong trong bối cảnh toàn cục Tây Nguyên nguồn gốc và phương pháp xử lý? đã khiến tôi xúc động sâu xa. Em vẫn thế, người khách bộ hành cô đơn trên con đường đầy cỏ tranh và sỏi đá, bới tìm trong hoang dã của đại ngàn, nâng niu những gì người đời đang vô tình hay cố tình lãng quên. Cứ lặng lẽ âm thầm như vạt cúc bên cổng nhà em, góp thêm vẻ đẹp nhỏ nhoi cho đất trời cao nguyên. Để một lúc nào đó, bất chợt có ai nhận ra cúc dại cũng có hương. Những bông cúc trắng tôi nhờ một sinh viên trong học viện trao tặng khi em vừa bảo vệ xong khiến em ngỡ ngàng. Nhưng tôi tưởng vẫn bắt được một ánh mắt bừng sáng. Chẳng có lần em kể rất yêu hoa cúc đó sao?
    Em không giận tôi nữa chứ? Tôi có lợi thế thông tin về em nhiều hơn em có thể biết về tôi. Phố núi của chúng ta nào có rộng lớn gì. Tôi còn nhiều người thân lẫn bạn bè ở đó. Làm sao tôi lại không tìm em khi tôi yêu em có thể đến điên dại ? Chỉ khát được một lần ngồi đối mặt trước ché rượu trong căn nhà sàn của amí em. Dù chẳng thể hai bàn chân cùng đạp trên một chiếc rìu, mỗi người một cần rượu, trong lời khấn ngân nga của Pjâo (***). Thì cũng là để soi cùng một mặt ché, cho mắt lặn trong mắt, vui hòa cùng vui. Vậy là mãn nguyện lắm rồi:
    ?oTôi soi bóng ai đây.
    Ai là bóng ta say ?
    Triệu năm mặt ché vơi đầy
    Rượu vin cần rượu ngất ngây??


    Nhưng tôi nào dám đi xa hơn bởi nợ em lời hứa. Nên chỉ đành phạm quy mà chiêm ngưỡng em từ xa thôi. Hãy tin tôi. Đấy là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng. Tôi cần phải mang theo hình ảnh của em để đi về cõi xa. Lúc ấy, tôi đã biết quỹ thời gian của mình còn eo hẹp lắm. Còn nữa?cũng bởi tại tôi?ghen! Tôi ghen với tất cả mọi người mà em tiếp xúc, đón đưa khi họ đến công tác ở cao nguyên của chúng ta. Họ có quyền gì mà bắt tay em? Nắm tay em bước vào vòng xoang? Kề bên, thậm chí còn cả gan choàng vai em trong những cuộc rượu cần, lắng nghe tiếng chiêng Arap sầm sập như thác đổ, như gió reo từ thủa hồng hoang xa xưa nào vọng về. Thậm chí có lúc còn mơ làm người chạy xe ôm trên những nẻo đường em đi? Tôi, kẻ yêu em đến có thể đổi cả mạng sống của mình, khao khát được cùng em bên bếp lửa nhà sàn, uống hớp nước nước suối sớm mai ngọt lành tinh khiết nơi bầu nước em trao. Cùng em nắng mưa trên rẫy, trong tiếng tinh ninh rộn ràng gọi bạn. Sao lại chỉ có thể gặp em trên những trang giấy?? Chúa ơi! Màn sương nào làm mờ đi con mắt bên trái tôi. Ánh sáng nào khiến cay sè con mắt bên phải tôi? Xin hãy nhỏ vào chúng một giọt máu đỏ nơi trái tim mẫu hệ kiêu hãnh và vị tha của em. Tôi ?ohưt? (****) thật rồi!
    Được gatruagaybendoi sửa chữa / chuyển vào 18:19 ngày 01/11/2004

Chia sẻ trang này