1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Concerto Pour Deux Voix ...

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi thedanna, 02/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thedanna

    thedanna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Bần tăng thấy bản Concerto Pour Deux Voix do J.B.Moniet et Clemence trình diễn thạt hay (nhạc sỉ nào thì không rỏ)
    Tại sao lại gọi bản nhạc này là concerto trong khi nó giống một bản vocalise hoặc aria? Concerto thường viết cho violin hoăc piano va tạo bởi 3 movements khá dài. Xin các chư vị giải thích giùm!
  2. phucphan

    phucphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Ặc, thứ nhất đây là nhạc nhẹ, xập xình nên nếu mấy ông ấy có thích ngẫu hứng gọi nó là concerto thì bọn em cũng...bó tay.
    Còn giả sử nếu nó là cổ điển thì cũng có lý do nhất định để gọi nó là concerto đấy bác ạ. Concerto thì không cứ nhất định là 3 chương. Cái quan trọng về concerto là ở chỗ nó là 1 thể loại làm nổi bật 1 nhạc cụ trên 1 nền hoà tấu dầy (điển hình nhất là dàn nhạc). Concerto thì cũng chẳng bó hẹp vào piano và violon, còn có concerto cello, mozart có concerto clarinet, oboe, sáo, bassoon...Bartok viết concerto cho dàn nhạc thì cứ thỉnh thoảng lại có 1 phát 1 nhạc cụ nào đó có 1 đoạn solo khó vật vã. Có 1 số tác phẩm trình tấu độc tấu có 1 nhạc cụ và 1 dàn nhạc cũng đôi khi được coi là concerto, ví dụ với cello thì có kol nidrei (Bruch), schelomo (Bloch), elegie (Faure), biến tấu Rococo (Tchaikovsky), violon thì có phóng túng Carmen (Sarasate), Tzigane (Ravel), piano thì có Grande Polonaise (Chopin), Vũ điệu tử thần (Liszt...) tuy không theo cấu trúc chương hồi nhưng lực lượng biểu diễn thì rất giống concerto.
    Trên tinh thần ấy, nếu sử dụng Vocalise thì về một mặt nào đó cũng chính là sử dụng một nhạc cụ. Bởi mục đích của Vocalise là khai thác tính nhạc cụ của 1 giọng hát: khả năng sử dụng kĩ thuật và tạo câu bằng việc sử dụng nhạc không lời...Trong nhạc cổ điển nói chung nhiều Vocalise đệm dàn nhạc, nếu các bác nổi máu gọi nó là concerto cho giọng hát thì...cứ thoải mái. Còn cái bản Concerto voix trên nghe xập xình quá, bác share với box Âm nhạc chắc hợp hơn.
  3. thedanna

    thedanna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Đa tạ phucphan huynh. Nhờ có huynh chỉ bảo mà bần tăng thông hiểu thêm về concerto, mở rộng sự hiểu biết vốn hạn hẹp của bản thân. Nhân đây xin hỏi huynh về sự khác nhau giữa concerto và rhapsody (ví dụ như rhapsodyon a theme of paganini for piano and orchestra by Rachmaninov). Bần tăng chỉ cảm thấy rhapsody khác ở chỗ có mood thay đổi.
  4. yes_Iam_here

    yes_Iam_here Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2004
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    Sư thầy the danna tham khảo thêm cái concerto cho color sop của Gliere í ạ. ĐIển hình nhất cho concerto cho giọng hát đấy.
  5. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Bản concerto nói theo nghĩa rộng là bản nhạc đối lập giữa 1 nhóm nhạc cũ nhỏ và dàn nhạc (concert trong tiếng Ý hay gốc La tin gì đó có nghĩa là đấu tranh, đối lập, như contrast trong tiếng Anh). Nếu nhóm nhạc cụ nhỏ là 1 nhạc cụ thì gọi là solo concerto (piano,violin, cello, flute, trumpet, horn v.v. cả vocal cũng được xem là 1 nhạc cụ). Nhóm nhỏ này có thể là 2 nhạc cụ (double concerto , Brahms có 1 bản), 3 nhạc cụ (triple concerto,Beethoven có 1 bản) hay nhiều hơn (concerto grosso, có từ thời Baroque, vd như 6 bản Brandengburg concerto của J.S.Bach).
    Rhapsody với concerto hổng có dây mơ rể má gì hết vì Rhapsody có nghĩa là Anh hùng (ca), không có cấu trúc nhất định (tên là do cảm hứng, ''tư tưởng'' mà đặt). Bản Rhapsody on a theme of Paganini của Rachmaninov vốn là 1 bản piano concerto (3 chương). Còn thật sự phân chia variation số mấy tới số mấy nằm vô chương 1 ,2,3 thì Tiểu hoà thượng chịu khó kiếm quyển A history of concerto mà đọc (tui mượn thư viện đọc lâu quá rồi, giờ hổng nhớ). Đó là 1 quyển sách (cỡ 600-700 trang) rất chi tiết về concerto.
  6. phucphan

    phucphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Bác thedanna nhắc đến cái thay đổi về mood trong các rhapsody cũng là nắm được một ý quan trọng về thể loại rhapsody rồi đấy. Bác tào lao giải thích như thế về cơ bản là rõ hết, em chỉ đính chính một ít về dùng từ thôi:
    Đầu thế kỉ 17 thì đúng là concerto có cái ý nghĩa về tương phản như bác tào lao đã giải thích: nhằm nổi bật sự đối lập của những nhóm trình tấu khác nhau hoặc chỉ đơn giản là đối lập trong các phần của 1 tác phẩm. Đến thời kì âm nhạc Baroque thì concerto dần dần tiến đến ý nghĩa của concert tức là lối trình diễn tập trung vào 1 nhạc cụ theo cách hiểu thường dùng ngày nay.
    Một đặc điểm quan trọng cần nhấn mạnh với thể loại concerto là về cấu trúc tác phẩm: Các concerto tuân theo hình thức Ritornello tức là một cấu trúc có sự lặp lại của các chủ đề. Sự lặp lại có thể là 1 lần lặp lại y nguyên hoặc một lần quay lại với những đoạn phát triển. Hình thức lặp lại thường kèm theo sự thay đổi về giọng, nói tóm lại là giống cấu trúc sonat. Các concerto thường tuân theo cấu trúc có chương 1 là theo cấu trúc sonat (giới thiệu chủ đề-phát triển-tái hiện), chương 2 thường là chương chậm, chương 3 là thể rondo, với 1 chủ đề lặp đi lặp lại xen kẽ các chủ đề mới, ví dụ: A - B - A - C - A...
    Còn Rhapsody thì đúng là không quan hệ gì với concerto cả. Rhapsody nên dịch là khúc phóng túng, tuỳ hứng thì đúng hơn là anh hùng ca (epic poem). Đặc điểm quan trọng của Rhapsody là sự thoải mái về chất liệu sáng tác: rhapsody thường là những tác phẩm chỉ có 1 chương, âm nhạc nhiều tương phản, đối lập về cảm xúc, lối trình tấu, âm hình...Các rhapsody ít chịu sự ràng buộc về cấu trúc, một số rhapsody liên tục thay đổi về giai điệu, cảm xúc, tính chất, tuỳ nhạc sĩ có người dùng cấu trúc cổ điển có người không.
    Rhapsody trên một chủ đề của Paganini (Rachmaninov) là một hình thức tuỳ hứng "lấy cớ" là một chùm biến tấu, dù các biến tấu thì cứ lùi xa dần chủ đề đầu và liên tục thay đổi một cách thoải mái, tự do. Thuờng thì tác phẩm này người ta cho liền tù tì thành 1 chương, nhưng đôi khi cho nghỉ như 1 concerto nhiều chương. Với rhapsody paganini thì từ biến tấu 1-11 có thể coi là chương 1, từ 12-18 là chuơng chậm (với chương 14-15 là một hình thức chen scherzo) còn lại là finale.
    Vì tính chất tự do mà Rhapsody thường gặp hơn trong các tác phẩm của thời kì lãng mạn hơn là cổ điển.
    Em dạo này hơi kém về khí nhạc, nói những ý cơ bản đã, kĩ quá lại bị bắt giò, eo ôi nguợng chết . Còn em thì cứ tiếp tục truyền giáo về cái thể loại opera của em vậy. Bác YIH đâu, chuẩn bị duet để mị dân nào. Bác có cái concerto Gliere kia không, em cũng mới chỉ nghe nói thôi.
    Bác nghe thử 1 trích đoạn opera nổi tiếng qua đó bác sẽ thấy rõ sự khác nhau giữa thể rhapsody thoải mái, tự do và thể concerto có những quy định khá nghiêm về cấu trúc. Thực ra trong đoạn nhạc em sẽ đưa lên thì chẳng cái nào là rhapsody hay concerto nhưng một đoạn thì âm nhạc mang ảnh hưởng rõ rệt của bút pháp rhapsody lãng mạn còn một cái thì mang những đặc thù khá rõ của cấu trúc ritornello cổ điển. Đoạn nhạc này là màn điên (mad scene) trong vở Lucia di Lammermoor của nhạc sĩ Gaetano Donizetti.
    [​IMG]
    Maria Callas trong vai Lucia
    Câu truyện của đoạn nhạc này đại khái như sau: nàng Lucia yêu chàng Edgardo nhưng chẳng may Edgardo là kẻ thù của dòng họ nàng. Lucia bị bắt phải từ bỏ tình yêu với Edgardo và cưới bá tước Arturo có quan hệ gắn bó với gia đình nàng. Quá đau buồn, Lucia hoá điên trước đám cưới. Trong đêm tân hôn, Lucia đâm chết Arturo, lúc mọi người nhìn thấy Lucia thì Lucia đang rên rỉ, quằn quại một cách điên dại.
    Hình ảnh người đàn bà mặc bộ áo ngủ trắng thấm đẫm máu, tay cầm dao, cử chỉ thẫn thờ và giọng hát rên rỉ điên cuồng là một trong những hình ảnh đáng nhớ nhất của opera cổ điển.
    Màn điên thường được chia làm 2 phần: Il dolce suono (giọng nói dịu dàng ấy...) và Spargi d''''''''amaro pianto (hãy trải lên mộ em những giọt nước mắt cay đắng).
    http://download.yousen***.com/00F0B7905AE5D3D0
    Bác hãy để ý về sự khác nhau rõ rệt giữa tính chất của 2 đoạn: Với đoạn "Il dolce suono" (mang tính rhapsody) thì giai điệu và âm hình liên tục thay đổi, lúc thì tĩnh, lúc thì xáo động, dồn dập, nếu bác xem trên 1 buổi trình diễn thì soprano liên tục thay đổi biểu hiện: lúc thì đắm đuối, lúc thì hoang mang, sợ hãi. Đoạn này dài, lại lắm đoạn hát nói nên hơi khó nghe một chút, ít nổi tiếng hơn đoạn sau nhưng nếu phải nói về độ điên thì đoạn này điên hơn nhiều đoạn sau.
    [​IMG]
    http://download.yousen***.com/21D26C9B0E5A661D
    Với "Spargi d''''''''amaro" thì cấu trúc rõ ràng hơn nhiều: cấu trúc A-B-A-B-Coda rất rõ ràng, giai điệu chính lặp lại và qua một chút hoa mỹ, biến tấu. Bác chịu khó nghe đến hết đoạn này sẽ có 1 nốt cao chót vót rất ngoạn mục.
    Giọng soprano thể hiện vai Lucia là Maria Callas, dàn nhạc nhà hát Scala chỉ huy Karajan. Callas không phải là người có giọng hát đặc biệt đẹp, nhưng lại là 1 ca sĩ có khả năng thể hiện và nhập vai, thể hiện kịch tính cực đỉnh. Chẹp chẹp lại còn xinh đẹp như nữ thần Hy lạp nữa chứ, bị cái đanh đá. Tán phét một tí. Lần đầu tiên nghe Callas là qua cái album "Callas-the legend." Bà chị vừa mở mồm hát "Casta diva" em ngất luôn. Cứ tưởng giọng soprano số 1 thế kỉ 20 nó phải đẹp tuyệt trần thế nào chứ nghe thấy...xấu không chịu nổi, hát thì lổn nhà lổn nhổn nữa chứ. Cạch luôn. Thế rồi sau đó mượn được thư viện thành phố cái Tosca đội hình Callas-stefano-gobbi. Hôm đấy rỗi việc ngồi nghe thử, theo dõi sát libretto. Lúc đầu dự định nghe chơi, ai ngờ nghe đến hết lúc nào không biết. Màn 2 , cái đoạn Mario bị tra tấn nghe Callas thấy bà chị nhập vai Tosca hay kinh khủng. Đến cái aria hạ knock-out là Vissi d''''''''arte thì tự nhiên đã thấy giọng Callas là 1 giọng hát đẹp từ lúc nào không biết. Sau đó lần lượt là Violetta, Lady Macbeth, Norma, Lucia...bây giờ nếu em bị dí súng vào đầu và bị bắt chọn 1 soprano bất kì thì đó sẽ là Callas.
    Cái đoạn Spargi d''''''''amaro nổi tiếng hơn, lắm người thể hiện rất hay, nhưng cái dolce suono thì Callas thực sự là vô địch.
    Tiện thể có cái hình ảnh này về Lucia di Lammermoor rất đúng với miêu tả của libretto, rất...máu me nhưng to quá, đưa vào đây hơi bị xấu, các bác vào link:
    http://www.sdopera.com/pressphotos/images/Lucia07.jpg
    Được phucphan sửa chữa / chuyển vào 14:55 ngày 03/05/2006
  7. thedanna

    thedanna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2006
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    0
    Nghe 2 trich đoạn mà phucphan huynh giới thiệu bần tăng cũng thay sáng dạ hơn phần nào. Đa tạ!
  8. martenzi

    martenzi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2002
    Bài viết:
    806
    Đã được thích:
    0
    Hmm, đúng hơn thì phải là "đối thoại" chứ nhỉ ? nếu đối lập thì đâu còn là hoà âm ???
  9. yes_Iam_here

    yes_Iam_here Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2004
    Bài viết:
    292
    Đã được thích:
    0
    hehe, cái concerto cho nữ cao màu sắc, cho con bạn nó mượn vẫn chưa trả, nên fải qua nhà ông Cò lấy để up lên cho cậu đây:
    Bản này của Joan Sutherland
    - http://beta.yousen***.com/transfer.php?action=check_download&ufid=C8CA154830582ACD&key=a9f1e0a9aa98f5dbba9c936d699e2fc02efce0ff
    - http://beta.yousen***.com/transfer.php?action=check_download&ufid=650C6AB12F484508&key=00360b81ea7741cf9a3db7db740bf8355c5d5ec9
    Thấy có mấy ku khen bản của Erna Berger, cũng hay lắm, nhưng bảo ku Mar send cho tớ mà mãi hắn chưa send
    Về cái mad scene của Lucia, tớ thik bản của Sutherland hơn :D, ah ở nhà có 1 bản mado Robin, kết bằng a3 hay sao ấy nghe cao vút, khiếp cực, để hôm nào làm 1 topic về các madscene thì up lên luôn thể. Mà mad scene nào cũng hay nhể, của Ophelia (Hamlet), của Elvira (I puritani),... à tớ thấy cái scene cuối: Estrano...Folie...Sempre libera (Violetta) cũng có thể coi là 1 scene suýt ...mad được .
    Tớ cũng còn 2 môn nữa mới xong, hehe, hẹn khi nào lên duet với cậu. Hix, dạo này mọi người đang doạ đổi tai tờ thành cas... nên quán ít viết bài trả nợ hix. ối jời ơi sao thân tôi khổ thế này
  10. phucphan

    phucphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    311
    Đã được thích:
    0
    Hix, bây giờ đến lượt em cũng đang bận đủ thứ đến hết thứ 3 thì mới xong chuyện. Về cái madscene Lucia thì em vẫn thích Callas hơn, Sutherland hát cái Spargi d''amaro thì rất đẹp nhưng về độ điên trong cái dolce suono thì không bằng, dù Callas hát cái này không hát E3 nhưng em vẫn thấy thuyết phục hơn. Nghe nói có cái Mad Scene Sills hay lắm đúng không bác?
    Mad Scenes thì hay rồi. Mad mà. Mado Robin, chị này hát cứ thấy phô phô, coloratura lổn nhổn, được cái tiếp đất thì rất ngoạn mục, em nghe chị này làm một quả Mad Scene lên tận B3 cơ mà: "Sì..SÍÍÍÍÍÍÍÍÍÍÍÍÍÍÍÍÍ...Mí". Chắc bác đang nói về cái album Madscene của cô Su đúng không.
    Vụ đổi tai tờl này nghe có vẻ thú vị đấy bác ạ. Quan trọng là bác vẫn giữ được chất spinto vốn có của bác thì duet với em mới có màu sắc.

Chia sẻ trang này