1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Conference định kì-bài thuyết trình thử nghiệm

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi satthutinhdoi, 03/08/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Conference định kì-bài thuyết trình thử nghiệm

    Conference định kì ​

    Chào các bác

    Để thúc đẩy thêm hoạt động conference, làm quen giao lưu và thu hút thêm thành viên mới, chúng ta đã đồng ý nên làm conference chuyên đề và theo đó Bác Youknow và em đưa ra mô hình conference như sau :

    A-Về phương thức :

    Thành viên sẽ phân ra thành nhóm(nhóm 1 người hay nhiều người cũng được), mỗi nhóm sẽ phụ trách 1 lĩnh vực mà mình chuyên: nhóm dân sự, nhóm kinh tế, nhóm hình sự.... Mỗi nhóm sẽ tự tìm 1 đề tài để thảo luận.

    Trình tự thảo luận được tiến hành tuần tự theo các bước:
    1- vào đầu tháng , đưa lên trên diễn đàn KHPL bài thuyết trình và các câu hỏi chủ đề để thành viên tìm hiểu
    2- Nếu cần thì in sao tài liệu gửi cho các thành viên đăng kí dự Conference
    3- cuối tháng sẽ tổ chức thuyết trình.

    Về quy trình conference
    - Một người làm chủ tọa buổi confe
    - Đầu tiên, chủ toạ phát biểu ý kiến
    - Người thuyết trình trinh bày ngắn gọn về tiêu đề, nội dung, mục tiêu cần đạt được cho buổi confe
    - Trong khi người thuyết trình trình bày, mọi người không ai được phát biểu
    - Trình bày xong, đến phần thảo luận. Ai muốn nói, phải send 1 cái private mess cho chủ tọa, trên confe, chủ toạ sẽ mời người đó phát biểu. Ai phát biểu xong gõ từ ?ohết? hoặc ?oxong?
    - Chủ toạ mời người thuyết trình trả lời ý kiến phản biện vừa rôi.
    - Và cứ thế cho đến hết ý kiến hoặc hết giờ
    - Người thuyết trình gút lại vấn đề hoặc những câu hỏi mở để post lên diễn đàn thảo luận tiếp
    - Chấm dứt confe

    B-Về tổ chức nhóm conference

    +gồm 1 người làm nhiệm vụ liên lạc đăng kí, đăng kí người thuyết trình và đăng kí người dự buổi thuyết trình.

    Mẫu đăng kí gồm , nick, địa chỉ mail, số đt nếu có, . Riêng đối với người thuyết trình thì còn có thêm đề tài và câu hỏi chủ điểm

    +1 người làm chủ tọa , điều khiển conference và sau đó post conference lên diễn đàn

    C-về thời gian :
    Có thể là 1 lần 1 tháng hay hơn , khi nào bàn xong thì thôi, nhưng có lẽ không quá 2 giờ, thời gian còn lại dùng để tám nữa chứ

    Tóm lại thưa các bác , mô hình trên chắc cần được hoàn thiện dần dần để phù hợp với thực tế và hiện nay chúng ta đã đồng ý tiến hành làm làm thử nghiệm để xem xét tính khả thi của mô hình này . Mong nhận được sự đóng góp của các bác




    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 16:44 ngày 12/08/2004
  2. dino_epic

    dino_epic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Ok ! hay ho đấy , mặc dù hiện tại Dino tôi ko có thời gian nhiều nhưng nếu ai "thủ lĩnh" của nhóm HÌnh Sự thì Dino xin một chân.
    (kế hoạch thì cứ dần dần thay đổi cho ổn hơn là được, bây giờ phải out nên cũng ko góp sy được gì, sorry) anh em ủng hộ nào !
  3. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Vài ý kiến về thừa kế giữa vợ và chồng
    bài thuyết trình nói về thừa kế giữa vợ và chồng, vợ và chồng là người thừa kế ở hàng 1 của nhau và là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, thừa kế bắt buộc của nhau, nhưng để cho câu văn không rối rắm, trong bài thuyết trình em đơn giản hoá là :người chồng là người để lại di sản , người vợ là người thừa kế di sản . Còn trong thực tế thì không phải 1 chiều như thế
    Em cũng chưa học luật hôn nhân gia đình nên chỉ soáy sâu vào điều 672 và 679 của BLDS. Đây chỉ là bài thuyết trình thử nghiệm để xem mô hình conference có hợp lí không và có tổ chức được không. Mong các bác thông cảm và du di về vấn đề chuyên môn cũng như câu chữ của bài thuếyt trình)
    1Đặt vấn đề :
    Về quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng , vợ luôn là người thuộc hàng thừa kế thứ 1 của chồng nếu không có di chúc, còn nếu có di chúc thì vợ là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, hay còn gọi là thừa kế đương nhiên,thừa kế bắt buộc (và ngược lại qui định cũng tương tự như thế cho người chồng). Trong thời buổi mà hôn nhân liền tay ngày càng phổ biến, Bạn thấy việc qui định như thế có quá cứng nhắc là hợp lí ?
    2Cơ sở pháp lí của quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng : Đó là điều 672 và 679 của bộ luật dân sự
    Điều 679. Người thừa kế theo pháp luật
    "1- Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết;
    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.
    2- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
    3- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản."
    Vậy theo điều 679:đối với tài sản riêng của chồng thì vợ sẽ là người thừa kế thuộc hàng thừa kế 1và ngược lại . Và do đó người phối ngẫu này sẽ cùng cha mẹ và con cái của người phối ngẫu kia mỗi người thừa hưởng di sản 1 phần bằng nhau, còn nếu 1 người không còn cha mẹ và con cái thì người kia sẽ hưởng hết tài sản riêng trong khi đó những người cùng huyết thống khác của chồng(vợ) :ông nội bà nội ,anh chị em ruột sẽ không được hưởng bất cứ tài sản nào
    Điều 672." Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
    Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu như di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối hưởng di sản hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại Điều 645 hoặc khoản 1 Điều 646 của Bộ luật này:
    1- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
    2- Con đã thành niên mà không có khả năng lao động. "
    Vậy theo điều 672: Đối với tài sản riêng của chồng (vợ), chồng (vợ)không thể tự do định đoạt bằng cách cho hết cho con cái ,cha mẹ hay 1 tổ chức nào đó . Pháp luật hạn chế quyền tự do định đoạt của họ bằng cách qui định người này bắt buộc cho người kia 1 phần tài sản nào đó , do đó họ được gọi là người thừa kế bắt buộc của nhau , (người thừa kế đương nhiên, hay người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc).Phần tài sản nào đó tùy trường hợp sẽ được tính toán 1 cách cụ thể theo nguyên tắc: Nếu chồng để lại tài sản cho vợ theo di chúc thì vợ thừa kế theo di chúc và ngược lại , Nếu người này lập di chúc không cho người kia hưởng tài sản hay chỉ cho hưởng 1 phần ít hơn 2/3 1 suất theo luật thì người kia vẫn được hưởng 2/3 1 suất theo luật. Cụ thể là :Ông A có 1 vợ và 1 con, trước khi chết ông A di chúc để lại toàn bộ tài sản riêng của mình cho con với tổng giá trị là 120 triệu đồng ,Theo qui định của điều 672 thì vợ vẫn được hưởng di sản mặc dù bị chồng tước quyền thừa kế và phần của vợ theo các bước
    bước 1: Giả sử di sản chia theo pháp luật thì mỗi suất thừa kế là:
    120 : 2= 60 triệu
    Bước 2 , tính phần của vợ
    Vợ sẽ được hưởng: 60 * 2/3= 40 triệu
    Bước 3, tính phần của con
    120 - 40= 80 triệu
    Vậy dù bị chồng truất quyền thừa kế tài sản riêng thì vợ vẫn được 40 triệu ,còn con theo di chúc là 120 truệu nhưng thực tế thì chỉ còn lãnh 80 triệu
    3- Đi tìm cơ sở lí luận của điều 679 và điều 672 :
    Đối với điều 679 :
    dựa vào mức độ"gần gũi,thân thiết " mà nhà làm luật định ra hàng thừa kế . Mức độ gần gũi cao hơn, thân thiết cao hơn thì được xếp vào hàng thừa kế cao hơn. Đối với các nhà làm luật Việt Nam thì vợ(chồng) được xếp vào những người "gần gũi nhất","thân thiết nhất" đối với người phối ngẫu của mình, nên vợ (chồng)được xếp ở hàng thừa kế thứ 1. Phân tích sâu hơn , ta thấy rằng trong 1 gia đình luôn tồn tại nhiếu mối quan hệ, trong đó có 2 mối quan hệ chính:
    quan hệ huyết thống :quan hệ giữa cha mẹ và con cái
    Quan hệ hôn nhân: quan hệ giữa vợ và chồng
    Bằng cách xếp người vợ(chồng) vào vị trí "gần gũi nhất ,thân thiết nhất của người phối ngẫu còn lại " , nhà làm luật Việt Nam đã khẳng định trong 1 gia đình: quan hệ hôn nhân quan trọng và chính yếu không kém quan hệ huyết thống
    Đối với điều 672:
    Nhà làm luật căn cứ vào bản chất của hôn nhân để qui định điều này . theo đó hôn nhân là phải tự nguyện và tiến bộ. Tự nguyện là tự ràng buộc vào cuộc sống vợ chồng,tự ràng buộc vào trách nhiệm yêu thương chăm sóc lẫn nhau. Tiến bộ là lấy tình yêu làm cơ sở duy nhất cho việc kết hôn và 1 tình yêu chân chính là không bị những toan tính vất chất chi phối
    Dựa vào quan niệm về hôn nhân như thế, Nhà làm luật qui định chồng (cũng như vợ)phải có nghĩa vụ: thương yêu chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau ,xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc ,bình đẳng và bền vững ( điều 18 luật hôn nhân gia đình)
    Và chính vì pháp luật buộc người phối ngẫu nàyphải có nghĩa vụ thương yêu chăm sóc người phối ngẫu kia, nên khi viết di chúc pháp luật buộc họ phải nghĩ tới nhau chia di sản cho nhau ,và do đó họ được coi là người thừa kế đương nhiên của nhau(điều 672 BLDS) .
    4- Sự cần thiết phải sửa điều 679 và 672 BLDS:
    sự cần thiết phải sửa điều 679
    Hiện nay xã hội đang đau đầu với hiện tượng gia tăng những vụ li hôn rồi lại kết hôn , rồi lại li hôn . Theo quan điểm truyền thống thì quan hệ hôn nhân luôn song hành và không kém quan trọng so với quan hệ huyết thống, nhưng trong thời buổi hiện nay quan hệ hôn nhân không lấy gì làm vững vàng cả, hôm nay thì cưới đấy , tay bắt mặt mừng đấy nhưng hkông biết ngày mai có dắt nhau ra toà , có coi nhau như kẻ thù truyền kiếp hay không . Trong khi đó quan hệ huyết thống thì luôn vững vàng qua thời gian bất kì ở đâu và khia nào thì cha mẹ vẫn là cha mẹ của con và con vẫn là con của cha mẹ. Trừ 1 vài trường hợp ngoại lệ thì tình yêu thương và sự hi sinh của cha mẹ đối với con cái và ngược lại luôn là bất biến theo thời gian . Vậy phải chăng đánh đồng 2 mối quan hệ này ,coi chúng là "quan trọng như nhau" đã là 1 quan điểm lỗi thời. Ý kiến của người thuyết trình là nên chăng chỉ chấp nhận con cái cha mẹ là người ở hàng thừa kế thứ 1, con vợ chồng thì ở hàng thừa kế thứ 2. Qui định như thế sẽ phù hợp hơn trong 1 xã hội mà những vụ li dị ngày càng nhiều
    Sự cần thiết phải sửa điều 672, người thuyết trình đưa ra 2 ý
    ý 1:Dựa bản chất của hôn nhân, dựa vào nghĩa vụ của vợ và chồng người ta đã qui định điều này. Nhưng hôn nhân trong 1 xã hội đầy rẫy những vụ li dị đã trở nên bấp bênh hơn bao giờ hết , và 1 thật tế là người ta chỉ quan chăm sóc những người mà người ta yêu thương , mà yêu thương là 1 cái gì đó thuộc về cảm tính tình cảm, yêu thương không thể bắt buộc được mà có bắt buộc cũng không được. Như vậy thì thật gượng ép khi điều 18 luật hôn nhân gia đình qui định: vợ chồng là phải yêu thương nhau , nghĩ tới nhau. Có nên chăng điều 18 cần sữa lại là :"vợ chồng nên yêu thương nhau " và do đó điều 672 cũng sữa lại theo hướng vợ chồng nên lập di chúc chia di sản thừa kế cho nhau , chỉ là nên thôi chứ không bắt buộc.
    ý 2:Trước kia vợ và chồng không có tài sản riêng, tài sản trước hôn nhân và sau hôn nhân điều là tài sản chung giữa vợ và chồng . Sau này pháp luật mới thừa nhận quyền có tài sản riêng giữa vợ và chồng. Việc thừa nhận quyền có tài sản riêng có ý nghĩa quan trọng
    1- Nhà làm luật đã nhận ra rằng ngoài quan hệ vợ chồng, người chồng(vợ) trong xã hội còn có nhiều mối quan hệ khác liên quan đến tài sản. Chẳng lẽ khi làm ăn hay thực hiện các giao dịch dân sự khác , giúp đỡ anh em bạn bè ...Cả 2 đều phải hỏi ý kiến của nhau nếu không muốn dối trá hay dấu diếm nhau
    2-Việc qui định vợ chồng có tài sản riêng cũng là nhằm để ngăn ngừa những cuôc hôn nhân không lành mạnh, nhằm vào tài sản của người khác làm tiêu chuẩn chọn vợ kén chồng
    Pháp luật đã cho phép chồng (vợ)có tài sản riêng vì những mục đích như trên nay pháp luật lại ban hành điều 672 để hạn chế những ý nghĩa, mục tiêu mà chính mình đề ra ?. Hơn nữa đây là tài sản riêng của mỗi người thì theo lí người đó có quyền tự do định đoạt theo kiểu :"muốn cho ai thì cho" quyền tự định đoạt tài sản của mình là 1 quyền rất căn bản, nếu thiếu nó thì sẽ không có bất cứ mối quan hệ tư nào trong xã hội phát triển , chính vì thế pháp luật không nên ạnh chế quá sâu vào quyền này. Để làm sáng tỏ em đưa thêm 1 ví dụ: vẫn là ví dụ trên Ông A là người đàn ông giàu có ,còn vợ B là 1 cô gái trẻ,cưới ông A vì tiền. Ông A chết dù để lại di chúc thế nào thì theo điều 672 vợ B vẫn được hưởng 1 phần di sản mà con công A thì bị chia lung tung...
    5- kết luận
    Theo người thuyết trình thì nên đưa vợ chồng ra khỏi hàng thừa kế thứ nhất của nhau và bỏ qui định họ là thừa kế đương nhiên của nhau
    Vấn đề thừa kế giữa vợ và chồng là 1 vấn đề rất tế nhị, và để cho cuộc tranh luận có nhiều thông tin thì phải đứng trên nhiều khía cạnh khác nhau và có sự va chạm giữa nhiều luồng ý kiến khác nhau . Với tư cách là người bảo vệ bài thuyết trình, em đã đứng trên những quan điểm chủ quan thậm chí cực đoan để nhận được nhiều phản hồi từ các bác. Mong các bác hiểu rằng đây chỉ là 1 cuộc tranh luận về học thuật để không phải than thở 1 câu , :" con trai bây giờ chán thật..."
    ----------------
    Câu hỏi
    A-Câu hỏi tranh luận trên diễn đàn :
    1- ở đất nước của bạn , luật qui định về hàng thừa kế như thế nào ?. Và luật có qui định vợ chồng là người thừa kế đương nhiên của nhau hay không
    2-Theo người thuyết trình , dựa vào tiêu chí:" vị trí của người phối ngẫu " trong gia đình mà người họ được xếp vào hàng thừa kế 1của nhau . Theo bạn ngoài tiêu chí này còn có tiêu chí nào nữa không ( để xếp người phối ngẫu vào hàng thừa kế 1)
    3-Theo người thuyết trình: dựa vào tiêu chí bản chất của hôn nhân , nghĩa vụ vợ chồng mà nhà làm luật qui định rằng vợ là người thừa kế đương nhiên của chồng và ngược lại , theo bạn ngoài tiêu chí này , còn có tiêu chí nào khác không ?
    B- Câu hỏi tranh luận trên conference:(chỉ mang tính định hướng còn trong conference thì người tham dự có thể đặt nhiều câu hỏi khác cho người thuyết trình)
    1-theo bạn thì người vợ (chồng)hiện nay còn đứng ở vị trí "gần gũi nhất, thân thiết nhất" của chồng (vợ)hay không hay là ở hàng thứ 2 sau con cái
    2-theo bạn thì quyền tự định đoạt tài sản của mỗi người so với nghĩa vụ phải thương yêu nhau , chăm sóc nhau và nghĩa vụ thừa kế cho nhau 1 phần di sản giữa vợ và chồng , Cái nào quan trọng hơn
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 17:15 ngày 03/08/2004
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 22:36 ngày 03/08/2004
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 22:48 ngày 03/08/2004
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 23:26 ngày 03/08/2004
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 23:36 ngày 03/08/2004
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 20:52 ngày 04/08/2004
  4. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Hix, vừa mới đưa link cho bạn xem, mời nó tham gia , nó bảo đọc chẳng hiểu gì hết , không biết các bác có thấy dễ hiểu không nhỉ, nếu không thì em sẽ viết lại
    Ý của em chỉ là như thế này, lại lấy ví dụ của ông A ở trên , Ông A có tài sản riêng(khoan nói đến tài sản chung của vợ chồng) là 120 triệu và 1 vợ ,1 con. Ông A chết, có 2 trường hợp xảy ra
    Nếu ông A không có di chúc thì vợ sẽ được 60 triệu con sẽ được 60 triệu. Em thì muốn cho con được cả 120 triệu , chừng nào không có con thì vợ mới được hưởng di sản. Cho nên em mới muốn sữa lại điều 679
    Nếu ông A có di chúc, và giả sử di chúc sẽ cho con là 120 triệu. Nhưng pháp luật bảo thể là không được, con chỉ được 80 triệu vợ sẽ được 40 triệu. Em thì nghĩ nếu ông A đã cho con 120 triệu thì con phải được 120 triệu , cho nên phải sữa lại điều 672. Và tranh luận là ý của em có hợp lí hay không, mong nhận được sự ý kiến của các bác
    Hi vọng đề tài này sẽ làm mọi người hứng thú
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 17:17 ngày 03/08/2004
  5. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Chào Satthu .
    Trước tiên, tôi hơi thắc mắc là :
    Satthu luôn đặt ra 1 tiền đề : Chồng có tài sản, chồng chết trước, nhất là :
    Đối với các nhà làm luật Việt Nam thì vợ được xếp vào những người "gần gũi nhất","thân thiết nhất" của chồng, nên vợ được xếp ở hàng thừa kế thứ 1
    ======
    Nhà làm luật qui định chồng phải có nghĩa vụ: thương yêu chăm sóc giúp đỡ vợ,xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc ,bình đẳng và bền vững ( điều 18 luật hôn nhân gia đình)
    ==========
    người chồng trong xã hội còn có nhiều mối quan hệ khác liên quan đến tài sản.

    Thiết nghĩ chúng ta nên đặt vai trò chồng, vợ ở đây 1 tư thế ngang nhau trừ phi luật Pháp VN khẳng định vai trò " chủ gia đình " và sinh hoạt xã hội do người đàn ông chịu trách nhiệm .
    Đi vào chi tiết hơn, càng ngày, vấn đề tài sản & hôn nhân lại càng rối rắm mà theo tôi hiểu thì do bởi tính " tình cảm " của người VN, khi kết hôn, có lẽ rất ít người đặt ra việc làm 1 khế ước về tài sản đi kèm với việc lập hôn thú chứ còn ở các nước khác, các khế ước loại này rất phổ biến .( Tài sản riêng giữa vợ và chồng ) .
    Về việc lập di chúc, người phối ngẫu ( vợ hay chồng ) hay người sống chung tối thiểu 2 năm qua đời, người kia nếu không có tên trong di chúc hoặc có tên nhưng lại quá thiệt thòi , kể từ 1989, luật Quebec quy định rằng họ phải được hưởng quyền lợi theo luật bất chấp di chúc ( BẤT CHẤP LUÔN CẢ KHẾ ƯỚC đối với các cặp lập hôn thú sau năm 1989 )
    Và luật này quy định rất cụ thể : Đó là ngôi nhà mà 2 người sống chung , nơi hai người nghỉ mát ( nếu có nhà ở đấy ) , tiền hưu bổng .
    Di chúc chỉ được thực hiện trong các tài sản còn lại . ( Các bất động sản cho thuê, tiền bạc đầu tư, nhà xưởng , ngân hàng ( tài khoản riêng của người qua đời ) Tiền bảo hiểm nhân mạng không nằm trong quyền lợi này mà được quy định là người nào bỏ tiền ra mua, người đó hưởng .
    Điều luật này hợp lý và bảo đảm cho đời sống của người phối ngẫu còn lại .
    Tôi cũng không rõ sẽ xử ra sao nếu hai người có tài sản lại đem cho thuê hết rồi rủ nhau đi thuê nhà để sống chung mà lại làm di chúc cho người khác hết sạch .
    Đọc các phần viết của Satthu, tôi xin đưa ra ác câu hỏi sau dựa vào những dữ kiện thực tế :
    Trường hợp 1 ông ( bà ) già góa, có nhiều tài sản, lập hôn thú với người sau ( đào nhí, kép nhí ) chẳng hạn .
    Nếu người này không làm di chúc cho người sau mà lại cho hết nhà nước, con cái hoặc người không thân thuộc, quyền lợi vật chất của người còn lại sẽ ra sao ? bị đuổi ra đường , tứ cố vô thân ?
    Nếu người này mê mẩn tình yêu mới, làm lại di chúc trao hết tài sản cho người sau , Con cái ( riêng và chung ) đang ở trong nhà, hộ khẩu sẽ bị mất ?
    Nếu LP cho rằng tài sản để lại phải dành cho người phối ngẫu bất chấp di chúc, khi 1 người qua đời, người kia kết hôn ngay với người khác , để rồi ngay sau khi lập hôn thú thì cũng qua đời !!! Vậy thì đệ tam nhân sẽ là người hưởng trọn vẹn tài sản hay sẽ chia ra sao ?
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 20:47 ngày 03/08/2004
  6. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    em đặt tiền đề 1 chiều thế, tại vì em gặp khó khăm về vấn đề câu chữ , trong bài post có rất nhiều câu nói về vấn đề vợ chồng , nếu câu nào cũng đưa ra tiền đề đảo :"vợ là người thừa kế thuộc hàng 1 của chồng và ngược lại". "Chồng chết để lại di sản và ngược lại "... Thì câu văn sẽ rất rắc rối. Ở phần nhập đề em đã có post vấn đề này và mong các bác thông cảm và cũng nói :"còn trong thực tế thì không phải 1 chiều như thế"(chắc tại ở phần nhập đề em nói không hết ý). Mong các bác hiểu đây chỉ là những khó khăn về câu chữ
    Tuy vậy để Bài thuyết trình đạt được tính khoa học, em đang tiến hành sữa lại (các bác cho em thư thư vì nếu sửa không cẩn thận thì câu văn sẽ lùm xùm ), chỉ giữ lại 1 tiền đề :"chồng là người để lại di sản, vợ là người thừa kế" nhất là trong khi tranh luận trên conferemce (mong các bác cho phép). Vì nếu không các câu post sẽ rất dài và rắc rối (vì bao gồm luôn cả tiền đề đảo) trong khi em thì lại quen với kiểu post bài mổ cò
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 22:55 ngày 03/08/2004
  7. phongfa86

    phongfa86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2004
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Đề tài bạn Satthu đưa ra rất hay, tuy nhiên, vì không phải là chuyên gia trong lĩnh vực này, lại đang không ở Vn để cập nhật được đầy đủ thông tin, lại nữa là hiện đang cần tập trung thời gian tối đa để hoàn thành 1 công việc đang ngổn ngang và dang dở, tôi chỉ mạn phép xin bình luận 1 số điểm nhỏ về cách đặt vấn đề của bạn Satthu mà thôi:
    Thứ nhất, về tên đề tài: Nếu chủ đề là "thừa kế giữa vợ và chồng", dù chỉ là "vài ý kiến" đi chăng nữa, tôi nghĩ rằng nội hàm của chủ đề cũng bắt buộc người nghiên cứu KHPL phải mổ xẻ vấn đề thừa kế giữa vợ và chồng dưới 2 góc độ:
    - Thừa kế theo di chúc, và
    - Thừa kế theo pháp luật.
    Tuy nhiên, không biết do Satthu vô tình bỏ quên hay cố tình giới hạn, mà bạn chỉ đặt vấn đề dưới 2 khía cạnh:
    - Vợ/chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của nhau, và
    - Vợ/chồng là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc (tức thừa kế bắt buộc).
    Khía cạnh thứ nhất mà Satthu đặt ra liên quan đến thừa kế theo pháp luật, còn khía cạnh thứ 2 liên quan đến thừa kế theo di chúc. Tuy cả 2 góc độ (TK theo PL và TK theo DC) đều đã được "chạm" đến, nhưng tôi có cảm giác nó vẫn thiêu thiếu thế nào đó, bởi nếu xem xét vấn đề dưới góc độ TK theo PL, trong mối quan hệ giữa vợ và chồng, Satthu chưa nói đến Đ. 683 BLDS 1995 : "Thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác" (Đây là 1 vấn đề khá lý thú và, trong 1 số trường hợp đặc thù, đang là vấn đề gây tranh cãi của pháp luật thừa kế VN - Tôi sẽ cung cấp cho các bạn tham khảo 1 bài báo khá hay về vấn đề này).
    Còn nếu xem xét vấn đề dưới góc độ TK theo di chúc, Satthu lại chưa nói đến vấn đề Di chúc chung của vợ chồng (Đ. 666, 667 và 671).
    Tuy nhiên, có thể là Satthu không vô tình bỏ quên những điều nói trên, mà là bạn cố tình giới hạn vấn đề ở 2 khía cạnh mà bạn đã nêu. Trong trường hợp "cố tình" này, tôi nghĩ rằng (không biết có đúng không) cần phải đổi tên chủ đề thì mới chặt chẽ, ví dụ, "Thừa kế giữa vợ và chồng: vấn đề về hàng thừa kế và thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc" (Thực ra, đây chỉ là tên đề tài mà tôi vừa ngẫu hứng nghĩ ra dựa trên 2 khía cạnh mà Satthu dự định mổ xẻ, nên có thể chưa chặt chẽ lắm).
    Ý kiến của tôi là: Nếu tên đề tài vẫn giữ nguyên, thì Satthu có thể bổ sung 1 số khía cạnh còn thiếu hay không ? Theo thiển ý của tôi, nếu giữ nguyên tên đề tài thì sẽ có các vấn đề sau đây cần đưa ra mổ xẻ:
    1/ Thừa kế giữa vợ và chồng trong trường hợp có di chúc:
    a) Các quy định chung : cơ sở PL là hầu hết các điều của chương II Phần Thừa kế BLDS 1995.
    b) Một số trường hợp đặc biệt của thừa kế theo di chúc,:
    T/h 1: Vợ chồng có di chúc chung: Đ. 666, 667 và 671.
    T/h 2: Vợ/chồng được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc: Đ. 672.
    2/ Thừa kế giữa vợ và chồng theo pháp luật:
    a) Những quy định chung:
    b) Một số t/h đặc biệt: Đ. 683.
    Nếu Satthu không muốn bổ sung các khía cạnh nêu trên, thì tôi nghĩ rằng nên đổi tên đề tài thì mới chính xác và khoa học.
    Thứ hai, về quan hệ giữa Thừa kế và ly hôn:
    Trích từ bài viết của Satthu:
    -----------------------------
    Hiện nay xã hội đang đau đầu với hiện tượng gia tăng những vụ li hôn rồi lại kết hôn , rồi lại li hôn . Theo quan điểm truyền thống thì quan hệ hôn nhân luôn song hành và không kém quan trọng so với quan hệ huyết thống, nhưng trong thời buổi hiện nay quan hệ hôn nhân không lấy gì làm vững vàng cả, hôm nay thì cưới đấy , tay bắt mặt mừng đấy nhưng hkông biết ngày mai có dắt nhau ra toà , có coi nhau như kẻ thù truyền kiếp hay không . Trong khi đó quan hệ huyết thống thì luôn vững vàng qua thời gian bất kì ở đâu và khia nào thì cha mẹ vẫn là cha mẹ của con và con vẫn là con của cha mẹ. Trừ 1 vài trường hợp ngoại lệ thì tình yêu thương và sự hi sinh của cha mẹ đối với con cái và ngược lại luôn là bất biến theo thời gian . Vậy phải chăng đánh đồng 2 mối quan hệ này ,coi chúng là "quan trọng như nhau" đã là 1 quan điểm lỗi thời. Ý kiến của người thuyết trình là nên chăng chỉ chấp nhận con cái cha mẹ là người ở hàng thừa kế thứ 1, con vợ chồng thì ở hàng thừa kế thứ 2. Qui định như thế sẽ phù hợp hơn trong 1 xã hội mà những vụ li dị ngày càng nhiều.
    -------------------------------------
    Tôi không hiểu tại sao Satthu lại gắn nội dung chủ đề "Thừa kế giữa vợ và chồng" với việc ly dị để đưa ra kiến nghị (liên quan đến hàng thừa kế) nêu trên. Dưới góc độ pháp lý, về nguyên tắc, tôi nghĩ rằng trong nội hàm của vấn đề thừa kế vợ/chồng, người ta không mổ xẻ vấn đề ly hôn (nhưng trong nội hàm của vấn đề ly hôn, thì người ta lại có xem xét chút ít về vấn đề thừa kế vợ/chồng, khi nói về hệ quả pháp lý của ly hôn, theo đó, PL nhiều nước quy định rằng vợ chồng đã ly hôn thì không có quyền TK theo PL của nhau). Tuy nhiên, có 1 t/h đặc biệt mà khi xem xét vấn đề thừa kế vợ/chồng, người ta không thể không nói đến ly hôn, đó là t/h Khoản 2 Đ. 683: "Trong t/h vợ/chồng xin ly hôn mà chưa đươch TA cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực PL, nếu 1 người chết, thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản".
    Tôi nghĩ rằng vấn đề TK vợ chồng chỉ liên quan đến ly hôn ở khía cạnh nêu trên, và chỉ thế mà thôi. Nếu Satthu gắn vấn đề ly hôn với hàng thừa kế, tôi e rằng "hors du sujet" - lệch chủ đề, vì một khi vợ chồng đã ly hôn, thì làm gì có quyền TK theo PL của nhau nữa.
    Không có đủ kiến thức (và thời gian) để tranh luận sâu về nội dung chủ đề, tôi chỉ xin phép được chia sẻ một số ý nghĩ về méthode (và thuần tuý dưới góc độ Plý) với Satthu và các bạn mà thôi. Cám ơn Satthu nhiều vì đề tài của bạn (rất hay) và sự nhiệt tình của bạn và của các thành viên khác (rất đáng trân trọng) đến nỗi đã nó đã động viên tôi viết những dòng này. Nếu nó quá thẳng thắn khiến bạn buồn, thì mong Satthu không chấp với 1 thành viên lần đầu viết bài như tôi.
    Ngoài ra, tôi muốn giải thích rằng, những ý kiến của tôi đưọc xem xét ở góc độ rất hạn chế (nghiêng về KHPL thuần túy và chỉ về méthode), nhưng điều đó không có nghĩa là chỉ nên mổ xẻ chủ đề theo những bình luận của tôi. Để "rộng đường" cho mọi người đều có thể tham gia thảo luận, như Satthu nói, "phải đứng trên nhiều khía cạnh khác nhau và có sự va chạm giữa nhiều luồng ý kiến khác nhau", mong các thành viên khác cùng mổ xẻ các mặt khác của vấn đề và cho ý kiến ạ.
    To anh Minh: Ngoài luật Canađa, nếu anh biết luật của Sài Gòn ngày xưa quy định vấn đề này như thế nào, anh cho mọi người biết với được không ạ ?
    To all: "Khoa học bắt đầu từ sự so sánh" (quên mất câu này của ai rồi), nên nếu ai biết luật Anh, Mỹ, Pháp v.v... quy định về vấn đề này ra sao, xin hãy chia sẻ với mọi người.
    To những ai đọc được tiếng Pháp: Có 1 thèse khoảng 500 trang bằng tiếng Pháp viết chính xác về vấn đề này, bảo vệ tại ĐHTH Paris II năm 1997 của tác giả Nguyễn Ngọc Điện (ĐH Cần Thơ), nhan đề "Les droits successoraux du conjoint survivant en droit vietnamien", xin giới thiệu để nếu có ĐK thì các bạn tham khảo (tôi thú thực là cũng chưa đọc, chỉ biết chắc là nó có ở Thư viện Cujas, cạnh Panthéon mà thôi).
    Thân mến.
  8. phongfa86

    phongfa86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2004
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Về vấn đề di chúc chung của vợ chồng:
    Di chúc chung của vợ chồng được quy định trong luật hiện hành VN tại các Điều 666, 667 và 671 BLDS 1995.
    Đ. 666: Vợ chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung.
    Đ. 667: 1- Vợ chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào.
    2 - Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung, thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết, thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình.
    Đ. 671: Trong truờng hợp vợ, chồng lập di chúc chung mà có một người chết trước, thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực pháp luật; nếu vợ, chồng có thoả thuận trong di chúc về thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người sau cùng chết, thì di sản của vợ, chồng theo di chúc chung chỉ được phân chia từ thời điểm đó.
    ---------------------------------------------
    Trong thực tế cuộc sống, vợ chồng thường không chết cùng một thời điểm. Vấn đề đặt ra là nếu hai người có di chúc chung thì người chết sau sẽ bị hạn chế quyền quyết định về tài sản của mình, họ không thể thay đổi di chúc, nhất là những người được hưởng thừa kế trong di chúc chung của vợ chồng lại có một trong các hành vi bị hạn chế quyền hưởng di sản quy định tại Đ. 646 BLDS. Nếu người còn lại muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc huỷ bỏ di chúc thì rất phức tạp vì tài sản chung của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất, và khi đã có di chúc chung là đã có sự thoả thuận của 2 người, người còn sống muốn thay đổi lại phần di chúc của mình thì phải làm gì ? Các bạn có ý kiến gì về quy định này không ? Nên giữ hay nên bỏ các quy định nói trên, và vì sao ?
  9. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Thú thật là tôi không nhớ được hết và cũng không biết chi tiết về 1 vài vụ án nào về thừa kế cả dù rằng GS cũng có đề cập .
    Chỉ biết và nhớ rằng theo luật về con ruột, con ngoại hôn, con nhìn nhận đều được quyền lợi ngang nhau về thừa hưởng gia sản ( điều luật số mấy không nhớ ) và cả lớp đã tranh luận rất nhiều về các vấn đề này .
    Xin hãy coi những phần viết dưới đây là những tài liệu tham khảo thêm cho rộng , nhằm tăng kiến thức tổng quát và giảm stress trong thảo luận chứ không sát với chủ đề của Satthu .
    Thí dụ như 1 người tục huyền với 1 người đã có con trước với 1 người khác ( đã qua đời hay ly dị ) thì người con này ( Con riêng ) có được quyền đòi thừa kế hay không ? Nếu đứa trẻ đã trưởng thành ( trên 18 khi cha hoặc mẹ lấy người khác ) hoặc còn trong bụng mẹ mà ngày sinh ra ít hơn 5 tháng 20 ngày kể từ khi mẹ lấy chồng mới . ( Luật quy định rất rõ về quyền lập hôn thú mới kể từ ngày ly dị : Đàn ông có thể lấy vợ ngay nhưng đàn bà thì phải chờ 1 thời gian mới được lập hôn thú để xác nhận phụ hệ ) .
    Dù sao, Dưới thời Ngô Đình Diệm thì luật cũng cấm đa thê, cấm ly dị, qua chính thể Cộng Hoà II lại mất 1 thời gian dài để soạn luật mới , vả lại, ý niệm về di chúc, thừa kế thời đó cũng không được người dân quan tâm cho lắm nên có lẽ cũng ít tranh chấp . Nếu xảy ra, có lẽ Toà cũng phải dung hòa quan điểm hoặc dùng án lệ từ thời Pháp .
    Và dưới thời Pháp thuộc thì tôi biết được 1 vụ án, dù lúc ấy còn rất nhỏ .
    Ông ngoại tôi có ... 7 vợ , chắc là thời đó được phép lập hôn thú với cả 7 bà, luật cho phép đa thê , con nhà giàu, học giỏi, đẹp trai mà
    Nhưng lại rất hiếm hoi ( đó là lý do ông phải lấy nhiều vợ ) .
    Từ bà số 1, đến bà số 7, chỉ có bà số 3 cho ra hai con gái ( Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô , các thị tẹt chẳng có tí gì đâu nhé ) , cầu tự hơn 10 năm thì cả bà 3 lẫn bà 7 , mỗi bà sinh được 1 trai .
    Các bà ở chung 1 nhà , khi ông còn sinh tiền thì chẳng có vấn đề gì , nhưng khi ông qua đời, tranh chấp đã xảy ra .
    Bà cả đương nhiên là thâu tóm toàn bộ ( Luật thời đó dành cho bà vợ cả rất nhiều quyền hạn ) các ông mà lộn xộn để bị bà cả thưa kiện cũng dễ bị làng phạt vạ lắm đấy .
    Luật có những điều khoản sau :
    1/ Cấm rối loạn trật tự thê thiếp : đừng tưởng trẻ đẹp , được chồng thương mà hỗn láo với các chị đi trước đấy nhé .
    2/ Tam bất khứ : Có 3 trường hợp cấm bỏ vợ , chỉ nhớ được 1 điều thôi là : Tiền bần tiện, hậu phú quý . Nghĩa là khi lấy nhau còn nghèo, nếu đã giàu thì không được bỏ vợ . ( Chống lại quan niệm : Giàu đổi bạn, sang đổi vợ )
    ....
    Khi ông ngoại qua đời, Bà Cả trao hết tài sản cho con trai bà thứ ba , và cả 7 bà vẫn sống chung ( nói chung thì thói đời là vậy, các bà lúc thường thì chống nhau nhưng khi cùng thấy ông chồng yêu bà trẻ nhất thì các bà coi như cùng phe )
    Bà 7 là bà trẻ nhất, đẹp nhất, cũng có con trai nên đưa vụ thừa kế này ra tòa án HN .
    Toà đã xử như sau :
    Các bà cứ sống chung và tạm quản lý tài sản ông Ngoại để lại, nhưng không cấm các bà tái gía .
    Tài sản cũng quy định như sau :
    Con trai bà 3 được nhận 1/3 là phần hương hoả, giỗ cúng ông bà . 1/3 này tạm giao bà cả quản lý và dùng để nuôi sống tất cả các bà còn lại nếu vẫn thủ tiết .
    Con trai bà 3 và con trai bà 7 chia nhau 2/3 còn lại, mỗi người 1/2 .
    Vì bà 7 đòi tách ra tái gía, tài sản này được chia ngay cho con trai bà 7 nhưng giao cho mẹ quản lý cho đến năm người con trai trưởng thành .
    Theo lời các bà lớn thì cho rằng bà 7 quá đẹp nên đã lung lạc ý chí quan tòa, mẹ tôi còn kể lại là ra tòa, bà 7 và quan tòa " đá lông nheo " dài dài ... nên tòa mới phán bất công như thế .
    Ông cậu con bà 7 lúc ấy mới 5 tuổi, bà 7 lấy chồng khác, vui duyên mới, bà đã hành hạ cậu và lúc 7 tuổi, cậu bỏ nhà ra đi với lời thề là sẽ không bao giờ giỗ mẹ khi bà qua đời ( Ông đã giữ đúng như vậy ) .
    Lang thang từ Bắc vào Nam với đủ mọi nghề, từ ăn xin, lơ xe, và 11 năm sau , cậu đã về đưa mẹ ra tòa và lấy lại được toàn bộ tài sản do cha để lại .
    ===================
    1 chuyện khác nữa về thừa kế do Giáo viên Nguyễn Đức Hữu giảng cho chúng tôi năm mới học lớp 6 hồi đó gọi là lớp đệ thất ( 1958 ) Thày Nguyễn Đức Hữu là Giáo viên, đồng thời cũng là dân biểu quốc hội đệ I Cộng Hòa . ( Chẳng hiểu sao trời bắt tôi nhớ dai thê nên suốt đời vất vả !!! ) .
    1 ông phú hộ đã lấy khá nhiều vợ nhưng hiếm hoi, chỉ có 1 bà sinh được 1 gái . Đến năm 70 tuổi, đi đánh cờ với bạn và được bạn ngỏ ý gả cho người con gái về làm vợ, cô này mới 18 cái xuân xanh, lớn hơn bé Y có 5 tuổi .
    Vài tháng sau, cô này sinh thiếu tháng, ra 1 bé trai .
    Ông thương đứa trẻ này hết mực đặt tên đứa trẻ là Phi, mặc cho mọi lời đàm tiếu của hàng xóm, con gái và nhất là ông con rể, cậu con rể này nhìn cậu bé đỏ hỏn như kẻ thù truyền kiếp vì theo quan niệm xưa, Nhất nam viết hữu, nếu phú hộ đã có con trai nối dõi thì coi như hết kiếm tương chao phía nhà vợ !
    Suốt ngày, chính ông là người chăm sóc đứa bé, bé khóc, phải chính ông bế và ru , thường thì ông đứng và nhìn vào tượng ông Lã vọng mà ru như sau :
    Thương con, cha để trong lòng .
    Việc quan, việc nước , cứ công mà làm .
    Nhưng cũng chỉ vài năm, ông qua đời , hay 1 cái là ông lại làm di chúc .
    Khi mở di chúc ra, di chúc đã có những vết cạo sửa tại 1 chữ , dấu chấm câu và di chúc ghi như sau :
    Thất thập sinh Phi, phi tâm tử giả .
    Gia tài điền sản giao giữ tế tử . Ngoại nhân bất đắc vọng tranh .
    Thày Hữu giảng qua tiếng Việt như sau :
    Bảy mươi tuổi sinh ra Phi, không phải con tôi .
    Gia tài , ruộng đất giao cho con rể . Người ngoài không được tranh giành .
    Làng xã đọc xong thì cứ y như di chúc mà làm, gia tài được giao hết cho con rể, cậu bé Phi và bà mẹ bị đuổi ra khỏi nhà ... tất nhiên, bà đi kiện vì oan ức, bà không tin là chồng mình thương đứa bé như thế mà lại có di chúc như vậy, kiện hết toà dưới đến toà trên, cuối cùng thì bà gặp 1 ông quan đoái hoài và xét lại vụ án .
    Quan Toà điều tra bản di chúc do con rể giữ, cho hỏi lại mọi sự kiện từ khi ông Phú hộ còn sống và bà vợ kể mọi việc rất rõ ràng , trong đó có phần : Mỗi khi cậu bé khóc, ông phú hộ lại bế, mắt nhìn vào ông Lã vọng mà ru :
    Thương con, cha để trong lòng .
    Việc quan, việc nước , cứ công mà làm .
    Ông quan nghi ngờ có gian trá trong di chúc, triệu tập gia đình phú hộ lại, cả gái lẫn rể, khám nhà , tìm ra tượng ông Lã Vọng .
    Quan toà cầm tượng lên, lắc lắc thì quả là trong lòng tượng có tiếng của 1 vật .
    Quan toà cho đập tượng, trong lòng tượng có 1 tờ di chúc . Tờ di chúc này được viết rất rõ ràng, không cạo sửa, có cả dấu ấn của ông phú hộ, trong di chúc lại viết như sau :
    Thất thập sinh Phi ; Phi tâm tử giả .
    Gia tài điền sản giao giữ . Tế tử, ngoại nhân, bất đắc vọng tranh .
    Đọc thì cũng giống hai câu trong di chúc kia, nhưng nghĩa lại khác :
    Bảy mươi tuổi sinh được Phi, Phi là con tôi ( P hoa )
    gia tài điền sản giao cho . Con rể và người ngoài không được tranh giành .
    Tất nhiên là tài sản thừa kế được quan toà xử lại .
    Hứng chơi nên viết lung tung, chỉ mong anh em đọc cho vui rồi trở lại với đề tài của Satthu . Ấy mà trò đời khối kẻ sửa di chúc đấy, thành ra cô cậu nào có tính lo xa như Satthu thì cố mà làm di chúc cho rõ ràng nhé ...
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 08:38 ngày 04/08/2004
  10. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi biết thì tại Canada, luật pháp không quy định rõ ràng về di chúc như thế nhưng khi lập di chúc thì Notary sẽ gợi ý ra , hỏi rất kỹ và ghi vào di chúc cho thân chủ ký .
    Chuyện hai vợ chồng cùng chết hiếm khi xảy ra nhưng cũng đã xảy ra, đó là trong các tai nạn xe hơi, máy bay ..., thậm chí cả các thừa kế khác cũng chết và trong trường hợp này lại là trường hợp xảy ra tranh chấp nhiều nhất giữa hai phe : gia đình chồng, vợ vì không riêng tài sản họ để lại mà tiền bảo hiềm, tiền bồi thường có thể lên nhiều triệu USD .
    Xin đơn cử là trong di chúc của nhà ... tôi . Dù tôi làm ra tiền là chính và bổn phận của vợ chỉ là ... tiêu tiền .
    Để tránh lỡ già mà ... dại khi về VN làm ăn , Tôi cũng làm khế ước : Chế độ tài sản riêng , tiền ai nấy giữ, nhà ai người ấy làm chủ , cái nhà tôi mua cũng để vợ đứng tên trừ đúng cái xe cọc cạch thì của tôi .
    Nói đùa thôi, không phải sợ lỡ dại trước các bóng dáng yêu kiều mà là sợ lỡ làm ăn liều lĩnh, xảy ra phá sản thì cũng không ai được tịch thu nhà cửa , tiền bạc, đồ đạc .
    Đến khoản di chúc mới lại là 1 cuộc chiến về luật giữa bố vợ & con rể ( Cả hai đều tốt nghiệp 1 trường ) làm cho Notary vò đầu, bứt tai đây :
    1/ Người này chết, người kia còn sống hưởng . Fair ?
    2/ Hai người cùng chết, con cái hưởng . Cũng fair .
    3/ Hai người cùng chết, con cái cũng chết theo ... Tài sản thuộc về ... nhà vợ ( Không fair chút nào ) . Trường hợp này là nhiều triệu USD lắm nhá ) Bảo hiểm mua đầy đủ mà .
    4/ Chồng chết, tài sản chồng chuyển qua cho vợ tính từ lúc hết thở .
    5/ Vợ chết, con chết chồng phải sống thêm cho đủ 1 tháng từ lúc vợ hết thở thì mới được hưởng . Nếu không, lại coi như thuộc nhà vợ !!!
    Điểm 4, 5 bị tôi mắng cho Notary mấy mắng, Notary mới phải kể thật là bố vợ đến bảo thay mặt vợ yêu cầu làm như thế !
    Kính bố vợ đắc .... thọ , tôi ký . Tất nhiên là cũng báo cho ông biết là tôi không ngu với lại chết rồi thì cũng còn gì nữa đâu !
    Thật ra, điều 4, 5 rất khó xảy ra đấy, nhưng mà chỉ đọc các di chúc thì cũng đoán được ... lòng người như lá úa, trong cơn mưa chiều !!! tình yêu đã hết, xót xa đã nhiều ..... ( Bài không tên số mấy nhỉ )
    Ghi chú : Theo nguyên tắc thì 1 LS không được phép tiết lộ bí mật thuộc về đời tư của thân chủ , tuy không phải luật sư nhưng mình cũng nên tôn trọng nguyên tắc này, vì thế mà cứ nhận bừa là chuyện của mình cho chắc ăn, khỏi bị ai trách cứ ... Thành ra câu chuyện trên là chuyện có thật nhưng các nhân vật chưa hẳn là chuyện đời tôi ( MT )đâu nhé !
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 07:56 ngày 04/08/2004

Chia sẻ trang này