1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Công an có giải quyết nhửng việc như thế này trong dịp nghỉ Tết ko ?

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi billgatevn2, 06/02/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TheDoEm

    TheDoEm Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/05/2011
    Bài viết:
    1.350
    Đã được thích:
    32
    Tôi bảo là không bị lĩnh án khi nào thế ? Chỉ ra hộ tôi ? Hay là bạn lướt quá rồi " quớt " nhầm bài

    Có một ngoại lệ xác suất ( theo tôi thôi nhé ) , là cơ quan chức năng không biết , và bên gây tai nạn đã thỏa hiệp được với người nhà nạn nhân để không báo cáo vụ việc thì kẻ gây tai nạn vẫn có thể thoát tội .
  2. nguyensaigon97

    nguyensaigon97 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    - Đỏ 1 Vote 1 sao
    - Đỏ 2 chỉ trích cái luật "Bãi nại" của mấy chú lập pháp .
    - Đỏ 3 chỉ trích mấy chú hành pháp .
  3. nguyensaigon97

    nguyensaigon97 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    237
    Đã được thích:
    0
    Nếu là tai nạn thì sẽ đến vối bất cứ ai (kể cả người lỗi kẻ phải hay kẻ ẩu người ngay ....) . Ra toà thì anh toà cũng phải nghe và dựa theo chứng cớ cả hai bên chứ không thể nghe một chiều rồi phán " thằng lái xe kia đi sai & ẩu " .
  4. thanhtrung87us

    thanhtrung87us Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2011
    Bài viết:
    379
    Đã được thích:
    1
    Không, bạn hiểu sai rồi. Tôi thấy bạn có nghiên cứu Luật hình sự và các văn bản dưới luật liên quan, nhưng đó chỉ là những quy phạm cụ thể, nhưng ngay cả khi viện dẫn nhưng quy phạm này thì bạn cũng không thể kể ra được điều - khoản nào quy định là người gây tai nạn đi đúng thì phải chịu trách nhiệm hình sự cả, đơn giản vì chúng không có.

    Về khoa học pháp lý, tội phạm phải có 4 dấu hiệu, thiếu 1 dấu hiệu cũng chưa cấu thành tội phạm. Có nhiều quan điểm khác nhau về 4 dấu hiệu này (ngay cả đại học luật và đại học cảnh sát cũng không giống nhau) nhưng về cơ bản thì nó gồm:
    - Hành vi phải nguy hiểm cho xã hội.
    - Có lỗi.
    - Được quy định trong bộ luật hình sự là một tội.
    - Phải chịu hình phạt.
    Nếu đi đúng thì thiếu dấu hiệu "có lỗi" nên không bị truy cứu. Ngay cả dân gian họ cũng nói là "tội lỗi", hiểu nôm na là "tội" và "lỗi" phải đi kèm với nhau bạn ạ

    Bây giờ xét đến 2 trường hợp bạn đặt ra, gồm 1 trường hợp cố ý, 1 trường hợp vô ý. Và tôi thêm 1 yếu tố nữa đó là cả 2 trường hợp này người sống có lỗi (vì như đã nói ở trên, không có lỗi thì không có tội).
    - Trường hợp 1: nếu điều khiển xe ô tô sai quy định, vô ý gây tai nạn dẫn đến hậu quả làm chết người thì vi phạm tội "Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ".
    - Trường hợp 2: điều khiển xe ô tô sai quy định, cố ý tông chết người thì phạm tội "giết người" theo điều 93. Tôi nhớ ở Tp.HCM cách đây mấy tháng có 1 vụ tài xế xe tải bị xử tội giết người vì cố ý cán chết nạn nhân.

    Ngoài ra, không có "thậm trí" gì cả, nếu đi đúng luật thì không bị truy cứu, bởi đơn giản là nếu đi đúng luật thì không có tại nạn xảy ra được.
    --------------------
    Tôi chỉ tách ý ra để trà lời cho cụ thể chứ không loại bỏ ngữ cảnh. Nhân tiện tôi chỉnh lại cho đúng câu của bạn: "Trong trường hợp này bên gây tai nạn sẽ bị CA điều tra, nếu có lỗi thì bị phạt, nếu không có lỗi thì không bị phạt."
  5. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Năm mới nhẽ ra là phải nhẹ nhàng nhưng mà đọc bài của bạn TheDoEm tôi lại càng thấy bạn lú lẫn quá. Trong mớ hành động dính chằng vào nhau, bạn không phân tách nổi cái nào ra cái nào, thôi thì tôi tách ra đây. Nhớ là tôi không có ý định giúp bạn minh mẫn ra đâu, chỉ là góp cho mọi người hiểu thêm về sự lú lẫn của bạn mà thôi.

    Hành vi 1: Tai nạn xảy ra và người chết đi sai luật giao thông, người sống đi đúng luật giao thông và đúng cả luật hình sự. Trong trường hợp này không có bất kì điều khoản dân sự hay hình sự nào bắt người sống phải đền bù thiệt hại hay chịu phạt. Các ví dụ điển hình của trường hợp này là: có người tự nhiên nhảy vào đầu xe ô tô, xe hỏa để tự tử thì lái xe ô tô, lái tàu hỏa không bao giờ phải chịu bất kì trách nhiệm nào.

    Hành vi 2: Tai nạn xảy ra và người chết đi sai luật, luật ở đây là luật giao thông. Người sống thấy người chết đi sai luật giao thông nên cứ đâm chết vì nghĩ mình không sai. Ở đây người sống đã không sai luật giao thông nhưng đã phạm vào luật hình sự, tội cố ý giết người. Và vì vậy tội cố ý giết người này sẽ được xử theo luật hình sự chứ không phải theo luật giao thông.

    Hành vi 3: Tai nạn do phương tiện chứa nguồn gây nguy hiểm gây ra. Động từ "gây ra" ở đây đã bao hàm nghĩa vi phạm luật giao thông hoặc các luật khác. Nếu phương tiện chứa nguồn gây nguy hiểm đang vận hành đúng luật thì không được coi là "gây ra". Một ví dụ sinh động là một cái xe lu có thể là nguồn gây nguy hiểm. Cái xe lu đang lu mặt đường theo đúng quy định, không vi phạm gì. Một người tự chạy vào nằm ngang ra trước bánh xe lu để tự tử và người lái xe không kịp dừng xe (quán tính xe lu rất lớn) thì người lái xe và chủ xe lu không phải chịu trách nhiệm nào.
  6. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    người ta hỏi công an có giải quyết hay không trong dịp tết mà các bác lại cãi nhau về cách giải quyết?[:D]Đối với những việc như thế này thì tốt nhất mời luật sư làm việc? Còn những luật sư tay ngang thì nói nhiều cũng chỉ là cảm tính hoặc xuất phát từ mới kiến thức chấp vá ở đâu đó?
  7. TheDoEm

    TheDoEm Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/05/2011
    Bài viết:
    1.350
    Đã được thích:
    32
    1/ Tôi trả lời bạn Trung87 :
    +, " nhưng ngay cả khi viện dẫn nhưng quy phạm này thì bạn cũng không thể kể ra được điều - khoản nào quy định là người gây tai nạn đi đúng thì phải chịu trách nhiệm hình sự cả, đơn giản vì chúng không có. "

    Đúng thế . Bởi vì tôi đâu có nói là ( người đi đúng + không cố ý ) bị truy cứu trách nhiệm hình sự ? Nếu tôi nói thế thì chỉ ra giùm tôi .

    +, Tôi dùng từ thậm chí là vì tôi có 2 ý trong câu nói . Bởi vì rõ ràng là : Thậm chí ông đi đúng , nhưng ông vẫn cố tình gây ra tai nạn không đáng có ( bởi vì ông có đủ khả năng tránh tai nạn ) thì ông bị truy cứu hình sự .
    Mặt khác , nếu ông không cố ý thì thôi , không bị truy cứu hình sự .

    Có 2 ý rõ ràng như vậy , nên tôi phải dùng từ thậm chí cho đúng với logic của tôi .

    2/ Tôi trả lời bạn @Uli

    +, " Trong mớ hành động dính chằng vào nhau, bạn không phân tách nổi cái nào ra cái nào " .

    Khi nào chưa hiểu được logic " các văn bản dưới luật liên quan " để rồi móc nối , liên kết lại thì khi đấy đừng tham gia thảo luận !

    Chính bạn không hiểu được tính logic của vấn đề rồi quay sang rủa người viết là " lú lẫn " đấy chứ . Nhưng thôi , không sao , cái kiểu chửi bới vô căn cứ của bạn thì tôi biết rồi .

    +, Ngay từ đầu tôi đã nhấn mạnh rất nhiều lần cụm từ " Trong trường hợp này " . Vậy : người thân chủ Top có vấn đề về tâm thần hay sao mà đâm đầu vào ô tô , hoặc có vấn đề về tiền bạc hay sao mà đi chết để đổi lấy vài đồng bồi thường ?

    TRONG TRƯỜNG HỢP NÀY là đang nhắc đến những người tham ra giao thông trong trạng thái bình thường về tâm lý .

    +, "Tai nạn do phương tiện chứa nguồn gây nguy hiểm gây ra. Động từ "gây ra" ở đây đã bao hàm nghĩa vi phạm luật giao thông hoặc các luật khác."

    Đúng nhưng thiếu , thiếu nên áp dụng sai . Đúng là nó bao hàm nghĩa vi phạm luật giao thông hoặc các luật khác . Nhưng thiếu là nó bao gồm cả trường hợp không vi phạm luật nhưng gây ra tổn thất về tính mạng , tài sản v..v của người khác . Từ việc " thiếu " dẫn đến việc áp dụng sai .

    Tôi có dẫn chứng cụ thể . Mời bạn xem .

    "- Khoản 18 Điều 3 Luật GTĐB năm 2008 quy định: Phương tiện giao thông vận tải cơ giới (gọi tắt là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy, kể cả xe máy điện và các loại xe tương tự. xe cơ giới được coi là nguồn nguy hiểm cao độ. "

    - Bộ luật dân sự năm 2005 có quy định riêng về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, cụ thể: Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

    Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi . Trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại( như bạn nêu ) ; (hoặc hiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết.

    Căn cứ các quy định trên, chủ sở hữu xe, người lái xe ô tô gây tai nạn, kể cả khi không có lỗi, nhưng làm thiệt hại tới tính mạng, sức khỏe, tài sản… của người khác thì phải bồi thường, chỉ trừ một số trường hợp do pháp luật quy định " .
  8. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Thứ nhất, it ra thì nhờ tôi chỉ ra sự lú lẫn của bạn mà đã làm rõ được rằng cái bồi thường thiệt hại ấy là để dùng cho sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ chứ chẳng hề có mục đích ngăn chặn người đi đường cố tình đâm chết người khi thấy người kia vi phạm luật giao thông. Để ngăn chặn hành vi đâm chết ấy đã có luật hình sự, quy định tội đâm chết người.

    Thứ hai, tôi công nhận bạn đúng và tôi thiếu về việc phải bồi thường thiệt hại gây ra bởi nguồn nguy hiểm cao độ cả khi không có lỗi như bạn đã trích dẫn luật ở trên. Tuy nhiên, tôi cũng nhấn mạnh lại lần nữa là quy định này hoàn toàn không có mục đích ngăn chặn hành vi cố tình đâm chết người mà là để hạn chế con người ta sử dụng quá nhiều loại phương tiện là nguồn nguy hiểm cao độ, khuyến khích sử dụng các phương tiện thân thiện, an toàn.

    Thứ ba là, quy định về bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ đã có pháp luật quy định mức tối đa đối với trường hợp thiệt hại tính mạng là 21.000.000đ (bạn tra google phần hướng dẫn của Bộ Tư Pháp dùm, tôi post lên đây thì hơi dài). Và do đó đoạn này người sống không có gì phải mặc cả, biết điều với người nhà nạn nhân mà đã có quy định pháp luật.

    Tóm lại là nếu trong trường hợp chủ topic, nếu thằng gây tai nạn đi sai & ẩu thì nó sẽ bị xét xử theo luật hình sự, còn phần bồi thường dân sự thì cứ dưới 21.000.000đ nó đền, nó không có gì phải đàm phán với nhà bạn như bạn TheDoEm hướng dẫn.
  9. langnt

    langnt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/08/2003
    Bài viết:
    1.180
    Đã được thích:
    0
    Ối giời ơi mạng người đáng giá có "21 triệu đồng rẻ rách" kìa bạn TheDoEm ơi :-))))))))
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Ối giời ơi mạng người đáng giá có "21 triệu đồng rẻ rách" kìa bạn TheDoEm ơi :-))))))))
  10. ULIULI

    ULIULI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2007
    Bài viết:
    3.674
    Đã được thích:
    13
    Úi giời, thỉnh thoảng đi trên đường nhìn mấy thằng đua xe đánh võng lại chả đầy người chúc cho bọn đấy chết sớm đi ấy. Mạng người thì cũng tùy người chứ cỡ Lê Văn Luyện thì quý gì.

Chia sẻ trang này