1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Công án - nhật kí Zen :-D

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi mrking_hoang, 20/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2

    Tóm tắt tác phẩm Triết học Thế Thân
    Triết học Thế Thân (Vasubandhu) là một tác phẩm nghiên cứu về hệ thống tư tưởng của một triết gia lớn của triết học Ấn Độ nói chung và của triết học Phật giáo nói riêng. Tác phẩm tổng cộng có tám chương với lời tựa đầu và phần thư tịch ở cuối.
    Chương I trình bày tổng quát các vấn đề liên quan tới tiểu sử bản thân Thế Thân cùng các quan điểm, mà triết học Thế Thân đã đề cập tới, cụ thể là quan điểm về vấn đề tồn tại của sự vật và phương cách nhận thức chúng, về vấn đề làm sao thiết định tính đúng sai của các khẳng định luận lý học, vấn đề tri giác sự vật, vấn đề tự ý thức, vấn đề ngôn ngữ để diễn tả nhận thức. Đây là những vấn đề lớn của triết học mà Thế Thân đã có những cống hiến to lớn trong việc giải quyết chúng theo một phương hướng rất gần với lý thuyết nhận thức luận điều khiển (cybernetic epistemology) của thời đại ngày nay.
    Chương II đi sâu vào việc giải quyết những vấn đề xoay quanh Thế Thân và niên đại của triết gia này. Bởi vì đây là những vấn đề đã gây nhiều tranh cãi trong học giới quốc tế. Thậm chí có học giả như giáo sư Frauwallner của trường đại học Viên chủ trương có hai người cùng mang tên Thế Thân, một Thế Thân già và một Thế Thân trẻ. Vấn đề tiểu sử và niên đại này của Thế Thân nếu không được giải quyết, thì không thể nào nghiên cứu triết học của Thế Thân được, bởi vì các tác phẩm hiện còn bảo lưu cho đến ngày nay và biết dưới tên Thế Thân sẽ bị chia manh múm ra cho hai Thế Thân ấy. Do thế, chương này tập trung rà soát lại toàn bộ dữ kiện liên hệ đến cuộc đời và niên đại của Thế Thân, và cuối cùng đi đến kết luận là dứt khoát chỉ có một Thế Thân, bác bỏ thuyết hai Thế Thân của Frauwallner và đặt niên đại của Thế Thân vào khoảng những năm 315 ?" 395 sdl.
    Sau khi xác định chỉ có một Thế Thân sống vào giữa những năm 315 ?" 395 sdl, chương III đề cập tới vấn đề tồn tại của sự vật. Sự vật thường được quan niệm là tồn tại trong thời gian và không gian. Do thế, tìm hiều về sự tồn tại của sự vật chính là tìm hiểu về sự tồn tại của thời gian và không gian. Thời gian có thật sự tồn tại hay không? Vào thời Thế Thân, tức thế kỷ thứ IV sdl ở Ấn độ lưu hành rộng rãi một quan điểm cho rằng thời gian thật sự tồn tại, khẳng định thời gian quá khứ và tương lai cũng tồn tại trong cùng một phương cách như thời gian hiện tại. Khẳng định này đã dẫn Thế Thân đến việc tìm hiểu sự vật tồn tại thực tế là gì? Câu trả lời cuối cùng của Thế Thân là sự vật tồn tại thông qua nhận thức của chúng ta bằng những tín hiệu chúng ta có về chúng, mà Thế Thân gọi bằng từ chuyên môn prajnapti (Pali: pannati). Câu trả lời này dẫn đến những hệ luận hết sức lôi cuốn, mà hai trong chúng là vấn đề chân xác của luận lý và vấn đề cấu trúc của ý thức.
    Chương IV đi sâu vào việc tìm hiểu hệ luận thứ nhất, tức là nếu ta chỉ biết sự vật thông qua những tín hiệu của chúng, thì cơ sở sự thật của một chứng minh luận lý nằm ở đâu? Thế Thân trả lời, nó nằm ở trong tính thẩm thấu (vyàpti), mà ông định nghĩa như là sự không thể tách rời (avinàbhàva) của đối tượng đã chứng minh với đối tượng phải chứng minh, tức ?ođối tượng này không thể tồn tại nếu đối tượng kia không hiện diện.? Đây là lần đầu tiên khái niệm nội hàm luận lý học được nêu ra và xác định một cách rõ ràng không những đối với nền luận lý học Ấn độ mà còn đối với nền luận lý học thế giới. Nó thể hiện những cống hiến to lớn của Vasubandhu đối với lịch sử tư tưởng nhân loại. Tuy nhiên, cơ sở của nội hàm này ở đâu?
    Trả lời câu hỏi vừa nêu, Thế Thân tiến hành giải quyết hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất là vấn đề nhận thức nói chung mà chương V tập trung tìm hiểu. Theo Thế Thân, nhận thức một sự vật xảy ra không phải chỉ thấy sự vật đó, mà đã tiếp xúc với sự vật đó qua nhiều ngã khác nhau, nghĩa là qua một môi trường nhận thức bên trong và bên ngoài. Sự tình này xuất hiện bởi vì con người không bao giờ sống đơn độc, mà tồn tại trong mối tương quan với thế giới con người và thế giới sự vật, thuật ngữ Phật giáo thường gọi là duyên sinh và Thế Thân đã đề cập tới. Nhận thức của con người xảy ra trong một môi trường tương quan chằng chịt có nhiều yếu tố tham gia. Từ đó, vấn đề cơ cấu ý thức phải được xem xét lại.
    Chương VI tập trung giải thích vấn đề thứ hai, tức phân tích cơ cấu của ý thức. Bởi vì, bằng ý thức ta mới nhận thức được đối tượng thông qua những tín hiệu của nó. Trước thời Thế Thân, nhận thức của con người thường được quan niệm là thông qua sáu giác quan, đó là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Nhưng chỉ thông qua sáu giác quan này, nhận thức con người vẫn là những nhận thức rời rạc của từng giác quan một và không giải quyết được một số dữ kiện nhận thức mà con người gặp phải. Lần đầu tiên, một lần nữa, Thế Thân đề nghị một cơ cấu ý thức gồm có tám thành tố, mà ngoài sáu giác quan vừa nói còn có thêm bộ nhớ mà Thế Thân gọi bằng từ chuyên môn là tạng thức hay thức a lại da, và bộ xử lý mà từ chuyên môn của ông gọi là thức mạt na. Khi trình bày cơ cấu ý thức như thế này, ta thấy quan điểm nhận thức luận của Thế Thân tiếp cận thuyết nhận thức luận điều khiển của thời đại chúng ta. Đây là một đóng góp mới của Thế Thân đối với lịch sử triết học và tư tưởng thế giới.
    Tuy nhiên, nếu nhìn nhận cơ cấu nhận thức con người với tám thành tố như vậy, thì vai trò của ngôn ngữ có một vị thế khá lôi cuốn. Bởi vì, ý thức về một cái gì từ đó một quá trình kiến tạo ngôn ngữ (verbal construction) xảy ra để ý thức thể hiện trọn vẹn tính người của nó. Đây là đối tượng trình giải của chương VII.
    Cuối cùng, chương VIII là chương tóm tắt những nhận thức trên của chúng tôi về triết học Thế Thân và đặt triết học này trong bối cảnh của lịch sử triết học và tư tưởng thế giới cả cổ đại lẫn hiện đại, cụ thể là triết học Hy lạp của phương Tây và thuyết nhận thức điều khiển học của tư tưởng ngày nay.Trên đây là tóm tắt sơ lược nội dung cơ bản của tác phẩm The Philosophy of Vasubandhu và bảo đảm hoàn toàn tính trung thực của nó.
  2. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    This is perfect; always perfect; when takes the perpect out of the perpect. Just only be perpect.
  3. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Giáo Hoàng John Paull II chỉ trích Phật Giáo rằng : " Theo Phật Giáo, để giải phóng con người khỏi ma vương, ta phải lánh xa cuộc đời này, cần dứt bỏ những ràng buộc với thực tại bên ngoài và rằng ta càng thoát khỏi các trói buộc đó, ta càng trở nên dửng dưng với thế sự" Giáo Hoàng cũng mô tả Niết bàn " như một trạng thái vô tâm tuyệt hảo với thế giới con người" Đó là những hiểu lầm do thiếu thông tin đúng đắn hay do chưa nghiên cứu đầy đủ tư tưởng Phật Giáo, mà cả trí thức Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo đều thấy rất đáng tiếc.
  4. tauhoanhapma

    tauhoanhapma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2006
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    5
    Chả khác gì khi cậu ngồi thiền thì cậu đi giải công án. Cậu giải cái công án này ra 1 cái công án khác, giải cái công án khác lại ra 1 cái công án mới Chưa thấy cậu sáng tạo ở điểm nào cả Tôi là tôi phục mỗi cậu Chọn tên lần thứ 3,
  5. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    đệ xin thay mặt giáo chủ mrkinh_hoang trả lời
    công án, tức là : án , ám nơi công cộng, ra đường gặp ai hay ám ở công viên thì đến tham vấn.
    rất nhiều điều để vui sướng và học tập.
  6. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    theo tinh thần " lộc tổ xé kinh"
    đệ wind thay mặt thầy mrking_vàng đăng đàn giản pháp:
    pháp môn hôm nay nói về lich sử mực tôm tây tang.
    thủa xa sưa vùng đất này là biển rộng , cá tôm, mực rất nhiều, cư dân sống ở đây rất sướng, suốt ngày bơi lặng dưới nước , đói ăn mệt nghỉ. người cao khoản 2,5m đến 3m, có 3 mắt, hề hề con mắt thứ 3 là để mò tôm, hề hề.
    nhưng do sự ganh ghét giữa thiên thần và ác quỷ đến đỉnh điểm và cuộc chiến đã xuất hiện.
    nhớ lợi thời kỳ chính chiến đó , không biết đệ thuộc phe nào , nhưng khi tỉnh lại thì thấy mình nằm trên đỉnh núi cao bị đóng băng và gió lạnh.đang lần mồ lang thang trên vùng đất đó thì gặp sự phụ mrkinh_hoàng, giáo chú sơn động thu nhận làm môn đệ.
    lời sư phụ: vùng đất này ta gọi là tây tang, pháp môn ta dạy là mựt tôm, ngày ngày phải tụng niệm thần chú để nhớ về thủa hoàng kim khi còn là đại dương
    câu thần chú là: nam mô mựt tôm luộc gừng tát bà ha.

  7. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Học trò: Đã không có ai khổ thì bày ra tập khổ với diệt khổ làm gì?
    Teacher: Cống tắc thì cần khai thông.
  8. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Lý nhí: sao Phật mới đẻ ra đi bảy bước chỉ tay lên trời chỉ có ta là đáng tôn kính là sao?
    Lý toét: Ờ thì một bước xuống địa ngục; bước hai nhảy vào hàng ngũ ngạ quỷ; bước thứ ba nhảy vào súc sanh bước bốn bước năm nhảy lên làm người và atula; bước sáu nhảy lên trời. Và bước bảy nhảy ra khỏi thế giới. Lên Niết bàn chớ sao.
    Lý nhí: Ờ; chắc vậy...
    Lý thông: Tầm bậy tầm bạ...
  9. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    trên những dãy núi himalaya này, tuyết phủ quanh năm, gió lạnh như bảo, nhưng đó là thiên đường:
    [​IMG]
    đây là hồ nước thiên, đệ tử đã từng tắm ở truồn nơi đây.
  10. dungwind

    dungwind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/01/2006
    Bài viết:
    2.502
    Đã được thích:
    0
    tiếp...
    hôm nay nói về đức ngài tẩu hoả, lâu lâu nhay vào lập mấy cái topic kiểu như công án rồi bỏ chạy,
    Ngài là một con người rất khôi hài, thích đùa, ngài Tẩu biết tu tập rồi củng chết , thôi bằng gì ta chơi cho vui, nói bậy cho vui, có gì lão đạt mel khoá lợi.....
    ngài Chạy ơi là ngài Chạy....

Chia sẻ trang này