1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Công bố mới về Dioxin ở Việt Nam

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi Gent, 03/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Hy vọng sau bản báo cáo này .... Mỹ tiếp tục bị lên án .....chính phủ Mỹ chắc sẽ tính tới bồi thường thiệt hại cho nhân dân Việt Nam, mặc dù những tác hậu quả mà chất độc màu da cam mang lại đối với môi trường và nhiều thế hệ người Việt Nam quả là rất lớn ...... không có một giá nào để có thể đền bù nổi.

    Công ty môi trường xử lý nước thải & xử lý khí thải
    Lần cập nhật cuối: 11/04/2014
  2. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    A full year after the United States and Vietnam agreed the first bilateral research programme to investigate the health and environmental damage caused by the defoliant Agent Orange, the initiative remains stuck on the starting blocks.
    The United States and Vietnam signed a memo formally establishing the joint programme in March last year, following a four-day conference in Hanoi that brought together epidemiologists, toxicologists and environmental scientists from 13 countries (see Nature 416, 252; 2002).
    But so far the two nations have not even set up the joint advisory committee needed to run the initiative, approve areas for support, and thrash out the ground rules for the project. These would include ethical guidelines, publication and authorship policies, and allocation of resources for training and equipment in Vietnam. Researchers fear that any lapse in the initiative could stop them following up on new, more specific findings about where Agent Orange was sprayed by US forces during the Vietnam War (see Nature 422, 649; 2003).
    US officials associated with the programme accuse Vietnamese officials of failing to get the plan moving. "The United States proposed its members of the joint committee last June and invited Vietnam to do the same, but we have not yet had a response," says Anne Sassaman, a director at the US National Institute of Environmental Health Sciences and a signatory of the memo along with Nguyen Ngoc Sinh, director of Vietnam's National Environmental Agency.
    Sassaman says that a Vietnamese delegation visited the United States last September, and she herself went to Vietnam the following month to get the project on track. But she says that "since then we have had no communication with Vietnamese officials". Last month, the US ambassador in Hanoi, Raymond Burghardt, wrote to deputy prime minister ***************, asking him to move the initiative forward, according to Sassaman.
    Vietnamese researchers and officials who are involved in the project, including Sinh, did not respond to requests for information on the plan's current status in Vietnam.
  3. nino0690

    nino0690 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2003
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    các anh chị nào có tài liệu về " chất độc chiến tranh trong đất " không ?? em đang cần nó lắm !
  4. Gent

    Gent Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2003
    Bài viết:
    408
    Đã được thích:
    0
    Không rõ ý bạn thế nào? Chiến tranh Việt Nam hay là chung chung?
    Bài báo trên là công bố mới nhất về chất độc da cam mà Mỹ đã thả xuống Việt Nam trong chiến tranh.
    Còn về tài liệu trong nước về chất độc da cam thì xin lỗi bạn mình cũng muốn có lắm mà chẳng thể nào kiếm được vì có liên quan chút đến bí mật quốc gia bạn ạ.
    Ở Việt Nam có một đề tài lớn lắm về nghiên cứu chất độc da cam này từ vài năm nay rồi nhưng không thấy công bố. Cái này do Bộ quốc phòng và Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia chủ trì. Nếu bạn đang ở Việt Nam thì có thể lên thư viện quốc gia xem có chút thông tin tóm tắt nào không chứ cái này không phổ biến rộng dãi (liên quan nhiều đến vấn đề đối ngoại của Việt Nam cũng như phát triển kinh tế cũng như xuất khẩu nông nghiệp vì vậy mà chưa công bố hay sao ấy, mình cũng không rõ).
    Ai có thông tin gì về vấn đề này thì post lên nhé!!
    Thân ái
    THUC GIA THI BAO VO THUC GIA THI THAO
  5. kimphuong

    kimphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/04/2003
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Có bạn nào tài liệu sử dụng dioxin trong công nghiệp ko?Nếu có thì post lên nhé.
  6. pollution

    pollution Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Tai dia chi nay co thong tin ve dioxin ma My da rai tai VN. Do la nhung nghien cuu cua cac nha khoa hoc nuoc ngoai ve Dioxin tai VN
    http://www.nature.com/cgi-taf/DynaPage.taf?file=/nature/journal/v422/n6933/full/nature01537_fs.html
  7. pollution

    pollution Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    0
    Nhieu nghien cuu ve Dioxin lam nhung nen minh khong the post len duoc chi co the gui dia chi cho cac ban tham khao thoi. CHuc vui ve
    http://books.nap.edu/books/0309089158/html/1.html#pagetop
    http://www.va.gov/agentorange/docs/VHIagentorange.pdf
    http://www.scientificjournals.com/sj/db/pdf/espr/9/espr9_158_161.pdf
    http://www.niehs.nih.gov/external/usvcrp/conf2002/abs_pdf/diox-051.pdf
    Nhung tai lieu do ban can thi co the down truc tiep xuong nhe.
  8. R_DASAEV

    R_DASAEV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/08/2003
    Bài viết:
    240
    Đã được thích:
    0
    Các nhà khoa học Mỹ tiếp tục cảnh báo về nhiễm độc dioxin ở Biên Hoà:
    Tránh sử dụng một số loại thực phẩm bị nhiễm độc
    Tiến sĩ, bác sĩ Lê Kế Sơn - Giám đốc Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam khuyến cáo người dân ở Biên Hoà không nên ăn một số loại động vật có khả năng nhiễm dioxin cao.
    Ngày 11.8, trên tạp chí Ngành nghề và Y học Môi trường, số tháng 8.2003, các nhà khoa học Mỹ đã công bố bản báo cáo: "Chất độc da cam vẫn tiếp tục nhiễm độc người dân và thực phẩm ở Biên Hoà", cho thấy "95% mẫu máu lấy từ 43 người ở Biên Hoà, tìm thấy có mức độ TCCDD cao (đây là chất độc nhất của dioxin). Thử nghiệm trên 16 mẫu gà, vịt, thịt lợn, bò, cá ếch ở chợ Biên Hoà, hồ Biên Hùng và một căn cứ quân sự cũ của Mỹ ở gần đó cho thấy mức dioxin cao đáng kể trong 6 mẫu. Các nhà khoa học Mỹ đã đưa ra kết luận: "Nguồn nhiễm độc ở Biên Hoà hiện vẫn là nguy cơ trực tiếp và dai dẳng đe doạ cuộc sống của người dân tại đây".
    Năm 1999, cố Giáo sư, bác sĩ Lê Cao Đài (Uỷ ban Quốc gia điều tra về hậu quả chất độc hoá học dùng trong chiến tranh ở VN, nguyên Giám đốc Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam) đã cùng các cộng sự nghiên cứu và công bố mức độ nhiễm độc dio xin ở khu vực sân bay Biên Hoà: Theo tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, vào trước năm 1971 đã xảy ra một vụ rò rỉ chất độc da cam, khoảng từ 5.000 tới 7.000 galong chất độc da cam tràn ra khu vực kho hoá chất trong khu vực sân bay Biên Hoà. Cố GS Lê Cao Đài đã đưa bốn mẫu đất được lấy trên bề mặt và ở độ sâu 20 - 30cm gửi đi Nhật Bản xét nghiệm, kết quả cho thấy 3 trên 4 mẫu có chứa nồng độ dioxin cao (1.160.000 ppt; 10.580 ppt và 606.969 ppt - nồng độ dioxin trong đất cho phép ở Mỹ là 1.000 ppt, nếu trên mức đó buộc dân phải cách ly và tẩy độc). Kết quả xét nghiệm máu ở một số người dân Biên Hoà (do các nhà khoa học Mỹ và VN thực hiện) đã công bố tại các hội nghị khoa học cho thấy 19/20 mẫu có nồng độ dioxin cao, trong đó có tới 15 mẫu có nồng độ dioxin đặc biệt cao (từ 20 lần đến 135 lần so với nồng độ bình thường). Các nhà khoa học Mỹ đưa ra nhận định: "Điều đáng quan tâm là nhiều người không từng sống ở khu vực sân bay Biên Hoà trong chiến tranh, thậm chí nhiều người ra đời sau chiến tranh vẫn có nồng độ dioxin trong máu cao".
    Trong báo cáo công bố vào tháng 8 này, GS Amold Schecter (Trường Y tế cộng đồng - ĐHTH Texas ở Dallas) nhấn mạnh: "Có nhiều biện pháp giúp người dân tránh được nhiễm độc trong tương lai, trong đó có việc kêu gọi mọi người thay thế thực phẩm bị nhiễm độc bằng nguồn thực phẩm khác. Người ta không tìm thấy nhiều dấu vết dioxin còn lại ở trong đất, tuy nhiên dioxin có thể tìm thấy trong bùn lắng dưới đáy ao hồ và đây có thể là nguyên nhân khiến cá và vịt bị nhiễm độc nhiều hơn". Chiều 12.8, TS-BS Lê Kế Sơn - Giám đốc Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam cho biết: "Cần thiết phải khuyến cáo nhân dân ở vùng đất nhiễm dioxin cao không nên ăn các động vật có khả năng nhiễm dioxin cao, sống chủ yếu trong lớp bùn ao, nơi lắng đọng dioxin như cua, ốc, cá da trơn... để tránh dioxin xâm nhập vào cơ thể. (Lao Động)
    Ôi! Ước gì quanh ta có một núi thịt chó, một bể rượu và một cánh đồng bát ngát rau thơm..!
    Được R_DASAEV sửa chữa / chuyển vào 09:46 ngày 13/08/2003
  9. Helios

    Helios Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2002
    Bài viết:
    487
    Đã được thích:
    1
    Không rõ ý bạn thế nào? Chiến tranh Việt Nam hay là chung chung?
    Bài báo trên là công bố mới nhất về chất độc da cam mà Mỹ đã thả xuống Việt Nam trong chiến tranh.
    Còn về tài liệu trong nước về chất độc da cam thì xin lỗi bạn mình cũng muốn có lắm mà chẳng thể nào kiếm được vì có liên quan chút đến bí mật quốc gia bạn ạ.
    Ở Việt Nam có một đề tài lớn lắm về nghiên cứu chất độc da cam này từ vài năm nay rồi nhưng không thấy công bố. Cái này do Bộ quốc phòng và Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia chủ trì. Nếu bạn đang ở Việt Nam thì có thể lên thư viện quốc gia xem có chút thông tin tóm tắt nào không chứ cái này không phổ biến rộng dãi (liên quan nhiều đến vấn đề đối ngoại của Việt Nam cũng như phát triển kinh tế cũng như xuất khẩu nông nghiệp vì vậy mà chưa công bố hay sao ấy, mình cũng không rõ).
    Ai có thông tin gì về vấn đề này thì post lên nhé!!
    Thân ái
    THUC GIA THI BAO VO THUC GIA THI THAO
    [/QUOTE]
    Thế có khổ thân tôi không cơ chứ. Bây giờ muốn tìm tài liệu từ phía Việt nam mình để..."tố cáo " cũng khó . Liệu có bao nhiêu trường hợp được xác định là nhiễm chất độc màu da cam đã được khám, được lập bệnh án?
    Và còn một điều khó hiểu nữa đó là chính phủ Mỹ đã trợ cấp và bồi thường cho các quân nhân Mỹ trong chiến tranh Việt nam bị nghi ngờ là nhiễm chất độc màu da cam , vậy tại sao lại có thể phủ nhận ảnh hưởng của nó lên người dân Việt nam vùng Mỹ dùng máy bay rải dioxin ngày xưa ?

    I''m not crazy . I''m just not you
  10. blueoceanvn

    blueoceanvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/03/2002
    Bài viết:
    631
    Đã được thích:
    0
    Có cái này tặng cho những bạn nào quan tâm.
    Một chút hình ảnh và tư liệu về AO ở Việt Nam​
    Cuộc chiến tranh hoá học của Mỹ ở Việt Nam​
    ( Trích từ sách " Chất da cam trong chiến tranh Việt Nam - Lịch sử và hậu quả" của GS. Lê Cao Đài)
    Trong cuộc chiến tranh Việt Nam, ngoài các vũ khí thông thường, quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng nhiều loại hoá chất độc rải xuống nhiều vùng rộng lớn miền Nam Việt Nam. Cuộc chiến tranh hoá học này kéo dài từ năm 1961, chính thức kết thúc vào năm 1971, nhng trên thực tế còn được Nguỵ quân Sài Gòn tiếp tục tới năm 1975 mới kết thúc hẳn. Nhiều loại hoá chất độc đã được sử dụng, nhưng nhiều nhất là các chất diệt cỏ và làm rụng lá cây, còn được gọi là chất khai quang.
    Trong giai đoạn đầu, từ năm 1961 - 1965, chất diệt cỏ mới chỉ được dùng hạn chế , quanh các đồn bốt, dọc các trục giao thông. Những năm 1966 - 1970 là những năm cao điểm của cuộc chiến tranh hoá học, các chất hoá học được rải ồ ạt, sâu vào các căn cứ, vùng giải phóng, dọc theo các đường nghi là đường xâm nhập của quân đội từ Miền Bắc vào Nam.
    Các hoá chất dùng trong chiến tranh tại Việt Nam.​
    Có nhiều loại hoá chất sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, trong đó có thể kể ra những loại chính là:
    a/ Các chất diệt cỏ và làm rụng lá cây: Gồm nhiều công thức và có các tên gọi khác nhau: Chất Tím ( tiền thân của chất da cam) chất da cam I và II, chất xanh lá cây, chất Xanh lam, chất Trắng, chất Hồng, chất Dinoxon, Trinoxon, Triquat...
    b/ Các chất kích thích: Gây chảy nớc mắt và ngạt thở ( thường là loại hoá chất CS), dùng để bơm vào những hầm trú ẩn của quân du kích. Nhiều thùng CS hiện nay vẫn còn được phát hiện trong rừng Tây Nguyên, khu 5... cn trở việc khai thác lâm thổ sản, trồng rừng, làm thuỷ lợi v.v...
    c/ Các vũ khí gây cháy: Dùng dưới dạng bom, mìn, lựu đạn có chứa các chất gây cháy như napan, phốt pho trắng... Thường phối hợp với các chất làm rụng lá cây để gây cháy rừng, sát thương. Việc cháy rừng kết hợp với các chất diệt cỏ làm tăng nồng độ dioxin và tăng nhiễm độc môi trường.
    d/ Các chất độc thần kinh loại GB ( giống như chất Sarin, có tên khoa học là Isopropyl Methylphosphonofluoridate) và VX ( ethyl S-dimethylaminoethyl methylphos - phonothiolate), cũng được sử dụng trong các chiến dịch năm 1967 - 1968.
    Lượng hoá chất - chủng loại và thời gian sử dụng.
    Dưới đây là một số thông tin của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về lượng hoá chất sử dụng trong chiến tranh tại Việt Nam, cùng với thời gian, địa điểm rải.
    Các hoá chất chính do Hoa Kỳ rải bằng máy bay
    trong chiến tranh Việt Nam
    Hoá chất Năm rải( Ước chừng)Lượng rải( 106 kg) Diện tích rải (106ha) % Tổng diện tích
    Chất da cam 1962-1970 57 1,6 12
    Chất Trắng 1966-1971 22,8 0,7 5
    Chất xanh lam 1962-1970 10,7 0,3 2
    CS 1964-1970 9,0 5,0 37
    Malathion 1967-1972 3,0 6,0 4
    Cộng 1962-1972 102,5 13,6 100
    Chất diệt cỏ dùng trong chiến tranh Việt Nam
    (từ năm 1962 đến năm 1971)
    Lượng rải hàng năm ( m3 = 103 lít)1
    Năm Chất da cam Chất trắng Chất xanh Cộng
    1962-1971 44.337 19.835 8.182 72.354
    (1) Muốn chuyển từ khối lợng (lít) sang trọng lợng ( kg) thì
    Với chất da cam, nhân với 1,285,
    Với chất Trắng, nhân với 1,150v.v...
    Vì trọng lợng của các hoá chất khác nhau

    Dioxin và các hợp chất hữu quan​
    Dioxin là thành phần của chất Da cam và các công thức chất diệt cỏ khác có chứa 2,4,5-T ( như chất tím, chất hồng, chất xanh lá cây...)
    Dioxin là tên thường dùng của chất 2,3,7,8-TCDD ( Tetrachloro Dibenzo -p-Dioxin), còn đuợc gọi là TCDD. Dioxin có tất cả 75 chất đồng phân ( Isomers) và đồng hành ( Congeners), có độc tính khác nhau. Tuy nhiên độc nhất vẫn là chất 2,3,7,8-TCDD mà ta thường gọi là dioxin.
    Tổng cộng ước tính có 170 kg dioxin rải xuống miền Nam Việt Nam trong suốt cuộc chiến tranh.
    Hậu quả chiến tranh hoá học với thiên nhiên.​
    Trong cuộc chiến tranh Việt Nam theo điều tra của Viện điều tra quy hoạch rừng ( Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm) thì tổng diện tích rừng bị rải là 3.104.000 ha chiếm 17,8% diện tích tự nhiên miền Nam Việt Nam.

    Tổng diện tích và khối lợng gỗ bị mất mát tức thời
    trong chiến tranh hoá học ở Việt Nam
    Diện tích rải ( ha) Trừ lợng gỗ(m3)
    Rừng nội địa 2.954.000 ( 95,2%) 60.330.000 (72,8%)
    Rừng ngập mặn 150.000 ( 4,8%) 22.500.000 ( 27%)
    Tổng 3.104.000 82.830.000

    Diện tích đất bị rải ở Nam Việt Nam​
    Từ năm 1962 - đến năm1969
    ( Theo tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ)
    Năm Đất rừng (ha) Đất canh tác (ha) Tổng số ( ha)
    Tổng số 1.824.240 202.000 2.026.240
    Hàng triệu hec-ta rừng bị tàn phá gây sự mất cân bằng sinh thái. Tổn thất rất lớn về tài nguyên gỗ, tài nguyên động vật rừng, đặc sản rừng... Chức năng bảo vệ và làm giàu chất dinh dưỡng cho đất rừng bị mất. Lũ lụt gây ra nạn xói mòn rửa trôi lớp đất giàu chất dinh dưỡng trên bề mặt, làm cho đất trở thành nghèo kiệt, latêrit hoá, càng gây khó khăn cho việc phục hồi rừng.
    Trong khi đất màu mỡ bị bào mòn trên vùng cao thì ngược lại các dòng sông suối ở hạ lưu lại bị lấp đầy, cản trở dòng chảy càng làm cho nguy cơ lũ lụt tăng.
    Hỏi thế gian ...
    ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Ocean
    Được blueoceanvn sửa chữa / chuyển vào 01:12 ngày 24/09/2003

Chia sẻ trang này