1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Công Cha nghiã Mẹ sinh thành ...

Chủ đề trong '1981 Gà -Hà Nội' bởi vietbinh1981, 08/08/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xi81

    xi81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2005
    Bài viết:
    156
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay sinh nhật bố béo,
    may mà sáng nay kịp nhắn tin chúc mừng, chiều về làm một bó hoa nữa là quá ổn. Papa thường bảo một bông hoa có ý nghĩa hơn nhiều so với quà cáp,
    chà, papa mình thật tốt quá (đúng lúc con đang nghèo).
  2. doidep198

    doidep198 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2005
    Bài viết:
    801
    Đã được thích:
    0
    Thư gửi cho ngưòi mẹ của tôi!!
    Mẹ!! Chỉ một tiếng gọi ngọt ngào vô cùng. Con hiểu rằng khi mẹ sinh ra con mẹ đã phải vất vả nhiều. Công ơn mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng con được như ngày hôm nay như trời như biển!! Con chẳng thể nào có thể đền đáp nổi công ơn đó!! Nhưng con hiều vì mỗi khi nhìn đàn cháu và bố mẹ của chúng là cong hiểu! Cuộc đới của mẹ đầy những khó khăn, và bố cũng thế!! Con hiều chứ. Nhưng mỗi thời điểm mỗi khác mẹ ạh!! Cuộc sống con người ta ngày càng được thay đổi và đỡ vất vả hơn. Nhưng mẹ một mình vừa phải sinh con vừa phải lo lắng từng giấc ngủ, bát cơm ... cho bọn con. Mỗi khi có ai ốm mẹ lại phải thức trắng đêm để xem sức khỏe của chúng con. Vì khi đó bố đang phải đi học xa không ở cạnh mẹ. Một cuộc sống mà chỉ có một mình chịu đựng thì quá vất vả. Con hiểu chứ, vì lúc đó gia đình mình ở vùng mà cuộc sống vô vàn khổ cực. Và đến bầy giờ qua sách vở và thông tin con vẫn biết đó là một nơi còn vô van khó khăn. Thì chắc chắn trước đây 30 năm thì nơi đó tồi tệ như thế nào. Và con càng hiêu về mẹ hơn khi con đọc cuốn sách " Mẹ Tôi" tác giả thì con không nhớ nữa. Nhưng những nhọc nhăn mà người mẹ đó mang thì con hiểu mẹ cũng không it hơn là bao nhiều, mà có nhiều phần là khổ hơn nhiều nữa chứ.
    Khi mẹ sinh ra con thì gia đình mình có phần khởi sắc hơn vì cả gia đình mình đã được về quên hương. Và khi con sinh ra là một đứa trẻ khỏe mạnh, không làm phiền tời giấc ngủ mẹ nhiều. Con cảm ơn mẹ đã cho con một cơ thể khỏe mạnh như thế!! Con biết mình đã được như thế nên mọi thứ con đều giành cho các anh chị. Và vì thế con luôn im lặng không đòi hỏi gì nữa. Có được gì thì con nhận cái đó!! Con đã không hề đua đòi theo bạn bè. Con nhớ nhứng ngày còn học sinh cấp 2 thì hai người bạn thân con có đôi dép mới. Con rất thích nó, và con đã định về xin mẹ thì nhìn thấy dép mẹ đã dán nhiều rồi mà mẹ chưa thay dép mới. Thế con đành thèm muốn một mình về đôi dép đó!! Và từ đó con suy nghĩ mình sẽ làm tốt mọi điều để mẹ không phiền lòng. Dù làm gì và ở đâu thì những lời căn dặn của mẹ giành cho con, con vẫn luôn nhớ trong lòng. Và con luôn làm theo những gì mà con suy nghĩ đó là đúng. Nhưng sức con cũng có giới hạn, và sự may mắn của con cũng thế!! Trong cuộc đời con đã phải vấp ngã nhiều nhưng con luôn cố gắng đứng dậy mà không hề kêu than với ai. Mẹ cứ nghĩ con vẫn bình thường. Và có lẽ vì thế mà tình cảm của con và mẹ cũng khác nhau nhiều. Và mẹ đã không còn hiểu con nhiều nữa. Và lúc nay đây gia đình mình chỉ còn có 3 người: bố mẹ và con. Thì con đã tốt nghiệp đại học. Con bận bịu suốt ngày vì công việc và vì nhưng mỗi quan hệ của mình. Con muốn ra Hà Nội để làm việc và học tập, vì nơi này sẽ có cơ hội cho con thực hiện nhưng ước mơ của mình. Con muốn làm thật nhiều cho bố mẹ nhưng con mới ra trường và con còn muốn học tập thêm nữa để có một tương lai tốt đẹp hơn.
    Dù sao đi nữa, dù ở đâu hay chăng thì những lời mẹ dạy bảo con thì con luôn ghi nhớ. Và mẹ luôn là người mẹ thân yêu của con. Con mong rằng mẹ hãy mở rộng vòng tay và con còn có vô vàn muốn nói với mẹ. Chúc mẹ luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!!
  3. vietbinh1981

    vietbinh1981 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2004
    Bài viết:
    365
    Đã được thích:
    0
    SUY NGHĨ VỀ "TỒ CHỨC SINH NHẬT"
    ---o0o---

    Ngày nay tổ chức "Mừng sinh nhật" đã trở thành "mốt" ở một số gia đình thành thị. Có nhà, mỗi năm cứ đến ngày sinh của con, hay của chính mình, đều tổ chức ăn mừng thêm một tuổi. Bạn bè, người thân mang quà đến mừng và dự bữa tiệc mừng, to-nhỏ tùy thuộc vào hoàn cảnh. Người sinh ấy là trung tâm duy nhất nổi lên, mình biết mình, và mọi người biết đến mình... Con cháu tuy còn nhỏ tuổi, cha mẹ và gia đình cũng tổ chức sinh nhật cho. Bạn bè, họ hàng đến cùng vui những ngày "sinh nhật"...
    Có lẽ phong tục ấy du nhập từ các nước phương Tây và dần dần đã trở thành một nếp sống, một tập quán đáng duy trì.
    Có thể nhiều người chưa biết, hoặc đã lãng quên việc tổ chức mừng sinh nhật, nói chung, và riêng đối với người già, là mừng thọ, ở một số nước phương Đông.
    Theo chuyện kể lại của nhà nho học uyên bác, cụ Cử Trần, tác giả cuốn "Cổ học tinh hoa", thì khi người ta đến tuổi trưởng thành, tổ chức sinh nhật nhằm mục đích ghi công ơn của cha mẹ mình, nhớ lại ngày, giờ ấy, mẹ mình đang "vượt cạn", đang ở ranh giới giữa cái sống và cái chết, bố mình đang lo lắng mọi bề cho mẹ mình và cho bản thân mình, Sau ngày sinh nở, mọi nguy hiểm đã qua, "mẹ tròn con vuông", thì tiếp là "công cha nghĩa mẹ", đối với mình, liên lục từ lúc mới chào đời, đến lúc trưởng thành. Công ơn này đã được dân gian ghi lại từ thuở nào chẳng rõ, trong những câu ca dao truyền lại đến ngày nay :
    "Công cha như núi Thái Sơn,
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra !"
    hay như câu :
    "Công cha, đức mẹ cao đức dày,
    Cưu mang trứng nước, những ngày ngây thơ."
    hoặc là :
    "Công cha, nghĩa mẹ cao vời,
    Nhọc nhằn chẳng quản, suốt đời vì ta !"
    ... Cũng do đó, kỷ niệm ngày sinh của ta, thì ta tổ chức hồi hướng đến ông bà, cha mẹ, nếu đã qua đời, hoặc đềp đáp công ơn của cha mẹ hiện tiền đối với ta. Ta phải cư xử chăm sóc mẹ cha như thế nào để được như người đời đã dạy :
    "Một lòng thờ mẹ kính cha
    Cho tròn chữ Hiếu, mới là đạo con !"
    Đạo làm con là phải, trong khả năng của mình, chăm sóc thật đầy đủ đời sống của cha mẹ về mặt vật chất cũng như về mặt tinh thần, nhất là trong lúc mẹ cha yếu đau, già cả. Việc làm này không phải chỉ có "đi" mà không có "lại".
    "Nếu mình hiếu với mẹ cha,
    Chắc con cũng hiếu với ta, khác gì?"
    Đối với những trẻ, còn trong tuổi bố mẹ chăm lo tổ chức mừng sinh nhật cho con; thì một mặt ta biểu lộ tình cảm yêu thương hết mức của mẹ cha đối với con cái, nhưng mặt khác cũng cần nhân dịp này giáo dục cho con cái biết, vì đâu mới có mình, mà mỗi lần kỷ ngày sinh của mình, trước hết phải biết công ơn cha mẹ, ông bà. Trong những giây phút tận tình chăm chút cho con cái mới thấy thấm thía qua câu ca dao :
    "Lên non mới biết non cao,
    Nuôi con mới biết công lao ông bà!"
    Và cần làm cho con cái tự giác nhận ra :
    "Ai rằng công mẹ như non,
    Thật ra công mẹ, lại còn lớn hơn."
    Còn ta, khi bước vào hàng lớp người "xưa nay hiếm", hằng năm đến ngày sinh, thường tổ chức mừng thọ. Có thể hoàn cảnh nhiều người đến lúc này mẹ cha đã "khuất núi", cũng nên có chút lễ bạc tưởng nhớ đến công ơn của mẹ cha. Nếu cha mẹ còn trên trần thế, thì thật có phúc lớn. Trong Kinh Bổn Sư đã ghi cụ thể ân đức, tình thương của mẹ cha đối với con cái, tư khi lọt lòng, còn tấm bé đến trọn cuộc đời, thấy rõ "Ân cha lớn hơn núi cả, ân mẹ to hơn biển rộng". Bổn phận hiếu hạnh đền đáp công ơn sinh thành đã được nêu rõ thành 38 hành động cụ thể trong Kinh Điềm Làn (Mangala Sutta).
    Giáo lý và đạo đức Phật giáo đã xác định : "Tâm hiếu là tâm Phật, hạnh Hiếu là hạnh Phật".
    Điều dạy đó đã thấm sâu trong tư duy dân gian, nên đã phát ra thành ca dao :
    "Vào chùa thấy Phật muốn tu,
    Về nhà thấy Mẹ, công phu chưa đền."
    hay là :
    "... Tu đâu cho bằng tu nhà,
    Thờ cha kính mẹ, mới là chân tu."
    Nhân việc tổ chức "mừng sinh nhật" ngày càng phát triển, gặp mùa Vu Lan Báo Hiếu, Báo Ân, duyên khởi nẩy sinh suy ngẫm kể trên. Đây mới chỉ là một trong Tứ Ân.
    Ngoài công ơn mẹ cha ra, còn công ơn Thầy dạy nên người, có văn hóa, có đức hạnh, có nghề nghiệp, biết lẽ sống... trong đó người Thầy cao cả vĩ đại nhất là Đức Phật Thích Ca, mà các Pháp của Phật được truyền lại đến ngày nay đều khuyên làm điều thiện, xa lánh việc làm ác, sống cuộc sống hữu ích, đầy tình thương và biêt "báo hiếu, báo ân"... Bên Thầy còn có Bạn. Cổ xưa đã khuyên "Học Thầy không tày học Bạn". Lại còn công ơn đối với đồng bào nhân loại, từ bát cơm manh áo đến nhà ở, đường đi... vì ai mà có để ta hưởng thụ ! Công ơn cũng còn cả đối với đất nước quê hương, từ biển rừng, sông núi đến cỏ cây cần trân trọng và giữ gìn bồi đắp. Trong Kinh Ưu-bà-tắc có ghi : "... Người nghỉ nhờ dưới bóng cây, cho dù chỉ trong một thời gian ngắn, cũng phải trân trọng, chớ bẻ hoa lá..." hàm ý răn dạy ta biết công ơn người trồng, công ơn cây cỏ đã đem lại lợi ích, cho ta bóng mát, hương sắc, không nên đang tâm phá hoại nó, cũng đúng với tinh thần bảo vệ môi sinh ngày nay.
    Hiểu thấu đáo ý nghĩa "Báo Hiếu, Báo Ân" trong mùa Vu Lan, nâng cao "giác ngộ", vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào cuộc sống, vào nội dung tổ chức "mừng sinh nhật" ngày càng lan rộng trong xã hội, sẽ góp phần xây dựng được một phong tục, tập quán có thủy có chung, không chỉ biết có riêng mình, mà còn biết đềp đáp ân nghĩa theo truyền thống đạo đức Á Đông, làm cho xã hội Việt Nam có sắc thái riêng, ngày càng đẹp đẽ hơn
  4. vietbinh1981

    vietbinh1981 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2004
    Bài viết:
    365
    Đã được thích:
    0
    Đạo Hiếu
    trong ca dao Việt Nam
    --- o0o ---

    Chữ Hiếu là một trong những nét đạo đức của nền phong hóa Việt, Hiếu có nghĩa là đức hạnh của một người biết thờ kính, chăm sóc mẹ cha. Khi còn bé thì phải biết tuân theo lời dạy bảo của cha mẹ, khi cha mẹ còn sinh tiền thì phải biết chăm sóc, hầu hạ, phụng dưỡng cho trọn đạo làm con; đến khi cha mẹ mãn phần thì phải để tang, thờ cúng và nguyện cầu cho cha mẹ được vãng sanh; siêu thoát.
    Trong đạo Phật, đạo Hiếu đã được đức Phật dạy cho hàng đệ tử phải lấy chữ hiếu làm trọng. Ân cha mẹ là một trong tứ ân cần phải luôn luôn giữ gìn và tu tập. Trong kinh Vu Lan, Đức Phật đã dạy cho chúng ta gương hiếu hạnh của Đức Mục Kiền Liên và từ đó đã khai nguồn cho mùa Vu Lan thắng hội vào dịp rằm tháng bảy âm lịch. Mùa Vu Lan còn được gọi là mùa báo hiếu, lễ tiết Vu Lan rằm tháng bảy là một trong những ngày lễ vía quan trọng của sinh hoạt Phật giáo. Nương theo tinh thần báo hiếu của ngày lễ Vu Lan, căn cứ theo sự tích Đức Mục Kiền Liên cầu xin Đức Phật dạy cho phương cách cúng dường trai tăng và nhờ vào nguyện lực của chư tăng mà đã cứu được mẹ thoát khỏi ngục hình. Do đó ngày Vu Lan còn được xem như là "Ngày của Mẹ". Vì thế trong lãnh vực Đạo Hiếu đã có sự gần gũi, gắn bó giữa sinh hoạt của đạo Phật và nền văn hóa Việt tộc.
    Một trong những nét thể hiện cho nền văn hóa phong phú của dân tộc Việt, đó là những nét giáo huấn thuần túy trong dân gian được chất chứa trong những vần điệu ca dao. Trong bài này, chúng tôi xin được đề cập và trích dẫn một số câu ca dao Việt Nam đã được truyền tụng nói về lòng hiếu thảo của con cái đối với mẹ cha, cũng như đề cao đến công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ đã hiếu trọn đời mình cho cuộc sống và hạnh phúc của đàn con.
    Nói đến ca dao trong đạo hiếu của dân tộc Việt, hầu hết người Việt chúng ta đều thuộc và thường dạy con cái những câu ca dao sau đây để khuyên dạy chúng ta làm người phải biết nghĩ đến công ơn cao dày của cha mẹ. Hình ảnh để sánh ví với công cha nghĩa mẹ thường được nêu ra như :
    "Công cha như núi Thái Sơn
    Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
    Một lòng thờ mẹ kính cha
    Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"
    hay là :
    "Công cha như núi ngất trời
    Nghĩa mẹ như nước sáng ngời biển đông
    Núi cao, biển rộng mênh mông
    Cù lao chín chữ thuộc lòng con ơi"
    - Công ơn cha mẹ vô cùng cao rộng như thế, đạo làm con trước hết là phải biết vâng lời cha mẹ :
    "Cá không ăn muối, cá ươn
    Con cãi cha mẹ trăm đường con hư "
    hay là :
    "Mẹ cha là biển, là trời
    Làm sao con dám cưỡng lời mẹ cha"
    - Lớn lên khi ý thức được công ơn sanh thành dưỡng dục khó nhọc của mẹ cha thì phải ghi lòng tạc dạ ơn nghĩa cao dày của đấng sanh thành :
    "Nuôi con khó nhọc đến giờ
    Trưởng thành con phải biết thời hai thân"
    Công nuôi dưỡng của cha, ơn mang nặng đẻ đau của mẹ, sự đáp đền của phận làm con cũng chỉ trong muôn một :
    "Ơn cha nặng lắm ai ơi
    Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang"
    Không những chỉ mang nặng, đẻ đau mà ơn sâu của mẹ thật vô cùng trời biển, từ khi bú mớm cho đến lúc nhai cơm sú nước cho con :
    "Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
    Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương".
    Từ miếng ăn giấc ngủ, từ giọng hát ầu ơ ru con với chiếc quạt nồng, nhịp võng tao nôi đã ru êm cho tình mẫu tử thiêng liêng, vòng tay êm ái của mẹ hiền là hình ảnh muôn đời gắn bó trong tâm thức của những ai trong đời đã được làm con và đã được nâng niu trong tình thương ấp ủ của mẹ hiền :
    - Con ơi, con ngủ cho ngon
    Để mẹ đi gánh nước non tang bồng.
    Ngoài tình thương mẹ đã dành cho con, vai trò của người mẹ Việt Nam vẫn còn ưu tư cho vận nước, những hình ảnh của Hòn Vọng Phu, của nàng Tô Thị, của những anh hùng liệt nữ vẫn chói ngời trong từng trang sử Việt kiêu hùng, phận làm con, đã được nuôi dưỡng lớn lên không phải chỉ toàn bằng cơm áo, mà đã được lớn khôn trong tình thương bao la của mẹ của cha, nhất là Mẹ - tất cả đều dành để cho con. Mẹ đã hun đúc cho con những đạo đức, tình người, ơn của mẹ làm sao mà kể xiết. Đến khi lớn lên con lại chấp cánh bay xa, trai thì ra đời bôn ba với sự nghiệp, gái thì khăn áo vu qui, cất bước theo chồng, xa mẹ, xa cha. Và đến khi những đứa con lại làm vai trò cha mẹ thì mới ý thức thêm rằng công ơn của mẹ cha thật là vô bến, vô bờ :
    "Lên non mới biết non cao
    Nuôi con mới biết công lao mẫu từ".
    - Bao giờ cá lý hóa long
    Đền ơn cha mẹ ẵm bồng ngày xưa
    Nhất là trong hoàn cảnh nào đó, phải đành sống xa cha mẹ, lòng yêu thương lại càng thắm thiết hơn :
    - Một mai gặt lúa đem về
    Thờ cha, kính mẹ nhiều bề hiếu trung.
    - Ơn cha nghĩa mẹ nặng trìu
    Ra công báo đáp ít nhiều phận con.
    Cho dẫu trong hoàn cảnh nghèo nàn của thân phận, nỗi lòng của mẹ vẫn vô biên trong tình thương thắm thiết, đậm đà và tình cảm của người con thương yêu mẹ là một tình thương tôn kính vô biên :
    "Mẹ già ở túp lều tranh
    Sớm thăm, tối viếng mới đành dạ con".
    Đạo lý làm người là đạo lý của Lạc Hồng Việt tộc, lời khuyên răn trong đạo lý của dân tộc Việt vẫn là : "Thờ mẹ kính cha !".
    - Liệu mà thờ mẹ kính cha
    Đừng tiếng nặng nhẹ, người ta chê cười
    Phụng dưỡng mẹ cha thì phải biết lòng chăm lo cho tròn chữ Hiếu :
    - Cau non khéo bửa cũng dày
    Trầu têm cánh phượng để Thầy ăn đêm
    (Thầy : Người miền Bắc thường gọi cha mẹ là Thầy mẹ)
    Người con trai khi đi lấy vợ, thường cũng phải chọn lựa người vợ mình phải là người con hiếu thảo với mẹ cha:
    "Hôm xưa anh đến chơi nhà,
    Thấy mẹ nằm võng, thấy cha nằm giường
    Thấy em nằm đất anh thương
    Vội ra kẻ chợ đóng giường tám thang"
    Và người con gái khi đi lấy chồng, cũng thường đòi hỏi người chồng mình phải là bậc hiếu trung :
    "Ngó lên rừng, thấy cặp cu đương đá
    Ngó xuống biển, thấy cặp cá đương đua
    Chàng về lập miếu thờ vua
    Lập lăng thờ mẹ, lập chùa thờ cha"
    Bổn phận của người chồng không những chỉ thờ phượng cha mẹ riêng mình, mà phải trọn lòng hiếu thảo với cha mẹ vợ :
    - Em về anh gởi buồng cau
    Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy
    Em về anh gởi đôi giầy
    Phòng khi mưa gió để thầy mẹ đi
    Cả hai vợ chồng cùng đồng một lòng thờ kính cha mẹ chuntg của cả hai người :
    "Em thì đi cấy ruộng bông,
    Anh đi cắt lúa để chung một nhà
    Đem về phụng dưỡng mẹ cha
    Muôn đời tiếng Hiếu người ta còn truyền"
    Nhưng nỗi lòng của người con gái khi cất bước theo chồng thường mang trong tâm, nỗi niềm thương cha, nhớ mẹ khôn nguôi :
    - Thương mẹ, nhơ cha như kim châm vào dạ
    Nghĩ đến chừng nào, lụy hạ tuôn rơi.
    Bổn phận của nàng dâu thường chăm sóc cho cha mẹ chồng hơn cha mẹ mình, vì không được cận kề hôm sớm, nên thường tủi hổ than thầm.
    - Gió đưa cây cửu lý hương
    Từ xa cha mẹ thất thường bữa ăn
    Sầu riêng, cơm chẳng buồn ăn,
    Đã bưng lấy bát, lại dằn xuống mâm
    Và cũng vì thương cha mẹ, nên một số người đã không chịu lấy chồng phương xa, mà chỉ muốn ở gần để được phụng dưỡng cha già mẹ yếu :
    - Con cá đối, nằm trong cối đá,
    Con chim đa đa, đậu nhánh đa đa
    Chồng gần bậu không lấy, bậu lấy chồng xa,
    Mai sau cha yếu, mẹ già
    Chém cơm, bát nước, bộ kỷ trà ai bưng ?
    Đó là khi cha mẹ còn sinh tiền, nhưng rồi đến một tuổi đời nào đó thì :
    - Mẹ già như chuối chín cây
    Gió đưa mẹ rụng, con rày mồ côi.
    Chỉ còn mang trong lòng nỗi nhớ thương và phụng dưỡng khi cha mẹ còn sống ra sao, thì khi mẹ cha khuất núi vẫn một lòng nhớ thương, yêu kính và phụng thờ :
    - Quyết lòng lập miếu chạm rồng
    Đền ơn phụ mẫu ẵm bồng ngày xưa.
    hoặc :
    - Thờ mình dĩa muối tương rau
    Còn nhớ phụ mẫu, mâm cao cỗ đầy
    Trong những vần ca dao xưng tụng lòng hiếu thảo của những người con biết thờ cha, kính mẹ; bên cạnh đó chúng ta còn được nghe những câu ca dao có tính chất mỉa mai, châm biếm cho những ai không tròn đạo hiếu trung :
    - Cha mẹ nuôi con, bằng trời, bằng bể
    Con nuôi cha mẹ, con kể từng ngày.
    - Mẹ cha còn sống, thì chẳng cho ăn
    Đến khi thác xuống làm văn tế ruồi
    - Mẹ cha còn sống, chẳng chịu dưỡng nuôi
    Đến khi khuất núi ngậm ngùi khóc than.
    Nhìn chung lại, ca dao Việt Nam vốn đã vô cùng phong phú, lại càng phong phú hơn khi đã dùng phương tiện của những câu hò, điệu hát dân gian truyền khẩu để nói lên tấm lòng hiếu thảo của những người con và đề cao công lao trời biển của mẹ cha, đã với bao la của tình thương để dành tất cả cuộc đời mình cho cuộc sống và niềm vui của những đứa con.
    Trong hoàn cảnh ly hương hôm nay thiết nghĩ những câu ca dao trung hiếu sẽ vô cùng thắm thiết cho tâm trạng những ai đang cách xa người mẹ hiền còn ở lại chốn quê xưa :
    - Mẹ già như chuối ba hương
    Như xôi nếp một như đường mía lau.
    - Chiều chiều ra đứng ngõ sau
    Trông về quê mẹ ruộc đau chín chiều
    - Chiều chiều ngó ngược ngó xuôi
    Ngó trông thấy mẹ, ngùi ngùi nhớ thương.
  5. Chuoi_cu

    Chuoi_cu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2004
    Bài viết:
    603
    Đã được thích:
    0
    "Khuyết điểm cơ bản của các bậc cha mẹ là mong muốn con cái mình trở thành niềm kêu hãnh của họ."
  6. Cunhat

    Cunhat Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    785
    Đã được thích:
    0
    không hiểu ý anh mad:hnay nhớ bố nhớ mẹ quá lại phải Moi nỗi nhớ lên????
    có những điều mà thời gian chẳng thể nào làm nguôi ngoai đi được.Nếu không may bạn mất đi 1 ng thân yêu trong gia đình,bạn sẽ hiểu rằng sự mất mát ấy là không thể lành lại,chỉ có điều bạn cố gắng bước qua nó thôi,vì ngta cũng không thể cứ ôm ấp mãi nỗi đau,và cũng không nhất thiết cứ phải gào thét lên rằng "tôi đau lắm "thì mới có nghĩa là bạn bị đau,phải không?
    To...:ít ai có cơ hội và thời gian nhìn sâu vào mắt anh như em để thấy rằng trong đôi mắt ấy,dù anh cười rất tươi đi nữa cũng vẫn cứ ánh lên một nét buồn buồn đâu đó.Em hiểu,và em cũng có cảm giác chính mình cũng đang cảm nhận thấy sự mất mát khiến anh chẳng bao h thực sự có 1 nụ cười vui trọn vẹn..Đôi khi em thấy mình bất lực.Nhưng dù anh có yêu em và em có yêu anh đến thế nào đi nữa thì em biết em cũng không thể,và không ai có thể cho anh tình yêu như mẹ đã cho anh...
    Lại sắp đến Rằm nữa,hình như đã quen với việc cứ ngày Rằm là lên chùa để gặp mẹ,em thấy ngôi chùa đó cũng thân quen giống như cứ đến hẹn là mình lại lên để trò chuyện với mẹ.Kể cũng lạ,hình như khi ngta thực lòng yêu thuơng ai đó,thì mọi ng thân yêu trong gia đình của ng bạn yêu cũng như trở thành 1 phần máu thịt của bạn.Em chỉ thực sự cảm nhận được điều này khi em cùng anh lên chùa với mẹ,em biết,mẹ cũng hiểu được tất cả những điều em đang nghĩ.Chắc mẹ cũng thấy vui vì bây giờ mẹ có thêm 1 ng con nữa,phải không anh?
    Tự nhiên lâu rồi nhìn thấy cái topic này lại thấy cứ nao nao thế nào.
    Dẫu sao cũng cảm ơn anh Mad đã kéo topic này lên
  7. Madxd

    Madxd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2003
    Bài viết:
    320
    Đã được thích:
    0
    Cuối cùng "Công Cha Nghĩa Mẹ sinh thành..." cũng dần dần nguôi ngoai chìm dần vào dĩ vãng. Đúng là thời gian là phương thuốc kỳ diệu chữa lành mọi nỗi đau. .
    Hôm nay tự dưng nhớ Bố nhớ Mẹ quá lại phải moi nỗi nhớ lên. Bây giờ chắc bố với mẹ đang ăn cơm híc híc cháu ngoại đầy nhà mà chưa có được một mụn cháu nội
    Được madxd sửa chữa / chuyển vào 11:21 ngày 24/04/2006

Chia sẻ trang này