1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Công ngh? thông tin v?i ho?t d?ng ngân hàng

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi TuTay, 28/03/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TuTay

    TuTay Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/2001
    Bài viết:
    487
    Đã được thích:
    0
    Công ngh? thông tin v?i ho?t d?ng ngân hàng

    1. Từ yêu cầu của thực tiễn
    Từ khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, Ngành Ngân hàng Việt Nam hoạt động theo 2 pháp lệnh Ngân hàng, với mô hình 2 cấp: Cấp quản lý Nhà nước - Ngân hàng Nhà nước và cấp kinh doanh - các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng. Đặc biệt khi Ngân hàng chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, nhu cầu của khách hàng, của nền kinh tế ngày một cao, đòi hỏi hoạt động Ngân hàng trong thời kỳ mới hết sức năng động. Hơn nữa, trong cơ chế mới, mỗi ngân hàng không chỉ đơn thuần phục vụ số lượng khách hàng cố định, mà phải tham gia trong một môi trường cạnh tranh mạnh mẽ, sôi động. Sự cạnh tranh này không chỉ dừng lại ở các Ngân hàng trong nước mà bước đầu đã cạnh tranh với các Ngân hàng trong khu vực và quốc tế. Chính từ những lý do đó, không cho phép các Ngân hàng hoạt động trong điều kiện cơ sở vật chất lạc hậu, dịch vụ đơn điệu...

    Cùng với việc sắp xếp lại bộ máy tổ chức, đào tạo cán bộ, xây dựng hoàn chỉnh cơ chế chính sách, hệ thống thanh tra, kiểm soát... Ngành Ngân hàng đã đặc biệt chú ý đến lĩnh vực đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng nhanh sự tiến bộ của Khoa học Công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động Ngân hàng.

    2. Nghiên cứu, lựa chọn bước đi

    Đổi mới công nghệ Ngân hàng thực chất là nghiên cứu, ứng dụng nhanh, hiệu quả của khoa học công nghệ thông tin trong các hoạt động Ngân hàng. Nội dung chủ yếu được thể hiện trên 3 vấn đề lớn:

    Một là: Nhân lực cho công nghệ. Đây là yếu tố rất quan trọng, quyết định mọi sự thành công.

    Khi đổi mới từ cơ chế quản lý kế hoạch hóa sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, không chỉ trang bị thêm cho đội ngũ cán bộ Ngân hàng kiến thức quản lý mới, nghiệp vụ mới, mà còn phải trang bị thêm những kiến thức công nghệ hiện đại, thay đổi cách nghĩ, cách làm, kỹ năng mới. Trong chiến lược cán bộ thì đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ Ngân hàng hiện có mang ý nghĩa quan trọng; bởi lẽ, đây là đội ngũ nòng cốt, có bề dày công tác, nhiều kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ. Đồng thời, tăng cường chất lượng lực lượng cán bộ trẻ được đào tạo chính quy tại các trường đại học trong nước, ngoài nước để vận hành, quản lý Ngân hàng hiện đại trong tương lai. Khi đó, không chỉ đơn thuần trong mối quan hệ điều hành giữa Người với Người trước đây, nó được thay thế bằng mối quan hệ giữa Người với Máy tính. Sự điều hành, tác nghiệp của mỗi cán bộ Ngân hàng trên cơ sở những thông tin chính xác do máy tính thu nhận, phân tích và cung cấp. Vì vậy, đòi hỏi từ thực tiễn phải chuẩn bị một lực lượng khoa học công nghệ cho hiện tại và tương lai.

    Hai là: ứng dụng các thiết bị hiện đại cho hoạt động Ngân hàng.

    Trong cơ chế thị trường, để phục vụ cho nền kinh tế, tăng cường sức cạnh tranh lành mạnh của từng Ngân hàng: Mở rộng, đa dạng các loại hình dịch vụ và hoạt động Ngân hàng của một Ngân hàng hiện đại, nhất thiết phải đầu tư, trang bị các phương tiện kỹ thuật tiên tiến, xây dựng một hệ thống kỹ thuật công nghệ thông tin hiện đại. Việc xác định điểm xuất phát, lựa chọn giải pháp và hướng đi là bài toán khó, cho dù chúng ta có lợi thế của "người đi sau", thông qua những kinh nghiệm của "người đi trước". Tuy nhiên, vấn đề này phải được nghiên cứu thận trọng, tỷ mỷ, khoa học trên cơ sở phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam để quyết định một hướng đi, một giải pháp khoa học. Chúng ta không thể theo giải pháp "đóng" của các nước đã đi trước khi mà xu thế của thế giới là toàn cầu hóa, đa dạng hóa. Giải pháp "mở" sẽ tạo ra chúng ta nhiều cơ hội thuận lợi trong đầu tư những thiết bị mạnh nhất, phù hợp với khả năng tài chính và kỹ thuật.

    Ba là: Cơ sở pháp lý cho việc đổi mới công nghệ.

    Khả năng kỹ thuật hiện đại, nhân lực cho công nghệ dồi dào, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ là điều kiện "cần", chúng ta phải từng bước hoàn chỉnh cơ sở pháp lý là điều kiện "đủ" cho sự phát triển nhanh chóng và đúng hướng. Những cơ chế nghiệp vụ cũ phải từng bước được thay thế mới trên cơ sở nền tảng là kỹ thuật. Đồng thời phải nghiên cứu, trình ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ ban hành những văn bản pháp quy mới, không có tiền lệ phù hợp với thông lệ quốc tế.

    3. Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật

    Sau 10 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã thu được những thành tựu rất quan trọng trên nhiều lĩnh vực của đời sống chính trị - xã hội. Nó khẳng định có một đường lối đúng, chính sách kinh tế phù hợp của Đảng, Nhà nước ta để phát triển đất nước. Từ chỗ chỉ có một Ngân hàng duy nhất, với các trang thiết bị kỹ thuật thô sơ, lạc hậu; đến nay đã có cả một hệ thống Ngân hàng hùng hậu: Ngân hàng Nhà nước với chức năng quản lý Nhà nước, thực hiện chính sách tiền tệ, cơ quan duy nhất phát hành đồng tiền Việt Nam và các Ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh... với chức năng kinh doanh đã làm cho hoạt động ngân hàng sôi động, cạnh tranh quyết liệt, CNTT đã đóng vai trò hết sức lớn trong lĩnh vực đổi mới công nghệ, hầu hết đã được tin học hóa các nghiệp vụ ngân hàng.

    Những kết quả bước đầu đáng khích lệ này được thể hiện trên các lĩnh vực:

    3.1- Xây dựng được một hệ thống tổ chức có nhiều cán bộ, kỹ sư giỏi chuyên nghiên cứu, ứng dụng, xử lý kỹ thuật về tin học Ngân hàng ở tất cả các Ngân hàng lớn. Cục Công nghệ Tin học Ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước là cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực này; đồng thời, là Trung tâm dữ liệu của toàn ngành Ngân hàng. Các Trung tâm CNTT của các Ngân hàng Thương mại quốc doanh đảm đương xử lý kỹ thuật trong hệ thống của mình. Với hơn 600 kỹ sư, kỹ thuật viên, giảng viên có khả năng tiếp thu, hướng dẫn, vận hành các thiết bị CNTT mới của toàn Ngành, được phân bổ rộng khắp trên phạm vi cả nước là lực lượng nòng cốt trong việc duy trì và phát triển CNTT trong hoạt động Ngân hàng. Hơn 60% cán bộ Ngân hàng biết và sử dụng thành thạo máy tính và tác nghiệp trên máy tính. 95% cán bộ quản lý ở các Ngân hàng điều hành bằng máy tính và ra những quyết định trên cơ sở thông tin từ máy tính.

    3.2- Xây dựng một cơ sở hạ tầng. Nếu như năm 1998, số máy tính có thể đếm trên đầu ngón tay, ngày nay hệ thống Ngân hàng đã có trên 10.000 máy tính các loại, gần 700 mạng cục bộ (LAN) và diện rộng (WAN). Có khả năng sử dụng hơn 20 loại hệ điều hành, trong đó chủ yếu là NOVELL (60%), UNIX và WINDOW NT 5%. Nhiều cơ sở dữ liệu (CSDL) đang được lưu giữ ở các Trung tâm CNTT. Hiện nay, các CSDL này đang từng bước được nâng cấp mạnh hơn.

    3.3- Tự động hóa hệ thống thanh toán. Nếu như trước đây, một thanh toán từ Ngân hàng A đến Ngân hàng B phải qua một thời gian không dưới 10 ngày (kể cả trong nội tỉnh) thì ngày nay, mọi thanh toán được thực hiện trong ngày, có khi vài giờ. Việc thanh toán nhanh, chính xác (cả trong nước và quốc tế) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, nó không chỉ đơn thuần là tạo thuận lợi cho khách hàng mà nó còn mang lại lợi ích kinh tế lớn, giúp đồng vốn quay vòng nhanh, các doanh nghiệp chủ động về vốn... ở các quầy giao dịch, hệ thống mạng cục bộ giúp các thanh toán viên xử lý các giao dịch với khách hàng trực tiếp, tức thời trên máy tính. Trung tâm Thanh toán Bù trừ ở các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố xử lý các phiên giao dịch của các Ngân hàng trên cùng địa bàn, khi có nhu cầu thanh toán ngoài tỉnh, khác hệ thống các trung tâm này tự động gửi vào hệ thống mạng WAN tới Trung tâm thanh toán toàn Ngành. Các hệ thống máy ATM, máy chấp nhận thẻ được các Ngân hàng sử dụng như các điểm giao dịch (POS) để phục vụ khách hàng thông qua việc phát hành các loại thẻ quốc tế Visa, Mastercard và các loại thẻ tín dụng nội địa.

    3.4- Hình thành các hệ thống thông tin. Đổi mới toàn diện hệ thống Thông tin báo cáo, Thông tin Tín dụng, Thanh tra, giám sát từ xa các tổ chức tín dụng, quản lý, điều hòa lưu thông tiền tệ... đều được ứng dụng CNTT trong hoạt động.

    Thông tin báo cáo kịp thời, chính xác đã giúp cho Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước ra những quyết định kịp thời, điều hành chính sách tiền tệ, bình ổn giá trị đồng tiền Việt Nam, kiềm chế lạm phát phát triển; ở các Ngân hàng thương mại, thông tin báo cáo đã giúp Lãnh đạo các Ngân hàng có những quyết định đúng đắn, kịp thời trong kinh doanh tiền tệ, đảm bảo mọi hoạt động của tổ chức tín dụng.
    Trong công tác thanh tra Ngân hàng, việc cung cấp thông tin, phân tích đánh giá, giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng mang một ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng, CNTT đã đóng góp không nhỏ trong việc hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức này. Hệ thống giám sát từ xa các tổ chức tín dụng được tổ chức từ các chi nhánh Ngân hàng đến Thanh tra Trung ương trong các hệ thống mạng. Những thông tin này giúp cho quản lý, giám sát mọi hoạt động của các tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh, đúng hướng.
    Thông tin Tín dụng (CIC) là một tổ chức ra đời trong cơ chế thị trường, giúp cho các tổ chức tín dụng có đầy đủ thông tin về khách hàng, phòng chống đến mức cao nhất rủi ro trong cho vay tín dụng. Đến nay, thông tin tín dụng đã thành một hệ thống từ Trung ương đến cơ sở. Mọi tổ chức, doanh nghiệp, khách hàng đều được quản lý, phân tích và cung cấp cho các tổ chức tín dụng thông qua các thiết bị CNTT.
    Việc quản lý, điều hòa tiền tệ trong hệ thống Ngân hàng cũng đã được tin học hóa vào giữa những năm của thập kỷ 90, nó giúp cho việc quản lý chặt chẽ, điều hòa kịp thời, giảm thiểu sự luôn chuyển không cần thiết nhu cầu tiền tệ ở các vùng khác nhau. Phục vụ nhu cầu vốn cho các vùng trọng điểm, vùng thiên tai...
    3.5- Quản lý, triển khai các dự án công nghệ. Để hoàn thiện, tự động hóa cao trong hệ thống thanh toán, Ngân hàng thế giới (WB) viện trợ cho Ngân hàng Việt Nam 49 triệu USD cho 7 tiểu dự án để Hiện đại hóa hệ thống thanh toán. Đây là một dự án lớn nhất từ trước tới nay cho đổi mới công nghệ thông tin Ngân hàng, nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng CNTT tiên tiến, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và chuẩn quốc tế. Những tiểu dự án này được giao cho 7 Ngân hàng thực hiện. Cục Công nghệ tin học Ngân hàng được Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước giao quản lý toàn bộ dự án và trực tiếp tổ chức, triển khai tiểu dự án Hệ thống thanh toán Liên Ngân hàng. Mục tiêu của dự án khi hoàn thành là tạo dựng hệ thống thanh toán hiện đại phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước.

    3.6- Xây dựng các trung tâm dữ liệu. Hình thành các CSDL ở các Ngân hàng trong hệ thống CSDL toàn ngành. Nhiều tài nguyên thông tin được lưu trữ, cung cấp phục vụ cho mọi hoạt động Ngân hàng. SBVNet là mạng Intranet Ngân hàng đã đi vào hoạt động phục vụ cho việc trao đổi, khai thác thông tin trên mạng.

    Song song việc phát triển trung tâm lưu trữ, ngành Ngân hàng đã quan tâm tích cực đến việc xây dựng trung tâm lưu trữ dự phòng bằng kỹ thuật hiện đại đảm bảo sự an toàn tuyệt đối trong quá trình hoạt động.

    4. Công nghệ thông tin Ngân hàng sau năm 2000

    Kết quả bước đầu về CNTT trong những năm đổi mới đã mở ra khả năng cho sự phát triển sau năm 2000 để rút ngắn khoảng cách giữa công nghệ Ngân hàng Việt Nam so với công nghệ các nước trong khu vực và trên thế giới.

    Trước mắt, ngành Ngân hàng tập trung vào một số lĩnh vực chủ yếu:

    Một là: Vấn đề giải quyết, khắc phục sự cố Y2K không chỉ là việc riêng của những người làm kỹ thuật, mà nó đã trở thành vấn đề nóng bỏng của mọi quốc gia trên thế giới phải đối mặt. Đến nay, toàn ngành Ngân hàng đã và đang giải quyết bằng nhiều giải pháp, tập trung nhân lực, tài chính để đảm bảo cho toàn hệ thống Tin học trong toàn ngành sẵn sàng bước sang thế kỷ 21. Ban chỉ đạo khắc phục sự cố Y2K đã được thành lập do một đồng chí Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước làm Trưởng ban đã và đang triển khai một kế hoạch đồng bộ để khắc phục sự cố Y2K. Theo kế hoạch, trong quý III, mọi công việc sẽ được hoàn chỉnh.

    Hai là: Phát triển nhanh các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt: Đa dạng hóa các hình thức thanh toán điện tử, sử dụng có hiệu quả CNTT để mở rộng các hình thức dịch vụ Ngân hàng hiện đại cho các tổ chức kinh tế - xã hội, các điểm dân cư và phục vụ nền kinh tế. Trong đó không chỉ phát triển mạnh về mặt tiến bộ kỹ thuật mà phải chú ý đến đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực này.

    Ba là: Phấn đấu để hoàn thành dự án hệ thống thanh toán do WB tài trợ vào năm 2002, phục vụ cho nền kinh tế phát triển.

    Bốn là: Việt Nam đã và đang mở cửa các thị trường tài chính (thị trường chứng khoán, thị trường hối đoái...) cho các đối tác nước ngoài cũng như thị trường tài chính Việt Nam hoạt động trên thị trường các nước..., đòi hỏi phải xây dựng hoàn chỉnh cơ sở pháp lý, tạo hành lang cho sự phát triển đúng hướng.

    Năm là: Xây dựng cơ sở dữ liệu ngân hàng tiên tiến với hệ thống thông tin phong phú, xử lý, cung cấp nguồn thông tin nhanh nhạy, chính xác; đồng thời hoàn chỉnh cơ sở dự phòng, đảm bảo phục vụ cho hoạt động Ngân hàng thông suốt, liên tục.

    Sáu là: Đầu tư, nâng cấp hệ thống thanh toán quốc tế (SWIFT) đảm bảo cho việc thanh toán của Việt Nam với nước ngoài và ngược lại được thuận tiện. Khi khối lượng các giao dịch đủ lớn theo quy định quốc tế, chúng ta có thể xây dựng một trạm thanh toán quốc tế riêng tại Việt Nam.

    Những người hoạt động trong lĩnh vực CNTT, cần có một tiếng nói chung, thống nhất hành động mới có thể giúp sức cho Ngành CNTT Việt Nam phát triển:

    Trong những năm qua, Nhà nước đã có những chủ trương, biện pháp rất tích cực để đẩy nhanh sự phát triển CNTT quốc gia. Nhưng việc thực thi, biện pháp thực hiện vẫn còn mang tính thời vụ, dàn trải, trước mắt.
    Có chính sách thỏa đáng cho những nhà khoa học và cán bộ kỹ thuật trong lĩnh vực này. Khuyến khích họ đóng góp thật nhiều cho sự phát triển của đất nước.
    Cần nghiên cứu để có một chính sách thuế hợp lý cho các cơ sở nghiên cứu, sản xuất, xuất nhập khẩu các thiết bị CNTT, sao cho các cơ sở này có thể đứng vững, đủ điều kiện cạnh tranh với cơ sở nước ngoài tại Việt Nam.
    Là lĩnh vực khoa học mới mẻ, việc học hỏi, trao đổi là hết sức cần thiết, cần có nhiều hình thức phong phú để tập hợp các nhà quản lý, các nhà khoa học, các chuyên gia, kỹ thuật viên, các nhà doanh nghiệp vì lợi ích của đất nước, góp sức thực hiện mục đích này.
    (Tạ Quang Tiến, Cục trưởng Cục Công nghệ tin học
    Ngân hàng - Diễn đàn Công nghệ thông tin TP.Hồ Chí Minh 1999)


    The Student of Hanoi University of Business and Management

Chia sẻ trang này