1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Công nghệ chế tạo vũ khí

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi RandomWalker, 09/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Công nghệ chế tạo vũ khí

    Trong mấy đám xe tăng tàu bò , em chỉ khoái mỗi súng bộ binh nên ít tìm hiểu về mấy thứ bà rằn khác. Bữa trước em tạo topic Súng và đạn, may có bác thoky nuôi hộ. Mấy hôm ttvnol down, em sục được mấy tài liệu hơi hay hay, mang nhiều tính nghiên cứu, nên ôm đọc một lèo. Bữa nay từ từ dịch rồi bốt lên phục vụ anh em đọc., chủ yếu vẫn xoay quanh khẩu súng với viên đạn. Đáng nhẽ em bốt vào topic súng và đạn cho xôm ( nên mới kéo qua bên này ), nhưng nghĩ lại, có thể lập ra một chủ đề riêng nên thôi.

    Mở đầu là về cây súng. Trong cây súng có nhiều bộ phận hợp thành, nhưng quan trọng nhất vẫn là cái nòng. Khởi thuỷ, cây súng chỉ là một nòng bằng kim loại bị bịt ở cuối mà thôi, và cho đến bây giờ về cấu tạo, bộ phận cơ bản nhất của súng vẫn là cái nòng. Nòng súng quyết định mọi chuyện: sơ tốc đầu đạn, độ tản mát viên đạn, ..v.v...
    từ từ đã, em hơi bận tí , lúc nào em rỗi em viết tiếp.
  2. RandomWalker

    RandomWalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    5.360
    Đã được thích:
    1
    Nòng súng được chế tạo từ hợp kim giữa thép các bon, crôm và một vài kim loại quý khác. Nòng súng được chế tạo theo các công đoạn:
    - Chế tạo phôi hợp kim bằng các phương pháp gia công cơ khí
    - Khoan nòng
    - Xẻ rãnh xoắn
    - Cắt nòng.
    Công nghệ này chỉ có một chút thay đổi nhỏ suốt hàng trăm năm nay. Khởi đầu, hợp kim chế tạo nòng súng chưa tốt như bây giờ, còn lẫn nhiều tạp chất vì phương pháp luyện kim hồi xưa còn kém. Việc khoan nòng cũng được cải tiến nhiều. Nòng súng lúc đầu có đường kính bên trong bé nhất cũng là 20mm, bên ngoài là hình lục giác, bát giác đều thì nay nòng súng đã có những cỡ nhỏ tới 3mm, và dài trên mét rưỡi. Súng ban đầu cũng chưa có đường khương tuyến ( rãnh xoắn - groove ) mà về sau mới được tạo ra. Nòng súng phải chịu được áp lực trên 50.000 cân anh trên một inch vuông nên việc tạo đường khương tuyến cũng là một cố gắng vượt bậc.
    Tuổi thọ của một nòng súng là khoảng 15.000 phát, tuỳ loại đạn.
  3. vipper

    vipper Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2003
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Với kỹ thuật đúc bây giờ, có thể đúc nòng súng trực tiếp được. Không cần phải đúc nòng đặc rồi khoan nòng.
    Bây giờ người ta đúc nòng rồi chỉnh sửa lại rãnh và rãnh xoắn.
  4. vinhvinh

    vinhvinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2003
    Bài viết:
    957
    Đã được thích:
    2
    Em là kĩ sư cơ khí tương lai mà chưa nghe thấy việc đúc nòng súng bao giờ cả ? Em nghĩ công nghệ đúc dù hiện đại bao nhiêu đi nữa thì các khuyết tật kim loại vẫn luôn nhiều hơn cách luyện thép bằng hợp kim rồi khoan lỗ , xẻ rãnh.
  5. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    3.410
    Đã được thích:
    4.157
    CÔng nghệ đúc nòng súng kô chỉ về việc đúc kim loại, mà còn có những thủ thuật đơn giản, nhưng cực kỳ thực tế và hiệu quả.
    Chắc nhiều bác cũng biết trong thế kỷ 18, đại bác ở châu Âu đạt được 1 bước đột phá, tầm bắn xa hơn, súng nhẹ hơn. Nếu chỉ vì rãnh xoáy kô thôi thì chỉ đạt được đọ chính xác cao thôi. Việc cải tiến trong việc chế tạo nòng súng chính là 1 bước đột phá, giúp cho súng bền hơn , liều bắn mạnh hơn.
    Nòng đại bác được cải tiến bằng cách đúc thành 2 lớp. Nếu ở cùng nhiệt độ thì kô thể khớp với nhau, người ta nung nóng lớp ngoài lên, rồi đút lớp trong vào. Khi nguội, lớp ngoài sẽ tạo ra 1 áp suất lên lớp bên trong, khi đó, nó sẽ triệt tiêu áp xuất trong nòng súng do thuốc súng tạo ra!

    Đấy là TK 18, kô biết bây giờ thì còn áp dụng nữa kô nhỉ.
  6. vuanthai

    vuanthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    385
    Đã được thích:
    68
    Có lẽ nên đổi topic thành cong nghệ chế tạo súng thì đúng hơn.
    Đúng là nòng súng quan trọng thật nhưng cơ cấu nạp bắn nhanh ngày nay quan trọng hơn. Đạn dược trước đây thường xem nhẹ nhưng bây giờ thì được cải tiến nhiều. Thuốc phóng không phải chỉ trộn một laọi thành phần mà được cải tiến sao cho áp suất đẩy tăng dần chứ không đồng đều nghĩa là phần thuốc đẩy yếu thì cháy trước còn phần thuốc đẩy mạnh thì cháy sau. Đầu đạn cũng không phải làm duy nhất một loại hợp kim mà lớp giữa ở mũi nhọn thì rắn còn lớp ngoài cùng thì mềm hơn để sơ tốc đạt cao.
    Về phần nòng súng thì cho đến nay hợp kim Ti-tan vẫn là đầu bảng. Chỉ tiếc là ở Việt nam ta mỗi tháng một khối lượng lớn sa khoáng Ti-tan tương ứng với hàng ngàn tấn Ti-tan vẫn chảy sang Tàu...Hu.. Hu.! bởi chung ta không có nhà máy tinh luyện Ti-tan.
    Tôi xin mạn phép chia công nghệ chế tạo vú khí theo các yếu tố sau , nếu có gì thì mọi người hiệu chỉnh :
    +Theo qui trinh thì : Ý tưởng----Nghiên cứu ----thử nghiệm------hiệu chỉnh----sản xuất hàng loạt----cải tiến--sản xuất bổ sung.
    +Theo chức năng thì chia công nghệ chế tạo :
    - Hệ thống tiêu diệt: các loại súng, các loại pháo, các loại tên lửa...
    - Hệ thống vận chuyển : các thiết bị , hệ thống vận chuyển người và đạn dược như các loại xe, các loại tàu....
    - hệ thống trinh sát, hệ thống chỉ huy....
    + Theo từng hệ thống vũ khí của các binh chủng.
    À có ai đã nghe gì về hệ thống tự động ổn định chống rung của súng chưa nhỉ? Nó cho phép khắc phục các rung động bởi tay ngưòi để có thể ngắm bắn chính xác hơn.

Chia sẻ trang này