1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Công nghệ digital watermarking và mã vạch

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi globaltechno, 14/09/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. globaltechno

    globaltechno Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2015
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Nếu bạn tiếp xúc với mã vạch khá nhiều thì chắc cũng nghe đến một từ. Đó chính là Công nghệ Digital Watermarking (DWM). Đây là một loại hình công nghệ khá là đặc biệt và thú vị. Mà ncũng có nhiều điều về nó mà chắc viết cả bài này ra cũng không có nhiều người đọc được hết. Nên mình sẽ ngắn gọn ở bài này thôi. Có bài dài hơn và tổng hợp hơn mình sẽ đưa link ở phía dưới bài viết này. Phòng trường hợp một số bạn Enthusiast muốn đọc kĩ hơn.

    1. Digital Watermarking là gì?

    Nếu nói đến định ghĩa của nó thì cũng không quá phức tạp. Nó là công nghệ được gán vào (embed) các phương thức truyền tải thông tin. Phương thức truyền tải thì bao gồm khá nhiều thứ. Nó đi từ hình ảnh kĩ thuật số, video, âm thanh và hơn nữa là đến những vận cầm nắm được. Công nghệ in này cần một số phần mềm và công cụ đặc thù mới có thể áp dụng.

    [​IMG]

    Mã vạch cũng không hề ngoại lễ với công nghệ này. Một số các doanh nghiệp đặc biệt là ở Châu Âu và Châu Mỹ rất thường xuyên áp dụng nó.

    2. Digital Watermarking dùng để làm gì

    Lý do sử dụng công nghệ mã vạch như thế này là để ẩn đi thông tin thật sự bên dưới một lớp thông tin khác. Công nghệ này bước đầu chỉ có thể cấu hình nên 1 – 2 lớp thông tin để che mắt. Và lớp dưới cùng là thông tin thực sử ẩn trong mã vạch. Điều này để bảo mật thông tin thực sự của nhà sản xuất và hàng hóa. Tránh trường hợp sau này có ai có thể làm giả thông tin này và làm tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp.

    [​IMG]
    Một điểm nữa là mắt thường của bạn không thể nào thấy được mã vạch có sử dụng DWM hay không. Vì có thể có nhiều lớp và nó hoàn toàn vô hình. Và như các công cụ tạo ra nó, chỉ có một số thiết bị có công nghệ nhận diện này mới giải mã được nó.

    3. Nguồn gốc của Digital Watermarking?

    Nói nôm na dễ hiểu thì Thủy Vân Số (tên gọi việt của DWM) bắt nguồn từ “Viết phủ kín – Covered Writing”. Đây là một kỹ thuật được thiết kế để bảo mật tin nhắn bằng cách ẩn tin nhắn đó trong một đối tượng khác để có thể giữ bí mật với mọi người trừ người nhận. Điều này khá khác với mật mã làm cho thông điệp (thường có thể nhìn thấy hoặc nghe được) không thể hiểu được đối với người xem trái phép để ngăn chặn truy cập.


    4. Các mã vạch hiện nay sử dụng DWM từ nhà cung cấp nào

    Đa số các mã vạch, và cả các máy quét mã vạch đều sử dụng DWM từ nhà cung cấp Digimarc. Đây là hãng hỗ trợ và cập nhật mới nhất cho công nghệ. Và hãng cũng đảm bảo tư vấn và điều phối giúp bạn áp dụng công nghệ này một cách hiệu quả nhất vào mã vạch.

    [​IMG]

    5. Các loại máy quét mã vạch có khả năng đọc qua được công nghệ này

    Để đọc được mã vạch đi kèm công nghệ này thì không phải là điều dễ dàng. Vì không phải máy scan nào cũng có thể đọc được. Nếu bạn mua một máy thông thường thì bạn chỉ đọc được thông tin ở các lớp trên dùng để giấu đi thông tin thật mà thôi. Các hãng máy đọc mã vạch Datalogic hay Denso, Microscan đều có những thiết bị áp dụng công nghệ này. Dưới đây là một số máy có khả năng này. Và bạn đều phải kích hoạt chế độ trước khi đưa vào đọc mã vạch DWM.
    [​IMG]
    • Máy đọc mã vạch âm bàn cho siêu thị: Magellan 9800i hoặc Magellan 3450VSi
    • Máy đọc mã vạch mini siêu nhỏ: Microscan MiniHAWK Xi
    • Máy đọc mã vạch công nghiệp: Datalogic Powerscan PM9500 (tính cả phiên bản Evo có DPM)
    • Máy quét mã vạch cầm tay: Zebra DS8100
    • Máy phục vụ cho mục đích kiểm kho: Datalogic Memor X3
    Tùy theo nhu cầu mà bạn có thể sử dụng các loại máy trên này để dễ dàng tùy biến để làm việc hiệu quả hơn.

    Đó là định nghĩa về công nghệ Digital Watermarking. Nếu bạn muốn bảo mật sản phẩm và thông tin trong mã vạch của mình? Vậy thì đừng ngần ngại mà áp dụng nó vào mô hình kinh doanh của mình.

Chia sẻ trang này