1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Công nghệ hay kiến thức cơ bản!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi dominhha, 13/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dominhha

    dominhha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Công nghệ hay kiến thức cơ bản!

    Theo tin moi nhat cua cac nha khoa hoc tren the gioi thi nhung nhung dong gop cua cong nghe la thap hon so voi nhung dong gop cua khoa hoc co ban trong linh vuc san xuat. Dac biet la doi voi cac nghanh nong, lam, y, sinh...
    Nhung do la nhung danh gia dua tren co so li thuyet, con theo cac thi sao? van de nao quyet dinh chinh den su phat trien cua khoa hoc cung nhu cuoc song? Moi cac ban cho y kien!!!
    va doi voi sinh vien thi theo y cac ban, tap trung vao tiep thu nhung cong nghe moi, hay la hoc nhung kien thuc co ban?
    Theo minh do khong phai la cau hoi cua rieng minh, ma la cua rat nhieu nguoi, va minh tin rang moi nguoi co 1 cau tra loi rieng, vay thi tai sao ta khong co the lay tap hop cac y kien nay lai tap trung voi nhau, va cung nhau dua ra 1 y kien chung nhat hop li nhat nhi!


    Lomôloxop
  2. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    cám ơn bạn đã đưa ra 1 ý kiến tranh luận rất hay. Đầu tư cho khoa học cơ bản hay công nghệ, câu hỏi KHÓ không chỉ cho các quốc gia nghèo như VN mà ngay cả các nước giàu có như Châu Âu cũng đang nhức đầu. Ở cấp độ của các chuyên gia quản lý chọn lựa câu trả lời cũng làm học bạc đầu chứ đừng nói là chúng ta. Tôi khoan vội đi vào tranh luận sâu về vấn đề này, mà trước tiên tôi sẽ nói một các hình tượng thế này:
    - Phải có hằng trăm đến hàng ngàn nghiên cứu khoa học cơ bản mới rút ra được 1 lý thuyết có ý nghĩa thực tiễn.
    - Phải có hằng trăm đến hàng ngàn đóng góp thực tiễn mới tạo ra sản phẩm vật chất thặng dư.
    - và nhiều sản phẩm thặng dư mới làm 1 quốc gia phát triển được.
    Tôi chỉ nói vắn tắt chứ bảo tôi viết dài thêm, tôi không viết đâu (lazy lắm).
    Ở một góc cạnh khác:
    - Để tạo ra nhiều sản phẩm thặng dư người ta phải áp dụng nhiều công nghệ tinh túy
    - Để có 1 côg nghệ tinh tuý người ta phải chắt lọc từ những công nghệ đang áp dụng.
    - Để có 1 công nghệ được ứng dụng, người ta phải tốn nhiều công sức làm thực nghiệm.
    - Mà để làm một nghiên cứu thực nghiệm thành công người ta phải dựa trên những nền tảng căn bản từ trước đó.
    Ví dụ: Công nghệ DNA tái tổ hợp sẽ không thể ra đời nếu Watson và Crick không phám phá ra chuỗi DNA. Tính toán cho thấy 1 năm, ngành công nghệ DNA tái tổ hợp mang lại lợi nhuận 4 tỷ đô la. Nếu bạn biết rằng để có công nghệ DNA tái tổ hợp như ngày nay, người ta đã tốn hơn 10.000 thí nghiệm cơ bản ở tất cả mọi lĩnh vực có liên quan, thì suy ra thành quả DNA tái tổ hợp không là cái đinh rỉ gì cả. Nó phải chịu ơn của 10.000 nghiên cứu cơ bản trước đó. Và rõ ràng nếu không có 10.000 thí nghiệm cơ bản này thì công nghệ DNA tái tổ hợp cũng khó lòng mà hình thành.
    Một ví dụ khác, để giải mã bộ gene người, người ta cần 3 tỷ USD, tức là 1 nu giá 1 USD. Nó là nghiên cứu cơ bản hay công nghệ? Thưa rằng nó là nghiên cứu cơ bản. Nhưng ngay sau khi công bố bản đồ gene người, lợi nhuận mà nó mang lại đã "hoàn vốn" rồi đấy bạn ạ.
    Tóm lại, nếu bạn thấu hiểu được sơ đồ khối hình tháp trong nghiên cứu khoa học thì bạn sẽ không ngạc nhiên hay phân vân giữa cơ bản hay công nghệ.
    Concay
  3. Odonata

    Odonata Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    1
    Tôi không nghĩ như vậy, đầu tư cho khoa học cơ bản hay nhưng ngành công nghệ đó không phải là câu hỏi khó nhưng việc thực thi theo đúng câu trả lời là khó. Chắc chắn đó là khoa học cơ bản, không gì khác. Tôi đồng ý với cái mô hình hình tháp ở trên, tức là phần khoa học cơ bản nền tảng rất lớn ở dưới là tiền đề cho những ứng dụng thực tiễn sản xuất. Tuy nhiên, tôi phản đối cái lối tư duy, khi nghĩ rằng có những nghiên cứu cơ bản là đồ vứt đi và không dùng được. Nếu nhìn vấn dề một cách ít chủ quan hơn thì sẽ là như thế này, khoa học cơ bản là công việc tìm kiếm bất cứ cài gì mà con người chưa biết, trong khi đó công nghệ là việc tìm kiếm ra cách ứng dụng những gì mà con người đã biết để cho ra sản phẩm. Vậy những nhà công nghệ không thể nói rằng nghiên cứu cơ bản này dùng được hay không dùng được, mà chính xác hơn là anh ta chưa nghĩ ra sẽ có thể áp dụng những hiểu biết kia thế nào cho hợp lý nhất và có lợi nhất. Thay vì chịu trách nhiệm với sự thiếu khả năng của mình, anh ta đổ lỗi cho những vật liệu mà người khác tạo ra là những vật liệu không dùng được. Vì việc nghiên cứu cơ bản được tiến hành lâu hơn rất nhiều so với những nghiên cứu ứng dụng nên mới xảy ra hiện tượng hình tháp như vậy, và điều đó là tất yếu khách quan, khi nào mà cái chóp trên đỉnh tháp phình to gần bằng chân tháp (có nghĩa là quốc gia đó có khả năng ứng dụng một cách triệt để những sự hiểu biết khoa học, chất xám của nước đó, tất nhiên khong phai bang cách bóp cái chan thap lại) thì nước đó sẽ có một nên khoa học mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của kinh tế. Vào thời bao cấp, nước ta gần như chỉ có phần chân tháp nên sau khi đổi mới, cải cách, tâm lý của tất cả mọi người luôn luôn muốn xây dựng phần đỉnh tháp. Tuy nhiên, cho dến thời điểm này, tôi phải nói rằng cái đỉnh tháp của nước ta đã to gấp nhiều lần phần chân tháp đang bị hao mòn, kiệt quệ và thủng lỗ chỗ, không giống với việc xây dựng đỉnh tháp chỉ cần một thời gian ngắn, phàn chân tháp cần luôn được chăm sóc và đòi hỏi sự quan tâm lien tục trong suốt thời gian tồn tại. Hơn nữa phần đỉnh tháp thì to và nặng nề về số lượng trong khi chất lượng thì rất rất tồi, cụ thể là những ứng dụng của chúng ta không xuất hiện ồ ạt và mạnh mẽ như các nước phát triển khác, thậm chí phần đỉnh tháp lại con oẹ, kêu gào vì không được đầu tư.
    Việc lựa chọn theo chuyên môn sâu nào, sẽ phụ thuộc rất nhiều vào hiểu biết, quan điểm của mỗi người cũng như điều kiện hiện tại. Vì rằng, nếu có bản lĩnh đi theo nhưng chuyên môn nghiên cứu khoa học cơ bản thuần tuý, những rủi ro gặp phải sẽ bao gồm như sau: tâm lý từ phía những người không hiểu biết về khoa học cơ bản (thường những nhà quản lý thì lại không phải là những nhà khoa học, rất củ chuối), họ sẽ không bao giờ hiểu được anh đang làm như vậy để làm gì, vì mục đích gì, mọi thứ rất mơ hồ và đôi khi người ta coi anh là kẻ điên và hoang tưởng. Vấn đề tiếp theo là hậu quả của vấn đề trước, họ sẽ không cấp kinh phí cho anh và tất nhiên anh không được đầu tư và phát triển những nghiên cứu của mình, muốn thành công thì phải tự xoay sở trong cái cuộc sống nghẹt thở đấy, anh sẽ mất thời gian vào việc kiếm sống. Không những thế phải đối mặt với một lượng kiến thức khổng lồ (vì để có được những phát hiện gọi là mới trong cái đống đồ cũ rích thì anh phải thuộc và am hiểu tất cả những thứ đồ cổ khó tiếu hoá đấy). Xác suất thất bại là rất cao vì không hề dễ dàng gì lục ra sự nhầm lẫn, thiếu sót trong những thứ mà đã được chau chuốt, lặp đi lặp lại trong một thời gian rất dài. Tiền mà từ các tổ chức phi chính phủ (NGO) cấp cho những nghiên cứu cơ bản nhắm tới sự phát triển bền vững cũng chẳng qua là giải pháp tức thời khi mà những nước phát triển thấy không cam long khi nhìn cái thứ hình thù tháp lôn ngược và khôgn an toàn của nước mình, thậm chí họ còn lo sợ vì nếu nó gẫy hoặc sụp đổ thì sẽ đổ vào nước họ hoặc trở thành gánh nặng cho họ (điều này thấy rõ nhất trong các vần đề liên quan đến dịch bệnh, môi trường v.v?). Những nhà nghiên cứu khoa học cơ bản sẽ còn bị thất vọng nhiều khi mà phải ngồi chờ sự nhận thức của tầng lớp quản lý, lãnh đạo, tâm lý người dân v.v? thay đôi. Thật sự những cái đó lại rất khó thay đổi vì họ luôn nghĩ đến việc họ có thể ăn thứ gì chứ không nghĩ đến việc làm thế nào để ăn những thức ăn đó hay làm thế nào để nguồn thức ăn không bị cạn kiệt. Đó chỉ là một cái nhìn xa và một cái nhìn thiển cận hơn mà thôi.
    Nếu vì tất cả những điều đó mà những người làm khoa học cơ bản bỏ nghề nghiệp, chán nản và dừng những đam mê của mình thì quả thật không nên và rất phí. Vì răng, mặc dù được nghiên cứu lâu đời, nhưng riêng ở nước mình, nghiên cứu cơ bản đôi khi lại rất dễ đem lại nhiều thành công. Ví dụ, nhóm Odonata đã được nghiên cứu từ những năm 1930, nhưng ở Việt Nam thì mới được xem đến từ 10 năm trở lại đây. Và nếu bạn gặp những chuyên gia nước ngoài phải lặn lội đến cái xứ khỉ ho cò gáy như nước ta không phải vì để thành chuyên gia có tiếng về khu hệ sinh vật Việt Nam mà là họ bị bắt buộc phải trở thành chuyên gia đầu ngành do ở nước ta chả còn ai hiểu về vấn đề đó nữa thì sẽ hiểu được lòng đam mê và những công hiến mà họ đã làm. Và nếu một đứa nhãi ranh như tôi đây, có thể coi là người Việt duy nhất cho đến nay am hiểu về khu hệ Odonata của nước mình trong vòng chỉ khoảng hơn 2 năm thì đó là một điều đáng xấu hổ. Còn vô vàn những cơ hội khác kiểu như thế, nhưng cái chức danh chuyên gia hàng đầu về một nhóm nào đấy không phải là điều đáng tự hào, đơn giản đó chỉ là việc thay đổi một cái nhìn, một quan điểm mà có thể dẫn đến những sự đi xuống của một nền khoa học. Cần phải có những bước đột phá trong công nghệ nhưng cũng cần phải có những người làm ra vật liệu cho cái gọi là công nghệ đó. Nhảy lò cò đôi lúc cũng sẽ có thể nhanh hơn là đi bộ bằng 2 chân, nhưng sẽ rất dễ ngã, mà nếu ngã thĩ sẽ bị ngã đau. Khái niệm phát triển bền vững mà chúng ta hay phải nghe đến chính là vấn đề này.
    Tóm lại việc đầu tư cho khoa học cơ bản là tât yếu và cần thiết vì rằng công nghệ có thể tự nó nuôi nó, thậm chí nó phải nộp thuế cho những khoa học cơ bản mà nó dựa trên. Chỉ khi nào những nhà quản lý hiểu được vần đề này thì lúc đó chúng ta mới có một nền khoa học lành mạnh, và những người điên mới có thể trở thành những anh hùng. Vấn đề là nếu chính phủ không đầu tư, thì chính bản thân anh, một người được đào tạo để làm khoa học có dám đầu tư không? Nên hay không nên thì đã có câu trả lời rõ ràng, cái chính lại ở chỗ bản lĩnh và sự nhiệt huyết với công việc mà mình đam mê.
    Odonata
  4. Enh_uong

    Enh_uong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/07/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Tớ nghĩ rằng công nghệ sẽ có thể phát triển tương ứng với nghiên cứu khoa học cơ bản. Công nghệ không thể đi trước nghiên cứu khoa học cơ bản được. Thế tại sao lại đặt vấn đề công nghệ và nghiên cứu khoa học cơ bản ở đây. Trở lại lịch sử phát triển công nghệ và nghiên cứu khoa học cơ bản. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, nước Nhật bại trận, đau thương hơn Việt Nam bởi hai quả bom nguyên tử, nhưng nước Nhật có chính sách áp dụng đưa vào thực tiễn ngay các thành quả nghiên cứu khoa học mà họ đạt được. Kết quả là gì ? Họ đã đi tắt được một quãng đường dài so với nước đứng đầu thế giới về nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng công nghệ (nước Mỹ).
    Vai trò của người hoạch định chính sách, định hướng phát triển rất quan trọng. Hoạch định chính sách, định hướng có chiều sâu mới quan trọng. Người ta nói đến năm 2020 Việt Nam thành một nước công nghiệp, nhưng đã thông suốt trong toàn dân, trong giới trí thức trẻ và các nhà khoa học cách làm như thế nào chưa ? Nói chi cho xa, luật pháp về bản quyền công nghệ của chúng ta đã chặt chẽ chưa ? Nếu có hỏi thì chắc chắn câu trả lời là "chúng ta đang xây dựng và hoàn thiện dần, họ đi trước chúng ta biết bao nhiêu năm ấy mà.".
    Trở lại câu hỏi của bạn dominhha :
    Bạn hãy củng cố kiến thức cơ bản trước đã. Xây nhà từ móng chứ không ai xây nhà từ mái. Sau đó, tùy vào hoàn cảnh từng người mà định hướng cho mình một cách hợp lý. Ví dụ, sau khi ra trường bạn có điều kiện để vào làm việc ở các trung tâm nghiên cứu ứng dụng lớn, bạn nên tạo cho mình khả năng liên kết, ứng dụng các thành tựu khoa học mới sao cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Nếu bạn sau khi ra trường được ở lại giảng dạy trong các trường đại học thì bạn nên tập trung vào nghiên cứu khoa học cơ bản. Sự thành công đúng hướng sẽ đền đáp công sức bỏ ra của bạn.
    Một ví dụ về sự đầu tư nghiên cứu khoa học đúng hướng là phó tiến sĩ Nguyễn Thị Trâm với đề tài về cây lúa lai.
    Box Công nghệ sinh học

Chia sẻ trang này