Công Nghệ Lăng Xê Quảng cáo phim gồm ba phần: 1- Lịch sử quảng cáo phim ở Việt Nam 2- Thực trạng quảng cáo phim ngày hôm nay 3- Tương lai, xu hướng phát triển của quảng cáo phim. Đấy là chưa kể những phần phụ linh tinh như: tiêu cực trong quảng cáo phim, dốt nát trong quảng cáo phim, lười biếng, ma mãnh, ranh vặt, bớt xén, ngây thơ? trong quảng cáo phim. Viết về phần một thì rất dài, chưa kể tôi chưa đủ tầm cỡ, chiều sâu và cả ? sức khỏe. Viết về phần ba thì thế nào cũng có kẻ chê rằng: đừng làm ra vẻ dậy đời, hãy nhìn lại mình, nhìn lại bạn bè mình?.vân vân và vân vân. Rõ ràng, muốn được lập công với cô phóng viên, chỉ còn cách viết phần hai. Có lẽ chưa bao giờ ở mọi lĩnh vực của xã hội, quảng cáo lại có vai trò lớn lao như lúc này, trong sức tiêu thụ, trong tâm trí và cả trong? giá thành. Có chuyên gia nói với tôi rằng: một chai dầu gội đầu bán một trăm ngàn đồng thì tiền nguyên liệu chỉ có mười ngàn đồng thôi, còn lại là tiền quảng cáo. Ông ấy có uy tín quá, làm tôi đành phải tin ngay. Thế nhưng quảng cáo phim thì có những điểm hơi đặc biệt (À, tôi quên mất chưa nói trước rằng bài này chỉ nói tới phim do Việt Nam sản xuất). Điều thứ nhất do phim còn ít (cụ thể ít hơn dầu gội đầu cả về số lượng lẫn sức tẩy rửa). Điều thứ hai do thực chất phim còn kém (dù quảng cáo tha hồ phóng đại, nhưng nói mạnh mồm về cái gì kém cũng ngượng). Điều thứ ba là ít người học hành về vấn đề này (chẳng hạn so với lượng học quảng cáo nước giải khát). Đấy là chưa kể phim hôm nay chia làm hai dòng: phim nhà nước và phim tư nhân, do đó cũng hình thành ?ophong cách? quảng cáo khác nhau. Phim nhà nước, nói ai cũng biết, phần lớn không có khách. Mà có khách hay không cũng chả ảnh hưởng gì tới ông đạo diễn và ông giám đốc xưởng phim. Lợi nhuận của phim phần lớn là đã thu đủ ngay từ khi ? kịch bản được duyệt và khi tiến hành quay. Do đấy, quảng cáo phim thực chất là quảng cáo cho mình. Các ông đạo diễn, các ông biên kịch thường lợi dụng các phương tiện (cũng của nhà nước) để thanh minh, diễn giải và chỉ cho khán giả những đặc điểm khác thường trong tác phẩm mà nếu ngồi trong rạp ... không làm sao thấy được. Với lọai phim này, không có ranh giới rõ rệt lắm giữa quảng cáo, tuyên truyền và? nổ. Khác với quảng cáo nói chung nhắm vào người tiêu dùng, quảng cáo phim nhà nước theo lối ?otrình bày hòan cảnh" nhắm vào lãnh đạo là chính. Hễ "các cụ" đọc được là thành công! Cho nên trình tự quảng cáo một phim nhà nước cũng rất lạ đời. Ngưới ta hay nói về nó khi số phận đã ?oan bài?, nghĩa là khi đã chiếu xong hoặc đã tham gia một giải thưởng nào đấy. Rất nhiều khán giả chỉ biết tới sản phẩm khi nghe tin nó đựơc giải này giải nọ chứ chưa hề nhìn thấy nó bao giờ. Lại thêm một yếu tố quan trọng nữa. Quảng cáo phải cần chi phí, nghĩa là cần tiền. Tất cả các hãng phim nhà nước thường tiêu biến tiền một cách nhanh chóng và khẩn cấp khi làm phim, vậy tiền nào dành quảng cáo? Họ cho rằng đó là chuyện của ông phát hành. Nhưng phát hành phim nhà nước mấy năm nay cũng sống dở chết dở, bù lỗ liên miên, kêu rên như vạc thì tiền đâu ra mà quảng cáo, thêm tâm lý biết tác phẩm đó "đằng nào cũng chết" thì tốn sức làm gì? Chả thế mà tôi đã từng thấy có những đòi hỏi kỳ quái, như nhà nước (tức nhân dân) tài trợ nốt cho chiếu phim thì mới tốt bụng và chu đáo! Thôi không nói nhiều về chuyện này nữa, kẻo tôi bị ghét (mà xưa nay vốn đã ghét rồi). Hãy xem cách tư nhân quảng cáo. Tư nhân tất nhiên là có khát vọng, vì đấy là sản phẩm mồ hôi nước mắt, không có khán giả sẽ bán nhà (và đã bán!) ngay. Có ba phương tiện để quảng cáo: báo chí, ti vi và đường phố, mà tư nhân luôn khai thác triệt để. Báo chí là thứ nhất, vì nói chung đói thông tin. Điện ảnh do số lượng phim quá ít, mà trang văn hóa văn nghệ chỗ nào cũng có. Nhưng cũng đừng chủ quan. Một số nhà báo có ảnh hưởng lớn rất biết cách kiêu kỳ như hoa hậu, thậm chí còn hơn vì hoa hậu năm nào cũng có thi trong khi viết về Điện ảnh nhiều chú ?o trấn ?o cả chục năm. "Biết điều" với các vị này là việc cần, nên và phải làm. Ti vi rõ ràng là phương tiện có sức mạnh, nhưng quảng cáo đường đường chính chính thì chẳng ai làm nổi bởi quá gian lao, sức thu của điện ảnh chưa kham nổi. Vậy phương pháp chủ yếu vẫn là quan hệ, làm sao để trực tiếp hay gián tiếp nhắc tới phim mình càng nhiều càng tốt. Đường phố là sôi nổi nhất, nhưng cũng đừng tưởng cứ tha hồ mà nhầm. Nếu như có cấm đậu xe, cấm đổ rác? thì cũng rất nhiều chỗ cấm dán, cấm treo, cấm rải? tư nhân phải dùng hết sức bình sinh, vận dụng trăm phương ngàn kế để tìm phim mình đập vào mắt (hoặc vào đầu) khán giả. Rõ ràng là một hai năm nay, thị trường làm phim và quảng cáo phim đang khởi sắc. Tuy có rất nhiều chuyện khôi hài, kỳ quặc và vô lý, nhưng thị trường là thế. Giới làm phim nói chung đang cảm thấy lâng lâng. Tôi đã định kết thúc thì mới sực nhớ nên cho bạn đọc biết quảng cáo phim khoảng bao nhiêu tiền là vừa. Nhìn chung không nên làm quá một phần năm chi phí, nghĩa là nếu phim tốn hai tỷ đồng, quảng cáo tư nhân chỉ nên tốn cao nhất bốn trăm triệu thôi. Cao hơn nữa sẽ khó thu hồi vốn bởi số ghế trong cả nước còn rất ít. Đinh Minh Anh ( theo VNN )