1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Công nghệ nhà máy điện hạt nhân Việt Nam (sắp xây dựng) và tính toán dài lâu cho nền quốc phòng quốc

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi vannienthanh, 19/09/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. SSX101

    SSX101 Guest

    Nghĩa làm cái giật nước bồn cầu thôi chứ chẳng Areva nào cắm Step7 vào lõi lò cả. Hệ điều khiển lõi lò có thiết kế riêng, chịu môi trường khắc nghiệt nên phải là hệ song song, hỏng cái này vẫn còn cái khác, tương tự máy tính trạm ISS, mỗi phép tính phải tính 3 lần, so kết quả trùng mới được.

    Không cấm step quản lý điều khiển, nhưng nó ở lớp ngoài, không phải PLC lõi. Nói thế là đủ hiểu Nghĩa làm ở đâu rồi, bốc phét làm gì nữa thêm ngượng. Đại loại cũng như mõ A, học thì cành cao IT, làm thì nghề canh sơ-vơ, biết mỗi việc bật tắt một số cái nút. Lúc tự hào nhất là diệt virus với cài game cho chị em trong cơ quan. Mà mấy cái cơ quan kiểu đó thì lạ gì, sơ-vơ với oép 3 năm sau vẫn như cũ.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Tin mới từ Nhật, vỏ lò đã bị cái thứ nhiên liệu lava nóng đỏ đục thủng. Ở lò 1 và 2 có từ 1 đến nhiều cái lỗ từ 7 đến 10 cm. Dĩ nhiên vỏ ngoài, tên containment cũng không còn kín.

    Người Mỹ tính toán lõi lò bắt đầu chảy chỉ 3,5 h sau khi mất điện, tức lúc động đất. Các liệt não khi cần thì đội bô lên đầu, lúc muốn thì cãi cả thầy Mỹ nhỉ!!!!:))
  2. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672

    "Dân Việt Nam" là lũ nào thế? có cả bạn hay không [:P][:P][:P]

    Bảo vệ của Areva cũng là "làm ở Areva" nhá :) đi cọ rửa turbin cũng là "làm việc với turbin" như chiên da học Nga + Thụy Điển alsou nhá [-X

    Areva trình cao vô đối, IAEA tập hợp chiên da hột nhơn cũng... tầm phào thôi, qua vụ Fushikama I đủ thấy mà =))
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    "Dân Việt Nam" là lũ nào thế? có cả bạn hay không [:P][:P][:P]

    Bảo vệ của Areva cũng là "làm ở Areva" nhá :) đi cọ rửa turbin cũng là "làm việc với turbin" như chiên da học Nga + Thụy Điển alsou nhá [-X

    Areva trình cao vô đối, IAEA tập hợp chiên da hột nhơn cũng... tầm phào thôi, qua vụ Fushikama I đủ thấy mà =))
  3. lan0303

    lan0303 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/05/2003
    Bài viết:
    2.622
    Đã được thích:
    0
    HiHi! Bác SSX??? cho vài dẫn chứng cụ thể về "hệ điều khiển lõi lò" nha!

    TRÂN TRỌNG!

    ----------------------------------------------------------------------
    Ví dụ nha: Một vài ảnh minh hoạ về SCADA
    của ... Nhà Máy Xử Lý Nước Thải - NMXLNT (Waste Water Treatment Plants - WWTP)

    1.Quy trình công nghệ xử lý nước thải:
    [​IMG]


    2.Ảnh PLC S5-135U trung tâm của SIEMENS:
    [​IMG]

    3.Ảnh PLC S7-200 điều khiển tay máy (cào dầu) của SIEMENS:
    [​IMG]


    4.Màn hình điều khiển Pretreatment:
    [​IMG]

    5.Màn hình điều khiển xử lý hoá lý (Physico):
    [​IMG]


    6.Màn hình điều khiển xử lý sinh học (Unitank):
    [​IMG]


    7.Màn hình điều khiển xử lý bùn (Sludge):
    [​IMG]


    8.The BIOscan-BIOmaster® system với INTELLIGENT PROCESS CONTROL của SEGHERS
    [​IMG]

    9.Ảnh BIOscan:
    [​IMG]


    10.Màn hình điều khiển BIOscan:
    [​IMG]

    11.Nguồn dự phòng:
    [​IMG]

  4. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672

    "Dân Việt Nam" là lũ nào thế? có cả bạn hay không [:P][:P][:P]

    Bảo vệ của Areva cũng là "làm ở Areva" nhá :) đi cọ rửa turbin cũng là "làm việc với turbin" như chiên da học Nga + Thụy Điển alsou nhá [-X

    Areva trình cao vô đối, IAEA tập hợp chiên da hột nhơn cũng... tầm phào thôi, qua vụ Fushikama I đủ thấy mà =))
  5. dangnghia

    dangnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    1.800
    Đã được thích:
    0
    Các chú Nga ngố cứ thấy chú Nhật Bổn bị thảm hoạ động đất và sóng thần mà mồm gào như sủa. Thôi, chót thì chét, thêm 1 bài xoá ngu cho các chú Nga vậy:

    - Ngày đầu tiên tôi đi làm ở ngành hột nhân, tôi học được bài đầu tiên, đó là gì? Đó là trong ngành hột nhân phải nói thật, không nói thật hậu quả sẽ thảm khốc không lường.

    Ví dụ là gì?

    Xin thưa Chenobyl...

    Tại sao?

    Bởi vì người Nga nói dối một cách trắng trợn, bố láo. Trở lại năm 1986, các bạn biết tại sao lò Chenobyl nổ không? Thưa các bạn, lò Chenobyl nổ khi người Xô Viết đang chạy 1 cái test. Test đó là gì? Test đó là test để nhà máy tự chạy điện trong 30 giây sau khi mất điện, điện này được cung cấp từ residual steam còn lại trước khi tắt của lò phản ứng để cung cấp điện cho nhà máy trong thời gian 30 giây sau khi chạy động cơ diesel, thông thường ngày đó chưa có pin hiện đại như hiện nay, động cơ diesel mất thời gian khởi động là 30 giây để cho ra hiệu điện thế đủ lớn để chạy các máy bơm làm mát.

    Nhưng theo thiết kế về hệ thống an toàn của lò, các test này không thể chạy được. Nói cách khác, nếu mà lò Chenobyl số 4 (cũng như các lò RBMK khác) bị mất điện trong 30 giây thì lò sẽ tạch, just like Chenobyl, tại vì sao? Tại vì hệ thống an toàn người Nga làm không cho phép lò chạy residual steam như vậy. Nhưng nếu chạy như vậy mà không test thì quá nguy hiểm, mất điện có 30 giây thôi mà dã nổ lò. Mà cái test này trước đó họ đã cố chạy 4-5 lần, đều thất bại, không thể chạy được. Cuối cùng họ bắt buộc phải chạy test vào cái ngày định mệnh đấy dù nhiệt độ lò chưa hề ổn định, có 2 lý do:

    1) Nếu để lò tiếp tục chạy với tình trạng không test nổi cái test đó thì quá nguy hiểm, thử nghĩ xem, các bạn có thấy run không khi làm cho 1 máy phát điện hột nhân mà nó sẽ nổ ngay sau khi mất điện 30 giây. Các chú Nga ngố giờ chửi thằng Nhật, nhưng xin thưa, thằng Nhật nó mất cả thùng diesel nó vẫn chạy pin được vài tiếng trước khi lõi bị nóng, còn với thiết kế Chenobyl nó chạy không nổi 30 giây, hoặc ít nhất là hệ thống người Nga thiết kế không cho phép nó mất điện 30 giây.

    2) Quảng cáo cho lắm vào là nó chạy đuợc khi mất điện 30 giây, an toàn lắm, này nọ, nhưng quảng cáo nó khác xa với sự thật, nay dù có phải remove tất cả các safety layer (lại violation) cũng phải chạy, chạy để cho thế giới thấy lò RBMK bằng anh bằng em bằng chúng bằng bạn (các lò Gen II khác đã test thành công và chạy êm ru khi mất điện), tao thua trời một vạn nhưng không chịu thua mấy thằng tư bản 1 ly.

    Đó, sự nói dối ấu trĩ của người Nga, sự bảo thủ ngu xuẩn của người Xô Viết và sự ngu dốt của những người vận hành (như thằng grid controller ở Kiev)... đã dẫn đến tai hoạ thảm khốc kết quả đến nay còn chưa khỏi. Nhưng trước hết, cái đó bắt nguồn từ sự nói dối, lấy những thông tin mập mờ hoàn toàn chưa được kiểm chứng ra đánh lừa dư luận. Và hậu quả là như vậy, test không nổi phải remove toàn bộ safety layer ra để cố sống cố chết mà test, cuối cùng nổ lò. Đó là cách làm của người Nga, đó là design của người Liên Xô, những người giấu dốt đến phát cuồng, vẫn tin tưởng vào những thế hệ lò của mình đặc biệt là con cưng RBMK chạy êm ru, sai lầm chỉ do những thằng đầu đất nghĩ grid controller quản được SCADA trong lò và tự làm nổ lò. Nhưng thực tế nó phũ phàng, con cưng, đứa con tinh thần của lớp lớp kỹ sư Nga là 1 sản phẩm hoàn toàn thất bại, Chenobyl đã chứng minh tất cả. Nhưng người Liên Xô vẫn ngông cuồng tự sướng, như 1 số phẩn tử ở đây vậy, bưng bít thông tin, đánh lừa dư luận, cuối cùng để chú trưởng đoàn thanh sát của chính phủ Xô Viết phải tự vẫn năm 1989 vì không thể nói ra được sự thật, cảm thấy có lỗi với cuộc đời và đặt dấu chấm hết cho tính mạng của mình để kiếm lấy sự bình an.

    Trong ngành hạt nhân, anh nói dối 1 lần như vậy là khiến anh trả giá cả vài thế hệ. Hậu quả là quốc tế không bao giờ tin tưởng người Nga hoàn toàn, giờ các lò VVER có ai cho Nga động vào safety layer và I&C, tại sao vậy? Họ sợ các chú ấy quảng cáo láo xong rồi lại gỡ hết safety layer chạy test hết, vì thế nên họ để ngoại bang cài phần mềm điều khiển, đắt tiền nhưng sắt ra miếng, họ mua được sự yên tâm là dù chú operator ngu thế nào lò của họ cũng chưa chắc nổ.

    Các chú kỹ sư pro Nga thì ngày nay vẫn tiếp nói truyền thống dối trá của cha ông từ thời Chenobyl, mình chả cần nói nữa. Chỉ cần các bạn thấy 1 điều: lò của Nhật design ngu, ở chỗ động đất sóng thần mà bố trí máy phát ở tầng thấp nhất là sự ngu không gì lý giải nổi, cơ mà sóng thần đó vượt quá thiết kế của lò. Còn ở Nga, người Nga tự chạy những cái trong thiết kế và nổ tung, vậy thôi.

    Chú SSX cho anh hỏi? Chú không dùng PLC để điều khiển các thanh điều khiển trong lò thì chả nhẽ cho những phần tử cặn bã của xã hội đi ấn thanh điều khiển vào lõi lò như các anh hùng Chenobyl ngày xưa sao? Nhìn này

    http://en.wikipedia.org/wiki/Individual_involvement_in_the_Chernobyl_disaster
    Yuvchenko, together with the foreman Yuri Tregub, ran out of the building and saw half of the building gone and the reactor emitting a blue glow of ionized air. They returned to the building and met Valeri Perevozchenko and two junior technicians, Kudryavtsev and Proskuryakov, ordered by Dyatlov to manually lower the presumably seized control rods.

    Kết quả thì thế nào mọi người cũng biết.

    Về PLC, mấy cái tiếng Nga mà chú gì gì nói mềnh ko biết, 2 cái mềnh nhận ra ở những cái chú ấy nói là phức tạp thì có PID và Fuzzy. Xin thưa là mỗi unit tại nhà máy Areva nó chơi vài chục cái PID loop. Chỉ 2 ví dụ đơn giản ở chỗ mình làm, đó là muốn loại bỏ impurities khỏi PuO2 và UO2 thì cần gì? Cần rửa bằng các hoá chất (mềnh cũng ko giỏi hoá lắm nên không chém bừa), nhưng lượng tạp chất ở mỗi lon PuO2 hay UO2 nhận vào nó lại khác nhau, vậy đổ bao nhiêu hoá chất vào cho nó đủ để rửa từng đó, cái đó điều khiển bằng PID. Ví dụ tiếp nữa là để làm cho các fuel pellets nó đủ độ cưng, nó phải trải qua 42 tiếng ở trong lò, lò dài 30m, chia làm 10 segments, mỗi segment nó có yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm và áp suất chặt chẽ và chỉ cho xê dịch 2%, thế điều khiển thế nào? Xin thưa là nó dùng 30 cái PID loops, mỗi segment 3 cái để điều khiển độ ẩm, áp suất, nhiệt độ. Chú gabeo ngày xưa nói bọn mềnh ở Areva chỉ biết đóng mở van, sự thật nó là như thế, lập trình để các loại van đóng mở đúng lúc đúng thời điểm, để nguyên liệu đầu ra có chất lượng tốt, và nguyên liệu Areva đốt thì dùng được tới 40% công có ích. Vậy thôi, ko quá khó nhưng người Nga không làm được, hay ít nhất không được làm, vì sự dối trá và giấu dốt có truyền thống của mình!
  6. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    hờ hờ, thế ra đám nhựt bửn làm sai bài học vỡ lòng của ngành hạt nhân mà Nghía được học, nhể! Tới giờ sự thật cứ ngày càng tòi ra, so với các báo cáo mấy ngày đầu sau tai nạn thì đúng là như so cống rãnh với đại dương, Nghía nhể :-p
  7. GiaosuGug

    GiaosuGug Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Hệ hệ, hết PLC lại chạy cuống đýt sang PID, chiên da này làm bóng hay sao mà bắt cầu lung tung rứa[:P].

    Bọm mềnh ở A dê va là ai? đóng mở van nào? Toàn tự nhận cả chứ ai để ý đến nghia la chú nào[:D].

    Người Nga không làm được cái đốt MOX khoe là công nghệ cao và làm được cái lò BN Pháp phờ không làm được.
    Và cuối cùng, người Nga chắc chắn không biết P đo bằng VA, nghia nhể[:D]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Cũng không hẳn, do Nhựt tưởng lò đệ nhất Mỹ làm cũng ngon na ná lò đệ nhị nên cố cứu, không ngờ lò thủng từ những phút đầu mới ra nỗi. Túm lại là chơi với Mèo hổng có tin được nhe.
    Ví dụ điển hình: quả bọ stuxnet mà GT đã nhắc đến mèo lộ cho israel cả mã bảo mật của các hãng lớn như Realtex, rõ ràng ép Siemens lộ mã nguồn (ISP mode) để vi dút can thiệp quá sâu vào chế độ điều khiển
  8. ongtom

    ongtom Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/08/2008
    Bài viết:
    248
    Đã được thích:
    1
    Ở các nhà máy lớn thường sử dụng cấu trúc DCS (hoặc cao hơn) cho hệ điều khiển, trong đó cấp điều khiển giám sát tại các trạm điều khiển được thực hiện bởi các controller có hai hoặc nhiều hơn CPU/controller, tốc độ xử lý rất cao, thực hiện được nhiều thuật toán cao cấp với thời gian bé, có thể update chương trình online... đáp ứng được yêu cầu điều khiển quá trình quy mô, phức tạp.
    Còn PLC tuy hiện nay cũng đã rất khủng, nhưng dẫu sau nguyên tắc điều khiển theo vòng quét, việc lập trình truyền thông để truyền tham số giữa các PLC phức tạp, I/O hạn chế, kể cả với các modul PID tích hợp cũng chưa là lựa chọn cho việc điều khiển quá trình ở các nhà máy lớn. Trong khi đó, ở các NMĐHN thì các trạm điều khiển phản ứng, điều khiển turbine, nồi hơi đều là điều khiển quá trình liên tục, rất phức tạp do đây là điều khiển các quá trình công nghệ (dĩ nhiên phải là nhà chế tạo mới nắm được thuật toán điều khiển - nếu không bán license), liên quan đến các thuật toán điều khiển dựa trên mô hình toán của quá trình phản ứng hạt nhân trong lõi lò, của hệ làm mát, mô hình động học của hệ turbine - máy phát, của nồi hơi, …


    Vì vậy, vai trò của các PLC (hay hệ PLC) trong các NMĐHN chỉ là điều khiển cho một tổ hợp công nghệ đơn giản, hay đơn giản hơn là điều khiển các cơ cấu chấp hành bởi lệnh từ các controller gửi về, hoặc thu thập thông tin từ các sensor để gửi về trung tâm,... Như vậy có thể thấy, việc tính toán đưa ra các tham số điều khiển để truyền về các PLC hay các đối tượng khác ở cấp hơn cấp trạm điều khiển (cấp điều khiển, cấp trường) mới là cốt lõi của công nghệ. (bạn danghia nói đến các bộ PID thì nếu bạn có tham gia, thì cũng chỉ bốc cái modul thằng Siemens tích hợp sẵn ra mà dùng thôi nhỉ, chỉ nhận tham số và setpoint cho nó thôi nhỉ ? Hay bạn tính ra được, và viết ra cái modul đó vậy ?).

    Ngoài ra, tại NMĐHN còn có các điều khiển logic, điều khiển quá trìhh gián đoạn cho hệ thống an toàn, bảo vệ, đo lường, chỉ thị… những thứ này thì tớ nghĩ PLC đảm nhận tốt và nó có thể báo/nhận thẳng lên SCADA được, hay nếu nó nằm dưới các controller thì báo với HMI tại các tổ hợp, cụm thiết bị (thì là SCADA cấp phân xưởng đó thôi, hihi…)

    Túm lại, như cái ví dụ của bạn về chuyện điều khiển thanh điều khiển mà bạn danghia nói với bạn SSX, thì thế này: Thằng controller nó tổng hợp thông tin từ những thằng controller khác và những thằng PLC, IEDs đàn em nó báo lên, sau khi suy nghĩ xong, nó lệnh cho thằng PLC đẩy cái dùi đó vào trong lổ sâu 1 gang, mày suy nghĩ mà làm cho nhanh và chính xác, PLC thắc mắc tại sao 1 gang thì thằng đàn anh trả lời: Chuyện này nó liên quan đến sự sung sướng của tao, mày chỉ có việc làm, tao giải thích thế éo nào mày cũng đếch hiểu nổi đâu. Thằng PLC suy nghĩ theo sự hiểu biết của nó rồi bảo thằng tà lọt của nó nhấn dùi vào, miệng lầm bầm: Ừ thì 1 gang này ! [:D]

    Có bạn nào đó có nói SCADA là cấp cao của DCS, chắc bạn đã nhầm ? DCS không thể không có SCADA (là 1 chức năng của DCS), nhưng một hệ thống SCADA đúng nghĩa của nó thì không là DCS. Tất nhiên, thực tế thì hiện nay (đặc biệt trong ngành điện), SCADA vẫn có thể đảm nhận vai trò điều khiển, ví dụ điều khiển theo lô (như dùng SCIL của ABB tớ đã có dịp đụng vào),…

    Thế đó, điều khiển quá trình công nghệ và viết lệnh điều khiển nó khác nhau nhiều lắm bạn nghĩa ạ. Thế đã,...
  9. GiaosuGug

    GiaosuGug Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/05/2009
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói đúng, Nga hay nước nào khác cũng bảo mật các chế độ điều khiển phần lò phản ứng rất kỹ, ví dụ ngay vụ Chernobyl máy chú khoa học gia Mỹ cũng tranh thủ hỏi dò phía Nga về tên chương trình điều khiển lò, trả lới ngắn gọn: Scalar.

    Thông tin công khai: Nga đã mua bản quyền lập trình phần nhân các microprocessor của NEC (ISP mode), nghĩa là chuyện làm chủ công nghệ dựa trên mua bán sòng phẳng là cái người Nga hướng tới.

    Riêng chú I gian vụ vừa rồi bị vố đau vì dùng đồ mà Israel cũng có đồ tương tự.
    Cộng thêm việc bảo mật của rệp ẩu có tính truyền thống dẫn đến thảm họa.
    Có điều, tai tiếng giờ đây thuộc về Mỹ, Đức do không giữ kín thông tin về chữ ký điện tử, mật khẩu truy cập phần cứng.
    P.S: à còn mình bào có SCA DA cấp vung chứ không bảo nó cao hơn cấp xưởng, và việc giữa cấp vùng và cấp phân xưởng đều có chức năng điều khiển thay đổi trạng thái một thiết bị cụ thể là có và do phát triển về sức mạnh của bộ vi xử lý.
  10. hoangaka

    hoangaka Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2004
    Bài viết:
    399
    Đã được thích:
    46

    Bạn này chuẩn.
    Nhiều bố thiết kế cứ lôi wireless vào ăn tiền phần trăm thiết kế cho nó sướng mồm.
    Lúc lắp lên đủ thứ nhiễu mới biết mặt nhau.
    Bên mình từng làm 1 trạm bơm do mấy thằng Hàn nó thiết kế dùng wireless. Lúc chạy bị nhiễu từ biến tần, xử lý mãi mới ok.
    Cái thứ 2 các bố ý bỏ luôn cái wireless.

Chia sẻ trang này