1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Công nghệ sản xuất xi măng và các vấn đề môi trường cần quan tâm!

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi hanh114212, 30/08/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hanh114212

    hanh114212 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2004
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    0
    Dĩ nhiên rồi ông bạn à!
    Nếu cách sử lý đó lại gây ô nhiễm môi trường thì sử lý làm gì! Vì thế mà tôi đã đưa ra phương pháp lọc kết hợp! Trước tiên phải giảm thiểu lượng bụi trước! Sau đó đến việc sử lý khí thải độc hại! Trong Công nghiệp xi măng thì khí thải chủ yếu là: NOx, SOx, và COx. x ở đây chỉ số hoá trị của các nguyên tố tạo các ôxit trên!
    to reklai: Có lẽ bạn nên tham khảo trong cuốn Thông tin Xi Măng Việt Nam số 2 năm 2005 của hiệp hội xi măng Việt Nam để biết thêm một số thông tin nhé!
    Thân mến
    hanh114212
  2. hanh114212

    hanh114212 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2004
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    0
    Sao chẳng thấy ai nói gì về môi trường của công nghiệp sản xuất xi măng nữa à! Chán qua đi thôi!
    Môi trường và môi trường!!!
    An toàn và an toàn!!!
    Năng suất và năng suất!!!
  3. anhtuanonline

    anhtuanonline Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2004
    Bài viết:
    1.114
    Đã được thích:
    7
    Uh , mình cũng muốn tìm hiểu qua về công nghiệp sản xyất xi măng vì ở Cẩm Phả quê mình đang xây dựng nhà máy xi măng có công suất ớ nhất VN thì phải , ai có thông tin gì thì chia sẻ nhé .
  4. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Các phương pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong công nghệ xi măng của các nước châu Âu.
    Việc áp dụng ?oSản xuất sạch? trong công nghệ xi măng đã được nhiều nước ở Châu Âu quan tâm thực hiện. Các phương pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của các nước dựa vào phương pháp tiếp cận ?oCông nghệ sạch? đã có nhiều phương pháp phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm mang tính khả thi cao. Các phương pháp đó là:
    1. Thay đổi công nghệ:
    Ở châu Âu, việc chuyển từ công nghệ xi măng phối liệu nghiền ướt sang công nghệ xi măng phối liệu nghiền khô đã giảm được 50% nhiên liệu trong vòng hơn 40 năm qua. Việc giảm tiêu dùng nhiên liệu không những có lợi về mặt kinh tế (có lợi do tiết kiệm được tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên) mà còn có lợi về mặt môi trường do giảm được đáng kể lượng khí thải do quá trình đốt nhiên liệu thải ra. Ở Châu Âu hiện nay có tới 75 % sản lượng xi măng sản xuất theo phương pháp khô.
    2. Thay đổi nhiên liệu đầu:
    Ở Châu Âu, người ta đã tiến hành nghiên cứu và sử dụng một lượng lớn nhiên liệu thứ cấp (Secondary fuels) thay thế cho nhiên liệu nguyên thuỷ (Primary fuels). Và do vậy ngành công nghiệp xi măng đã đóng góp đáng kể vào bảo vệ môi trường trong nhiều năm qua. Lượng nhiên liệu thứ cấp tiêu dùng được tóm tắt trong hình 8.1
    Lợi ích của việc sử dụng nhiên liệu thứ cấp thực sự rất rõ ràng do:
    + Tái tuần hoàn nhiên liệu từ nguồn nhiên liệu là chất thải.
    + Bảo tồn lượng nhiên liệu hoá thạch là nguồn tài nguyên không tái tạo được
    + Giảm đáng kể lượng khí thải vào không khí trong đó có CO2
    + Thực hiện được nguyên tắc ?oTiếp cận? trong quản lý những vấn đề về chất thải
    [​IMG]
    3.Thay đổi sản phẩm:
    Áp dụng công nghệ mới là một trong những nguyên tắc của công nghệ sạch, trong đó vấn đề ?oxử lý tận thu và tận dụng lại chất thải? là một định hướng rất có hiệu quả nhằm đạt được một ?ocông nghệ sạch hơn?. Việc nghiên cứu tìm cách sử dụng chất thải đô thị vào trong sản xuất xi măng đã được phổ biến ở Châu Âu. Ngành xi măng được yêu cầu là phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường bằng cách sử dụng loại chất thải này như là nguyên liệu và nhiên liệu trong công nghiệp xi măng. Chất thải đô thị sau khi được xử lý trong lò đốt sẽ tạo ra một lượng tro rất lớn. Mặt khác chất thải sinh hoạt của con người bao gồm một lượng lớn bùn thải, lượng bùn thải sau khi được xử lý bằng bùn hoạt tính, lọc hết nước trong thải ra môi trường sẽ còn lại bã bùn. Do diện tích thải bỏ ngày càng trở nên hiếm, vì vậy mà lượng tro và bã bùn sau xử lý được nghiên cứu để thay thế nguyên nhiên liệu trong sản xuất xi măng. Xi măng sản xuất từ loại nguyên liệu là phế thải này bao gồm các loại xi măng như:
    - Xi măng alinite: loại xi măng này có chứa Calcium Chlorosilicate bao gồm: alinite (2C3S.CaCl2), belinite (C2S.CaCL2), và Calcium Chloroaluminate (C11A7.CaCl2)
    - Xi măng Calcium chloroaluminate: là hỗn hợp của Calcium Chloroaluminate và Calcium Silicate và được tạo ra bằng sự thay thế C11A7.CaF2 bằng C11A7.CaCl2.
    Ngoài dùng nguyên liệu là phế thải để sản xuất ra hai loại xi măng trên, người ta còn dùng chất thải công nghiệp chứa bụi nhôm để điều chỉnh thành phần của xi măng.
    Nói chung nguyên liệu để sản xuất các loại xi măng nói trên chứa tới 60% chất thải, và nhiệt độ nung loại xi măng này chỉ khoảng 10000C-12000C, do đó lượng nhiên liệu tiêu dùng trong quá trình nung clinke và lượng khí ô nhiễm như CO2, SO2, NO2...thải ra môi trường giảm đi đáng kể. Với ý nghĩa trên, người ta gọi những loại xi măng sản xuất từ phế thải đô thị là ?oxi măng sinh thái? bởi vì việc sản xuất ra loại xi măng này đã góp phần đáng kể vào gìn giữ và cải thiện môi trường tự nhiên.
  5. hanh114212

    hanh114212 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2004
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    0
    Ông bạn có nhầm lẫn không đấy!
    Tôi nói thật với cậu nhé: Trong công nghệ lò quay, nhiệt độ lớn nhất vùng zone nung cao nhất khoảng 2000 độ thôi cậu à! Nếu nhiệt đọ như cậu nói thì có lẽ ta phải khai thác địa nhiệt thì mới đủ ông bạn à!!!
    Còn nhiệt độ của clinker khi ra khỏi miệng lò vào khoảng 1350-1600 độ! đó là chưa kể cacvs yếu tố khác ảnh hưởng đến!
    Vài dòng đính chính! Nếu có gì sai thì mong bạn chỉ giáo!
    Còn tiếp tục về công nghệ lò đứng: Hiện công nghệ lò đứng ở nước ta còn nhiều đáng kể! Và việc thực thi loại bỏ công nghệ lò đứng trong khoảng thời gian là 10-20 năm là việc cần quan tâm nhất trong nghành sản xuất vật liệu xây dựng của chúng ta hiện nay!
    "Bạn có thể tham khảo quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, trong đó quy định đến 2007 các cơ sở XM lò đứng sẽ phải ngừng sản xuất hoặc chuyển đổi công nghệ, đó có phải là những cái mà bạn đang làm hảo hán "bảo tồn" cho chúng không?
    Ngoài ra nếu có điều kiện bạn có thể tham khảo "quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xi măng đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020" của Chính Phủ."
    Trong tạp chí "Thông tin Xi Măng Việt Nam" số 2 năm 2005 đã nói rất rõ về vấn đề này! Nhưng chưa đề cập đến việc làm sao để giảm thiểu ô nhiễm của công nghệ lò đứng!
    Hôm trước về quê! Tiện thể ghé qua khu dân cư bị ô nhiễm nhất ở Kinh Môn! Họ kêu la rất nhiều về bụi bẩn và khí thải ở đó! Và tôi cũng thấy tình trạng ô nhiễm ở đó quá nặng nề! Cây cối xung quanh bám toàn bụi xi măng! Giống như ở Mạo Khê Quảng Ninh ngày xưa vậy! CHỉ khác là ở Mạo Khê thì bụi là bụi đen! Còn ở Minh Tân, Tân Dân Huyện Kinh Môn thì là bụi trắng!
    Nhân dân ở đây đã kiến nghị rất nhiều đến cơ quan chức năng và các công ty sản xuất xi măng ở đây! Nhưng cho đến bây giờ họ vẫn chưa có một bồi thường nào về chế độ độc hại của họ! Các công ty vẫn chưa có một câu trả lời thích đáng đối với những người dân ở quanh đó!
    Thiết nghĩ! Nhà nước cần quan tâm chính đáng hơn về vấn đề này!
    Mong các bạn có những suy nghĩ đúng đắn về môi trường!
    Thân mến và thảo luận!
  6. hanh114212

    hanh114212 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2004
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    0

    À xin lỗi bạn khongaibiét2000!
    Vì giờ mới nhìn ra là ở trong này không có kiểu viết nhiệt độ thực! Nên bạn phải sử dụng số 0 để biểu thị nhiệt độ!
    Bạn nói đúng đó!
    Ở Nhật bản! Họ rất coi trọng việc sản xuất xi măng sinh thái, tôi hoàn toàn hưởng ứng với bạn về điều này!
  7. doi_man_tra

    doi_man_tra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2005
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Bạn hanh114212 cũng có vẻ khá thông hiểu về sản xuất sạch hơn đấy nhỉ. Theo mình việc xử lý khí thải và bụi của nhà máy xi măng thì nên áp dụng kết hợp cả 2 phương pháp xử lý khô và xử lý ướt. Đó là sau khi cho khí chứa nhiều bụi qua hệ thống xyclon để loại bỏ một phần bụi lớn rồi sau đó chúng ta có thể lọc bụi bằng hệ thống lọc ướt có vật liệu đệm và nước được phun liên tục từ trên xuống. Các vật liệu lọc giúp làm tăng khả năng tiếp xúc của khí thải và nước. Hoặc là chúng ta có thể sử dụng lọc bằng tấm lọc (vải chịu nhiệt ). Tuy nhiên nếu lọc theo phương pháp này thì phải có 2 hệ thống hoạt động luân phiên và lại lưu lượng không quá lớn. Còn nếu sử dụng vật liệu đệm là các khối bằng xứ hình lục giác được xếp một cách chặt chẽ thành nhiều lớp thì có thể xử lý với lưu lượng lớn hơn và chỉ cần một hệ thống. nước thải được thu lại và chứa trong một bể chứa giống như bể lắng để lắng bụi và bụi được xả ra theo định kỳ còn nước có thể tái tuần hoàn được như thế có thể làm giảm chi phí xử lý. Còn như bạn gì đó nói là chỉ có lọc tĩnh điện là có thể xử lý được bụi thì mình không đồng ý. Việc áp dụng kết hợp nhiều biện pháp có thể mang lại hiệu quả cao mà lại tiết kiệm được chi phí xử lý. Các bạn có đồng ý với mình không. Giống như trong xử lý nước thải (mình chủ yếu làm về xử lý nước thải) nếu bạn cứ khăng khăng xử lý nước thải chứa nhiều chất rắn lơ lửng bằng các biện pháp hoá học thì chi phí xử lý sẽ rất lớn và đương nhiên không nhà máy nào chịu cho bạn xử lý như thế đâu. Người ta phải kết hợp giữa các quá trình vật lý và hoá học để xử lý, chẳng hạn như trước đó người ta xử dụng các biện pháp vật lý (lắng, lọc ...) để làm giảm lượng chất rắn lơ lửng có trong nước thải trước rồi mới xử dụng đến keo tụ bằng các hoá chất nhằm làm giảm lượng hoá chất xử dụng. Mình rất tâm đắc với câu nói của một bạn (mình không nhớ tên) trong diễn đàn đó là phải sử dụng những biện pháp phù hợp với tình hình hiện tại của nước ta chứ không thể đưa ra một quy trình xử lý mà có khi cả nước ngoài cũng không kham nổi (siêu lọc, keo tụ bằng điện...). Yếu tố kinh tế phải là yếu tố đầu tiên được đề cập đến trong xử lý. Còn về việc bao giờ lò đứng bị loại bỏ hoàn toàn thì mình không có ý kiến gì nhưng mình thiết nghĩ mình đề xuất hệ thống xử lý cho các nhà máy xi măng nói chung chứ không riêng gì nhà máy xi măng sử dụng lò đứng. Ai chẳng muốn kiếm tiền nhưng nếu chúng ta vừa kiếm được tiền mà vừa cải thiện được môi trường thì càng tốt chứ sao. Những người sản xuất họ không ngu như bạn tưởng đâu, nếu như họ đồng ý xây dựng hệ thống xử lý khí thải, và khí của họ thải ra đạt tiêu chuẩn thì không có lý do gì chúng ta lại có thể bắt họ chuyển đổi hoặc đóng cửa, đúng không. Và lại chúng ta phải nghĩ đến đời sống của những công nhân trong nhà máy nữa chứ. Nếu đóng cửa nhà máy thì họ sẽ làm gì để nuôi gia đình họ, con cái họ sẽ ra sao. Nếu họ thất nghiệp thì kéo theo đó là nghèo đói và các tệ nạn phát sinh.(Nhàn cư vi bất thiện mà). Nếu chúng ta phải giải quyết những vấn đề xã hội kèm theo việc đóng cửa nhà máy thì chúng ta phải suy nghĩ một cách kỹ lưỡng trước khi hành động vì hành động đó có thể dẫn đến một hậu quả khôn lường.
  8. hanh114212

    hanh114212 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2004
    Bài viết:
    1.850
    Đã được thích:
    0
    Còn một vấn đề nữa trong công nghệ sản xuất xi măng mà tất cả các dự án cần phải tính đến, đó là vấn đề khí thải, quan trọng nhất là CO và NOx. Có bạn nào quan tâm về vấn đề này không nhỉ?
    thân
    hanh114212
  9. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    theo mình thì CO có thể giải quyết được bằng cách quay luồng khí thải lại qua "càng cua" đốt triệt để tại đỉnh lò nung clinke vừa tận dụng nhiệt, lại vừa chuyển hóa hết thành CO2. Điều này nhiều nhà máy xi măng đã thực hiện rồi, nên hiện không còn được coi là trở ngại nữa.
    Còn NOx thì quả thật là khó, không hẳn do công nghệ xử lý mà do giá thành vượt quá khả năng chịu đựng của các nhà máy xi măng Việt Nam. Hy vọng bằng việc nghiên cứu công nghệ nano sẽ giảm được giá thành xử lý NOx. Mình nghe nói đã có một số nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano để oxy hóa về NO2, sau đó hấp thị tạo HNO3 thương phẩm. Cụ thể thì chưa rõ lắm về công nghệ này. Hy vọng 1 bạn nào đó tìm được tài liệu chi tiết hơn chia sẻ.
  10. khongaibiet2000

    khongaibiet2000 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2005
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Nhà máy xi măng được xây dựng tại cẩm phả công suất trên 1 triệu tấn clinke 1 năm, sử dụng công nghệ rất tiên tiến của châu âu. hệ thống lọc bụi tĩnh điện đạt hiệu suất rất cao nên về lý thuyết không gây ô nhiễm nhiều về bụi. (thực tế thì còn tùy quan chức duyệt và quản lý dự án định mua cho nhà cũ bộ xalông hay mua nhà lầu và xe hơi mới). Các trang thiết bị cũng khá hiện đại, nên lượng bụi phát sinh từ các công đoạn như nghiền, các boongke chứa và băng tải không nhiều. Công nghệ lò quay khô tiên tiến nên hàm lượng CO hầu như rất nhỏ, không đáng kể. Hệ thống trang thiết bị được kiểm soát tự động nhiều cho phép giảm tối đa lượng bụi khí phát sinh do rò rỉ từ các công đoạn sản xuất.
    Nhiên liệu sử dụng là than. Tuy nhiên qua qua dự án chưa thấy đả động nhiều đến thiết bị xử lý NOx và SO2.
    Ngoài ra cũng chưa thấy đề cập đến vấn đề môi trường do hoạt động khai thác than, đá vôi và vận chuyển về nhà máy. Nói chung cũng vẫn cần cẩn thận vì nhà máy này nằm trong phạm vi khu vực vịnh Hạ Long. Còn 1 nhà máy nữa công suất xấp xỉ ở khu vực Hoành Bồ hiện cũng đã bắt đầu triển khai, nhà máy này cũng có khả năng tác động trực tiếp đến vịnh.

Chia sẻ trang này