1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Công nghệ sinh học thu về hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi kiemhptlhk, 14/03/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kiemhptlhk

    kiemhptlhk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/03/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Công nghệ sinh học thu về hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm

    Công nghệ sinh học thu về hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm
    (21/07/2003 -- 10:43GMT+7)
    Hà Nội (TTXVN) - Ông Phạm Hữu Giục, Vụ trưởng Vụ quản lý khoa học và công nghệ nông nghiệp Bộ Khoa học Công nghệ cho biết hiện nay, mỗi năm ngành công nghệ sinh học đã tạo nên giá trị hàng ngàn tỷ đồng cho nền kinh tế quốc dân.
    Từ năm 1994 đến nay, Nhà nước đã quan tâm tới ngành công nghệ sinh học bằng các chính sách và sự đầu tư mạnh mẽ hơn khiến cho ngành công nghệ sinh học Việt Nam đã có những bước phát triển bằng 2-3 thập kỷ trước.
    Từ 1998 đến nay, Bộ Khoa học Công nghệ đã đầu tư 30 phòng công nghệ tế bào thực vật với tổng kinh phí 12 tỷ đồng để triển khai các công nghệ đã được phổ cập như sản xuất giống cây trồng bằng nuôi cấy mô, sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu và sản xuất phân bón vi sinh, thuốc trừ sâu sinh học cho các sở khoa học công nghệ và môi trường.
    Các địa phuơng cũng đã hình thành được một mạng lưới các cơ sở lưu giữ hàng chục vạn chủng giống gen động thực vật và vi sinh vật với mức đầu tư hàng năm từ 5-8 tỷ đồng, trong đó nhiều chủng giống đặc hữu của Việt Nam. Từ mạng lưới này, 5 năm qua, đã cung cấp từ 400-500 chủng giống/năm phục vụ công tác nghiên cứu và sản xuất.
    Việt Nam cũng bước đầu làm chủ được một số công nghệ gen như giải mã gen, công nghệ ADN, công nghệ chuyển gen. Những công nghệ này đã được ứng dụng trong việc tạo ra giống cây trồng có sức chống chịu cao (đã có 2 gen về tính chống chịu sâu bệnh và ngoại cảnh bất lợi được Ngân hàng gen thế giới cấp quyền tác giả và hàng chục gen khác đang được đăng ký xin cấp quyền tác giả) , trong sản xuất vắcxin thế hệ mới, trong nhận dạng huyết thống và xác định hài cốt, trong kỹ thuật hình sự và đã hình thành công nghệ gen CARD để xây dựng tàng thư căn cước.
    Về công nghệ tế bào, Việt Nam cũng đã thực hiện được các công nghệ nhân nhanh, phục tráng và làm sạch bệnh các giống cây trồng. Công nghệ tế bào thực vật đã được ứng dụng trong tạo giống cây trồng đại trà ở các địa phương. Các công nghệ về phôi nhân tạo với người và động vật, ứng dụng trong thực tiễn như thụ tinh trong ống nghiệm đối với người, cấy chuyển phôi với bò, công nghệ lưu giữ và cấy truyền phôi và bảo quản tinh trùng động vật đã được thực hiện khá thành thạo và những nghiên cứu về công nghệ nền trong công nghệ sinh học động vật ở Việt Nam hiện đang chuyển sang giai đoạn mới là tiếp cận nghiên cứu về sinh sản vô tính và nghiên cứu về nhân bản động vật.
    Hầu hết các trường đại học lớn trong cả nước đã mở khoa công nghệ sinh học hoặc đưa bộ môn công nghệ sinh học vào giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực này. Tổng số sinh viên đã và đang được đào tạo trong lĩnh vực này tính đến nay vào gần 800 người và đến năm 2010, các cơ sở đào tạo có khả năng đáp ứng khoảng 1.000 cán bộ đại học và sau đại học về công nghệ cao trong công nghệ sinh học.
    Hiện nay, Nhà nước đang cố gắng hoàn thành 6 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về công nghệ sinh học vào trước năm 2006./.

Chia sẻ trang này