1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật.

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi ngthhuan, 12/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật.

    Không hiểu có bạn nào đang theo dõi chuyên đề này không. Tôi nghĩ đây là một lĩnh vực hay và có định hướng phát triển mạnh ở Việt Nam. Mong được các bạn đóng góp !
  2. epitope

    epitope Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Đúng là công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật nên được phát triển ở Việt nam vì chúng ta đều biết Việt Nam có nền nông nghiệp khá phát triển, các loại cây trồng có nhiều và phong phú,đóng góp nhiều vào tổng thu nhập. Song, thực tế để ứng dụng được các thành quả công nghệ sinh học trong bảo vệ thực vật ở Việt Nam là không dễ. Cái khó chung là tình trạng dự án thì có đấy, công việc cũng tiến hành đều đều trong lab, nhưng cuối cùng lại chẳng được úng dụng, vì không thực tế, vì không có tiền... Xin kể một ví dụ: trồng cây ai cũng biết là hay bị sâu bệnh, một trong những loại bệnh phổ biến là do nấm gây ra (do điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm nên thích hợp cho các nấm gây bệnh phát triển), vậy phải có biện pháp bảo vệ thực vật khỏi bị bệnh: lai tạo cây, chuyển gene kháng bệnh, dùng đột biến tạo cây kháng bệnh... Xem xét trường hợp cuối vì mức độ khó là trung bình nên hay được các lab tiến hành. Cứ cho là sau bao năm nghiên cứu tạo ra được giống cây kháng bệnh đi, tương lai có vẻ tươi sáng. Tuy nhiên không hẳn vậy, trong thời gian còn mải nghiên cứu trong phòng thí nghiệm với nhà kính thì ở môi trường tự nhiên, cái chủng nấm gây bệnh nó đã kịp biến đổi , vì bản chất của sinh vật là thích nghi luôn luôn thanh đổi với môi trường mới. Do đó, thời gian nghiên cứu quá lâu, cùng với các thủ tục phức tạp để ứng dụng một sản phẩm làm giảm hoặc loại trừ giá trị của chính sản phẩm. Cây được cho là kháng bệnh lại trở thành nhiễm bệnh. Còn nhiều ví dụ nữa về những khó khăn trong ứng dụng, chính vì vậy mặc dù các phòng thí nghiệm về CNSH của Việt Nam cũng khá hiện đại, nhiều phòng còn hiện đại hơn cả các phòng thí nghiệm của Australia và Mĩ (cái này là thực tế nhìn thấy), nhưng vẫn chưa nhìn thấy các ứng dụng của CNSH trong bảo vệ thực vật ở Việt Nam, dù riêng ở ngoài Bắc đã có các trung tâm chuyên làm về vấn đề này, như Viện bảo vệ thực vật, Viện Di truyền nông nghiệp, Trung tâm CNSH của trường NN, Viện CNSH... Vì vậy, vấn đề bạn đã đề cập cũng được quan tâm nhiều nhưng (chẳng bao giờ thiếu được chữ "nhưng") chẳng lạc quan được mấy.
  3. ngthhuan

    ngthhuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2002
    Bài viết:
    1.391
    Đã được thích:
    0
    Sao lại chẳng lạc quan mấy nhỉ, tôi thấy đề án nuôi ong mắt đỏ ở Phú Yên đã triển khai trong thực tế rất khả quan;
    Qui tri?nh pho?ng trư? bệnh loét (Xanthomonas campestris citri) trên cây có múi đã được công nhận;
    Việc giám định bằng phương pháp PCR để xác định bệnh va?ng lá greening (cây đâ?u do?ng, cây vi ghép, cây nhập nội, cây nhân nhanh);
    Việc giám định bằng phương pháp ELISA để xác định tác nhân Tristeza;
    ...
    Các kết quả trên đã và đang thành công, có khả năng ứng dụng rộng rãi rất cao.
    Tiến sĩ Phạm Thị Thùy của Viện Bảo vệ thực vật đang tổng hợp và sắp xuất bản về chủ đề trên.

Chia sẻ trang này