1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

công nghệ tàng hình

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi quoctang, 26/06/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. quoctang

    quoctang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2008
    Bài viết:
    886
    Đã được thích:
    0
    công nghệ tàng hình

    chào các bác

    trên thế giới việc phát hiện mục tiêu từ xa qua các trạm rada và các phương tiện cảnh báo sớm đã được thực hiện từ rất lâu và tầm xa cũng như kích thước mục tiêu bị phát hiện càng ngày càng được cải thiện
    có một công nghệ cũng khá là xưa cũ là dùng sơn nguỵ trang để che mắt đối phương nhưng hiện nay với sự xuất hiện sản phẩm đặc biệt này thì việc cất (ẩn) giấu khí tài có vẻ ngày càng đơn giản?
    http://vietnamnet.vn/khoahoc/2008/06/789848/

    liệu đây có phải là sự thật????
  2. Fourier

    Fourier Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2007
    Bài viết:
    243
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng vừa sản xuất được sơn tàng hình, sơn xong sẽ không thấy màu sơn đâu, chưa biết ứng dụng thực tế thế nào, các bạn góp ý kiến với.
  3. bmt1986

    bmt1986 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2007
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    1
    -Hôm nọ xem trên HBO phim Mẽo
    khủng cảnh là 1 chiếc F16 đuổi theo bắn F117. Bị đuổi giữ quá , thằng phi côn F117 hô "khởi động chế độ tàng hình"
    --->ÔNG PHI CÔNG LÁI F 16 HÁ HÔC MỒM KHI CHIẾC F 117 ĐANG BAY PHÍA TRƯỚC BỖNG NHIÊN BIẾN MẤT =)) đúng là mẽo
  4. Fourier

    Fourier Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2007
    Bài viết:
    243
    Đã được thích:
    0
    Ặc, đọc bài của bác làm mình táy máy, nhảy vào chế ngay ra một loại sơn chống tàng hình. Trong trường hợp trên thì chỉ em F16 té loại sơn này vào thằng F117 thì đến bố nó cũng không tàng hình được nữa.
    Sản phẩm chưa có đầu ra, cần hợp tác
  5. nguyendialo

    nguyendialo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Bài viết:
    446
    Đã được thích:
    0

    xin giới thiệu một đại diện tương đối hoàn hảo với công nghệ tàng hình
    <a href="http://s290.photobucket.com/albums/ll257/khucxuongto/?action=view¤t=b2.jpg" target="_blank"><img src="http://i290.photobucket.com/albums/ll257/khucxuongto/b21.jpg" border="0" alt="B2 - killer on the sky"></a>
    Sự pha trộn giữa kỹ thuật tàng hình và hình dáng khí động học cũng như khả năng chất tải lớn mang lại cho B-2A những ưu thế mạnh so với các loại máy bay ném bom thông thường trước đây. Tầm hoạt động của nó khoảng 11 nghìn km, mà không cần tái nạp nhiên liệu, tính năng tàng hình khiến cho B-2A có khả năng hoạt động tự do hơn ở những độ cao lớn, nhờ thế tăng tầm hoạt động và có vùng quan sát tốt hơn cho các cảm biến gắn trên nó.
    Khả năng tàng hình của B-2A là nhờ sự phối hợp giữa việc giảm thiểu tín hiệu âm thanh, hồng ngoại, điện từ, quang học và radar phát ra, khiến đối phương rất khó phát hiện, theo dõi và tiêu diệt. Nhiều đặc tính tàng hình vẫn được xếp vào hàng tối mật; tuy nhiên các vật liệu composite chế tạo B-2A, đặc biệt và các lớp phủ và thiết kế kiểu cánh tay cũng góp phần tăng khả năng tàng hình của nó.
    Được nguyendialo sửa chữa / chuyển vào 20:08 ngày 29/06/2008
  6. lamthitdencung9999

    lamthitdencung9999 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/02/2006
    Bài viết:
    889
    Đã được thích:
    5
    uầy
    xem đông thế sao chả có ai cho mấy chữ vào đây vậy??
    Visby - tàu chiến tàng hình đầu tiên
    Tàu chiến tàng hình đầu tiên phải kể đến chiếc Visby của Thụy Điển do các nhà đóng tàu Kockums thiết kế và được đóng tại xưởng Karlskrona. Vật liệu dùng đóng tàu hầu như hoàn toàn bằng sợi carbon - một loại vật liệu được dùng làm khung gầm các loại xe đua Thể thức 1 và thân các loại thuyền đua. Loại tàu chiến này được thiết kế có hình dáng góc cạnh giúp hạn chế đến mức tối thiểu sự dò tìm của radar và được trang bị pháo 57mm có thể thu ngắn vào để tránh bị phát hiện. Trong phạm vi 100 km, thông qua hệ thống radar, Visby có thể phát hiện ra kẻ thù nhưng lại không bị kẻ thù phát hiện được. Kẻ thù chỉ có thể phát hiện ra nó trong vòng bán kính 30km nhưng chỉ là một chấm nhỏ. Sợi carbon nhẹ hơn thép nhiều và với trọng lượng 600 tấn, Visby chỉ nặng bằng một nửa so với các tàu chiến bình thường. Ông J.Nilsson - một trong những nhà thiết kế loại tàu này cho biết: "Các quan chức hải quân rất chuộng loại tàu chiến này. Dù không có nét đẹp cổ điển do trông rất giống một cái hộp đựng bữa ăn trưa, nhưng nó rất linh hoạt khi điều khiển và đúng nghĩa là "tàng hình". Hải quân Hoàng gia Thụy Điển vừa hoàn thành cuộc chạy thử nghiệm Visby và sẽ đưa vào sử dụng vào tháng 1 năm tới. Sau đó, sẽ có thêm 4 chiếc nữa tương tự như Visby được bổ sung.
    http://www6.thanhnien.com.vn/Thegioi/Tulieu/2005/4/6/106404.tno
  7. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    3.512
    Đã được thích:
    3.615
    Công nghệ tàng hình của Mẽo hoàn toàn không tàng hình trước rađa của Nga, còn công nghệ tàng hình kiểu NGa có khả năng tàng hình trước tất cả các loại rađa thì Nga nó bí mật quá nên mình không biết.
  8. sonyclie

    sonyclie Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Film này tựa đề là gì các bác? Em thích film máy bay pắn nhau lắm, các bác thấy film nào hay cho em cái tên (tên gốc của film nhé) THANKS
    Vụ tàng hình ngay trứơc mắt thì lấy súng bắn đựơc không nhẫy?
  9. quoctang

    quoctang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2008
    Bài viết:
    886
    Đã được thích:
    0
    Radar là một ?othiên lý nhãn? dùng để ?onhìn? sự di động của vật thể từ xa. Kể từ lúc radar được khám phá ở thập niên 30, radar đóng một vai trò quan trọng trong ngành hàng không và hàng hải, trong dân sự lẫn quốc phòng. Radar là một phần của phổ sóng điện từ có tần số của sóng radio trải dài đến sóng vi ba (microwave) và sóng milimet. Để định vị trí của một vật thể ở khoảng cách hằng trăm hoặc hằng ngàn cây số, ta phát sóng radar về hướng của vật đó. Ta ?onhìn? được là nhờ sự phản hồi của radar từ vật thể đó mà ta bắt được nhờ máy thu (receiver) radar. Để làm vật thể ?otàng hình?, ta sẽ phủ lên vật thể nầy một lớp ?osơn? có khả năng hấp thụ (absorption) radar ngăn chận sự phản hồi thì máy thu sẽ không nhận được hoặc nhận rất ít những làn sóng radar. Trên màn hình của chiếc máy thu ta sẽ không còn nhìn thấy vật thể hoặc chỉ thấy vật thể bị thu nhỏ rất khó phân biệt. Vật thể đã bị ?otàng hình?. Trên cái nguyên lý đơn giản nầy, ?otàng hình? chẳng qua một hình thức ngụy trang (camouflage) bằng cách lợi dụng sự hấp thụ sóng radar cho đối phương một ảo giác. Có lẽ, điểm chung giữa tàng hình của David Copperfield và tàng hình quân sự là cùng tạo một ảo giác làm cho đối phương mờ mịt hoang mang.
    Sự ra đời của những chiếc hỏa tiễn ?olùng và diệt? có trang bị radar khiến cho các nhà khoa học quốc phòng chuyên tâm vào công tác nghiên cứu chống radar của phe địch. Khi ta có một tuyệt chiêu thì đối phương sẽ có một tuyệt chiêu cao hơn (countermeasure) để chống lại, ta lại sẽ có một tuyệt chiêu cao hơn nữa (counter-countermeasure) nếu muốn sống còn. Một trong những tuyệt chiêu chống hỏa tiễn có trang bị radar là thiết kế và chế tạo những vật liệu có khả năng hấp thụ radar để ngăn chận sự phản hồi. Lịch sử nghiên cứu của vật liệu có khả năng hấp thụ radar cũng có những quá trình dài tương đương với quá trình phát triển radar. Từ phương trình sóng điện từ Maxwell người ta có thể tính được độ phản hồi và hấp thụ radar của một vật liệu. Nếu là kim loại, radar sẽ không bị hấp thụ và bị phản hồi 100 %. Sự hấp thụ radar nhiều hay ít tuỳ vào điện tính và từ tính của vật liệu đó. Từ những tính toán nầy người ta thấy bột than (carbon powder), than chì (graphite) hay sợi carbon (carbon fibres) với một độ dẫn điện ở mức trung bình có thể trộn với sơn, polymer/plastic hoặc cao su để tạo vật liệu hấp thụ radar. Sơn có thể dùng để phủ lên những chiến đấu cơ. Những tấm cao su có thể dùng để che những nơi trọng yếu của tàu chiến. Ferrite là một loại bột oxyd sắt mang từ tính có thể hút radar trong vùng vi ba như carbon nhưng hữu hiệu hơn. Tiếc thay, ferrite có tỷ trọng nặng tương đương với sắt và dễ bị rỉ sét nên không thể sử dụng cho máy bay và ở trong môi trường ẩm và nóng. Với độ dầy vào khoảng vài mm những vật liệu nầy có thể hấp thụ radar trên 90 % và phản hồi 10 % ở một tần số radar nhất định. Trên màn hình radar, vật thể bị thu nhỏ lại. Nếu độ hấp thụ là 99 % thì vật thể to như chiếc máy bay sẽ ?otàng hình? thành một vật có kích thước như con chim nhỏ trên màn hình. Nếu độ hấp thụ đạt đến con số lý tưởng 100 % (0 % phản hồi) thì vật thể hoàn toàn biến mất trên màn hình. Như vậy, nếu ta biết tần số radar của địch thì ta có thể tạo ra một vật liệu hút ở tần số đó. Thông thường tần số radar quân sự là cơ mật quốc phòng, tìm ra tần số của đối phương có lẽ thuộc về phạm vi hoạt động của James Bond 007! Để khắc phục khó khăn nầy, nhiệm vụ của các nhà khoa học là phải làm sao tạo ra một vật liệu vừa nhẹ vừa mỏng vừa có thể hút radar trên một băng tần dải rộng (broadband) và lại có thể sử dụng lâu dài mà không bị lão hoá. Đây là một vấn đề nghiên cứu đầy thử thách trong ngành vật liệu hiện tại.
  10. hohakb

    hohakb Moderator

    Tham gia ngày:
    09/06/2005
    Bài viết:
    3.473
    Đã được thích:
    0
    Cái này chắc chỉ là sản phẩm của Holygood thôi .

Chia sẻ trang này