1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Công nghệ vật liệu

Chủ đề trong 'Cơ khí - Tự động hoá' bởi vietinventor, 21/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. vietinventor

    vietinventor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2006
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Công nghệ vật liệu

    Chào các đồng nghiệp
    Có vấn đề này muốn nhờ các bác giúp đỡ em một tí!!!
    Em đáng muốn tăng độ bền cho một số chi tiết máy. Em muốn thử phương pháp Thấm Cacbon, hay Nitro.
    Vậy có bác nào biết về phương pháp này chỉ cho em mấy chiêu có được chăng.
    Xin cám ơn nhiều nhiều và mong được hồi âm
  2. WJT

    WJT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2005
    Bài viết:
    492
    Đã được thích:
    4
    Thấm Nitơ (thể khí) thì khá phức tạp, còn thấm Các bon (thể rắn) thì rất đơn giản:
    -Thép cần thấm là các loại thép ít C;
    -Các bon: mua than củi ở chợ; đập nhỏ vừa phải (cỡ to bằng hạt ngô thì phải);
    -Làm các hộp bằng tôn (thép) để đựng;
    -Xếp chi tiết vào hộp - xung quanh là than củi - các chi tiết cách nhau 1 khoảng tuỳ theo kích thước của CT;
    -Cho vào lò, nung đế nhiệt độ xác định (mình không nhớ kỹ - khoảng 840 độ thì phải) và giữ nhiệt theo độ dầy mình cần thấm (ít cũng phải 6-8 h);
    -Lấy gia, rồi tôi theo quy định;
    WJT.
  3. sunfire

    sunfire Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2005
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Chào ban !
    Vật liệu Carbon nanotube đang được biêt đến như là một loại vật liệu rất tiên tiến trên thế giới ! Loại vật liệu này đang được nghiên cứu chế tạo tai Viện Khoa học Vật liệu, Viện KH và CN Việt Nam ! Để tăng cường độ bền cho một số loại vật liệu, người ta đã thử dùng Carbon nanotube trộn vào chúng và đã thu được một số kết quả ! Ví dụ carbon nanotube đã được trộn vào cao su để làm joăng cao su chống mài mòn ứng dụng trong một nhà máy bơm ở Hải Dương và cho thấy độ bền của joăng cao su tăng lên ! Bạn có thể liên hệ với số điện thoại 0913 343 181 để liên hệ cho những thông tin sâu hơn ! Cậu ấy là chuyên gia về carbon nanotube đấy !
  4. Assyrian

    Assyrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2006
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    @ bác vietinventor: Bác muốn tăng bền cho CTM thì có thể dùng nhiều cách: biến dạng dẻo (phun bi, lăn ép,..), nhiệt luyện (tôi, ram, hóa già,...) và hóa nhiệt luyện (thấm nito/cacbon, kim loại,...) tùy theo chi tiết của bác làm bằng vật liệu gì và làm việc trong điều kiện như thế nào. Nếu bác cho các thông tin đó thì mọi người có thể giúp bác được.
    @ bác sunfire: Cái carbon nanotube đấy chỉ dùng cho kỹ thuật nanotech và làm composite thôi bác ạ. Thấm các bon thể rắn có thể dùng than hoa đập nhỏ + chất độn như bác WJT nói, thấm thể lỏng thì dùng dầu hỏa nhỏ giọt, thể khí thì có thể dùng gas công nghiệp. Đó là nguồn cung cấp cacbon.
    Nhiệt độ nung để thấm cacbon vào khoảng 920 -950 độ C tùy mác thép (vì thép thấm là thép có hàm lượng cácbon thấp nên nhiệt độ để thép có tổ chức Austenite-nhằm đảm bảo khả năng hấp thụ cacbon tốt nhất - rất cao).
    Bác có thể tham khảo cuốn Xử lý bề mặt, tác giả Nguyễn Văn Tư. Nếu bác ở HN thì có thể mua ở hiệu sách Bách Khoa. Trong đó có mô tả đầy đủ về công nghệ, hoá chất và thiết bị thấm.
  5. BMW35bk

    BMW35bk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    Chao ban! Mình làm về kinh doanh thép công nghiệp. Mình đang muốn tìm hiểu về Normalising ( N) và Thermo machenical Control (TMC). Nếu bạn có tài liệu, hay trang web nào nói về 2 phương pháp trên thì gửi cho mình nhé ! Rất mong được giúp đỡ, giao lưu trao đổi với anh em về vật liệu !
    Thanks
    Địa chỉ email của mình : bmw35bk@yahoo.com
  6. dtqquoc

    dtqquoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0





    ______________________________________________________
    Chào bác Assyrian !
    Tình cờ đọc được phần trả lời trên của bác có đoạn "muốn tăng bền cho CTM thì có thể dùng cách biến dạng dẻo (phun bi, lăn ép, ...), ..."  . Vì vậy tôi nghĩ có thể bác biết nhiều về khoản này. Bác cho tôi hỏi một tí. Hiện tại tôi đang "ngâm kíu" về phương pháp lăn ép (bằng con lăn, bi, ...) để nâng cao độ bóng (cả độ bền) chi tiết nhưng đang bị bí về phần tài liệu tham khảo (tôi đã "cày" nhiều nhà sách, thư viện, rồi lên internet tìm mà hầu như chẳng thấy tài liệu nào viết hoặc có thì chỉ là viết cho có thôi, độ được vài trang giấy). Bác có biết thì chỉ giúp tôi với. À mà bác có biết tên tiếng Anh của phương pháp này (phương pháp lăn ép) là gì không (để dễ tìm trên net). Mong trả lời của bác. Cám ơn bác trước.
    Tiện thể có anh em nào trong diễn đàn biết về phương pháp này chỉ thêm cho tôi với.
    Xin chào và chúc mọi người một ngày tốt lành.
  7. dtqquoc

    dtqquoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0





    ______________________________________________________
    Chào bác Assyrian !
    Tình cờ đọc được phần trả lời trên của bác có đoạn "muốn tăng bền cho CTM thì có thể dùng cách biến dạng dẻo (phun bi, lăn ép, ...), ..."  . Vì vậy tôi nghĩ có thể bác biết nhiều về khoản này. Bác cho tôi hỏi một tí. Hiện tại tôi đang "ngâm kíu" về phương pháp lăn ép (bằng con lăn, bi, ...) để nâng cao độ bóng (cả độ bền) chi tiết nhưng đang bị bí về phần tài liệu tham khảo (tôi đã "cày" nhiều nhà sách, thư viện, rồi lên internet tìm mà hầu như chẳng thấy tài liệu nào viết hoặc có thì chỉ là viết cho có thôi, độ được vài trang giấy). Bác có biết thì chỉ giúp tôi với. À mà bác có biết tên tiếng Anh của phương pháp này (phương pháp lăn ép) là gì không (để dễ tìm trên net). Mong trả lời của bác. Cám ơn bác trước.
    Tiện thể có anh em nào trong diễn đàn biết về phương pháp này chỉ thêm cho tôi với.
    Xin chào và chúc mọi người một ngày tốt lành.
  8. dtqquoc

    dtqquoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0





    ______________________________________________________
    Chào bác Assyrian !
    Tình cờ đọc được phần trả lời trên của bác có đoạn "muốn tăng bền cho CTM thì có thể dùng cách biến dạng dẻo (phun bi, lăn ép, ...), ..."  . Vì vậy tôi nghĩ có thể bác biết nhiều về khoản này. Bác cho tôi hỏi một tí. Hiện tại tôi đang "ngâm kíu" về phương pháp lăn ép (bằng con lăn, bi, ...) để nâng cao độ bóng (cả độ bền) chi tiết nhưng đang bị bí về phần tài liệu tham khảo (tôi đã "cày" nhiều nhà sách, thư viện, rồi lên internet tìm mà hầu như chẳng thấy tài liệu nào viết hoặc có thì chỉ là viết cho có thôi, độ được vài trang giấy). Bác có biết thì chỉ giúp tôi với. À mà bác có biết tên tiếng Anh của phương pháp này (phương pháp lăn ép) là gì không (để dễ tìm trên net). Mong trả lời của bác. Cám ơn bác trước.
    Tiện thể có anh em nào trong diễn đàn biết về phương pháp này chỉ thêm cho tôi với.
    Xin chào và chúc mọi người một ngày tốt lành.
  9. dtqquoc

    dtqquoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Chào bác Assyrian !
    Tình cờ đọc được phần trả lời trên của bác có đoạn "muốn tăng bền cho CTM thì có thể dùng cách biến dạng dẻo (phun bi, lăn ép, ...), ..."  . Vì vậy tôi nghĩ có thể bác biết nhiều về khoản này. Bác cho tôi hỏi một tí. Hiện tại tôi đang "ngâm kíu" về phương pháp lăn ép (bằng con lăn, bi, ...) để nâng cao độ bóng (cả độ bền) chi tiết nhưng đang bị bí về phần tài liệu tham khảo (tôi đã "cày" nhiều nhà sách, thư viện, rồi lên internet tìm mà hầu như chẳng thấy tài liệu nào viết hoặc có thì chỉ là viết cho có thôi, độ được vài trang giấy). Bác có biết thì chỉ giúp tôi với. À mà bác có biết tên tiếng Anh của phương pháp này (phương pháp lăn ép) là gì không (để dễ tìm trên net). Mong trả lời của bác. Cám ơn bác trước.
    Tiện thể có anh em nào trong diễn đàn biết về phương pháp này chỉ thêm cho tôi với.Xin chào và chúc mọi người một ngày tốt lành.
  10. Assyrian

    Assyrian Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2006
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Bác YM đến novabk2000 để trao đổi nhé

Chia sẻ trang này