1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Công nghệ xử lý nước thải ngành thủy sản

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Sài gòn (HCMCC - SAIGON Club)' bởi cungbanluan, 09/09/2012.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cungbanluan

    cungbanluan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2012
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Với ngành thủy sản thì công nghệ xử lý nước thải AAO & MBR được đánh giá là một trong những công nghệ hiện đại, không những tiết kiệm được diện tích và còn mang lại hiệu quả cao. Nó đáp ứng được tất cả những yêu cầu từ phía nhà đầu tư về: thẩm mỹ, xử lý nước thải đạt hiệu quả cao, lại tiết kiệm được diện tích nên cũng tiết kiệm được lâu dài về mặt kinh tế.
    Công nghệ AAO là kết quả của những sự tổng hợp từ nhiều quá trình xử lý nước thải hữu cơ bằng sinh học tại những điều kiện yếm khí anaerobic, và thiếu khí anoxic, hiếu khí oxic, qua đó thì những chất ô nhiễm hữu cơ lẫn trong nước thải sẽ được xử lý một trách triệt để. Còn với Membrane Biological Reactor được viết tắt MBB là một kỹ thuật để tách khối lượng vi khuẩn nhờ màng vi lọc có kích thước khoảng 0,1 đến 0,4µm.
    Phần lớn nguồn gốc trong nước thải dùng để chế biến thủy sản là từ động vật nên có những thành phần chủ yếu là protein và những chất béo, cacbonhydrat, nên khi xả vào nguồn nước sẽ làm nồng độ oxy hòa tan ngay trong nước, vì vi sinh vật sẽ sử dụng ôxy hòa tan để phân hủy những chất hữu cơ. Còn lại những thành phần chất rắn lơ lửng là nguyên nhân làm nước bị đục hay sẽ có màu, làm cho độ sau của tầng nước bị hạn chế ánh sáng chiếu xuống, nên quá trình quang hợp của tảo, hay rong rêu sẽ bị ảnh hưởng.



    Những chất dinh dưỡng N, P ở nồng độ cao sẽ tạo ra hiện tượng phú dướng nguồn nước, nên rêu, rong tảo sẽ phát triển làm chất lượng của nguồn nước bị suy giảm, từ đó những con vi sinh vật hay trứng giun sán sẽ phát triển trong nguồn nước và là nguyên nhân gây bệnh cho con người như các bệnh về: tiêu chảy cấp tính, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, bệnh lỵ. Sơ đồ bên dưới là mô tả về công nghệ xử lý nước thải đối với ngành thủy sản.
    [​IMG]
    Công nghệ xử lý nước thải đối với ngành thủy sản được giải thích như sau:
    Từ những phân xưởng xản xuất, nước thải theo mạng lưới thoát nước riêng sẽ được dẫn về bể lắng cát, bể này được đặt dưới lòng đất, nó có nhiệm vụ lắng và thu giữ lại lượng cát cũng như những chất rắn còn lơ lửng chảy theo dòng nước thải vào, bể lắng cát có kích thước lớn để đảm bảo cho quá trình xử lý nước thải sau đó. Sau khi cát được lắng thì nước thải được dẫn qua những song chắn rác, những song chắn rác có nhiệm vụ loại bỏ những chất rắn có kích thước lớn tách chúng ra khỏi nguồn nước thải.
    Nước thải được dẫn qua mương có lắp đặt các thiết bị để lược bỏ thành phần rác thô như: vỏ tôm, đầu tôm, vi, và vẩy cá, quá trình xử lý nước thải tiếp theo sẽ đưa lượng nước thải đó chảy qua 1 hầm tiếp nhận, từ đó nước thải được bơm qua máy sàng rác tinh để những chất rắn có kích thước từ 1mm sẽ được loại bỏ. Tiếp theo nước thải sẽ được đưa xuống bể điều hòa, tại đây sẽ có máy khuấy trộn chìm có nhiệm vụ trộn đều nước thải trong toàn bể, không để hiện tượng lắng cặn xảy ra sẽ gây ra mùi hôi thối. Máy lược rác này cũng có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nộng độ nước thải đầu vào.

    Bước kế tiếp của quá trình xử lý nước thải, là đưa nước thải từ bể điều hòa sang bể UASB, tại đây sẽ phân hủy những vi sinh vật kỵ khí lẫn các chất hữu cơ trong nước thải trở thành dạng chất vô cơ đơn giản và dạng khí Biogas (CO2, H2S, NH3, hay CH4, v.v...) dựa trên phản ứng:
    Các vi sinh vật kỵ khí + Chất hữu cơ → CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới + …
    Hoạt động của bể UASB được mô tả như sau: Nước thải sau khi được đưa vào bể UASB sẽ đưa nước thải chảy qua lớp bùn hoạt tính, tại đây những bong bóng khí sẽ được tạo ra tại quá trình yếm khí, gây nên áp lực dòng chảy từ thiết bị hướng dòng để phân bổ nước thải cho vi sinh vật phân hủy những chất hữu cơ và không cần sự tác động từ cơ khí như những công nghệ khác.

    Kết thúc quá trình xử lý nước thải từ bể UASB, nước thải sẽ được đưa tới bể MBR, tại đây bể sẽ tách những sinh khối vi khuẩn nhờ màng vi lọc gọi là micro - flitration. Và nó duy trì lượng bùn sinh trưởng lơ lửng trong bể để giúp những phản ứng hóa học diễn ra, như những quá tình sinh học thông thường khác, sau khi xử lý nước thải, bùn sẽ được tách ra từ hệ lọc màng, hệ lọc màng còn có vai trò như là một giá để vi sinh vật dính vào tạo nên những lớp màng vi sinh vật dày, giúp bề mặt tiếp xúc pha tăng lên. Từ đó thì khả năng phân hủy sinh học cũng được tăng cường. Mục đích để loại những hợp chất hữu cơ hòa tan, hay những nguyên tố dạng vệt, chất khó phân giải sinh học, vi khuẩn trong nguồn nước thải mà không phải dùng đến hóa chất.
    Thông số của quá trình xử lý nước thải cơ bản:
    [​IMG]
    Lượng bùn còn dư được đưa về bể chứa bùn, bể chứa bùn luôn được cấp không khí để không có mùi hôi thối từ quá trình phân hủy của các chất hữu cơ, nó có nhiệm vụ nén bùn rồi bơm vào máy ép bùn, quá tình tách nước xảy ra tại đây, bùn sau khi được ép sẽ được thu gom và xử lý định kỳ từ các cơ quan có chức năng.
    Vậy, từ những quy định và kiểm tra ngày càng nghiêm ngặt hơn của chính phủ về hệ thống xử lý nước thải phải đạt tiêu chuẩn, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường thì công nghệ xử lý nước thải thủy sản có tên AAAO & MBR là một trong những công nghệ đáp ứng được đầy đủ yêu cầu, cũng như nhu cầu từ nhà đầu tư, lại tiết kiệm được chi phí, đem lại lợi nhuận cao mà ngành thủy sản nên áp dụng.


Chia sẻ trang này