1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Công nghiệp đóng tàu VN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ducthrash, 25/04/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. SSX

    SSX Guest

    sì pam đây.
    Đến vẽ AutoCAD cũng phải mất 2, 3 năm liên tục mới đạt đến mức siêu, gõ phím như múa không cần giở menu xem lệnh. Phòng TK tàu thuỷ chỉ toàn chú choai choai mới ra trường, không có mấy bác phun thuốc sâu tây về thì vẽ cái thuyền thúng cũng chẳng xong. Nhưng lập trình thì cũng dễ thôi. Tớ đang dùng phần mềm tự làm chạy trên nền CAD. Cậu có dám bỏ 5t ra cá không, cho cậu ngồi giám sát tại chỗ tớ code C++ 1 tuần xong , vẽ 3D hẳn hoi cái nhà 2 phòng của cậu có đủ cả nội thất tường trần WC, giao diện window xịn đầu này vào số liệu đầu kia ra bản vẽ. Lập trình siêu mới khó cậu ạ. Theo tớ biết phần mềm cho tàu thuỷ có cái giá 30t đô lận, hỏi bác maseo thử xem bản full giá bao nhiêu. Tất nhiên mua licence theo mođun hay mua có kỳ hạn giá rẻ hơn nhiều. So thế nào được với cái phần mềm amatơ lập trong 1 tuần. Nó là phần mềm công nghiệp chạy mạng kết nối đến máy gia công CNC giảm rất nhiều công sức thiết kế và gia công.
    Có một chuyện cười thế này: 2 nhà marketing của adidas đến châu Phi điều tra thị trường, một người lạc quan và một người bi quan. Sau vài hôm họ gửi báo cáo về hãng:
    Lạc: thị trường rất rộng lớn, chưa ai có giầy đi cả.
    Bi: chẳng làm ăn gì được ở đây, người ta toàn đi chân đất.
    Tất nhiên cả 2 đều sai. Tớ cũng như bác maseo chắc theo phái bi.
    Trước hết chứng tỏ cậu terahezt đúng cái đã:
    Theo nguồn này và một số nguồn khác cũng thế:
    http://www.tienphongonline.com/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=46621&ChannelID=3
    Nó bảo năm 2007 doanh thu đạt gấp đôi năm trước, 491t đô, năm nay dự kiến cũng gấp đôi, khoảng 982t đô.
    Còn theo cái nguồn này:
    http://www.chinaeconomicreview.com/logistics/category/ship-building/
    TQ chiếm 20% thị trường, doanh thu 8.11 tỉ đô, số hơi vênh chút. 982t đô chiếm khoảng 2.42% thị trường. Chấp nhận được so với 3% của terahezt. Như vậy là gần như VN cầm chắc số 5, chỉ còn vài ẩn số như Ấn, Úc, Brazin, Nam phi.... Nhầm ở chỗ chỉ trong vòng khoảng vài năm trở lại không ngờ công nghệ đóng tàu di chuyển sang châu Á nhanh thế, Đức chỉ còn 5%, Anh mất dạng... Nhưng vị trí này cũng mong manh, chỉ cần một nước như Ấn ngoi lên là mất. Tất nhiên là chẳng ai tính tàu chiến vào đây vì có thằng nào khai đâu mà tính. Cũng không tính thị trường nội địa vì tính thì TQ phải đứng đầu TG. Nói chính xác là THỊ TRƯỜNG TÀU HÀNG XUẤT KHẨU (đóng thuê).
    Vấn đề là ở chỗ tớ rất dị ứng với những kiểu tổng công ty 90, 91 thành lập theo mệnh lệnh hành chính, chuyên đời thua lỗ. Thứ 2 là chuyện đầu tư dàn trải ngắt ngọn, ăn xổi thiếu các ngành cơ bản như cơ khí chính xác, đặc biệt là điện tử, tự động hoá thì khó lòng mà nâng tỉ lệ nội địa hoá lên trên 30%. Mua phần mềm, dàn máy cắt, uốn CNC, máy hàn đóng xong cái vỏ tàu là đã có đúng 30% rồi. Bài của ông Ánh chẳng thấy nhắc gì đến những cái này cả lại nổ hơi to chắc khoe mua được phần mềm xịn là CNTT phát triển?
    Dù sao thì đóng được tàu cũng là bước tiến dài cho Hải quân, thời buổi này càng thấy tự làm quan trọng.
  2. terahezt

    terahezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2008
    Bài viết:
    2.237
    Đã được thích:
    3
    Bổ sung thêm tí nữa là thứ hạng đó là thứ hạng về đóng tàu chứ không phải thiết kế tàu đâu nhé , năm nước đóng tàu hàng đầu là Hàn, Nhật ,Khựa,Đứa,Vịt nhưng những nước thiết kế tàu hàng đầu thì không phải năm nước này đâu nhé ,có thể Hàn và Nhật có mặt nhưng chắc chắn sẽ có thêm những cái tên như Anh ,Pháp ,Mỹ ,Nga, Canada,Thụy Điển, Nauy ...Thiết kế tàu rất khó vì đòi hỏi anh phải thiết kế rồi thử nghiệm ,thử nghiệm xong thiết kế lại ... nên những nước trình còi như ta chắc không đủ khả năng .Với lại nền kinh tế thế giới bây giờ có tính toàn cầu hóa rất cao ,không chỉ tàu mà rất nhiều thứ cũng thiết kế một nơi rồi làm một nơi .Một ví dụ tương tự là con chip Intel ,các con chip này đều được thiết kế ở Mỹ (tên mã của chúng là các địa danh ở Mỹ) nhưng đảm bảo bác nào chịu khó tháo nó ra sẽ thấy đó là Made In Malaysia hoặc Made In Costa Rica ,thế giới hiện đại nó là vậy các bác ạ.
  3. bthungvn

    bthungvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Bài viết:
    744
    Đã được thích:
    2
    Bác maseo bảo sắp khoá nên phải tranh thủ vào post một bại đóng góp với các bác. Cũng tự giới thiệu với các bác em là người làm đóng tàu và cũng ngồi vẽ như các nói.
    -Thứ nhất về thiết kế và phần mềm
    em khẳng định với các bác là phần mềm không thể làm tự động thiết kế được mà phải do con người diều khiển nó, nó chỉ là công cụ hỗ trợ cho quá trình thiết kế được nhanh hơn và chính xác hơn. Phần mềm thiết kế thì có rất nhiều nước viết được: Mỹ, Canada, Ba lan, Nhật, Hàn... Trước đây bòn em vẽ tay hay autocad lăn lê bò toài ra thì 1 tuần được một cái hình dáng vỏ theo yêu cầu thì nhờ phần mềm bọn em chỉ vẽ mất khoảng 2 ngày. Sau đó tính toán các thông số tĩnh động thuỷ lực học cho nó nếu ngồi làm bằng excel thì cũng 1 tuần 2 tuần, Nhưng có phần mềm thì chỉ khoảng 20 phút. Đây mói là hình dáng của cái vỏ thôi nhé. Sau đó là làm đến cai bố trí cái này thì chẳng thằng phần mềm nào làm được cả thằng kỹ sư ngồi nghĩ ra mà vẽ. rồi điều chỉnh sao cho hợp lý. Rồi đến ông tính toán kết cấu muốn tính được kết cấu thì phải lên phương án kết cấu cái này thì chẳng thằng phần mềm nào làm được.v.v sau khi được cái hình dáng rồi thì ở nước ngoài người ta đưa đi làm mô hình và cho vào bể thử để kiểm tra các yếu tố về động học sức cản cái này ở VN ít làm vì chi phí cao, bể thử cua VN đang nâng cấp và đào tạo người sử dụng. Cái bể thử này làm khó lắm đây các bác ạh.
    -Nội địa hoá và công nghiệp phụ trợ: về công nghiệp phụ trợ cho đóng tàu thì các bác biết rồi vì là nganh cơ khí nên máy móc công cụ, thép. Các thứ này thì Nhật, Hàn, TQ, Ấn mạnh hơn mình. chứ Vịt thì khoản này kém nếu không muốn nói là rất kém. Động cơ cho tàu thuỷ thì các nước ở trên đều lam được hết còn mình thì không. Điện điện tử cũng vậy.
    - Về vấn đề đứng thứ 5 trên thế giới thì có bác ở trên nói rồi đó là sự thật. chúng ta mói chỉ gia công thế thôi. Tại sao ta đứng thứ 5 là vì đóng tàu hàng rời thì hàm lượng chất xám không cao nên lãi xuất thấp vì giá trị nó thấp mà ô nhiễm thì lớn nên các nước khác không còn đóng nữa. họ chuyển dịch nó sang châu Á cho các nước đang phát triển họ chỉ đóng những tàu công nghệ cao giá trị lớn như các tàu công trình biển, du thuyền, hay tàu khách cỡ như Queen Mary II.. Nói đến đây thì các bác lại bảo sao Nhật và Hàn vẫn đứng đầu? Thằng Hàn quốc cũng chỉ là thằng mới nổi trong ngành đóng tàu, còn Thằng Nhật thì ngành đóng tàu của nó cũng cùng với các ngành khác giúp nước Nhật đi lên nhưng công nghệ của Nhật chưa đạt được đến trình độ của tàu công nghệ cao.
    -Về vấn đề thiết kế và đóng tàu cho hải quân: Đây là vấn đề khó vì nó liên quan đến quốc phòng, tàu Quân sự có đặc trưng riêng của nó không giống tàu Dân sự, trang thiết bị của nó khác, cách bố trí nó cũng khác, dẫn đến vật liệu công nghệ làm ra nó cung khác. nếu như các bác bảo chỉ càn thiết kế và đóng một cái vỏ thôi trang thiết bị có rồi, vật liệu có rồi thì với những tàu cỡ dưới 500 tấn thì ok. không vấn đề gì đâu các bác. Mà trên thực ttế thì cũng làm rồi.
    Nói ra những điều trên để các bác thấy vấn đề thực tế. Nhưng các bác đừng lo quá sau 10 năm thì nghành đóng tàu cũng trưởng thành vượt bậc rồi đó. từ 1997 chúng ta đóng con tàu chở hàng tổng hợp lớn đầu tiên là 6500DWT thì bây giờ chúng ta đóng tàu có hàm lượng chất xám cao hơn là tàu container 22k DWT tàu dầu 100k DWT .Nếu bác nào lam trong quân đội nhớ về con tàu chở hàng 1000 tấn đầu tiên để chở hàng ra TS vào cuối 80s thì sẽ thấy giờ mọi thứ khác xa lắm rồi. Sếp tôi là làm dự án đó nói rằng bọn tao phải vẽ tay trong suốt 1 năm sau đó xuống nằm ở nhà máy đóng tàu 1 năm nữa mới hoàn thành hồ sơ thiết kế của nó xếp đầy một xe uoat. Và một vấn đề nữa là công nghệ copy sau đó thay đổi thành của mình thì các bác cứ yên tâm hơi bị đỉnh đấy.
  4. SSX

    SSX Guest

    Thế đã đọc bài của bác maseo trang 2 chưa. Mấy cái phần mềm
    ấy có giới thiệu trên mạng đấy.
    Trước đây tớ có xem Discovery giới thiệu về Huyndai, nó làm tự
    động hoàn toàn. Riêng về phần Hull một cái tầu nó chia ra làm 10
    hay 15 khúc tuỳ loại giao cho 10, 15 thằng đóng cùng lúc sau đó
    ghép vào nhau, sai số không quá vài mm kinh chưa. Động cơ diesel
    thì to nhất thế giới cũng nó tự làm.
    Hy vọng cậu không ở Bạch đằng hay Nam triệu. Dùng phần mềm kiểu
    này nguy cơ bị maseo khoá topic là rất cao.
  5. bthungvn

    bthungvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Bài viết:
    744
    Đã được thích:
    2
    Bác có rỗi viết rõ ràng một chút chúng ta cung thảo luận. Bác viết thế này em không hiểu. Còn mấy phần mềm maseo nói thì sao? nó làm sao ạ?
    bác bảo đóng thành từng khúc rồi ghép lại thì thằng nào chẳng thế không thì làm sao cẩu và xe chuyển được từ trong xưởng lắp ráp ra ạ?
  6. NeptuneLL

    NeptuneLL Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2008
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Cho em tham gia ý kiến một chút. Hình như các bac không ai làm trong ngành đóng tàu nên có vẻ lờ đờ he he he.
    Thứ nhất học AutoCad không đến nỗi 2, 3 năm đâu. Em chỉ học và thực hành liên tục khoảng 1 tháng là vẽ 2D thành thục, thêm 1 tháng nữa là vẽ 3D thuộc loại khá rồi.
    Còn phần thiết kế thì phải chia làm 3 phần: phần Basic là thiết kế nguyên lý và đwa ra các thông số cơ bản. Phần detail là thiết kế về chi tiết như kích thước, vật liệu, mối hàn (phần vỏ, ống), công suất, điện áp, ... liên quan đến phần điện và máy. Phần production design là phần thiết kế thi công từng chi tiết để công nhân thực hiện chế tạo và lắp ráp các bộ phận.
    Phần Basic ngày xwa chủ yếu thuê nước ngoài, nhưng bây giờ viện thiết kế công nghiệp tàu thuỷ việt nam đã làm được, các sản phẩm của viện có thể kể đến là tàu 20.000 DWT, 56.000 DWT, tàu cao tốc ....
    Tương tự thiết kế detail viện thiết kế công nghiệp tàu thuỷ việt nam cũng làm tuốt.
    Ngoài ra việc thiết kế 2 phần trên còn có các đơn vị liên doanh, ví dụ vinakita....
    Việc thiết kế production déign, có thể thuê nước ngoài hoặc tự các nhà máy làm. Việc này thật ra cũng rất đơn giản, hầu hết các công ty đã tự làm được. Có thể dùng Autocad để vẽ 2D, hoặc dùng các phần mềm chuyên dụng như shipconstructor, tribon...
    Vì thế các bác cứ yên tâm là nếu cờ đến tay thì làm được tuốt. Chỉ có phần thiết bị là hơi khó, nhưng thiết bị máy móc tàu thuỷ thì đang hợp tác với nước ngoài để xây dựng các nhà máy trông nước, chắc khoảng 10 năm nữa thôi sẽ nội địa hoá trên 90% cho xem.
    Còn thiết bị quân sự ư, em nghe nói scud việt nam đã làm được thì tương lai sẽ làm đwợc nhiều thứ khác thôi.
    Vì vậy theo em các bác không nên bi quan. Công nghiệp dóng tàu việt nam sẽ tiến những bức vững chắc cho coi, thứ 4 thế giới là vị trí mà VN mong đợi đạt được trong khoảng 10 năm tới. Hãy nâng ly chúc mừng đi hi hi hi
  7. terahezt

    terahezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2008
    Bài viết:
    2.237
    Đã được thích:
    3
    Máy bác cho em hỏi ,thế còn phần reasearch and development các mẫu tàu mới ở Việt Nam thì như thế nào rồi ạ, chúng ta có nghiên cứu được mẫu mã nào mới không.
  8. pvnaf

    pvnaf Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    535
    Đã được thích:
    2
    Công nghiệp đóng tàu của mình là MAY tàu thì đúng hơn. Đóng tàu giống như kiểu gia công may quần áo, công đoạn làm ở việt nam đó là may tất cả những thứ có sẵn thành quần áo rồi xuất khẩu. Đóng tàu của mình đó là nhập từ A-W từ thép là vỏ tàu, bản vẽ tàu, động cơ, thiết bị điều khiển... công đoạn làm ở VN là hàn và lắp mọi thứ lại với nhau. Va việc HÀN và MAY chẳng khác nhau là mấy. Từ đó người ta gọi tên thứ 2 cho ngành đóng tàu là MAY TÀU, hay ngành Otô là MAY ôtô
  9. vostl

    vostl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2003
    Bài viết:
    587
    Đã được thích:
    0
    Tớ ngoại đạo thôi nhưng nếu nói thiết kế tàu phần lớn do phần mềm làm thì làm sao có cái gọi là đột phá cong nghe hay innovation được nhỉ? mà trên thương trường đấy là vũ khí cạnh tranh còn trên chiến trường đó là vũ khí huỷ diệt. Hay ý bác bảo là sức sáng tạo của phần mềm còn hơn cả con người nếu thế thì khủng khiếp qua Kẻ Huỷ Diệt 3 sắp thành sự thật đến nơi.
    Tớ so sanh đơn giản voi xay dung 1 he thong IT chang han: phần mềm như là lập trình viên còn kỹ sư là người thiết kế hệ thống. Thằng lập trình phải nghe lời thằng thiết kế. Và dĩ nhiên thằng thiết kế phải ăn lương gấp chục lần thằng lập trínho
  10. bthungvn

    bthungvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Bài viết:
    744
    Đã được thích:
    2
    Bạn đọc không kỹ bài của tớ rồi tớ là dân thiết kế tàu làm cho ngành đóng tàu mà.
    Tớ sẽ không có ý kiến gì về auto CAD bởi vì nó như word với excel của chị em đi làm văn phòng thôi. Tớ công nhận răng thiết kế theo quy chuẩn là chia lam3 giai đoạn. Giai đoạn một là tìm ra thông số cơ bản của con tàu đáp ứng được sức chở theo yêu cầu sau đó đi tạo mô hình và thử nghiệm trong bể thử để kiểm tra các thông số về sức cản, về việc tạo pha của sóng mũi và sóng đuôi.v.v. Sau khi đạt yêu cầu thì bắt đầu thiết kế tính toán các trang thiết bị, máy móc để nó đảm bảo sự an toàn khi hoạt động theo công ước Quốc tế về "an toan sinh mạng con người trên biển" về các yêu cầu của các cảng mà tàu sẽ tới v.v. đấy là bước thứ 2. Bước thứ3 là thiết kế công nghệ: Thực ra bước này phải do nhà máy nơi đóng tàu thiết kế thì sẽ tốt hơn vì họ hiểu được công nghệ và năng lực của chính họ hơn là những người làm ở các công ty thiết kế (đã thiết kế 2 bước ở trên), Hiện nay đội ngũ cán bộ ở nhà máy còn trẻ thiếu kinh ngiêm nên một số phải thuê nước ngoài, hoăc phải thuê các công ty thiết kế trong nước làm.
    Còn về ngành thiết kế trong nước tớ đã nói ở trên là đã có một bước tiến dài kể từ năm 1997. song hiện nay với tàu dưới 20.000DWT chúng ta có thể thiết kế ngon các loại tàu chở hàng thông thường, tàu container, còn tàu dầu thì vẫn còn nhiều vướng mắc( vướng mắc này chủ yếu là do kinh nghiệm không lường hết được vấn đề về yêu cầu của các quy định quốc tế và cách xử lý nó trên sản phẩm) nhưng sẽ hoàn thiên trong nay mai thôi. Còn tàu 56.000DWT bạn ạ cũng không thể làm các tàu đòi hỏi công nghệ cao như tàu dầu, tàu khách .. thì chưa làm được. Và mình xin nói thẳng các tàu trên thể hiện khả năng copy và học hỏi từ chính các thiết kế đã mua của nước ngoài hoặc nước ngoài thuê đóng tại các nhà máy của VN.
    Việc hợp tác với nước ngoài thì cũng có nhiều rồi Như nồi hơi với Đan mạch, máy diezen với MAN&BMW nhưng vẫn chỉ là lắp ráp thôi, mình chưa có đủ khả năng luyện kim, cơ khí chính xác để chế tạo các chi tiết máy đòi hỏi độ bền cao môi trường làm việc khắc nghiệt( trục chính..)
    Nhưng nếu để đóng tàu quân sự thì có một vấn đề là phải chấp nhận trả giá cho những sản phẩm đầu tiên. Tớ tin là trí tuệ của VN làm được nếu có yêu cầu. Các tàu tuần tra cỡ nhỏ thì bên viện thiết kế HQ cũng đã làm được rồi ( dựa trên thiế kế của Nga, Hà Lan, Đan mạch..) Tàu cao tốc của CS biển thì cũng đóng tại VN đấy thôi ( thiết kế nưocs ngoài) Tàu há mồm 500 tấn thì đóng được cũng lâu rồi mà đóng tại HN nhé. BẠn nào có bản vẽ thiết kế tàu quân sự và các trang thiết bị thì cho tớ nhé. hi hi hi tớ đang ôm mộng tự vẽ lấy một con để chơi đấy...
    @ terahezt: hiện tại thì chưa bạn àh: mới chỉ tiến hành làm một đề tài của một phó tiến sỹ ở Nga về tàu cao tốc thôi. Hiện nay bể thử mô hình đang được nâng cấp và sửa chữa và cán bộ đang đực đi đào tạo chủ yếu lag Balan. Nhưng vấn đề muôn thuở của những người làm nghiên cứu là đãi ngộ mà ngành bọn tớ thì hẹp nên mây ông bạn tớ ở đó vẫn "chạy ăn từng bữa toát mồ hôi". Hầu hết các kỹ sư trẻ mới về họ chạy hết rồi, còn mấy người gạo cội thì do nếu đi phải đền vài trăm triệu chi phí đào tạo nên không đi được. Chắc phải chấp nhận vài năm nữa..
    Được bthungvn sửa chữa / chuyển vào 06:53 ngày 01/05/2008

Chia sẻ trang này