1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Công nghiệp đóng tàu VN

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi ducthrash, 25/04/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Mời các bác đọc bài dưới đây tìm hiểu nhiệm vụ công việc và thành quả thiết kế cải tiến tàu quân sự của Viện Kỹ thuật Hải quân.
    Mong rằng mọi người yêu nước có thể góp sức mình -trí tuệ tài năng hay vật chật vào xây dựng và phát triển ngành đóng tàu quân sự nói riêng và Công nghiệp quốc phòng VN nói chung.
    Bước ra biển lớn
    Là đơn vị chuyên nghiên cứu, thiết kế, cải tiến trang bị kỹ thuật, các loại tàu, xuồng quân sự, những năm qua, Viện Kỹ thuật Hải quân không chỉ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà còn đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành đóng tàu Việt Nam, góp phần thực hiện chiến lược "vươn ra biển lớn". Có được thành công ấy là do Viện đã quan tâm đào tạo và phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ.
    [​IMG]
    Thiết kế tàu trên máy vi tính ở Viện kỹ thuật Hải quân.
    Đào tạo, rèn luyện cán bộ từ thực tiễn cơ sở
    Đến Viện Kỹ thuật Hải quân vào ngày cuối tháng 4, người đầu tiên chúng tôi gặp là Thượng tá Lê Nguyên Hằng, Xưởng trưởng xưởng chế thử. Cùng anh Hằng vào xưởng, chúng tôi thấy ở đây chỉ có 11 cán bộ, nhân viên, nhưng số lượng công trình các anh đã và đang thực hiện lại khá "đồ sộ".
    Thượng tá Lê Nguyên Hằng phấn khởi "khoe":
    - Mấy năm nay, cán bộ, nhân viên của Viện có nhiều đề tài, sáng kiến nên xưởng chế thử luôn phải làm việc với cường độ cao, nhiều hôm phải làm cả buổi tối. Tuy bận rộn nhưng anh em rất say sưa, vì mỗi công trình đều góp phần để bộ đội Hải quân hoàn thành tốt nhiệm vụ. Vừa tuần trước, trong cơn bão số 1, hai con tàu công suất lớn là HQ 951 và HQ 9001 do Viện thiết kế, thẩm định thi công đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên vùng biển Trường Sa. Anh em chúng tôi vui lắm.
    Tìm hiểu chúng tôi được biết, những năm gần đây, nhất là từ khi Đảng ta ra Nghị quyết về chiến lược biển Việt Nam, nhiệm vụ của bộ đội Hải quân nói chung và của Viện Kỹ thuật Hải quân nói riêng càng nặng nề. Để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ, lãnh đạo Viện Kỹ thuật Hải quân xác định khâu mấu chốt là phải nâng tầm đội ngũ cán bộ.
    Đại tá-Tiến sĩ-Viện trưởng Vũ Đức Hậu cho biết:
    Cán bộ, nhân viên của Viện tuy được đào tạo cơ bản, nhưng ngành công nghiệp hàng hải phát triển rất nhanh, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị đòi hỏi ngày càng cao. Vì thế, để anh em có đủ khả năng làm chủ khoa học công nghệ, nắm chắc những trang thiết bị mà bộ đội Hải quân đang cần, Viện đã mời các chuyên gia đầu ngành cả trong và ngoài nước đến giảng dạy, đồng thời chú trọng đưa cán bộ đi thực tế ở đơn vị cơ sở.
    Trao đổi với các cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học ở Viện, chúng tôi càng hiểu rõ sự đúng đắn của việc đào tạo cán bộ qua thực tiễn. Đại tá Bùi Sĩ Tạo, Trưởng phòng Vỏ tàu cho biết, các kỹ sư sau khi đi thực tế đều có những sáng kiến được ứng dụng hiệu quả, như sáng kiến căn chỉnh bệ phóng tên lửa trên tàu 205; sáng kiến giảm 5 lần thời gian nạp đạn; thiết kế phao báo vị trí sự cố... Đặc biệt, Viện đã nghiên cứu thành công nhiều công trình có giá trị cao, tiết kiệm cho ngân sách hàng triệu đô-la vì không phải nhập từ nước ngoài, như: thiết kế các loại tàu cao tốc cho lực lượng Cảnh sát biển, tàu và xuồng cho các đơn vị Hải quân, tàu chở dầu 1.000 tấn; sửa chữa, cải tiến nhiều hạng mục trên tàu chiến... Riêng các kỹ sư trẻ đã có hàng chục công trình, sáng kiến lớn, 2 công trình đạt giải Tuổi trẻ sáng tạo Nguyễn Phan Vinh.
    Nhiều giải pháp để phát huy "chất xám"
    "Chảy máu chất xám" là mối lo chung của nhiều cơ sở nghiên cứu khoa học. Hiện nay, các nhà khoa học ngành hàng hải, đóng tàu luôn được các doanh nghiệp mời vào làm việc với mức lương cao. Làm thế nào để đội ngũ cán bộ gắn bó với đơn vị và say mê nghiên cứu là vấn đề mà lãnh đạo, chỉ huy Viện Kỹ thuật Hải quân luôn trăn trở.
    Đại tá-Chính ủy Nguyễn Văn Cảnh cho biết, giải "bài toán" hóc búa này không thể chỉ bằng động viên, giáo dục "suông", mà phải bằng việc làm cụ thể. Kỹ sư hàng hải làm việc ở các doanh nghiệp bên ngoài được trả lương hàng nghìn đô-la, lương trong quân đội chỉ vài ba triệu đồng. Chênh lệch thu nhập quá lớn dễ làm nảy sinh sự so bì, thiếu gắn bó, nếu không giải quyết tốt thì đội ngũ cán bộ khó yên tâm công tác.
    Được biết, thời gian qua lãnh đạo, chỉ huy Viện Kỹ thuật Hải quân đã tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp. Bên cạnh tăng cường công tác giáo dục, xây dựng bản lĩnh, lý tưởng, Viện thực hiện tốt dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ phấn đấu, trưởng thành, đồng thời quan tâm bảo đảm những nhu cầu thiết yếu về đời sống vật chất, tinh thần, như hỗ trợ về nhà ở, tạo việc làm cho vợ, con cán bộ và nhận thêm việc, làm thêm giờ để tăng thu nhập...
    Thượng uý, kỹ sư Lê Minh Thu, tâm sự:
    - Thời kinh tế thị trường, chế độ đãi ngộ và điều kiện làm việc tốt là hai yếu tố chính thu hút các nhà khoa học trẻ. Ở Viện Kỹ thuật Hải quân, tuy hai điều kiện này hạn chế, nhưng quan hệ cấp trên, cấp dưới rất cởi mở, đoàn kết. Dù còn khó khăn nhưng Viện luôn cố gắng quan tâm đến nhân viên trong điều kiện có thể nên chúng tôi rất yên tâm công tác. Qua những lần đi thực tế ở các đảo, nhất là đảo Trường Sa, chúng tôi thấy mình càng phải phấn đấu nhiều hơn.
    Trò chuyện với đội ngũ cán bộ trẻ, tôi càng hiểu vì sao họ rất gắn bó với đơn vị, say mê làm việc. Thiếu tá Hoàng Văn Huề, Phó trưởng phòng Vỏ tàu cho biết, công tác cán bộ được lãnh đạo, chỉ huy Viện tiến hành công tâm nên mọi người đều tích cực phấn đấu. Không những thế, Viện còn thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá tinh thần như văn nghệ, thể thao, giao lưu, tham quan... Môi trường làm việc dân chủ, đoàn kết nên ai cũng coi Viện như nhà mình.
    Với những việc làm cụ thể, thiết thực, Viện kỹ thuật Hải quân đang từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ cao, tâm huyết với công việc, tạo sức mạnh để góp phần cùng bộ đội Hải quân và ngành hàng hải nước ta thực hiện mục tiêu "Vươn ra biển lớn".
    Bài và ảnh: HUY QUANG

    http://www.qdnd.vn/qdnd/baongay.quocphong.xaydungquandoi.33963.qdnd
    Được su_30 sửa chữa / chuyển vào 09:55 ngày 01/05/2008
  2. lamborghinimurcielago

    lamborghinimurcielago Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    828
    Đã được thích:
    0
    Cải tạo cái bệ tên lửa tàu 205 là loại Osa có 350 tấn, cũng chỉ là cải tạo phần mềm bên trên chứ có đóng mới được cái nào đâu.
  3. rangnanh

    rangnanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    "Kỹ sư mình dùng phần mềm thiết kế tàu của bọn tây làm sẵn bác ạh. Nó là 1 cái máy thiết kế ko hơn ko kém, kỹ sư mình nhét thông số ví dụ trọng tải, dài rộng, mục đích sử dụng (chỉ dân sự được thôi) vào 1 đầu, đầu kia phọt ra bản vẽ thiết kế chi tiết đến từng con ốc. Vì nó là máy nên muốn sửa chữa nâng cấp gì cái phần mềm ấy thì lại phải nhờ thằng cung cấp, nó chịu giúp thì phải sùy thêm tiền ra (đắt lòi kèn), nó ko chịu giúp, tỷ như mình đòi nâng cấp để thiết kế Gepard chẳng hạn là ko được, mình cũng đành ngồi khóc thôi...."
    ".... Nói ngoài lề tí bác maseo thấy chướng cứ xoá. vốn NN cấp cho ông Vinashin hay Nam triệu bỏ vào BĐS, cao ốc, khách sạn... hết rồi, bây giờ dây với mấy ông này chỉ dại còn khuya mới thanh toán được. Theo tin của thằng bạn như anh Nam triệu chẳng hạn 2/3 vốn của nó không nằm ở đóng tàu. Lấy ngắn nuôi dài mà.
    Chẳng ai kiểm soát được....."
    -------------
    Dạo này diễn đàn thiếu bài viết có chiều sâu thật. Mở màn topic là "Công nghiệp tàu thủy Việt Nam" vô trong thì cự nhau ì xèo, tự ti, hạ thấp Vịt mình quá sức
    Em nói thật các bác đừng bực. Các bác nói chuyện đóng một con tàu hàng chục, hàng trăm ngàn tấn mà cứ chuyện ăn xôi. Dễ dàng như vậy thì các nước xung quanh Vịt, đặc biệt là các nước có diện tích biển lớn, phụ thuộc vào biển như Malay, Phi, Thai, Indo ...không phát triển được như Vịt đi. Hoặc là nếu máy móc làm được mọi chuyện như vậy thì Vịt đâu cần phải mời hẳn các chuyên gia, kỹ sư đón tàu của các nước Đông Âu (đặc biệt là Ba Lan ) về làm việc và sống hẳn ở Vịt đâu. Mà các bác cũng nên chịu khó xem thông tin một chút đi, ngoài việc đóng tàu, Vịt cũng đã đầu tư khá lớn cho công nghiệp phụ trợ. Vừa rồi, đã đầu tư hẳn một nhà máy thép dùng để đóng tàu rồi đấy thôi, nội thất thì nhìn chung tỉ lệ nội địa hóa khá cao rồi, còn máy và hệ thống điện tử thì đương nhiên vẫn phải nhập ngoại (đến như Khựa vẫn phải nhập thiết bị điện tử và động cơ của Flanker đấy thôi). Ngoài tàu lớn thì mình cũng đã từng bước chế tạo và đưa vào sử dụng nhiều tạo chuyên dùng hiện đại như mấy chiếc cứu hộ ở Đà Nẵng đấy, rồi tàu cứu hộ tự cân bằng (chống lật), tàu cảnh sát biển...đâu thua kém gì nước ngoài. Các bác cứ chờ xem, 5,7 năm nữa thế nào cũng xuất hiện tàu chiến của vịt tự chế tạo thôi (không phải như cái loại BPS-500 đâu nhé). Mới có vài năm mà phát triển được như vậy thì đúng là phát triển đột phá, phải mừng chứ các bác
    NÓI TÓM LẠI, CON NGƯỜI LÀ TRÊN HẾT CÁC BÁC Ạ
    Rồi cái chuyện sử dụng ngân sách Nhà nước mà các bác nói ở trên cứ như là ....dân mafia đi rửa tiền hic hic.
    Việc phát triển công nghiệp đóng tàu của Vịt là một nội dung cụ thể hóa nghị quyết của Đảng về chiến lược phát triển ra biển (tớ chả nhớ nghị quyết mấy nữa), Nhà nước cấp cho mấy tỉ đô (bao gồm cả huy động từ nhân dân qua hình thức trái phiếu và đi vay một phần) để xây dựng ngành công nghiệp đóng tàu chứ có phải chuyện đùa đâu mà các bác nói chuyện xài tiền cứ như giỡn chơi. Công ty nhà nước muốn đầu tư ra bên ngoài thì phải đảm bảo cân đối thu chi, sử dụng vốn nhàn rỗi, thặng dư để đầu tư chứ làm gì có chuyện lấy tiền ngân sách cấp mà lại đi mua đất? Bây giờ chứ đâu phải thời trước đâu mà tự tung tự tác, đâu phải muốn sử dụng ngân sách như thế nào cũng được? Rồi còn Quốc hội, Bộ tài chính,...bao nhiêu là cơ quan giám sát, một năm kiểm tra định kỳ mấy lần chứ đâu phải một mình một chợ, không ai biết mình? Các bác cứ khéo lo, phải nhìn mọi chuyện một cách khách quan chứ cứ nghe đứa này nói thế này, đứa kia nói thế nọ thì diễn đàn này trở thành chỗ để phao tin đồn mất rồi. Còn chuyện thanh toán được hay không thì các bác cứ chờ xem, nhớ không lầm thì đơn đặt hàng (tàu từ 10.000 tấn trở lên) còn dài dài đến hơn chục năm nữa cơ, không đủ thợ nữa thì phải
    Nghe các bác bàn luận thấy bức xúc "lòng yêu Nước " quá, mạn phép trao đổi vài lời, có đụng chạm đến bác nào thì xí xóa dùm
  4. giotmautuoi

    giotmautuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2006
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    0
    Có đóng được con này chưa các bác
    [​IMG]
    Được giotmautuoi sửa chữa / chuyển vào 17:11 ngày 06/05/2008
  5. NeptuneLL

    NeptuneLL Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2008
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Chỗ này hình như có 2 con, con dưới nước là Tarantul, Con trên bờ là BPS500. Con ở trên bờ thì đóng được lâu rồi.
    Được NeptuneLL sửa chữa / chuyển vào 18:40 ngày 06/05/2008
  6. sdhanoi

    sdhanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2007
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    0
    Lâu rồi tôi không lên, hôm nay thấy các bác tranh luận hay quá, tôi xin có ý kiến thế này:
    - Để làm bất cứ cái gì, thì cũng cần phải có ý tưởng, thiết kế ra. Dù anh gia công hay làm thật thì cũng phải có người có kiến thức để làm. Cái vụ phần mềm có là rất tốt, ngu gì mà không dùng khi nó ra tiền, ra thời gian. Nhưng cái mà bác maseo nói và một số bạn nói tôi rất nhất trí. Ở VN ta hay nói quá đà nhưng ngắn ai muốn hiểu sao thì hiểu, ta cũng chỉ mới là anh gia công là chính, tự thiết kế sản xuất đạt đến trình độ mấy nước thuê ta đóng tầu hiện nay còn khuya. Tôi nói thế có bác sẽ chửi là thằng tự ti, thiếu tinh thần dân tộc. Không như thế đâu, các bác ở đây không biết làm nhà cho chính mình chưa? Các bác cứ ra đường xem có bao nhiêu phần trăm nhà dân tự thiết kế thi công lấy, chỉ cần 1 chủ và một đầu cánh thợ là có thể đi khắp nơi hô lên tôi tự xây được nhà, có kinh nghiệm làm nhà, làm một cái xong là cái nhà nào cũng biết làm đâu cần bọn kỹ sư, kiến trúc sư mà đáng buồn là có nhiều người được ăn học bằng cấp hẳn hoi. Thành phố xấu đẹp, an toàn đâu chỉ do KTS với kỹ sư XD làm được đâu. Đầu tư để cho chính mình ở còn thế thì ngành đóng tàu VN cũng thế thôi.
  7. terahezt

    terahezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2008
    Bài viết:
    2.237
    Đã được thích:
    3
    Công ty Đóng tàu Hạ Long: Hạ thủy thành công tàu 53.000 DWT thứ 3 (10/01/2008)
    Ngày 15/11, Công ty Đóng tàu Hạ Long đã tổ chức hạ thủy thành công chiếc tàu thứ 3 mang tên White Diamond trong loạt 15 tàu 53.000 DWT được đóng mới tại công ty cho Tập đoàn đầu tư Graig - Vương quốc Anh. Tàu White Diamond là tàu chở hàng khô, hàng rời hạng nặng do Công ty thiết kế tàu CarlBro của Đan Mạch thiết kế và cơ quan đăng kiểm DNV của Na Uy giám sát thi công và phân cấp tàu.
    Tàu có chiều dài 190m, rộng 32,26m, chiều cao mạn 17,5m, chiều cao mớn nước thiết kế 12,62m, tổng dung tích hầm hàng 65.700 m3, công suất máy chính 9480 KW, tốc độ khai thác đạt 14,9 hải lý/giờ.
    Tổng vốn đầu tư gần 30 triệu USD. Sau khi hạ thủy an toàn tàu White Diamond, Công ty Đóng tàu Hạ Long đã tổ chức đặt ky chiếc tàu 53.000 DWT thứ 4 mang số hiệu HL05
  8. terahezt

    terahezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2008
    Bài viết:
    2.237
    Đã được thích:
    3
    Nếu theo cái hình này thì chưa vì cái hình này mang hai cái ống dài dài (Moskit) ,còn loại mang hai 4 hay tám ống ngắn bó thành bó bốn ống thì rồi .
    Được terahezt sửa chữa / chuyển vào 08:40 ngày 09/05/2008
  9. terahezt

    terahezt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/01/2008
    Bài viết:
    2.237
    Đã được thích:
    3
    QUY TRÌNH TỔNG QUÁT KHI ĐÓNG MỚI MỘT CON TÀU (28/06/2007)
    Theo: Tạp chí Vinashin
    GIAI ĐOẠN 1: THIẾT KẾ
    Ở giai đoạn này, người ta thực hiện các bản vẽ thiết kế hình dáng vỏ tàu và chân vịt, đồng thời tiến hành chế tạo và thử mô hình tàu ngay sau khi kí hợp đồng và có những đặc tính kỹ thuật cơ bản.
    Tiến hành thiết kế cơ bản (Basic design): Trong đó bao gồm cả tính toán thử nghiêng, khả năng ổn tính, các kết cấu cơ bản như: đường hình dáng, mặt cắt ngang, các vách chính, các boong, phần mũi, phần lái v..v.
    Tiến hành thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công (Technical and Production designs): Trong quá trình này các bản vẽ cơ bản như kết cấu tàu, các hệ thống ống, máy, điện được triển khai chi tiết. Các bản vẽ thi công được thực hiện cho kết cấu từng tổng đoạn, lắp đặt thiết bị v.v. . . Đồng thời cũng tiến hành xác định các đặc tính sơn cho vỏ tàu.
    Các bản vẽ thiết kế cơ bản, kỹ thuật và thi công được thực hiện trên máy tính và bằng các phần mềm thiết kế, các dữ liệu vế vật tư, thiết bị cần mua được chuyển qua mạng nội bộ sang các bộ phận mua bán vật tư, thiết bị để tiến hành các thủ tục đặt hàng.
    GIAI ĐOẠN 2: CẮT TÔN (Một số nhà máy làm lễ cắt tôn để chính thức khởi công đóng con tàu)
    Đầu tiên các tấm tôn được sơn lót, sau đó được chuyển đến phân xưởng cắt bằng dây chuyền.
    Trên cơ sở các thông tin thu nhận được từ máy tính, máy cắt tự động sẽ cắt các tấm tôn theo đúng như trong bản vẽ thiết kế.
    Mỗi tấm tôn khi được cắt ra sẽ có kí hiệu riêng và sau đó chúng được chuyển sang phân xưởng lắp ráp.
    GIAI ĐOẠN 3: LẮP RÁP PHÂN, TỔNG ĐOẠN
    Trong quá trình lắp ráp, các tấm tôn riêng biệt được hàn vào với nhau thành các phân, tổng đoạn.
    Công việc lắp ráp được thực hiện theo qui trình sản xuất, các tấm tôn phẳng như khung đọc, khung ngang được lắp trước, sau đó mới nối với các phần cong. Quá trình hàn được thực hiện trên dây chuyền.
    Ở các nhà máy đóng tàu lớn của Hàn Quốc, hàng ngày trong các phân xưởng có thể tiến hành lắp từ 20 đến 30 tổng đoạn, mỗi chiếc có trọng lượng tới 300T.
    Ghi chú: Hiện nay chúng ta hay làm lễ đặt ky là lễ chính thức đưa một phân đoạn chính của tàu lên đà để tiến hành lắp ráp
    GIAI ĐOẠN 4: SƠ BỘ LẮP RÁP CÁC KHÍ CỤ, GIÁ ĐỠ
    Rất nhiều thiết bị được lắp sơ bộ trong khi lắp ráp các phân, tổng đoạn tàu. Các đường ống, cáp điện lớn và các bệ máy cũng được đặt đồng thời trong phân, tổng đoạn Rất nhiều các bộ phận thiết bị cho buồng máy, cho các đường ống, dây điện cũng được lắp sơ bộ.
    GIAI ĐOẠN 5: SƠN
    Các phân, tổng đoạn sau khi lắp xong được chuyển đến phân xưởng sơn bằng các xe chở tổng đoạn Bề mặt các tấm tôn của tổng đoạn được làm sạch và sau đó sơn từ 3 đến 6 lớp sơn.
    Các chỗ dùng để nối các tổng đoạn với nhau sẽ được sơn kỹ hơn sau khi các tổng đoạn đã được hàn nối với nhau trên đà.
    Hiện nay nhiều nhà máy đóng tàu hiện đại có những phân xưởng sơn rất lớn, được trang bị đầy đủ các thiết bị chống ô nhiễm và sử dụng các hoại sơn không độc, thân thiện với môi trường, chống gỉ rất tốt, không gây tổn hại cho sức khoe con người và kéo dài tuổi thọ của tàu.
    GIAI ĐOẠN 6: ĐẤU TỔNG ĐOẠN TRÊN ĐÀ
    Sau khi sơn xong ở bãi lắp ráp ngoài trời gần đà, các phân đoạn nhỏ được hàn với nhau để thành các tổng đoạn lớn.
    Các tổng đoạn lớn được đưa lên đà để hàn đấu với nhau thành con tàu.
    GIAI ĐOẠN 7: HẠ THỦY
    Sau khi đấu xong các tổng đoạn và các phần mũi, lái, tàu được hạ thủy xuống nước và đưa ra cầu tàu để tiếp tục lắp phần ca bin thượng tầng và các thiết bị khác
    Theo truyền thống, khi hạ thủy người mẹ đỡ đầu cho con tàu sẽ ném chai sâm panh vào phần mũi tàu. Sau khi chai sâm panh vỡ tung, tàu được cắt các dây giữ và được đẩy xuống nước.
    Trong lễ hạ thủy tàu hàng 53.000 DWT số 2 mang tên Blue Diamond tại Nhà máy đóng tàu Hạ Long, Tiến sĩ Phạm Thuý Hồng, phu nhân của Chủ tịch Tập đoàn Vinashin Phạm Thanh Bình đã được Tập đoàn Graig . chỉ định làm mẹ đỡ đầu cho con tàu này và bà đã ném chai sâm panh để chính thức tiến hành việc hạ thủy.
    GIAI ĐOẠN 8: LẮP HÒAN CHỈNH THIẾT BỊ
    Trên những bệ, giá đã được đặt sẵn ở giai đoạn trước trên tàu, các thiết bị như máy chính, nồi hơi, thiết bị máy, thiết bị điện được tiến hành lắp và hoàn thiện trong buồng máy, ca bin cũng như trong các khu vực khác của tàu
    Tuy nhiên, ở các nhà máy đóng tàu của Hàn Quốc có tới 90% các thiết bị được lắp lên tàu trước khi hạ thủy, vì khi lắp thiết bị trên bờ thì các điều kiện về ổn định tốt hơn và do đó chất lượng lắp ráp cũng tốt hơn.
    GIAI ĐOẠN 9: THỬ ĐƯỜNG DÀI
    Trong quá trình thử đường dài, tất cả chức năng của các hệ thống trên tàu sẽ được kiểm nghiệm và hoạt động như khi hành trình thật. Máy chính, trạm phát điện hoạt động cung cấp điện năng cho tất cả các thiết bị để tiến hành thử các hệ thống.
    Chủ tàu và cơ quan Đăng kiểm cũng tham gia thử đường dài để xác nhận toàn bộ các hạng mục theo đúng hợp đồng và thiết kế.
    GIAI ĐỌAN 10: BÀN GIAO
    Sau khi tàu thử đường dài xong sẽ làm lễ bàn giao cho chủ tàu.
    Sau khi bàn giao xong, tàu được phép chính thức vận hành.
    Nguồn : http://www.vami.com.vn/Chitiettintuc/tabid/9379/ArticleID/102102/tid/9367/Default.aspx
  10. cubocubap

    cubocubap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2008
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Lần đầu tiên Vinashin xuất khẩu thép tấm đóng tàu sang Mỹ
    chúc mừng công nghiệp đóng tàu việt Nam tiến thêm một bước
    http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/2008/5/1620028.epi?refer=http%3a%2f%2fwww1.dantri.com.vn%2fkinhdoanh%2fdoanhnghiep%2fLan-dau-tien-thep-tam-Viet-am-xuat-ngoai%2f2008%2f5%2f232424.vip

Chia sẻ trang này