1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Công nghiệp Quốc phòng Việt nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi kqndvn, 07/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Công nghiệp Quốc phòng Việt nam

    Từ trước tới nay anh em ta ít biết về khả năng công nghiệp Quân sự quốc phòng của Việt nam. Vì vậy mở topic này, hy vọng anh em ai có thông tin gì thì mỗi người đóng góp một tí.



    Hồi ức-Kỷ niệm


    Ra đời ngành công nghiệp quang học


    Ngày 19 tháng 09 năm 2005




    Năm 1965, để chi viện cho cuộc đấu tranh vũ trang của đồng bào miền Nam, tăng cường sức chiến đấu cơ động cho Quân giải phóng, ngành Quân giới được giao nhiệm vụ chế thử, sản xuất súng cối cá nhân 60mm. Phân xưởng quang học của nhà máy Z1 được giao chế thử, sản xuất kính ngắm cối và nivô cối để đồng bộ với súng. Đây là thử thách đầu tiên với phân xưởng, cũng là thử thách đầu tiên của ngành quân giới, nó có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển công nghiệp quang học quốc phòng để trở thành ngành kỹ thuật mũi nhọn mới của quân đội. Chúng tôi hồ hởi bắt tay vào cuộc.

    Phân xưởng quang học lúc đó mới có hơn 50 người, trong đó có các anh Nguyễn Văn Thuần, Nguyễn Mộng Hùng, Nguyễn Đình Quán... là những kỹ sư quang học tốt nghiệp từ Liên Xô, Trung Quốc về, chủ yếu làm công tác sửa chữa khí tài quang học. Thiết bị, công nghệ và tay nghề cho sản xuất quang học hoàn toàn chưa có gì. Kính ngắm cối là dụng cụ quang học-cơ khí chính xác, có hệ thống quang học quan sát phóng đại để ngắm chuẩn mục tiêu, có cơ cấu cơ khí chính xác để xoay và đo góp tầm hướng, lấy phần tử bắn với độ chính xác tới li giác. Một phân xưởng sửa chữa tiến ngay lên sản xuất loại khí tài quang học chính xác như vậy, quả là một thử thách không thể tưởng tượng nổi. Nhưng chúng tôi rất quyết tâm và tự tin.

    Công việc bắt đầu của chúng tôi là thiết kế sản phẩm cả quang học và cơ khí. Trước khi thiết kế, chúng tôi đã có một cuộc thảo luận quan trọng, xác định được phương hướng cho thiết kế là cố gắng tiêu chuẩn hóa các loại kính ngắm cối, để khi phát triển các loại kính ngắm cối khác nhau (60mm, 82mm, 120mm, 160mm) có thể sử dụng các cụm tiêu chuẩn, giảm bớt công tác chuẩn bị kỹ thuật, mặt khác vẫn dựa trên tính năng cơ bản như kính ngắm của Liên Xô để không phải thay đổi cách sử dụng của bộ đội, nhưng có cải tiến về cơ cấu để tiện hơn cho sử dụng và sửa chữa. Kinh nghiệm về sau cho thấy, tư tưởng thiết kế ban đầu mạnh dạn và sáng tạo đó là hoàn toàn chính xác, đã thành công và còn áp dụng cho phương pháp thiết kế hàng loạt các kính ngắm cao xạ và kính ngắm khác sau này.

    Trong hệ thống quang học của kính ngắm cối, các thấu kính, lăng kính đều có độ chính xác rất cao, độ sai lệch bán kính mặt cầu thấu kính tới 0,25mi-cro mét, độ sai lệch góc của lăng kính tới 3?. Phân xưởng quang học bấy giờ hoàn toàn không có thiết bị, vật tư để chế tạo các chi tiết quang học chính xác đó. Chúng tôi phải tạm chia hai bước: bước 1, để kịp thời gian chế thử, sẽ chế tạo ống ngắm quang học ngắm thẳng; bước 2, chế tạo ống ngắm quang học gấp khúc có độ phóng đại. Giữa năm 1965, một đoàn thực tập được cử ra nước ngoài tham quan, học tập công nghệ mới. Mặt khác, chúng tôi về Cục Vật tư đặt mua gấp một số loại thủy tinh quang học để dùng cho chế thử và sản xuất lâu dài.

    Cơ cấu cơ khí chính xác của kính ngắm cối có đặc điểm là các trụ xoay tầm hướng có độ chính xác siêu cấp, các bánh răng truyền động có mô đun nhỏ, lẻ và độ chính xác cao. Bộ truyền động hướng, m = 0,34; bộ truyền động tầm m = 0,68; đã vậy, chúng tôi còn phải điều chỉnh tính toán cho phù hợp với tính năng, bước ren của máy mài ren, máy phay răng hiện có của Z1. Quả thực, tới giờ tôi vẫn còn nhớ cảm giác run run khi hạ bút xuống các bản vẽ bánh răng phi tiêu chuẩn này. Nhà máy Z1 đã chi viện phân xưởng quang học những cán bộ có kinh nghiệm nhất, kết hợp cùng chúng tôi làm công tác chuẩn bị kỹ thuật về cơ khí.

    Trong lúc đang chuẩn bị chế thử, đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc. Nhà máy Z1 vừa kéo xong máy móc ra rừng thì bị máy bay Mỹ oanh tạc. Mọi công việc chế thử phải dừng lại, bản thân tôi cũng được chỉ định phụ trách một tổ công binh đi phá bom nổ chậm. Ngoài xử lý bom khu vực quanh Z1, được tỉnh đội Yên Bái tín nhiệm, tổ chúng tôi lội bộ khắp các huyện để giúp dân quân các nơi xử lý bom. Chân bước đi mà lòng vẫn canh cánh về công việc chế thử kính ngắm cối còn dở dang. Số công nhân quang học thì ngồi suốt ngày trong lán ngắm cảnh mưa rơi rừng nứa, độ ẩm xấp xỉ 100%, đến nỗi khí tài sửa chữa cũng không dám mang ra lau.

    Trước đòi hỏi cấp bách của chiến trường, trước nhu cầu phát triển của nghề quang học, Tổng cục Hậu cần đã có quyết định kịp thời: đưa phân xưởng quang học về Hà Nội để có điều kiện chế thử, sản xuất khí tài quang học và tiến tới thành lập nhà máy mới. Tin đến thật không gì vui bằng. Với những đôi chân, đôi vai đã đưa cả phân xưởng ra rừng đó, nay chúng tôi lại ?ohò dô ta? đưa nó ra ga Cổ Phúc, xuôi tàu về Hà Nội. Tôi mừng vì mấy tháng trời đi tháo phá bom mà xác vẫn nguyên vẹn, để còn chế thử tiếp kính ngắm cối.

    Về tới Hà Nội, chúng tôi trú ở công trường 800, khu cư xá Học viện quân sự, cải tạo nhà để xe thành xưởng máy. Mọi người phấn khởi, nhanh chóng khắc phục khó khăn, bắt tay vào chế thử sản phẩm. Nhà máy mẹ Z1 đã ưu ái cho đứa con ra ở riêng: điều về một số cán bộ, công nhân cơ khí, chuyển một số máy tiện, máy phay bánh răng mô đun nhỏ, hướng dẫn công nghệ đúc chính xác bằng khuôn mẫu chảy, giúp chế tạo các dụng cụ gia công cơ khí... Anh chị em được giao nhiệm vụ, quên ăn quên ngủ lao vào chế thử. Trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn trăm bề, dưới tiếng rít của máy bay và bom rơi đạn nổ, ngày sơ tán tối về làm thâu đêm, những chiếc kính ngắm cối chế thử đã ra đời với ký hiệu sản phẩm 701, nivô cối ký hiệu 702, mở đầu cho một loại sản phẩm quang học sau này mang đầu 7.

    Khi đem kính ngắm cối đi bắn thử cùng súng cối, được nhìn tấm bia bị bắn tan, chúng tôi ôm nhau, vui sướng nghẹn ngào, mừng cho đứa con đầu lòng ra đời ?omẹ tròn con vuông?. Mảnh bia đó chúng tôi còn giữ mãi. Nó là kỷ niệm của sản phẩm đầu tiên, báo hiệu sự ra đời của một nhà máy quân giới mới, nhà máy quang học đầu tiên của quân đội và đất nước. Kịp khi đoàn thực tập trở về, chúng tôi lao vào thiết kế chế tạo các thiết bị mài kính tự động, chế tạo các phụ liệu cho gia công quang học, chế tạo ống bọt nước... Vừa lúc thủy tinh quang học đặt ở nước ngoài về, chúng tôi chuyển sang sản xuất kính ngắm cối ống gấp khúc, một khí cụ quang học-cơ khí chính xác hoàn chỉnh đầu tiên ra đời, góp thêm một loại vũ khí mới cho cuộc kháng chiến chống Mỹ.

    Chúng tôi miệt mài nghiên cứu thiết kế, chế thử, sản xuất, mà không biết rằng mình đang làm một nhiệm vụ thiêng liêng, lịch sử giao phó: Cho ra đời ngành sản xuất quang học đầu tiên của quân đội và đất nước. Qua thành công của việc chế thử và sản xuất kính ngắm cối, Nhà máy quang học mang ký hiệu V123 đã ra đời ngày 7-9-1966. Anh Nguyễn Thanh Minh là người được bổ nhiệm làm Giám đốc đầu tiên của nhà máy.


    ĐẮC THANH



    Sự kiện và Nhân chứng
  2. darkflames

    darkflames Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    4.032
    Đã được thích:
    0
    Hồi trước tôi nhớ xem trên TV có nói là năm 1974 Liên Xô đã định cho Việt Nam một lisenced sản xuất xe tăng T-54, đặt tại vùng Tây Bắc... Nhưng do chiến tranh kết thúc sớm hơn dự định nên kế hoạch đó bị huỷ bỏ ...
    Xin hỏi thông tin đó có đúng không ạ ??? Tôi cứ hoài nghi mãi
  3. forzet

    forzet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Ben bõ Giáo dục quốc phòng cũng có chủ đề này sao bác ko nhập lại, với lại cái này ở VN là chính mà bác.
  4. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Xin lỗi.
    Tớ gần như tuyệt đối chẳng bao giờ lai vãng vào Box đó nên không biết.
    Mod chuyển hộ bài này đi.
  5. forzet

    forzet Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Bài của bác rất hay, nếu bác có thể thì vào đỡ giúp đỡ mọi người, bên đó thông tin thiếu quá, lại mù mờ nữa. Rất cần những bài của bác để tham khảo và học tập.
    http://www3.ttvnol.com/gdqp/596413.ttvn
  6. cuongcalo

    cuongcalo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    22
    Vật liệu vô định hình: biến máy to thành nhỏ
    06:18'' 13/12/2005 (GMT+7)
    (VietNamNet)-Các nhà khoa học VN đã chế tạo thành công vật liệu từ vô định hình và ứng dụng vật liệu này để sản xuất máy biến áp tần số cao dùng cho máy hàn, máy ozone cũng như các khí tài quân sự.

    Vật liệu từ vô định hình được sản xuất dưới dạng lá mỏng, có chiều rộng 30-50mm nên có nhiều ứng dụng
    Theo GS Nguyễn Hoàng Nghị thuộc Viện Vật lý Kỹ thuật, ĐH Bách khoa Hà Nội, đây là lần đầu tiên loại vật liệu này được chế tạo tại VN. Khi được sử dụng để sản xuất máy biến áp tần số cao, vật liệu từ vô định hình góp phần thu nhỏ kích thước máy biến áp xuống hàng chục lần, so với máy biến áp thông thường.
    Tại Viện Vật lý Kỹ thuật, vật liệu từ vô định hình được sản xuất dưới dạng những lá kim loại mỏng, dày khoảng 0,03mm, rộng 30-50mm. Để tạo ra nó, các chuyên gia đã nung nóng hỗn hợp gồm sắt, coban và một số phụ gia rồi dùng cánh tay robot phun lên một trục quay cực nhanh. Kết quả là các lá kim loại sẽ văng ra ngoài dưới dạng băng mỏng và nguội với tốc độ 1 triệu độ/giây. Do vậy, vật liệu không kịp kết tinh, buộc phải đông cứng ở dạng không trật tự - tức là vật liệu từ vô định hình.
    Sau đó, các chuyên gia thuộc Viện đã dùng vật liệu từ vô định hình để sản xuất máy biến áp tần số cao với tần số 400-50.000Hz. Những máy biến áp tần số cao nói trên có kích thước nhỏ hơn hàng chục lần so với máy biến áp thông thường sử dụng tôn silic. Trong những năm qua, Viện đã cung cấp hàng trăm máy biến áp loại này cho quân đội để sữa chữa khí tài quân sự do Nga sản xuất trước đây. Kết quả kiểm tra cho thấy mặc dù làm bằng loại vật liệu khác biệt song máy biến áp có chất lượng và tính năng ngang bằng so với máy biến áp của Nga.
    Không chỉ dừng lại ở thành công trên, Viện Vật lý Kỹ thuật còn ứng dụng vật liệu từ để sản xuất thiết bị phục vụ dân sinh, chẳng hạn máy hàn xách tay và máy tạo khí ozone dùng trong gia đình. Nhờ biến áp tần số cao nên kích thước của máy hàn được thu nhỏ từ 50kg (nếu dùng tôn silic) xuống còn 5kg. Không chỉ thu nhỏ kích thước của thiết bị, máy biến áp tần số cao còn làm cho máy hàn có dòng ổn định hơn, mối hàn mịn hơn. Giá của máy hàn xách tay do Viện chế tạo hiện có giá khoảng 300 đôla, tương đương máy của Hàn Quốc.
    GS Nghị cho biết Viện đang tiến hành chuyên giao công nghệ sản xuất các loại vật liệu từ hiện đại, trong đó có vật liệu từ vô định hình cho nhà máy quốc phòng MI.
    Minh Sơn
    Ko biet co giup gi cho CNQP ko nhi?
  7. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Hướng đi mới cho ngành Cơ khí Việt Nam

    Năm 2010, cơ khí Việt Nam phấn đấu đạt doanh thu 4,5- 5 tỷ USD
    (BCN)- Nếu đem câu chuyện bó đũa áp dụng vào ngành cơ khí Việt Nam trong những năm qua quả không sai. Những ?ochiếc đũa? rất mạnh đó khi đứng một mình bỗng trở nên yếu ớt vì cùng lúc phải cạnh tranh với nhiều đối thủ. Tuy nhiên, kết thúc có hậu đã đến khi ?onhững chiếc đũa? đó hiểu rằng, chúng cần phải hợp lực tạo thành một nguồn sức mạnh to lớn để tồn tại và phát triển.
    Thời hoàng kim và câu chuyện buồn của 10 năm về trước
    Ngành cơ khí Việt Nam đã có một thời hoàng kim- đó là những năm đầu hình thành phát triển. Khởi nguồn là ngành cơ khí quân giới với các công binh xưởng, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ phục vụ chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Hoà bình lập lại, ngành cơ khí được định hướng là ngành công nghiệp quan trọng. Rất nhiều nhà máy cơ khí lớn hiện vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay là kết quả thắng lợi từ những năm tháng đó. Theo thống kê, thời kỳ này, mỗi năm ngành cơ khí sản xuất được hàng chục vạn tấn máy móc, công cụ, phụ tùng, đáp ứng được 45- 50% nhu cầu kinh tế và quốc phòng của đất nước. Thập kỷ 70- 80, trong khu vực, Việt Nam được coi là nước có ngành công nghiệp cơ khí rất phát triển. Cơ khí đã làm ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, tiêu biểu như: động cơ đốt diezel, bơm thuỷ lực, máy gia công kim loại, động cơ điện...
    Tuy nhiên, khi chuyển sang cơ chế thị trường, vì chưa thích ứng kịp do quen cách làm việc của thời kỳ bao cấp, ngành cơ khí Việt Nam đã có những năm tháng dài chìm đắm trong sự lãng quên. Sản phẩm làm ra không theo kịp nhu cầu thị trường. Sản xuất đình đốn, công nhân không có việc làm. Nhiều doanh nghiệp giải thể hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác. Công nghiệp Việt Nam có nguy cơ mất đi một ngành kinh tế mũi nhọn.
    Những ?ogót chân Asin?
    Theo ông Nguyễn Văn Thụ- Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, thế mạnh và cũng là điểm yếu lớn nhất của cơ khí Việt Nam chính là thị trường. Trung bình mỗi năm, Việt Nam phải nhập khẩu từ 8-10 tỉ USD các sản phẩm cơ khí. Trong khi đó, hiện sản phẩm cơ khí sản xuất trong nước chỉ chiếm 6- 8% thị trường. Vì vậy, có một thời gian dài, cơ khí Việt Nam đã để ngỏ thị trường cho các doanh nghiệp nước ngoài tự do nhảy vào khuynh đảo, lũng đoạn.
    Có bốn nguyên nhân gây ra sự yếu kém của ngành cơ khí Việt Nam. Trước hết phải kể đến công tác xây dựng, quy hoạch chiến lược phát triển của ngành chưa được quan tâm đúng mức. Vì thế, những định hướng về mục tiêu, phương hướng ngành nghề mũi nhọn, trọng tâm, trọng điểm, công nghệ chưa được xác định rõ. Trong khi đó, phần lớn công nghệ và thiết bị của ngành cơ khí đều đã cũ và lạc hậu so với khu vực (30- 40 năm) và thế giới (50- 60 năm). 95% là các thiết bị lẻ, không đồng bộ, không chuyển giao công nghệ, phần lớn đã hết thời hạn khấu hao.
    Mặt khác, đầu tư cho cơ khí vừa phân tán, dàn trải lại ít quan tâm đến đầu tư chiều sâu để đổi mới trang thiết bị và công nghệ. Đây là nguyên nhân khiến các sản phẩm cơ khí khi tung ra thị trường đã không được người tiêu dùng lựa chọn vì mẫu mã không đa dạng, chất lượng thấp, giá thành cao.
    Trình độ quản lý và tổ chức sản xuất còn yếu kém lạc hậu, không theo kịp tiến trình đổi mới nền kinh tế. Tổ chức sản xuất khép kín, thiếu chuyên môn hoá, mức độ hợp tác hoá thấp, tư tưởng bao cấp, trông chờ vào sự bảo hộ của nhà nước trong nhiều doanh nghiệp còn khá nặng nề. Việc tổ chức sắp xếp lại ngành cơ khí cả nước đã được đặt ra nhưng chưa được thực hiện tốt. Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này còn phân tán và bị buông lỏng. Chưa tích cực tổ chức thị trường trong nước để tạo điều kiện cho sản xuất cơ khí phát triển.
    Công tác nghiên cứu phục vụ cho việc phát triển của ngành cơ khí còn yếu. Công tác tư vấn thiết kế, công nghệ, thiết bị chưa đáp ứng yêu cầu đã hạn chế khả năng làm chủ việc chế tạo các sản phẩm cơ khí phức tạp. Công tác đào tạo chưa được quan tâm đúng mức. Số người học và làm nghề ngày một ít dẫn tới tình trạng thiếu thợ giỏi.
    Bốn nguyên nhân trên như chiếc vòng kim cô đã kìm hãm sự phát triển ngành cơ khí Việt Nam. Trong khi bản chất của cơ khí là chuyên môn hoá rộng, hợp tác hoá sâu thì các doanh nghiệp ngành cơ khí của Việt Nam vẫn thiếu sự hợp tác với nhau. Việc tổ chức sản xuất khép kín, đàu tư trùng lặp, chồng chéo, không sử dụng hết năng lực của thiết bị hiện có. Nguồn nguyên liệu chủ yếu như thép hợp kim, thép không gỉ và các kim loại màu cho chế tạo máy đều phải nhập ngoại. Các ngành công nghiệp phụ trợ kém phát triển ảnh hưởng nhiều đến ngành cơ khí. Để duy trì sự tồn tại của mình, nhiều doanh nghiệp cơ khí trong nước đã phá giá, chấp nhận lỗ, tạo khe hở cho doanh nghiệp nước ngoài ép giá. ?oNhững chiếc đũa? khi sống đơn lẻ đã tự triệt tiêu ưu điểm, và co cụm chờ chết.
    Hợp lực hay là chết?

    Hợp tác cùng phát triển, hướng đi mới cho ngành cơ khí Việt Nam
    Hiện tại, nước ta có hơn 4000 doanh nghiệp cơ khí quốc doanh trung ương và địa phương, trong và ngoài quân đội cùng hàng ngàn cơ sở sản xuất tập thể, các doanh nghiệp tư nhân sản xuất thuộc lĩnh vực cơ khí với gần 300.000 lao động.
    Sản phẩm cơ khí rất đa dạng, có những sản phẩm rất lớn như những thiết bị toàn bộ đến những sản phẩm ôtô, tàu thuỷ, tàu hoả, xe máy... Vì vậy sự hợp tác phân công trong sản xuất cơ khí là rất cần thiết. Ngành này phát triển sẽ cuốn hút và kéo theo sự phát triển của những ngành cơ khí khác.
    Chủ trương của Thủ tướng Chính phủ theo Quyết định 186/QĐ-TTg trong ?oChiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020? ra đời như cơn gió mát xua tan bầu không khí nóng nực của buổi trưa hè. Theo đó, đến năm 2010, ngành cơ khí phải đáp ứng tối thiểu 45-50% nhu cầu sản phẩm cơ khí trong nước, xuất khẩu đạt 30% giá trị sản lượng.
    Từ năm 1995 đến nay, ngành cơ khí luôn có tốc độ tăng trưởng lớn, khoảng 40,74%/năm. Nếu như năm 1995, giá trị sản lượng chỉ đạt 14.839,9 tỷ đồng thì năm 2003 đã tăng lên gấp 4,68 lần, đạt 64.832,45 tỷ đồng. Hiện giá trị sản xuất của ngành cơ khí đã chiếm 21,39% giá trị sản xuất công nghiệp, và đáp ứng được 33,42% nhu cầu trong nước.
    Thời gian qua, sự ra đời của Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) và trở thành ?obà mối? hợp duyên cho các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam. Trong năm 2003, VAMI đã tổ chức được việc liên danh nhiều bên. Câu chuyện của cơ khí Hà Nội với việc thiết kế chế tạo máy nghiền sản xuất xi măng với hãng Losch (Đức), chế tạo máy tiện tự động, máy phay CNC với các hãng TOS, KOVOVIT (Tiệp Khắc). Công ty LILAMA đã hợp tác sản xuất, thiết kế với nhiều hãng lớn để thực hiện các dự án EPC, chuẩn bị chế tạo thiết bị thuỷ điện, thuỷ công và thiết bị xi măng...
    Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam sản xuất tàu thuỷ xuất khẩu là một ví dụ điển hình cho sự kết hợp hài hoà hợp tác kinh nghiệm thiết kế giám sát của nước ngoài với điều kiện thuận lợi năng lực chế tạo trong nước để có giá thành hợp lý trong cạnh tranh quốc tế.
    Nhiều doanh nghiệp cơ khí khác đã xuất khẩu được sản phẩm như: Chế tạo thiết bị lọc bụi tĩnh điện, vỏ quạt, đường ống của Tổng công ty cơ khí xây dựng (COMA) cho các tập đoàn công nghiệp của Đức, Pháp, Đan Mạch để xuất tiếp sang nước thứ ba. Công ty Cơ khí Hà Nội sản xuất máy dập, máy cán thép cung cấp cho thị trường Mỹ, Italia... Công ty Lisemco của Tổng công ty LILAMA đã mạnh dạn thuê chuyên gia Nhật thiết kế công nghệ, thiết kế chế tạo, nên doanh số không ngừng tăng, từ 40 tỷ năm 2001 lên 150 tỷ năm 2003. Nhiều tập đoàn nước ngoài đã tin tưởng vào năng lực thiết kế chế tạo của Lisemco nên chỉ trong một thời gian ngắn, Công ty đã trở thành công ty cơ khí hàng đầu của Hải Phòng.
    Vấn đề hợp lực đã đạt được hiệu quả khi khai thác tối đa năng lực công nghệ tiến tiến của từng doanh nghiệp để có được một sản phẩm hoàn chỉnh đạt chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật quốc tế với suất đầu tư thấp. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ lực để đầu tư thiết bị tiến tiến, sản phẩm chỉ được cải thiện ở một trong nhiều khâu của quá trình sản xuất. Tập hợp nhau lại, phân công hợp tác sản xuất trên cơ sở hợp đồng liên doanh sản xuất kinh doanh thì mới có những sản phẩm đảm bảo được các tiêu chuẩn kỹ thuật. Đây là con đường tất yếu của các doanh nghiệp nếu muốn chủ động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    Chỉ trong vài năm nhận được chính sách hỗ trợ của Nhà nước cơ khí Việt Nam đã khởi sắc. Với việc chế tạo thiết bị đồng bộ cho một số công trình công nghiệp, đóng tàu biển, lắp ráp nội địa hoá ôtô chờ khách, ôtô bus, xe gắn máy, động cơ diezel nhỏ và máy nông nghiệp, một số máy công cụ... có chất lượng nên đã lấy lại được thị trường. Hơn nữa các doanh nghiệp cơ khí được giao tổ chức chế tạo các sản phẩm cơ khí trọng điểm đã tập hợp được nhiều doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác tự nguyện tham gia và tạo nên một sức mạnh chung cho toàn ngành. Ngành cơ khí Việt Nam đã có một bước tiến dài nhờ hướng đi mới này.
    Mai Thuỷ

    http://www.moi.gov.vn/News/detail.asp?Sub=71&id=8630

Chia sẻ trang này