1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Công nghiệp Quốc phòng Vn ?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi great_sephiroth, 30/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. trung1992

    trung1992 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    3
    Đã thiết kế thành công cpu 32bit rồi bạn nhé ,giờ chỉ đang chờ cái nhà máy sản xuất chip hoàn thiện năm 2015 nữa thôi
    http://icdrec.edu.vn/product/microprocessors/32-bit-risc-vn1632lp
    Ngoài ra công ty ICDREC cũng thiết kế ra nhiều món lắm nhưng trình độ mình thấp không hiểu mấy món đó nó làm gì ,mọi người vào đây tham khảo xem
    http://icdrec.edu.vn/product
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Mà đôi khi cũng nản mấy ông nhà nước thật,cái dự án xây nhà máy sản xuất cpu công nghệ 130/180nm xin giấy phép nghe nói từ năm 2011 đến tận cuối năm 2013 mới cấp,nhà máy thì xây năm 2014-2015 thì xong,bảo sao VN chậm tiến
  2. thachngn

    thachngn Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/07/2005
    Bài viết:
    150
    Đã được thích:
    6
    Chào bạn, có lẽ bạn cũng là dân trong nghề IC-design nhỉ. Đúng là đã sản xuất thành công chip 32 bit, sorry bạn vì chậm cập nhật thông tin. Không biết các bác quân đội nhà mình có đơn đặt hàng nào cho ICderect ko nhỉ, vì thấy có các bác quân đội trong buổi công bố chip. Hy vọng sẽ có đơn đặt hàng, vừa tự chủ vừa là đầu tư cho nền công nghệ cao VN.
  3. trung1992

    trung1992 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    3
    Mình không phải dân công nghệ thông tin mình chỉ là thằng sinh viên kế toán chuyên chém gió trên mạng thôi
    mình không biết quân đội có mua gì không mình chỉ biết thằng Viettel đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với ICDREC năm 2011 rồi
    http://icdrec.edu.vn/news/su-kien-v...hop-tac-chien-luoc-giua-dai-hoc-quoc-gia-than
  4. trieuthien

    trieuthien Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    19
    Bạn nghe ai đồn là cái nhà máy sx chíp điện tử của Tổng công ty công nghiệp Sài Gòn (CNS) hoàn thiện vào 2015 vậy ? Cái dự án này do CNS lập nhưng lại không có vốn ...muốn vay mượn mà mượn thì đếch thằng nào ở VN hay nước ngoài tư nhân hay nhà nước cho mượn cả . Cái dự án này ra đời vào đầu năm 2009 rồi đó bạn tới nay đã 2013 mà vốn còn chưa có, lấy đâu ra xây ?
  5. trung1992

    trung1992 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    3
    Mình nghe thằng này nó đồn nè
    http://laodong.com.vn/cong-nghe/2014-xay-dung-nha-may-chip-dau-tien-tai-vn/106192.bld
    http://www.sgi.com.vn/Default.aspx?mod=project&atv=project_detail&idtype=2&idproject=29
  6. trieuthien

    trieuthien Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    19
    Bạn bị lừa rồi, chưa có thông tin nào về dự án này được cấp vốn cả . Bạn không tin tự tìm thử coi đã có ngân hàng nào cấp vốn cho dự án này chưa ? Chưa bạn ạ .Dự án 300 triệu usd lận phải trả bằng USD chứ không phải VND đâu; có doanh nghiệp nào ở VN có thể ứng ra con số lớn vậy . Mình theo dõi dự án này từ năm 2009 đến giờ thấy nó cứ ì ạch chung quy chỉ do 1 vấn đề: vốn không có
  7. trung1992

    trung1992 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/10/2007
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    3
    Chưa biết được vì theo mấy bài báo thì dự án đến năm 2014 mới tiến hành xây dựng mà giờ chưa tới nên không thể nói là mình bị lừa,nếu đến năm 2014 mà vẫn chưa có tin tức thì đúng là mình bị lừa thật
  8. Jamelee

    Jamelee Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    9
    Lại một cơ hội để đi tắt, đón đầu mà vẫn đảm bảo hiệu quả thiết thực, không xa rời thực tế, không bít Vịt có tận dụng được không, hầy dzaaaa...
    "...... Các đối tác Việt Nam cũng quan tâm đến việc thành lập các xí nghiệp liên doanh trên lãnh thổ Nga về công nghiệp nhẹ và chế biến gỗ. Theo ý kiến của các chuyên gia Nga, một đề nghị nhiều hứa hẹn nữa của phía Việt Nam là thành lập một liên doanh lớn chuyên sản xuất đồ điện tử tiêu dùng. ......."
    http://vietnamese.ruvr.ru/2013_09_02/120607331/
  9. Jamelee

    Jamelee Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    9
    Tổng hợp vài món căn bổn.

    12 thành tựu nổi bật của quốc phòng Việt Nam năm 2012
    0
    More Sharing Services
    05:57 | 22/08/2013 Ngoài tiếp nhận nhiều trang thiết bị, vũ khí mới từ nước ngoài, ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam cũng đã có những đóng góp đáng kể trong công cuộc hiện đại hóa lực lượng vũ trang.
    1. Chế tạo áo giáp chống đạn
    Viện Công nghệ (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) đã nghiên cứu chế tạo thành công áo giáp chống đạn từ vật liệu gốm oxit nhôm (Al2O3) siêu mịn tăng bền bằng Zr­O2 nano và vật liệu dyneema, có khả năng chống đạn đạt tiêu chuẩn cấp III+ theo tiêu chuẩn NIJ0101.04 của Mỹ.


    Đây là sản phẩm của đề tài khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu chế tạo áo giáp chống đạn trên cơ sở gốm Al2O3 tăng bền bằng nano ZrO2” do Tiến sĩ Tạ Văn Khoa thuộc Phòng Vật liệu (Viện Công nghệ) làm chủ nhiệm.
    Tác giả đã nghiên cứu hoàn thành công nghệ chế tạo vật liệu gốm Al2O3 tăng bền bằng ZrO2 nano, với các hạt ZrO2 nano phân tán đồng đều trên nền Al2O3 giúp nâng cao đáng kể cơ tính của vật liệu.
    Từ loại vật liệu đặc chủng này, tác giả đã nghiên cứu chế tạo thành công các tấm gốm có kết cấu dạng “mosai” đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật chế tạo tấm gốm chống đạn có khả năng chịu được nhiều phát bắn. Đồng thời, đề tài cũng xác định được công nghệ chế tạo tấm ép dyneema đạt độ bền cao, đáp ứng các yêu cầu chế tạo tấm chống đạn.
    Đề tài đã chế tạo thành công 4 loại áo giáp chống đạn gồm: 2 loại từ vật liệu gốm Al2O3 tăng bền bằng ZrO2 nano và vật liệu composit dyneema đạt cấp độ chống đạn cấp III+ theo tiêu chuẩn NIJ0101.04 của Mỹ (chống được đạn 7,62x54mm); 2 loại áo giáp chống đạn còn lại được chế tạo từ 100% composit dyneema, có thể chống đạn súng AK47 cỡ 7,62x39mm theo tiêu chuẩn NIJ0101.04 của Mỹ ở khoảng cách bắn 15m.
    2. Nghiên cứu, chế tạo máy lái cho tên lửa đối hạm X
    Trung tâm Công nghệ Cơ khí chính xác của Bộ Quốc phòng đã tham gia nghiên cứu quy trình công nghệ, bảo đảm kỹ thuật cho các nhà máy quốc phòng chế tạo các loại máy lái, dẫn đường tên lửa, bảo đảm cho tên lửa bay tới đúng mục tiêu.


    Hiện nay, Trung tâm triển khai đề tài cấp Bộ Quốc phòng về nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ chế tạo, chế thử và thử nghiệm máy lái điện-khí của tên lửa đối hạm X; nghiên cứu thiết kế chế thử theo mẫu hệ thống cấp khí nén cho máy lái và hệ thống bung cánh lái, nâng tên lửa đối hải X bằng công nghệ trong nước.
    Trung tâm tham gia xây dựng, triển khai đề tài thuộc Chương trình nghiên cứu chế tạo, áp dụng thử nghiệm cấp Bộ về nghiên cứu công nghệ chế tạo cụm các - đăng trong đầu tự dẫn tên lửa phòng không tầm thấp; chế tạo máy lái tên lửa của hệ thống tên lửa Y…để phục vụ cho những công nghệ tên lửa mới trong tương lai gần.
    3. Nghiên cứu chế tạo lớp bảo vệ nhiệt động cơ hành trình tên lửa.
    Viện Công nghệ (Tổng cục CNQP) đã nghiên cứu chế tạo thành công sản phẩm cao su sử dụng làm lớp bảo vệ nhiệt cho động cơ hành trình tên lửa nhiên liệu rắn. Sản phẩm có các chỉ tiêu kỹ thuật tương đương với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài và hiện đã được ứng dụng trong sản xuất quốc phòng.


    Trên cơ sở nghiên cứu các mẫu lớp bảo vệ nhiệt của nước ngoài, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ đã chế tạo thành công vật liệu cao su sử dụng làm lớp bảo vệ nhiệt cho động cơ hành trình của tên lửa. Theo đó, vật liệu là loại cao su nitril biến tính bằng nhựa phenolfomaldehyd.
    Công nghệ chế tạo cao su gồm các bước cơ bản: Sơ luyện, hỗn luyện, cán xuất tấm, ép tạo hình và lưu hóa. Sản phẩm được sản xuất từ các loại nguyên liệu chính: Cao su nitril CKH-26; nhựa phenolfomaldehyd; ôxít kẽm; stearat canxi; chất ổn định; urotropin; lưu huỳnh… Mẫu vật liệu cao su qua thử nghiệm đều đạt các chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật. Thành công của nghiên cứu đã góp phần quan trọng trong chế tạo các loại ống lót bảo vệ nhiệt động cơ hành trình tên lửa.
    4. Thử nghiệm thành công giá súng điều khiển từ xa
    Đại úy Nguyễn Văn Hùng, Phó trưởng Phòng Nghiên cứu phát triển, Viện Vũ khí (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) cùng các cộng sự đã thử nghiệm thành công hệ thống giá điều khiển đa năng mang súng 12,7mm hoặc 14,5mm, có khả năng tự động bám ảnh mục tiêu tại Trường bắn Quốc gia khu vực 1.


    Đây là sản phẩm được nghiên cứu thiết kế hoàn toàn mới, giúp vũ khí có thể tự động “bám” theo mục tiêu và có ý nghĩa thực tiễn cao.
    Giá điều khiển đa năng là thiết bị được ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại. Giá có thể được lắp các loại súng 12,7mm hoặc 14,5mm và nhờ có phần mềm xử lý ảnh cũng như hệ thống điều khiển hiện đại, súng có thể tự động “bám” theo các loại mục tiêu di động với vận tốc lên tới 100km/giờ và nổ súng tiêu diệt với xác suất trúng đích cao.
    Hệ thống giá điều khiển đa năng mang súng 12,7mm và 14,5mm có khối lượng nhỏ, gọn; giá trung gian mang súng và hộp đạn đồng bộ; cụm khí tài quan sát; tủ điều khiển. Thông qua tủ điều khiển, xạ thủ có thể quan sát, chọn mục tiêu ra lệnh bắn.
    Hệ thống giá súng đa năng có thể tiếp tục phát triển để gắn trên tàu hải quân, biên phòng cũng như các phương tiện cơ động… nhằm nâng cao hiệu quả trong tác chiến.
    5. Chế tạo ngòi đạn cối điện tử
    Viện Vũ khí (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã chế tạo và thử nghiệm thành công ngòi hẹn giờ điện tử cho đạn cối cát-xét 100mm.


    Sau khi hoàn thành, chế thử, Viện Vũ khí đã tiến hành bắn thử thành công đạn cối 100mm cát-xét dùng ngòi hẹn giờ điện tử, đạn nổ đúng như thời gian cài đặt ban đầu.
    Theo Đại tá An Văn Thắng (Viện trưởng Viện Vũ khí), đề tài nghiên cứu ngòi hẹn giờ điện tử đạn cối 100mm cát-xét là đề tài định hướng đón bắt cho những dự án chế ngòi nổ hẹn giờ của tổng cục sẽ triển khai trong vài năm tới như thiết kế ngòi hẹn giờ điện tử lắp cho đạn pháo phản lực và các loại đạn pháo khác.
    6. Làm chủ công nghệ nhiệt luyện nòng pháo
    Những năm gần đây Việt Nam đã bước đầu làm chủ công nghệ này áp dụng chế tạo nòng pháo cối, DKZ, pháo phòng không.


    Nòng pháo là chi tiết làm việc trong điều kiện rất khắc nghiệt về nhiệt độ và áp suất nên đòi hỏi phải có cơ tính tổng hợp cao, trong đó đặc biệt chú ý đến độ bền, độ dai va đập và khả năng chống mài mòn. Quá trình chế tạo nòng pháo phải kết hợp nhiều công nghệ như: công nghệ nấu luyện, đúc thép; công nghệ gia công cắt gọt; công nghệ mạ lỗ nòng và đặc biệt là công nghệ nhiệt luyện.
    Để đạt được các chỉ tiêu cơ tính đáp ứng được yêu cầu làm việc của nòng pháo, xu hướng chung hiện nay là chế tạo nòng từ các loại thép carbon trung bình được hợp kim hóa bằng các nguyên tố có tác dụng tăng độ thấm tôi, tăng tính dẻo, làm nhỏ hạt và hạn chế khả năng bị thải bền trong quá trình làm việc như crôm, mangan, niken…
    Các nguyên tố có hại như phốt pho, lưu huỳnh được khống chế với hàm lượng dưới 0,015%. Để nhận được cơ tính theo yêu cầu, các loại nòng pháo chế tạo từ vật liệu này cần phải được gia công biến dạng để tạo ra tổ chức đồng nhất và đẳng hướng, sau đó phải được nhiệt luyện theo một chế độ đặc biệt.
    Công nghiệp quốc phòng nước ta hiện đã nhiệt luyện được nòng pháo súng cối 100mm, nòng súng DKZ82-B10 có chiều dài 1.400mm; phôi nòng SPG-9 có chiều dài 2.300mm khối lượng khoảng 100kg; nghiên cứu nhiệt luyện thành công phôi nòng pháo 37mm có chiều dài 2.500mm, khối lượng hơn 200kg; chế tạo thành công thiết bị nung tôi tần số công suất 300kW...
    7. Chế tạo máy ngắm cho pháo Mỹ
    Trước tình hình bộ phận máy ngắm M21A1 trên pháo xe kéo 105mm bị hư hỏng nhiều, các cán bộ nhà máy Z133 đã tiến hành nghiên cứu cải tiến thành công thiết bị này.


    Máy ngắm hướng M21A1 là bộ phận quan trọng trong hệ thống ngắm của pháo 105mm. Máy ngắm hướng dùng để lắp kính ngắm gián tiếp, lấy góc hướng và phần tử bắn gián tiếp cho pháo.
    Qua quá trình khai thác, sử dụng, hiện nay số lượng cụm máy ngắm hướng M21A1 của pháo 105mm bị hư hỏng là khá lớn. Các đơn vị không có chi tiết dự phòng để thay thế nên ảnh hưởng đến tính đồng bộ và khả năng sẵn sàng chiến đấu của pháo.
    Việc nghiên cứu chế tạo cụm máy ngắm hướng cũng chưa đạt được nhiều kết quả tích cực vì chi tiết có kết cấu phức tạp, yêu cầu độ chính xác cao.
    Đáp ứng nhu cầu sửa chữa, thay thế máy ngắm hướng, các cán bộ, kỹ sư Nhà máy Z133 (Tổng cục Kỹ thuật) đã nghiên cứu cải tiến thành công cụm máy ngắm hướng M21A1.
    Đến nay, Nhà máy Z133 đã hoàn toàn làm chủ được công nghệ chế tạo máy ngắm hướng từ khâu tạo phôi đến gia công các chi tiết, cụm chi tiết; tổng lắp, hiệu chỉnh trên pháo…
    Sản phẩm máy ngắm hướng cải tiến (ký hiệu M21A1CT) đã được chế tạo, thử nghiệm thành công và đã được sản xuất để đồng bộ cho các lô pháo 105mm sửa chữa lớn tại Nhà máy Z133, góp phần nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của vũ khí, trang bị.
    8. Nghiên cứu, chế thử thành công đạn xuyên K53 đầu lõi thép
    Các kỹ sư Nhà máy Z113 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) đã nghiên cứu thiết kế chế thử thành công đạn xuyên 7,62x54mm (K53) đầu lõi thép. Đạn có thể được sử dụng cho các loại súng bắn đạn K53 hiện có trong trang bị. Đạn thiết kế để có thể xuyên thép CT3 dày 12mm ở cự ly 100m và xuyên áo giáp cấp 3 theo tiêu chuẩn NIJ101.04 của Mỹ.


    Vận tốc đầu đạn thiết kế trung bình ở vị trí cách miệng nòng súng 25mm tăng lên, từ 840 đến 890m/s. Đạn K53 sử dụng mác thép Y12A làm lõi xuyên, thép có độ cứng sau khi tôi đạt 64-66 HRC, độ cứng sau khi ram ở nhiệt độ 150 đến 1600C đạt 62-64 HRC.
    Công nghệ chế tạo đạn xuyên 7,62x54mm (K53) đầu lõi thép là công nghệ mà nhà máy đã áp dụng vào sản xuất đạn 7,62x54mm (K53) thông thường. Riêng công đoạn chế tạo lõi thép xuyên đã áp dụng công nghệ tạo hình là phương pháp gia công cắt gọt và tạo độ cứng cho lõi thép sử dụng công nghệ tôi lò muối và ram dầu.
    Vận tốc thực tế của đầu đạn đạt 870,7 đến 872,4m/s; khả năng xuyên thép CT3 đồng nhất dày 16mm đặt cố định vuông góc với trục nòng súng ở cự ly 100m đạt tỷ lệ 100%; xuyên áo giáp cấp 3 theo tiêu chuẩn của Mỹ đạt 100%. Áp suất khí thuốc bằng so với đạn thông thường nên tăng độ bền cho súng, mặt khác, đạn vẫn sử dụng được thuốc phóng cho đạn thông thường, nên không phải sản xuất thuốc phóng mới.
    9. Biến bộ đàm thành thiết bị gây nhiễu
    Cán bộ Ban Tác chiến Điện tử (Bộ Tham mưu Quân khu 4) đã cải tiến thành công máy bộ đàm cầm tay thành thiết bị tự động trinh sát, gây nhiễu dải sóng cực ngắn, công suất vừa.


    Giải pháp cải tiến, chế tạo mạch tạo tạp và mạch tự động điều khiển trinh sát, gây nhiễu và cấy ghép vào máy bộ đàm cầm tay, đồng thời thay đổi một số kết cấu chức năng của máy để tạo thành một thiết bị hoàn chỉnh.
    Thiết bị cải tiến có các thông số, tính năng kỹ thuật phù hợp, bảo đảm khả năng trinh sát, gây nhiễu hiệu quả các đường thông tin liên lạc của đối phương trong dải tần xác định; cự ly trinh sát, gây nhiễu lớn.
    Đặc biệt, máy có kết cấu gọn nhẹ hơn hẳn so với nhiều loại máy hiện có trong trang bị nên tiện cơ động, phù hợp với địa hình Quân khu 4.
    10. Chế tạo máy tạo rãnh cho súng chống 'biển người'
    Nhà máy Z125 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đã chế tạo thành công máy tạo rãnh xoắn nòng súng phóng lựu liên thanh AGS-17.


    AGS-17 là loại súng phóng lựu liên thanh do Nga thiết kế sản xuất. AGS-17 được đánh giá có độ sát thương mạnh, tốc độ bắn cao 400 phát/phút, được sử dụng để hỗ trợ bộ binh, chống chiến thuật biển người. Loại súng này được Việt Nam nhập khẩu trang bị cho nhiều đơn vị trong quân đội.
    Cùng với việc nhập khẩu, Việt Nam cũng xúc tiến việc cố gắng làm chủ công nghệ, tự chế tạo súng AGS-17. Bằng sự cố gắng, học hỏi, sáng tạo, nhà máy Z125 đã chế tạo thành công súng phóng lựu AGS-17.
    Để có được thành công đó, Z125 đã trải qua nhiều khó khăn, một trong những yếu tố quyết định là tạo được rãnh xoắn nòng. Nòng AGS-17 không phải nòng trơn mà là nòng gia công rãnh xoắn nòng.
    Ngoài việc chế tạo súng phóng lựu AGS-17 30mm, những năm qua nhà máy Z125 đã sản xuất súng phóng lựu M79-VN trang bị cho các đơn vị trong toàn quân. M79-VN sản xuất dựa theo mẫu M79 của Mỹ, từng trang bị cho quân Việt Nam Cộng hòa. Sau năm 1975, chúng ta thu được một số lượng lớn M79, tiếp tục sử dụng cho tới ngày nay.
    11. Đóng tàu pháo và tàu tên lửa
    Ngày 8-10, Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân đã tổ chức ký hợp đồng với công ty Hồng Hà và Ba Son (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) đóng mới 2 lớp tàu chiến đấu hiện đại TT400TP và tàu tên lửa project 12418.


    Trong đó, tàu TT400TP do công ty Hồng Hà mua thiết kế sơ bộ và tự đóng mới trong nước. Việc đóng thành công TT400TP là bước tiến vượt bậc trong công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam.
    Tàu có lượng giãn nước 480 tấn, dài 54,16m. Tàu trang bị hệ thống điện tử vũ khí hiện đại, tính tự động hóa cao. Hiện nay, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã đưa vào trang bị 2 tàu pháo TT400TP.
    Còn tàu cao tốc tên lửa project 12418 được Ba Son mua thiết kế và công nghệ từ Nga. Đây là tàu tên lửa cỡ nhỏ nhưng hỏa lực của nó cực mạnh (16 tên lửa hành trình Kh-35 Uran) có thể đánh chìm tàu chiến lớn hơn gấp nhiều lần.
    Hai lớp tàu chiến đấu nằm trong chương trình hiện đại hóa của Quân chủng Hải quân để nâng cao năng lực quản lý và bảo vệ chủ quyền biển đảo, thềm lục địa thiêng liêng của tổ quốc, góp phần xây dựng lực lượng hải quân tiến lên cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại trong tình hình mới.
    12. Hạ thủy thành công tàu Cảnh sát biển DN-2000
    Ngày 23-10, Cục Cảnh sát biển Việt Nam, nhà máy Z189 và hãng Damen (Hà Lan) đã thực hiện lễ hạ thủy tàu tuần tra DN 2000 mang phiên hiệu CSB 8001.


    DN 2000 là dạng tàu có thiết kế tiên tiến, hiện đại đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế. Theo giới quan sát quốc tế, DN 2000 đạt tiêu chuẩn châu Âu với nhiều trang thiết bị hàng hải chưa từng có trên các tàu quân sự Việt Nam từ trước tới nay.
    DN 2000 cũng là tàu cảnh sát biển đầu tiên của Việt Nam có sân đáp ở đuôi tàu đáp ứng yêu cầu cất hạ cánh của một trực thăng hạng trung.
    Tàu có thể hoạt động trong các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam với phạm vi không hạn chế trong điều kiện gió cấp 12 và liên tục trên biển 40 ngày đêm.
    Ngoài vai trò tuần tra bảo vệ biển đảo, khi cần DN 2000 có thể tham gia cứu kéo các tàu bị nạn, chuyển quân, chi viện hậu cần cho các lực lượng trên đảo.
    Vy Oanh (tổng hợp)
  10. OshinNhanDan

    OshinNhanDan Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/08/2013
    Bài viết:
    166
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam: Súng tự chế lan tràn vùng quê
    Thursday, September 05, 2013 5:42:53 PM




    Share on print Print Share on email Email




    [FONT=Arial, Helvetica, sans-serif]
    BÌNH THUẬN 5-9 (NV) - Trong vòng một năm trở lại đây, nhiều vùng ở Việt Nam rộ "phong trào" làm súng bằng ống nhựa, chỉ tốn 400,000 đồng, tương đương 20 đô một "khẩu," để bắn chim, săn chuột…



    [​IMG] Loại súng tự chế xuất hiện tràn lan ở các vùng quê Việt Nam. (Hình: báo Thanh Niên)

    Tuy nhiên, không ít người hoang mang khi biết rằng loại súng "ống nhựa" này cũng gây sát thương, không kém loại súng hơi.

    Tiết lộ của một thanh niên 20 tuổi, xin được giấu tên, cư dân huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận cho biết, đã từng "sản xuất" nhiều khẩu súng bắn bằng cồn.

    Báo Thanh niên dẫn lời T. - tên gọi tắt của cậu thanh niên nọ, cho biết vật liệu chế tạo súng chỉ gồm hai đoạn ống nhựa, một bình xịt thuốc trừ sâu, một môbin lửa của bếp gas mini và băng keo. T. nói rằng lực của "khẩu súng cồn" đẩy viên bi xe đạp, dùng làm đạn, đi xa đến 40m.

    T. cho hay, viên đạn đi một khoảng 25m có thể xuyên thủng tấm tôn kẽm. T. còn tiết lộ rằng, ít nhất 10 thanh niên ngụ tại thị trấn Ma Lâm hiện đã có "súng" trong tay. Mặc dù số thanh niên trên quả quyết rằng, súng cồn được làm ra chỉ dùng để bắn chim, phần lớn cư dân thị trấn Ma Lâm tỏ ra hoang mang, lo lắng cực độ.

    Sáng ngày 3 tháng 9, người đứng đầu công an thị trấn Ma Lâm cho biết, đã cấm người dân sản xuất và sử dụng loại súng cồn nói trên. Ông Nguyễn Quang Hương, trưởng Công an Ma Lâm còn cho hay, đã thu hồi 36 loại khẩu súng cồn và xác nhận đó là loại vũ khí có thể làm chết người.

    Trong khi đó, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long cũng rộ phong trào làm súng nhựa để săn chuột, bắn chim từ khá lâu. Công an xã Phước Hậu, huyện Long Hồ cho biết đã tịch thu 7 cây súng tự chế loại bắn bằng hơi và cả bằng IC.

    Tại huyện Bình Tân, có một thanh niên 20 tuổi còn chế súng để bán. Cậu này chỉ bị buộc làm giấy cam kết "không được tái phạm."

    Còn tại tỉnh Quảng Nam, Công an huyện Núi Thành hồi tháng 4, 2013 đã tịch thu một loạt 400 khẩu súng nhựa, 23,000 viên đạn chì… được bày bán công khai. Cán bộ công an huyện Núi Thành cho biết, mặc dù chưa gây tổn hại cho con người, nhưng loại súng này có thể được xem là loại vũ khí nguy hiểm. (PL)

    [/FONT]
    http://www.nguoi-viet.com/absoluten...O.aspx?articleid=172699&zoneid=2#.Uiut-lrn_cs

    nghe theo lời dạy của bác hồ, nhân dân miền quê tự chế tạo vũ khí để đánh đuổi mọi cuộc càng quét cướp đât của bọn quan lại ngụy cộng sản cấu kết với bè lũ tư bản đỏ :-bd

Chia sẻ trang này