1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Công nghiệp Quốc phòng Vn ?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi great_sephiroth, 30/10/2005.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. PhamTuanNhat

    PhamTuanNhat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/01/2016
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    51
    Cụ Kuy Troll vãi ra ! Mà túm lại em cũng chả biết VN xuất khẩu được j . Có cái tt400 là khả quan nhất .
  2. igansanzenin

    igansanzenin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/10/2014
    Bài viết:
    6.015
    Đã được thích:
    3.466
    VN cũng xk nhiều thứ liên quan tới qp, chứ ko phải liên quan tới qp là súng ống...
    PhamTuanNhat thích bài này.
  3. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Nam trước ngưỡng cửa trở thành quốc gia xuất khẩu vũ khí
    Quân sự - Tình báo
    Đăng ngày Thứ sáu, 05 Tháng 2 2016 09:22

    Năm 2015 đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của công nghiệp quốc phòng Việt Nam. Từ chỗ tự chủ, đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa Quân đội, nay đã đến lúc tính tới xuất khẩu vũ khí.

    [​IMG]


    Tàu đổ bộ Roro-5612 Việt Nam xuất khẩu sang Bahamas.
    Từ niềm tin vào vũ khí Made in Việt Nam...

    Quân đội Nhân dân Việt Nam có truyền thống đánh giặc giữ nước, với những chiến công oanh liệt, tinh thần quyết đánh, quyết thắng, khiến nhiều quốc gia hết sức khâm phục và học hỏi ít nhiều kinh nghiệm.

    Trước đây, do những điều kiện chủ quan và khách quan, nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam còn nhỏ bé, chưa sản xuất được nhiều loại vũ khí nên phần lớn trang bị phải nhập khẩu từ nước ngoài hoặc được các nước bạn viện trợ.

    Tuy nhiên, hầu hết các loại vũ khí đều được bộ đội ta sử dụng vượt tính năng thiết kế, sáng tạo cải tiến, vận dụng phù hợp với cách đánh của Việt Nam.

    Nay với sự ưu tiên lớn của Đảng, Nhà nước và Quân đội, ngành công nghiệp quốc phòng đã được đầu tư nhiều công nghệ hiện đại, chế tạo ra nhiều loại vũ khí mới, đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa Quân đội.

    Giờ đây, những người lính không còn tâm lý e ngại mà hoàn toàn tin tưởng, yên tâm khi sử dụng vũ khí do công nghiệp quốc phòng Việt Nam sản xuất.

    Niềm tin của bộ đội vào vũ khí do công nghiệp quốc phòng nước ta sản xuất, chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm ngày càng cao. Vũ khí do công nghiệp quốc phòng nước ta nghiên cứu chế tạo về tính năng kỹ thuật tương đương, có mặt cao hơn so với sản phẩm cùng loại của nước ngoài sản xuất, sử dụng phù hợp với điều kiện tác chiến và khai thác của Quân đội ta.

    Định hướng tự chủ vũ khí trang bị, vừa giữ bí mật, vừa tránh bị lệ thuộc vào nước ngoài là hoàn toàn đúng đắn.

    Không những thế, cần phải nghĩ lớn hơn, xa hơn. Lãnh đạo Bộ Quốc phòng và trực tiếp là thủ trưởng Tổng cục công nghiệp quốc phòng và các cơ quan đơn vị đã xác định một hướng đi chiến lược.


    Một số thông tin về việc xuất khẩu vũ khỉ của Việt Nam:



    Trong năm 2015, Việt Nam đã xuất khẩu một số tàu chở quân Roro 5612 đóng trong nước sang các quốc gia khu vực Nam Mỹ. Các tàu này có thể mang theo các xe thiết giáp lội nước hạng nhẹ, được Công ty TNHH MTV đóng tàu Hạ Long (thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam) đóng trong chương trình hợp tác với Tập đoàn Damen (Hà Lan).



    Trong năm 2014-2015, Quân chủng Hải quân đã tiếp nhận tàu pháo TT-400TP số hiệu 276 (chiếc thứ 5) do Nhà máy Z173 (Công ty Hồng Hà) đóng mới trong nước theo công nghệ của Nga. Theo đánh giá, tàu pháo TT-400TP có tính năng không hề thua kém các tàu Svetlyak tương tự của Nga về vũ khí, trang bị mà còn vượt trội ở tốc độ cũng như cự ly hành trình, với giá thành rẻ hơn rất nhiều. Theo tờ Asia Times, Philippines nhiều khả năng sẽ đặt mua một số tàu pháo TT-400TP trong tương lai gần.



    Bên cạnh đó, một số thông tin trên thị trường vũ khí quốc tế cho rằng Việt Nam đã xuất khẩu vũ khí bộ binh hạng nhẹ trong nước sản xuất ra thị trường thế giới.



    ...đến vươn ra biển lớn - Xuất khẩu vũ khí

    công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã có bước chuyển mình mạnh mẽ trong vòng 10 năm trở lại đây với nhiều dự án nghiên cứu thiết kế chế tạo hoặc nhập công nghệ, nhận chuyển giao thiết bị hiện đại, đồng bộ phục vụ sản xuất quốc phòng.

    Trong đó, tập trung vào các sản phẩm mũi nhọn với trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại có tính lưỡng dụng, kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất quốc phòng với kinh tế.

    Chắc chắn công nghiệp quốc phòng không thể chỉ trông chờ vào các đơn đặt hàng từ Quân đội với nguồn ngân sách còn nhiều eo hẹp, mà phải đẩy mạnh đẩy mạnh hoạt động thương mại quân sự, tăng cường xuất khẩu sản phẩm công nghiệp quốc phòng, trong đó có vũ khí và bán thành phẩm vũ khí.

    Từ một nước nhập khẩu là chính, chuyển sang xuất khẩu vũ khí chắc chắn công nghiệp quốc phòng Việt Nam sẽ vấp phải sự cạnh tranh của nhiều cường quốc có nền khoa học công nghệ hiện đại và truyền thống xuất khẩu vũ khí từ lâu. Họ vốn là những "lái súng" chuyên nghiệp.

    Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tin vào lợi thế về chất lượng và giá thành của những vũ khí được chế tạo bởi những con người Việt Nam thông minh, sáng tạo. Các sản phẩm được cải tiến liên tục nhờ những kinh nghiệm từ thực tế sử dụng và thực tế chiến đấu.

    Tất nhiên, vũ khí tốt, giá hợp lý nhưng không thể "hữu xạ tự nhiên hương" để khách hàng tự tìm đến nếu ta không chủ động quảng bá, giới thiệu sản phẩm thông qua xúc tiến thương mại và tại các hội chợ triển lãm quốc phòng lớn.

    Hàng năm, Quân đội ta có các đoàn cán bộ đi dự các cuộc triển lãm vũ khí hàng đầu và đã thu lượm được nhiều kinh nghiệm hữu ích về công tác tổ chức, quảng bá sản phẩm, tiếp xúc khách hàng,... công nghiệp quốc phòng Việt Nam có thể áp dụng những điều đó trong tương lai.

    Bên cạnh đó, việc thực hiện quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO là điều kiện tiên quyết, đảm bảo sản xuất "nghìn sản phẩm như một", chất lượng đồng đều, ít lỗi, hỏng. Đồng thời cần liên tục cải tiến, hợp lý hóa quy trình sản xuất, tiết kiệm chi phí,

    Vướng mắc là có một số thiết bị, linh kiện ta chưa làm được mà phải nhập khẩu nên cần có ý kiến của các nhà cung cấp này. Tuy nhiên, với tiến trình toàn cầu hóa, Việt Nam hoàn toàn có thể đàm phán với các đối tác để cho phép ta xuất khẩu vũ khí sang nước thứ ba.

    Tóm lại, chỉ có xuất khẩu vũ khí mới đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền công nghiệp quốc phòng nước nhà.

    Bởi lẽ, vừa duy trì được dây chuyền sản xuất, vừa giữ được đội ngũ thợ lành nghề, bù đắp kinh phí nghiên cứu triển khai, tái tạo nguồn vốn đề tiếp tục duy trì đà phát triển, chế tạo, cải tiến nhiều loại vũ khí hiện đại, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

    Theo THẾ GIỚI TRẺ
  4. divenoi_xalam

    divenoi_xalam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2012
    Bài viết:
    2.635
    Đã được thích:
    2.230
    Nhìn cũng được...!:-D:-D:-D
    [​IMG]
  5. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Hồ Nguyên Trừng có thể coi là ông tổ của súng trường không nhỉ? Tiếc là chưa có đền thờ ông ở Việt Nam do ông đóng góp chủ yếu cho nhà Minh. Dù đóng góp cho Việt hay Tàu thì phát minh của xứ Giao Chỉ đã tạo ra cuộc cách mạng trên chiến trường ==> chiến tranh diễn ra chóng vánh hơn ==> các quốc gia hình thành với qui mô lớn hơn (quá trình xóa sổ các vương quốc nhỏ trở nên nhanh hơn) ==> quá trình xâm lược, thực dân của phương Tây (và giải phóng, phi thực dân hóa của phương Đông) chóng vánh hơn ==> quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ hơn ==> túm lại là lịch sử thế giới đã quay nhanh hơn nhờ phát minh của người Việt!

    Quân Minh khi làm lễ tế súng đều phải hành lễ trước một người An Nam
    Tin Đa Chiều - Đăng ngày: 11:12 AM - 22/01/2016/ 3 Ý kiến


    Like page ở đây
    Thời đại nhà Minh xuất hiện một loại vũ khí nổi tiếng là “thần cơ thương pháo”, quân Minh khi làm lễ tế súng đều phải hành lễ trước một người An Nam, chuyện này là vì đâu?
    [​IMG]
    Súng thần cơ của Hồ Nguyên Trừng (Ảnh minh họa: Internet)

    Thuốc súng là một trong tứ đại phát minh được Trung Quốc sử dụng cho nhiều loại vũ khí khác nhau. Nhưng người đưa súng lên một tầm cao mới để trở thành thứ vũ khí thần kỳ “đệ nhất thiên hạ” lại không phải là người Trung Hoa, mà là một người An Nam tên là Hồ Nguyên Trừng.

    Hồ Nguyên Trừng (còn gọi là Lê Trừng khi ông sống ở Trung Quốc) là con trai cả của vua Hồ Quý Ly và từng giữ chức Tả tướng quốc dưới triều nhà Hồ. Nhắc đến ông là nhắc đến một công trình sư lỗi lạc, một thiên tài quân sự kiệt xuất, và một nhà văn lưu vong luôn hướng về cố quốc phương Nam.

    Khó có thể miêu tả cho thấu đáo về Hồ Nguyên Trừng chỉ với vài dòng ngắn ngủi. Này đây thành Tây Đô – thành lũy bằng đá độc đáo và đồ sộ từng được ông chỉ huy xây dựng; này đây cổ lâu thuyền – loại thuyền chiến lớn có hai tầng do ông chế tạo để nghênh chiến với quân giặc xâm lăng; này đây phòng tuyến chống giặc dài 400 km – từ yếu huyệt Đa Bang (Ba Vì) tới sông Đà, sông Hồng, đến sông Ninh, sông Luộc, cho đến sông Thái Bình và rồi kết thúc ở Bình Than; và này đây những dây xích lớn chăng qua nhiều khúc sông hiểm trở để mai phục quân địch, khiến cho thủy binh ngoại bang phải nhiều phen khiếp đảm… Đó chỉ là một vài ví dụ cho thấy tài năng lỗi lạc của vị tướng Lê Trừng.

    Và tất nhiên, bấy nhiêu đó vẫn chưa phải là tất cả.

    Trong bộ bách khoa “Vân đài loại ngữ”, Lê Quý Đôn từng nhắc đến một tình tiết, rằng: “quân Minh khi làm lễ tế súng đều phải tế Trừng”. Chi tiết này cũng được nhà sử học Trương Tú Dân khẳng định khi ông nghiên cứu các sách sử đời Minh.

    Vậy, tại sao quân Minh của đất nước Trung Quốc hùng mạnh khi đó lại phải làm lễ tế Lê Trừng – một người An Nam?

    Hồ Nguyên Trừng và Thần cơ thương pháo

    Trước hết, phải nói rằng thành tựu lớn nhất và được người đời nhắc đến nhiều nhất của Hồ Nguyên Trừng chính là súng thần cơ, còn được biết đến là “Thần cơ thương pháo”.

    [​IMG]
    Súng thần cơ được trưng bày tại Viện Bảo tàng Lịch sử Quân đội, Hà Nội (Ảnh đăng lại từ Cục văn thư và lưu trữ nhà nước -archives.gov.vn)

    Ngay từ khi còn là vị tướng dưới triều nhà Hồ vào đầu thế kỷ 15, phải đối mặt với hiểm họa xâm lăng từ phương Bắc, Hồ Nguyên Trừng đã gấp rút tổ chức các xưởng đúc súng lớn. Ông đúc kết từ những kinh nghiệm cổ truyền, và bằng một trí tuệ phi thường, ông đã nghiên cứu, cải tiến, và rồi chế tạo ra nhiều loại súng có sức công phá sấm sét, trong đó nổi bật nhất chính là Thần cơ thương pháo.

    Mặc dù Đại Việt sử ký toàn thư không ghi chép nhiều về súng thần cơ của Hồ Nguyên Trừng, nhưng phát minh kiệt xuất này đều được các sách sử thời Minh ca ngợi là “súng thần”, “pháo thần”, và tôn vinh đó là thứ vũ khí “nhất thiên hạ” mà Trung Quốc xưa nay “chưa từng có”.

    [​IMG]
    Ảnh trái: Ngự Lâm Quân của nhà Minh với những khẩu súng hỏa mai từ khoảng thế kỷ 14; Ảnh phải: Một loại súng của nhà Minh vào thế kỷ 14, trước thời Hồ Nguyên Trừng. Khi đó, súng bắn là hỗn hợp lửa và than củi cháy dở (Ảnh: Wikipedia)

    Có thể nói, súng thần cơ của Hồ Nguyên Trừng là vượt trội hơn hẳn so với các loại hỏa khí của nhà Minh khi đó. Trong giới hạn bài viết này, xin phép không đi sâu mô tả và so sánh từng loại vũ khí trước thời Hồ Nguyên Trừng, mà chỉ tập trung vào súng thần cơ – vốn là phát minh vĩ đại mà tướng Trừng để lại cho hậu thế tới ngày hôm nay.

    Sau thất bại của cuộc chiến với nhà Minh (1406-1407), nước Việt bị nhà Minh cai trị. Cả Hồ Nguyên Trừng cùng với cha là Hồ Quý Ly và em trai là vua Hồ Hán Thương, cũng như rất nhiều nhân tài đất Việt khác, đều bị bắt đưa về Kim Lăng (Nam Kinh, Trung Quốc).

    Quân Minh thu được nhiều súng thần cơ – thứ vũ khí ưu việt hơn hẳn súng nhà Minh, khiến quân lính phải nhiều phen kinh hoàng, khiếp đảm – lại bắt được cả nhà sáng chế, bèn tìm cách buộc Hồ Nguyên Trừng phải phục vụ triều đình trong việc chế tạo loại súng này.

    “Quân Minh khi làm lễ tế súng đều phải tế Trừng”

    Lịch sử nhà Minh đã ghi lại nhiều cuộc thử nghiệm của Hồ Nguyên Trừng về các loại súng đạn. Công lao lớn nhất của ông là biến súng trở thành thứ vũ khí có sức công phá mạnh, trở thành “quả đấm công thành”, lại dễ di chuyển và dễ dàng sử dụng. Ban đầu ông chỉ huy việc chế tạo và đúc súng mới, sau đó, các công nghệ chế tác của ông được nhà Minh tập hợp thành binh thư “Thần cơ thương pháo pháp”, coi đó như một tác phẩm kinh điển về súng.

    Sách “Việt kiệu thư” của Lý Văn Phượng đời Minh viết: “Súng thần cơ có được gần đây, dùng sắt làm tên, bắn đi bằng lửa, đi xa ngoài trăm bước, nhanh chóng kỳ diệu như thần, nghe thấy tiếng là lửa đã đến. Thời Vĩnh Lạc (1403-1424) khi bình Giao Chỉ, thứ mà người Giao Chỉ chế tạo càng tinh xảo” (Giao Chỉ là tên gọi mà người Trung Quốc dùng để chỉ nước Việt ta ngày xưa. Người Giao Chỉ cũng được gọi là người An Nam).

    Súng thần cơ của Lê Trừng nhanh chóng trở thành vũ khí chiến lược, giúp nhà Minh bảo vệ bờ cõi. “Trấn trạch ký văn” của Vương Ngao ghi chép rằng: “Khi Thành Tổ thân chinh Mạc Bắc (chỉ Mông Cổ) dùng súng thần An Nam vừa bắt được, kẻ địch một người tiến lên, lại hai người nữa chết theo, đều trúng súng (đạn) mà chết”; còn theo “Minh Hiến Tông thực lục” thì “đánh thắng địch là dựa vào súng thần, phép lấy được thời Vĩnh Lạc, Tuyên Đức (1426-1435), thứ mà kẻ địch sợ nhất”. “Việt quốc đại vương” của Thẩm Đức Phù cũng từng viết rằng: “Triều ta dùng hoả khí chống địch là loại chiến cụ hàng đầu xưa nay mà sự nhẹ nhàng thần diệu của nó thực là mới lấy được khi Văn Hoàng đế bình Giao Chỉ, tức dùng Lê Trừng, con vua nước Việt, tướng quốc ngụy làm quan bộ Công chuyên trách đôn đốc chế tạo, truyền hết tài năng”.

    Dù phát minh từ thế kỷ 15, nhưng các loại vũ khí của tướng Trừng vẫn được trọng dụng mãi cho đến nhiều thế kỷ sau đó. Đời Thiên Khải (1621-1627), trận đồ kỷ yếu do Tào Phi vẽ đã ca ngợi như sau: “Đây là thứ lấy được khi bình An Nam, dưới tiễn có nẩy gỗ, và đặt các thứ đạn chì, chỗ kỳ diệu là dùng gỗ thiết mộc, nặng mà mạnh, một phát đi xa ba trăm bước”.

    Nhờ những đóng góp đó mà sau khi qua đời, Hồ Nguyên Trừng được triều đình nhà Minh tôn vinh là “thần hỏa khí”, coi trọng ông như một trong những sứ giả thánh thần của binh pháp. Sau này, trong các ngày lễ tế hoặc trước khi bắn đại bác, quân Minh đều phải cúng tế Thần Công, và sau nghi thức ấy là lễ tế sứ giả của thần thánh, tức chính là lễ tế Hồ Nguyên Trừng.

    Nếu xét rằng súng thần cơ của Hồ Nguyên Trừng ra đời giữa lúc thế giới vẫn còn thai nghén về súng đại bác thì đây quả thật là một sáng chế vĩ đại. Tuy nhiên, có thể có người cho rằng phục vụ ngoại bang là một việc làm đáng hổ thẹn, từ đó mà chê trách Lê Trừng; cũng có người ngẫm nghĩ đến cái phận xa xứ và áp lực phải bảo vệ cha và em trai đang nằm trong tay vua Minh, mà thấy cảm thương cho một tài năng đành bất lực; lại cũng có người tìm đến tác phẩm “Nam Ông mộng lục” của Hồ Nguyên Trừng mà tin tưởng vào lòng yêu nước và hướng về cội nguồn của một “vị quan bất đắc dĩ” dưới triều nhà Minh, v.v.

    Dẫu sao, lịch sử vẫn là lịch sử, chúng ta tôn trọng quá khứ, tôn trọng những gì đã qua với một cái nhìn khách quan, không phán xét. Cũng giống như sân khấu có vai chính thì cũng có vai phụ, thời thế có lúc thuận thì cũng có lúc nghịch, triều đại có lúc cực thịnh thì cũng có lúc suy tàn, và đời người có lúc uy danh lừng lẫy thì lại cũng có lúc “ba chìm bảy nổi chín lênh đênh”… Tất cả cái đã qua đều như sự vần xoay của tạo hóa, khó có thể đánh giá một quốc gia nào đó hay một nhân vật lịch sử nào đó sao cho được đạt lý, thấu tình. Vì vậy, trong hiểu biết hạn hẹp của người viết, chỉ xin kể đôi lời về một danh nhân người Việt.

    Hồng Liên

    Theo daikynguyenvn.com
  6. KhanhHaiDuong

    KhanhHaiDuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2015
    Bài viết:
    695
    Đã được thích:
    105
    ngoài đáp ứng như cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới thì ngành công nghiệp quốc phòng ta phải chủ động nghiên cứu những phân khúc thị trường trên thế giới để có thể dựa vào thế mạnh xuất khẩu vũ khí bằng việc tham gia vào chuỗi cung ứng của những tập đoàn lừng lanh thế giới nhất là các nước ở nội khối hiệp định xuyên thái bình dương
  7. Nicolai_nhaiquaizev

    Nicolai_nhaiquaizev Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/04/2015
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    8
    Kích thước của tây là 260×300mm thì phải :-D:-D. Nhà ta lại ăn bớt rồi :-p
  8. Lenam098

    Lenam098 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2015
    Bài viết:
    1.596
    Đã được thích:
    1.361
    Các cụ cứ tự sướng tinh thần với nhau mãi đi. Ông họ Hồ này xét ra là Hoa kiều chính tông đấy.
    Em quan ngại nhất lâu lâu lại thấy mấy bài báo: Cuộc tập trận hoành tráng nhất thế giới có Vịt Nam tham gia... Tên lửa mà Vịt Nam định mua đánh tan xác quân IS... Họa hoằn lắm thì em vào đọc bài đại loại như là ngắm nhan sắc nude sao Holywood gốc Vịt, họ hàng xa tầm đại bác...đại khái thế.
    Vãi ....chém còn hơn cả cụ Kùy.
  9. Bat_Lo_Quan

    Bat_Lo_Quan Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    947
    Đã được thích:
    235
    Có chống được cỡ đạn 5,8mm mà đa số súng bộ binh TQ sử dụng ko nhĩ, tôi thấy vật liệu ko được ổn, nếu dính 2 viên trở lên thì cơ thể sẽ khó chịu nổi, dễ bị choáng khó thở ở ngực do lực chấn động liên tục, dẫn đến tổn thương bên trong (thường áo chống đạn nào cũng vậy)

    [​IMG]
    [​IMG]
    Lần cập nhật cuối: 07/02/2016
  10. withmefile3

    withmefile3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/04/2011
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    66
    Không đỡ đc thì chế làm gì, đồng chí cứ làm như ai cũng như mình ế ! :V

Chia sẻ trang này