1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Công pháp quốc tế về biên giới các quốc gia

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi namoadiaphat, 05/12/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Công pháp quốc tế về biên giới các quốc gia

    http://www.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=112106&CatId=17
    Ngày 3/12, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Dũng vừa cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Quốc Vụ Viện Trung Quốc vừa phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam, trực tiếp quản lý 3 quần đảo trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

    Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rõ: Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Việt Nam phản đối việc Trung Quốc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam, trực tiếp quản lý 3 quần đảo trên Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Hành động này đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, không phù hợp với nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa hai bên.

    Trước sau như một, Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng Luật pháp Quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2002 nhằm giữ gìn hòa bình và ổn định trên Biển Đông và khu vực.
    http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=37&sub=130&article=110957
    ND- Ngày 3-12, trả lời câu hỏi của phóng viên TTXVN đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về tin Quốc Vụ Viện Trung Quốc vừa phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam trực tiếp quản lý ba quần đảo trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng nêu rõ:

    Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Việt Nam phản đối việc Trung Quốc thành lập thành phố hành chính Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam quản lý ba quần đảo trên Biển Ðông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Hành động này đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, không phù hợp với nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước, không có lợi cho tiến trình đàm phán tìm kiếm biện pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề trên biển giữa hai bên.

    Trước sau như một, Việt Nam chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tôn trọng Luật pháp Quốc tế và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của LHQ về Luật Biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Ðông năm 2002 nhằm giữ gìn hòa bình và ổn định trên Biển Ðông và khu vực.


    Qua những thông tin trên, giới nghiên cứu Công Pháp chúng ta hãy cố gắng cung cấp tài liệu và lý lẽ để đấu tranh giành lại vùng lãnh thổ quốc gia đi chứ.
    Thông tin này bên box lichsuvanhoa có nêu, nhưng đã bị khóa, tôi hy vọng chúng ta sẽ phân tích theo tính pháp lý của Công pháp Quốc tế về lãnh thổ quốc gia.
  2. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Ủng hộ ý kiến của bạn 5 sao (nhưng sao bầu 2 lần vẫn được nhỉ???)
  3. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Việt Nam. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là trách nhiệm của mỗi người Việt Nam chúng ta.
    Trước 1975 Hoàng Sa còn thuộc chủ quyền của VNDCCH, nhưng kể tử khi chiến tranh biên giới VN và trung quốc bắt đầu nhen nhúm và nảy sinh sự tranh chấp Đảo này.
    Việt Nam - Trung Quốc, sau khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1991, 2 nước đã thỏa thuận "thông qua thương lượng giải quyết hòa bình vấn đề biên giới còn tồn tại".
    Ngày 25/12/2000, Việt Nam và Trung Quốc đã ký hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ. Hiệp định có hiệu lực từ ngày 30/6/2004.
    Vịnh Bắc Bộ là vịnh nằm giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, rộng khoảng 126.250 km2, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310 km (176 hải lý), nơi hẹp nhất khoảng 220 km (119 hải lý). Vịnh là nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên về hải sản, có tiềm năng quan trọng. Từ lâu, nhân dân hai quốc gia đã tiến hành sử dụng, khai thác vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ. Cuộc đàn phán giữa 2 nước về Vịnh Bắc Bộ bắt đầu từ năm 1974 qua 3 giai đoạn 1974, 1977 - 1978 và 1992 - 2000, kéo dài trong khoảng 27 năm.
    Vịnh bẵc bộ là gì ?
    Vịnh Bắc bộ (VBB) là một trong những vịnh lớn của thế giới, có diện tích khoảng 126.250km2 (36.000 hải lý vuông), chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 310km (176 hải lý), nơi hẹp nhất ở cửa vịnh rộng khoảng 207,4km (112 hải lý).
    Bờ VBB thuộc 10 tỉnh, thành phố của VN với tổng chiều dài khoảng 763km và bờ biển thuộc hai tỉnh Quảng Tây, Hải Nam của Trung Quốc (TQ) với tổng chiều dài khoảng 695km.
    Vịnh có hai cửa: eo biển Quỳnh Châu nằm giữa bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam với bề rộng khoảng 35,2km (19 hải lý) và cửa chính của vịnh từ đảo Cồn Cỏ (VN) tới đảo Hải Nam (TQ) rộng khoảng 207,4km (112 hải lý).
    Phần vịnh phía VN có khoảng 2.300 đảo, đá ven bờ, đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ nằm cách đất liền VN khoảng 110km, cách đảo Hải Nam khoảng 130km. Phía TQ có một số ít đảo nhỏ ở phía đông bắc vịnh như đảo Vị Châu, Tà Dương.
    VBB có vị trí chiến lược quan trọng đối với VN và TQ cả về kinh tế lẫn quốc phòng, an ninh. Vịnh là nơi chứa đựng nhiều tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là hải sản và dầu khí. Trong vịnh có nhiều ngư trường lớn, cung cấp nguồn hải sản quan trọng cho đời sống của nhân dân hai nước.
    Bên cạnh lễ trao đổi văn kiện thư phê chuẩn Hiệp định phân định VBB, cũng trong ngày 30-6-2004 Bộ Ngoại giao VN và Bộ Ngoại giao TQ đã tiến hành trao đổi công hàm thông báo việc chính phủ hai nước hoàn thành các thủ tục pháp lý nội bộ đối với Hiệp định hợp tác nghề cá ở VBB giữa CHXHCN Việt Nam và CHND Trung Hoa (ký tại Bắc Kinh ngày 25-12-2000) và thỏa thuận hiệp định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30-6-2004.

    Các dự báo cho thấy đáy biển và lòng đất dưới đáy của vịnh có tiềm năng về dầu mỏ và khí đốt. Vịnh là cửa ngõ giao lưu từ lâu đời của VN ra thế giới, có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, thương mại quốc tế cũng như quốc phòng an ninh của nước ta. Đối với khu vực phía nam TQ vịnh cũng có vị trí quan trọng. Vì vậy, cả hai nước đều rất coi trọng việc quản lý, sử dụng và khai thác vịnh.
    Căn cứ vào Công ước 1982, giữa hai bên phải vạch đường biên giới biển trong lãnh hải ở khu vực cửa sông Bắc Luân, vạch đường ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa trong Vịnh. Nếu hai quốc gia đều định vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý thì do khoảng cách giữa bờ biển hai bên chưa đến 200 hải lý nên hầu hết Vịnh Bắc Bộ trở thành vùng chồng lấn, rất khó khăn cho công tác quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ.
    Năm 1993, hai bên đã đi đến thỏa thuận nguyên tắc về vấn đề vạch đường biên giới biển trong Vịnh Bắc Bộ là: "Hai bên đồng ý sẽ áp dụng luật biển quốc tế và tham khảo thực tiễn quốc tế để tiến hành đàm phán phân định Vịnh Bắc Bộ; nhằm đặt thoả thuận về phân định Vịnh Bắc Bộ, hai bên cần theo nguyên tắc công bằng và tính đến mọi hoàn cảnh hữu quan trong Vịnh để đi đến một giải pháp công bằng". Thoả thuận nguyên tắc này hoàn toàn phù hợp với pháp luật và thực tiễn quốc tế.
    "Từ năm 1994 - 2000, hai bên đã đàm phán cụ thể trong vòng bảy năm. Trong đàm phán, hai bên đã trao đổi về pháp luật quốc tế áp dụng trong hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Vịnh Bắc Bộ, tính đến các hoàn cảnh tự nhiên có liên quan như chiều dài và hướng đi, hình thái chung của đường bờ biển của mỗi bên, sự hiện diện và hiệu lực của các đảo trong khu vực Vịnh, kiểm tra tính công bằng của thoả thuận theo phương thức của Toà án quốc tế. Kết quả là hai bên đã thống nhất vạch một đường biên giới nối 21 điểm, trong đó đoạn từ điểm 1 - 9 là biên giới lãnh hải, từ điểm 9 - 21 là ranh giới chung cho cả vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa. đường biên giới biển này trong Vịnh Bắc Bộ dài tổng cộng khoảng 500 km.
    Theo đường hoạch định, phía Việt Nam được hưởng 53,23% diện tích vịnh. Trung Quốc được 46,77% diện tích vịnh. Về diện tích, vùng biển phía Việt Nam hơn phía Trung Quốc khoảng 8.205 km2. Các đảo ven bờ Đông Bắc Việt Nam có hiệu lực một phần, đảo Bạch Long Vĩ nằm xa ngoài giữa vịnh gần đường biên giới nhưng vẫn có hiệu lực 25%, đảo Cồn Cỏ có hiệu lực 50%. Tất cả các kết quả này đạt được là do hai bên áp dụng luật quốc tế, bao gồm cả việc sử dụng phương pháp đường trung tuyến có điều chỉnh và được quyết định bởi yếu tố điều kiện và hoàn cảnh địa lý tự nhiên khách quan của Vịnh Bắc Bộ. Kiểm nghiệm về công bằng, tính tỷ lệ chiều dài bờ biển hai bên so với tỷ lệ diện tích đạt được đều là 1, 1/1 nên kết quả trên là công bằng".
    Trích : http://www.cpv.org.vn/print_preview.asp?id=BT2670653411
    Đây là hiệp định vạch biên giới biển biển thứ hai Việt Nam ký với nước liên quan, nhưng là một hiệp định có ý nghĩa hết sức lớn lao vì lần đầu tiên trong lịch sử đã vạch được đường biên giới chung giữa hai quốc gia trong một vịnh lớn, có tầm quan trọng đặc biệt về mọi mặt đối với cả hai quốc gia trong một vịnh lớn, có tầm quan trọng đặc biệt về mọi mặt đối với cả hai quốc gia, bảo đảm công bằng cho cả hai bên.
    Sự việc bắt đầu từ đâu và kết thúc như thế nào ? trong toàn bộ topic này tôi hy vọng chúng ta phân tích theo khía cạnh pháp lý, không sa đà vào chuyện chính trị đả kích...
    Được kevinmitknick sửa chữa / chuyển vào 21:43 ngày 05/12/2007
  4. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ để phân định tính pháp lý ở đây chúng ta nên trích dẫn Công ước của LHQ về luật biển năm 1982 ký tại Montego Bay (Jamaica) Có hiệu lực từ 1994, Được hơn 60 quốc gia phê chuẩn, trong đó Việt Nam hòan tòan ủng hộ Công ước này.
  5. worldcup2006

    worldcup2006 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    772
    Đã được thích:
    0
    Hôm trước lên trang nào đó trương cái ảnh công văn của cụ PVĐồng, thấy cụ ký cọt gì đó giao Hoang Sa cho thằng Tàu chó bố nó rồi.
    Bây giờ làm sao đòi lại đây ?
  6. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Các lý lẽ chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của VN đã có quá đầy đủ, cái chính là TQ không (dám) đàm phán về các vấn đề này.
  7. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Kevin đừng nên lãng phí thời gian đi tìm kiếm bằng chứng hợp lý ủng hộ cho vn. Trong luật công pháp quốc tế public international law, để nói chuyện được với nhau bằng luật pháp thay vì tay chân và để có thể mang nhau ra giải quyết ở tòa án quốc tế LaHay hai bên phải đồng ý như vậy . Một bên đồng ý không làm được . Vì vậy, đừng nên lãng phí thời gian nói chuyện luật pháp . Nói thật, nếu bây giờ TQ muốn làm hơn nữa thì cũng chẳng làm gì được ngoại trừ la lên như thế thôi .
  8. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Em thấy đây là lập luận xuyên tạc do một số người Trung Quốc đưa ra. Công văn hành chính không có giá trị pháp lý trong việc phân giới lãnh thổ. Hiệp định lãnh thổ phải do quốc hội phê chuẩn mới có hiệu lực.
    Tại sao lại là công văn hành chính: vì đây chỉ là việc công nhận chiều rộng lãnh hải là 12 hải lý theo đúng công ước LHQ về biển 1956 và phù hợp với công ước luật biển 1982 sau này.
    Được satthutinhdoi sửa chữa / chuyển vào 18:52 ngày 06/12/2007
  9. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Lãnh hải nào rộng 24 hải lý vậy em? Công ước Luật biển 1982 thống nhất xác định chiều rộng lãnh hải là 12 hải lý tính từ phía ngoài đường cơ sở. Vấn đề là các quốc gia tính đường cơ sở của mình như thế nào mà thôi.
    VN tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp và vùng đặc quyền kinh tế - gọi tắt là tuyên bố về vùng biển - từ ngày 12.5.1977. Thực ra, mấy vụ võ mồm của chúng ta cũng là hành động ngăn chặn cần thiết trước mỗi động thái nhằm củng cố vấn đề chiếm hữu status-quo-ante của Bắc Kinh đối với các quần đảo đang tranh chấp. Hành động của TQ cũng giống như việc mấy bác xóm liều nhảy dù chiến đất mà các bác thấy hàng ngày thôi!
    Bác gì trên nói đúng về việc giải quyết tranh chấp biển giữa các thành viên của Công ước Luật Biển 1982. Các bên tranh chấp mà ko có nhời thì panel luật biển chớ can thiệp giải quyết.
    Được OldBuff sửa chữa / chuyển vào 19:17 ngày 06/12/2007
  10. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ nếu chuyện này có thể xử lý theo 2 đường lối khác nhau
    1- Ôn hòa chính trị giữa hai quốc gia giữ mối quan hệ
    2- Xét xử khách quan theo Luật các điều ước quốc tế về lãnh thổ.
    Như vậy theo tôi thì chúng ta không bàn đến vấn đề thứ nhất trên kia, mà hãy phân tích vấn đề thứ hai.
    Trong thực tế các quốc gia trên thế giới cũng có những tiền lệ tranh chấp và xử lý về lãnh thổ, tranh chấp lãnh hải ... Cụ thể là singapore và malaysia hai quốc gia có thể nói gần như anh em, thế nhưng gần đây vẫn có cuộc tranh chấp đòi hỏi mang ra tòa giải quyết :
    http://vietnamnet.vn/thegioi/tintuc/2003/9/30519/
    Singapore-Malaysia đưa nhau ra toà án quốc tế
    09:12'' 27/09/2003 (GMT+7)





    Phiên toà xét xử tranh chấp giữa Singapore-Malaysia.
    Lập luận rằng Singapore đã vi phạm lãnh hải và chiếm đất ở biển, Malaysia đã đệ trình vấn đề này lên Toà án quốc tế về Luật Biển tại Hamburg, Đức và yêu cầu cơ quan này lệnh cho Singapore phải dừng ngay mọi cuộc khai thác xung quanh Tuas và Pulau Tekong.
    Vụ việc trên là một trong vài bất đồng lớn giữa Singapore và Malaysia được đưa ra toà án quốc tế.
    Một nhóm các chuyên gia về luật của Malaysia gồm cả cố vấn nước ngoài khẳng định rằng việc khai thác của Singapore ở Pulau Tekong đã khiến bùn chảy sang các bãi biển đồng thời gây ảnh hưởng tới ngư trường của nước này. Trong bản kiến nghị đệ trình lên toà án quốc tế, Malaysia yêu cầu cơ quan trọng tài cố gắng ngăn chặn việc làm của Singapore ngay lập tức cho tới khi mọi việc được phân xử.
    Về phía Singapore, Giáo sư Tommy Koh - một chuyên gia về luật biển, người đứng đầu phái đoàn đã lập luận rằng cáo buộc của Malaysia là sai và không chính xác, do đó những kiến nghị về tổn thất là không có căn cứ. Ông Tommy cũng nói, vụ việc lần này có ý nghĩa rất quan trọng với Singapore không chỉ bởi đây là tranh chấp song phương đầu tiên được đưa ra toà án quốc tế mà bất kỳ một quyết định tạm thời ngừng khai thác nào được đưa ra đều gây tổn hại lớn tới các nhà thầu và khiến chính phủ nước này thiệt hại hàng chục triệu USD. Trong trường hợp, nếu Malaysia thua kiện, Singapore cũng không thể phục hồi những tổn thất trong thời gian chờ đợi được phân xử.
    Với nỗ lực nhằm thuyết phục toà án không đưa ra phán quyết buộc Singapore tạm thời ngừng khai thác, chuyên gia luật biển Tommy đã nêu ra một loạt dẫn chứng và khẳng định, những việc làm hiện nay của Singapore không hề vi phạm lãnh hải của Malaysia. Về vấn đề gây ảnh hưởng tới môi trường biển, Singapore trước đó đã gửi báo cáo chi tiết về vấn đề này tới Kuala Lumpur.
    Trong ngày hôm nay (27/9), cả Singapore và Malaysia sẽ bảo vệ quan điểm của mình trước 21 người thuộc bồi thẩm đoàn Toà án quốc tế về Luật biển tại Hamburg. Trong 2 tuần tiếp theo, phán quyết sẽ được đưa ra.
    (Hoài Linh - Theo News Asia)


Chia sẻ trang này