1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Công pháp quốc tế về biên giới các quốc gia

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi namoadiaphat, 05/12/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    Vụ tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa thiết nghĩ ko thể đem ra Toà án quốc tế về Luật Biển được vì hiển nhiên Trung Quốc chẳng bao giờ chấp nhận.
    Chính sách bá quyền nước lớn của TQ cho phép nó hành xử hay vận dụng luật pháp quốc tế về biển theo cách có lợi cho mình nhất. Trong tương quan lực lượng quân sự trên Biển Đông, TQ với lực lượng hải quân rất mạnh của Hạm đội Nam Hải và chiến lược hiện đại hoá theo hướng tác chiến blue water và oceangoing sẽ tiếp tục khẳng định vai trò rulemaker tại đây.
    Thứ Quy tắc ứng xử Biển Đông chỉ là chiếc bình phong tạm cho các quốc gia ASEAN nhược tiểu khi va chạm với nhau. Đối với tham vọng biển của TQ, chiếc bình phong này thật mong manh. Một ASEAN tiến nhanh tới các liên kết chính trị-kinh tế kiểu EU sẽ là một đối trọng tốt trước tham vọng lãnh thổ của ông hàng xóm mắt híp đầu trọc hiện nay.
    Tôi đề nghị trong khi box ta bàn về các chứng cứ pháp lý bảo vệ lãnh thổ theo một số quan điểm của tiến sỹ Nguyễn Nhã, chúng ta cũng thảo luận luôn những khả năng pháp lý nhằm hoàn thiện Hiến chương ASEAN vừa được ký gần đây trong vấn đề bảo vệ lãnh thổ chung.
  2. me0h0ang

    me0h0ang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2006
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    0
    cố lên Việt Nam !
  3. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Theo nội dung đánh giá trên của bạn cho thấy bạn đang ngã ngũ theo quan niệm 1 cường quốc, và việc phân định lãnh thổ dựa trên tính mạnh yếu của 1 quốc gia ?, tất cả mọi người Việt nam điều quan niệm như bạn thì quả thật không còn gì để bàn cãi. Cứ nhắm mắt xuôi tay đồng ý cho TQ quản lý 2 hòn đảo Hòang sa và trường Sa,
    Hoặc giả dụ không thể thỏa thuận thì mang hải quân - Không quân và mà xử lý theo kiểu chiến tranh biên giới ? Thế thì càng không thể chấp nhận, vì so về quân sự của ta thật sự khó mà so sánh với cường lực quân sự TQ.
    Vào tháng 4-1988, Trung Quốc cũng đã thành lập tỉnh Hải Nam, trong đó bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa.
    - Sau đó hải quân Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm các đảo ở Trường Sa. Họ đã bắn chìm ba tàu vận tải của hải quân VN. 74 chiến sĩ quân đội nhân dân VN hi sinh giữa biển khơi. Và xa hơn một chút,
    - Năm 1976 phía Trung Quốc luôn tìm cách thu tóm Trường Sa bằng quân lực, và đã xâm chiếm nhiều đảo trong khu vực này.
    - Tháng 4-2005 Trung Quốc tiếp tục thực hiện những cuộc tập trận ở Hoàng Sa, mang người đến Hoàng Sa sinh sống, xây dựng hải cảng, sân bay và các công trình quân sự trên những hòn đảo thuộc chủ quyền VN.
    - Ngày 19-1-1974, hải quân Trung Quốc cũng đã dùng nhiều chiến hạm và phi cơ chiếm toàn bộ Hoàng Sa. Trong trận hải chiến lịch sử và không cân sức này, lúc đó quân đội Sài Gòn đã chống cự quyết liệt, nhưng vẫn thất bại.
    Chắc hẳn bài học năm 1979 của ta vẫn còn day dẳng với Ải nam quan...
    Mà thôi đó là vấn đề giải quyết khác, trong tòan bộ topic này tôi hy vọng chúng ta sẽ phân tích vấn đề theo khía cạnh pháp lý, tất nhiên rất trân trọng những chứng cứ mạnh mẽ của các bạn tổng hợp và sưu tầm.
    Cách đây vài năm tại trường ĐH Hùng Vương, tôi có trao đổi với Thầy Nguyễn Nhã (tiến sĩ sử địa) , về vấn đề hai đảo Hòang sa và Trường Sa, Tuy nhiên quan điểm của thầy Nhã chỉ xoay quoanh vấn đề địa lý và quá trình lịch sử, tất nhiên lúc đó tôi chưa học luật nên cách nhìn cũng khá chủ quan theo cách phân tích của thầy Nhã, bây giờ đọc lại thì thấy Thầy Nhã đánh giá 1 số vấn đề về Trường Sa và Hòang Sa có rất nhiều nội dung theo chủ quan của thầy.
    Được kevinmitknick sửa chữa / chuyển vào 20:57 ngày 07/12/2007
  4. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin trích một số nội dung của thầy Nhã đã nghiên cứu :
    * Những tư liệu phương Tây xác nhận về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
    - Nhật ký trên tàu Amphitrite (năm 1701) xác nhận Paracels là một quần đảo thuộc về nước An Nam.
    - Le mémoire sur la Cochinchine của Jean Baptiste Chaigneau (1769-1825) viết vào những năm cuối đời Gia Long (hoàn tất năm 1820) đã khẳng định năm 1816 vua Gia Long đã xác lập chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Paracels.
    - An Nam Đại Quốc Họa Đồ của giám mục Taberd xuất bản năm 1838 khẳng định Cát Vàng (Hoàng Sa) là Paracels và nằm trong vùng biển của Việt Nam.
    - The Journal of the Asiatic Society of Bengal, Vol. VI đã đăng bài của giám mục Taberd xác nhận vua Gia Long chính thức giữ chủ quyền quần đảo Paracels).
    - The Journal of the Geographycal Society of London (năm 1849) GutzLaff ghi nhận chính quyền An Nam lập ra những trưng thuyền và một trại quân nhỏ để thu thuế ở Paracels...
    Để minh chứng cho sự xác lập chủ quyền của mình ở Tây Sa tức Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc lại cũng đưa ra những luận điểm được coi là "vững mạnh nhất" như sau:
    1.
    Trung Quốc khẳng định các đảo Nam Hải đã thuộc phạm vi quản hạt của Trung Quốc từ năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường năm 789. Đúng sử sách Trung Quốc như sách Chư Phiên Chí của Triệu Nhữ Quát có chép những thay đổi về qui chế hành chính từ đời Hán đến đời Tống, trong đó có việc Quỳnh Sơn, một quận của đảo Hải Nam thời đó (xin nhấn mạnh) - sau thuộc thành phố Hải Khẩu - được đặt thành "phủ đô đốc" vào năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường, tức năm 789.
    Nhưng qua các sách Đường Thư, Thái Bình Hoàn Vũ Ký, Dư Địa Kỷ Thăng (1221), Quảng Đông Thông Chí (1842) thì vào năm thứ 5 niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường tại đảo Hải Nam chỉ thấy có chuyện kể viên đô đốc nhà Đường là Lý Phục mang quân sang lấy lại đảo Hải Nam sau hơn 100 năm dân bản địa nổi dậy làm chủ đảo và xin vua Đường đặt phủ đô đốc ở quận Quỳnh Sơn, không hề có chuyện "sáp nhập bất kỳ đảo ở biển Nam Trung Hoa vào đảo Hải Nam".
    2.
    Trung Quốc phái thủy quân đi "tuần tiễu", Trung Quốc đã viện dẫn các sự kiện để chứng minh. Trước hết về luận cứ "phái thủy quân tuần tiễu cương giới biển", luận chứng của nhóm Hàn Chấn Hoa chỉ dựa vào một đoạn trong sách Vũ Kinh Tổng Yếu, song những đoạn văn này hoàn toàn không chứng minh được lập luận "Trung Quốc phái thủy quân tuần tiễu quần đảo Tây Sa bắt đầu đời Tống".
    Nhóm Hàn Chấn Hoa đã cố gán ghép hai đoạn văn vào với nhau gồm đoạn văn nói về lộ trình "Từ đồn Môn Sơn đến các nước Đại Thực, Phật Sư Tử, Thiên Trúc" tiếp liền vào đoạn văn đầu viết về "đặt dinh lũy thủy quân tuần tiễu ở hai cửa biển Đông và Tây". Điều này không đúng với nguyên bản Vũ Kinh Tổng Yếu. Đây chỉ là sự cố gán ghép "đầu Ngô mình Sở" để cố minh chứng việc tuần tiễu thủy quân đời Tống qua đất "Cửu Nhũ Loa Châu" mà nhóm này cho là Tây Sa.
    Còn việc tuần tiễu của Ngô Thăng, trước hết tìm hiểu vị trí các địa danh trên, chúng ta được biết Quỳnh Nhai là thủ phủ Quỳnh Châu ở phía bắc đảo Hải Nam, Đồng Cổ là quả núi cao 339m ở phía đông bắc đảo Hải Nam, Thất Châu Dương là phía đông đảo Hải Nam, Tư Canh Sa là bãi cát phía tây đảo Hải Nam. Đây chỉ là cuộc tuần tiễu của Ngô Thăng quanh đảo Hải Nam, chứ không đến Tây Sa, nên nhớ rằng Thất Châu Dương ở phía đông đảo Hải Nam nên không hề là Tây Sa tức Hoàng Sa của Việt Nam, vốn cách Hải Nam hơn 350 hải lý về phía đông nam.
    3.
    Các đảo Nam Hải đã được vẽ vào bản đồ Trung Quốc. Các tác giả bộ sưu tập do Hàn Chấn Hoa chủ biên cũng rất "công phu" đưa ra 13 bản đồ và chia làm hai loại. Một loại là bản đồ Trung Quốc thời Minh Thanh có vẽ các đảo Nam Hải. Một loại khác là bản đồ Trung Quốc thời Minh Thanh và các nước phiên thuộc, cũng có vẽ các đảo Nam Hải.
    Bằng chứng :
    Có rất nhiều bản đồ chính thức của Trung Quốc từ đời Nguyên, Minh đến Thanh, trong đó có bản đồ ấn bản gần thời điểm có tranh chấp như bản đồ Đại Thanh Đế Quốc trong Đại Thanh Đế Quốc toàn đồ, xuất bản năm 1905, tái bản lần thứ tư năm 1910 đã vẽ cực nam của lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam, không vẽ bất cứ hải đảo nào khác ở biển Đông.
    Bản đồ Hoàng Triều Nhất Thống dư địa tổng đồ trong cuốn Hoàng Thanh Nhất Thống dư địa toàn đồ xuất bản năm Quang Tự 20 (1894) đã ghi rõ cực nam lãnh thổ Trung Quốc là Nhai Châu, phủ Quỳnh Châu, Quảng Đông ở 18 độ 30 phút Bắc, trong khi Tây Sa hay Hoàng Sa được Trung Quốc đặt tên, có đảo ở vị trí cao nhất là 17 độ 5 phút. Điều này chứng tỏ Tây Sa hay Hoàng Sa chưa hề là lãnh thổ của Trung Quốc.
    Trong khi đó, ngay tài liệu của chính người Trung Quốc như Hải Ngoại Ký Sự của Thích Đại Sán đã cho biết Chúa Nguyễn sai thuyền khai thác các sản vật từ các tàu bị đắm ở Vạn Lý Trường Sa, tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Các tư liệu chứng minh chủ quyền của Việt Nam đã xuất hiện liên tục qua các đời: từ đầu thời Chúa Nguyễn (tức đầu thế kỷ XVII), sang thời Tây Sơn rồi tới triều Nguyễn (từ vua Gia Long), Việt Nam có khoảng gần 30 tư liệu các loại, đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam hết sức rõ ràng.
    Thời kỳ Đại Việt, từ thời kỳ Nam Bắc phân tranh và thời Tây Sơn, nguồn tư liệu về Hoàng Sa hầu như chỉ còn lại tư liệu của chính quyền họ Trịnh ở Bắc Hà, chủ yếu là Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư, năm 1686, trong Hồng Đức Bản Đồ hay Toản Tập An Nam Lộ trong sách Thiên Hạ bản đồ và Phủ Biên Tạp Lục, năm 1776 của Lê Quý Đôn.
    Trong Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư hay Toản Tập An Nam Lộ, năm 1686 có bản đồ là tài liệu xưa nhất, ghi rõ hàng năm họ Nguyễn đưa 18 chiến thuyền đến khai thác ở Bãi Cát Vàng. Còn tài liệu trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn, năm 1776 là tài liệu cổ, mô tả kỹ càng nhất về Hoàng Sa, quyển 2 có hai đoạn văn đề cập đến việc Chúa Nguyễn xác lập chủ quyền của Đại Việt tại Hoàng Sa bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.
    Sang thời kỳ triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1909, có rất nhiều tài liệu chính sử minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa:
    - Dư Địa Chí trong bộ Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú (1821) và sách Hoàng Việt Địa Dư Chí (1833). Nội dung về Hoàng Sa của hai cuốn sách trên có nhiều điểm tương tự như trong Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn cuối thế kỷ XVIII.
    - Đại Nam Thực Lục phần tiền biên, quyển 10 (soạn năm 1821, khắc in năm 1844) tiếp tục khẳng định việc xác lập chủ quyền của Đại Việt cũng bằng hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.
    - Đại Nam Thực Lục Chính biên đệ nhất kỷ (khắc in năm 1848); đệ nhị kỷ (khắc in xong năm 1864); đệ tam kỷ (khắc in xong năm 1879) có cả thảy 11 đoạn viết về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với nhiều nội dung mới, phong phú, rất cụ thể về sự tiếp tục xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    - Tài liệu rất quí giá là châu bản triều Nguyễn (thế kỷ XIX), hiện đang được lưu trữ tại kho lưu trữ trung ương 1 ở Hà Nội. Ở đó người ta tìm thấy những bản tấu, phúc tấu của các đình thần các bộ như Bộ Công, và các cơ quan khác hay những dụ của các nhà vua về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa dưới triều Nguyễn như việc vãng thám, đo đạc, vẽ họa đồ Hoàng Sa, cắm cột mốc... Năm Thiệu Trị thứ 5 (1845) có chỉ đình hoãn kỳ vãng thám, sau đó lại tiếp tục.
    - Trong bộ sách Đại Nam Nhất Thống Chí (1882 soạn xong, 1910 soạn lại lần hai và khắc in) xác định Hoàng Sa thuộc về tỉnh Quảng Ngãi và tiếp tục khẳng định hoạt động đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản...
    Ngoài ra các bản đồ cổ của Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX đều vẽ Bãi Cát Vàng hay Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa trong cương vực của Việt Nam.
    Về những tư liệu của Trung Quốc và phương Tây minh chứng chủ quyền Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, người ta thấy:
    - Hải Ngoại Ký Sự của Thích Đại Sán (người Trung Quốc) năm 1696. Trong quyển 3 của Hải Ngoại Ký Sự đã nói đến Vạn Lý Trường Sa khẳng định Chúa Nguyễn đã sai thuyền ra khai thác các sản vật từ các tàu đắm trên quần đảo Vạn Lý Trường Sa.
    - Các bản đồ cổ Trung Quốc do chính người Trung Quốc vẽ từ năm 1909 trở về trước đều minh chứng Tây Sa và Nam Sa không thuộc về Trung Quốc.
    Khảo sát tất cả bản đồ cổ của Trung Quốc từ năm 1909 trở về trước, người ta thấy tất cả bản đồ cổ nước Trung Quốc do người Trung Quốc vẽ không có bản đồ nào có ghi các quần đảo Tây Sa, Nam Sa. Tất cả bản đồ cổ ấy đều xác định đảo Hải Nam là cực nam của biên giới phía nam của Trung Quốc.
    Sau khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng Hoàng Sa tháng 1-1974, nhiều đoàn khảo cổ Trung Quốc đến các đảo thuộc quần đảo này và gọi là ?ophát hiện? nhiều cổ vật như tiền cổ, đồ sứ, đồ đá chạm trổ trên các hòn đảo này, song đều không có giá trị gì để minh xác chủ quyền Trung Quốc, trái lại họ lại phát hiện ở mặt bắc ngôi miếu ?oHoàng Sa Tự? ở đảo Vĩnh Hưng, tức đảo Phú Lâm (Ile Boisée), lại là bằng chứng hiển nhiên vết tích của việc xác lập chủ quyền của Việt Nam.
    TS NGUYỄN NHÃ
  5. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Các anh em bên bốc lịch sử văn hóa cũng có 1 topic khá hay cung cấp nhiều tư liệu về hai quần đảo này http://www8.ttvnol.com/forum/f_533/820290.ttvn
    mời các bạn tham khảo
  6. nangthuytinh78

    nangthuytinh78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    405
    Đã được thích:
    0
    @ Kevin:
    Thực ra tìm hiểu bản chất pháp lý tranh chấp lãnh thổ Trường Sa, Hoàng Sa ko khó, vấn đề là cơ chế nào áp dụng những căn cứ pháp lý đó để giải quyết vụ việc.
    Công ước Luật Biển 1982 có thể phát huy tác dụng trong vụ này nếu cả VN và TQ đều chấp thuận đưa vụ việc ra Toà án Luật biển quốc tế để phân xử. Nếu TQ ko hoặc chưa chấp thuận giải quyết tranh chấp qua toà án này trong khi vẫn củng cố tình trạng chiếm hữu thực tế thì bạn cho biết cao kiến VN phải làm sao?!
    Dã tâm của TQ về lãnh thổ là ko có gì phải phản bác. Bạn có biết vụ phân giới Vịnh Bắc Bộ và biên giới phía Bắc VN thiệt mất bao nhiêu ko? Tại sao lãnh đạo VN phải chịu nhường? Đơn giản là sống cùng thằng hàng xóm luôn tìm cách lấn đất, rào đất nhà mình trong khi tiếp tục đi nhờ rồi cướp đất hàng xóm thì phải cảnh giác, phải chịu thiệt một tý để mà lợi đại cục. Nhưng vì thế mà lờ đi hành động khẳng định chủ quyền và chiếm hữu quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1974 về trước của TQ thì VN (Miền Bắc) quả thật quá thiển cận và dại dột.
    Vậy có thể giải quyết vấn đề HS, TS như thế nào?
    (còn nữa)
  7. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Lãnh thổ là vấn đề thuộc chủ quyền tuyệt đối của quốc gia.
    Bác nào cho biết liệu có căn cứ pháp lý nào cho phép một hiệp định song/đa phương phân định hai quần đảo paracel và spartly ko?
  8. thesouth_ic

    thesouth_ic Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2006
    Bài viết:
    357
    Đã được thích:
    0
    Hớ hớ! Các bác hiểu được vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa đến đâu ???? E thì thấy khó cho Việt Nam mình lắm!
  9. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    E học NCS ở ĐHQGHN thử hỏi mấy giáo sư luật Nguyễn Bá Diến, Nguyễn Đăng Dung, Hoàng Ngọc Giao về vấn đề này xem sao?
  10. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Những cứ liệu lịch sử về chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa
    Di tích miếu Hoàng Sa nay vẫn tồn tại ở đình làng Lý Hải thuộc đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Công việc xác định chủ quyền ở khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được bắt đầu khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên lên nắm quyền và đặt ra các đội Hoàng Sa, Bắc Hải đặc trách công việc khai thác và bảo vệ biển Đông từ tuyến ngoài.
    Thành tựu vĩ đại của phong trào nông dân Tây Sơn là đã bước đầu thống nhất được đất nước sau nhiều thế kỷ bị chia cắt thành hai khu vực Đàng Trong, Đàng Ngoài.
    Hoàng Sa-Trường Sa dưới triều Tây Sơn
    Đây cũng là lần đầu tiên toàn bộ đường bờ biển chạy dài từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan với hàng ngàn hòn đảo ven bờ cùng các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ngoài biển Đông đã thuộc về quyền kiểm soát của Nhà nước phong kiến Việt Nam.
    Giống như các chúa Nguyễn trước đây, triều đại Tây Sơn của Quang Trung - Nguyễn Huệ vẫn tiếp tục tổ chức các đội Hoàng Sa và Bắc Hải với chức năng chủ yếu là bảo vệ và khai thác vùng quần đảo xa giữa biển Đông.
    Đội Hoàng Sa thời kỳ chúa Nguyễn được ấn định số lượng 70 suất và hoàn toàn chỉ chọn người xã An Vĩnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Hàng năm, cứ vào tháng 2 đội xuất hành gồm 5 chiến thuyền ra Hoàng Sa, Trường Sa thu nhặt hóa vật của tàu bị nạn, tìm kiếm hải vật và ở lại đây đến tháng 8 mới trở về nộp cho triều đình Phú Xuân.
    Có lẽ vì đội Hoàng Sa chưa quản lý hết được vùng biển đảo rộng lớn nên chúa Nguyễn đã quyết định đặt thêm đội thuyền Bắc Hải. Đội này do đội Hoàng Sa kiêm quản và cũng có nhiệm vụ giống như đội Hoàng Sa nhưng chỉ hoạt động ở khu vực phía nam, từ Bắc Hải, Côn Lôn cho đến các đảo ở vùng Hà Tiên.
    Đội Bắc Hải tuyển người ở thôn Tứ Chính và xã Cảnh Dương thuộc tỉnh Bình Thuận và không cố định số suất thủy thủ như đội Hoàng Sa.
    Phong trào nông dân Tây Sơn khi bùng nổ đã phát triển rất nhanh và đến cuối năm 1773, đã giải phóng được một vùng rộng lớn từ Quảng Nam ở phía bắc cho đến tận Bình Thuận ở phía nam. Như thế là toàn bộ các vùng quê hương của hai đội Hoàng Sa và Bắc Hải, từ rất sớm, đã nằm trong khu vực kiểm soát của quân Tây Sơn.
    Vào ngày 15 tháng Giêng năm 1776, Cai hợp phường Cù Lao Ré (đảo Lý Sơn) là Hà Liễu đã làm đơn trình bày rõ: ?oBây giờ chúng tôi lập hai đội Trường Sa và Quế Hương như cũ gồm dân ngoại tịch được bao nhiêu xin làm sổ sách dâng nạp, vượt thuyền ra các đảo, cù lao ngoài biển tìm nhặt vật hạng đồng thiếc, hải ba, đồi mồi được bao nhiêu xin dâng nạp.
    Nếu như có tờ truyền báo, xảy ra chinh chiến, chúng tôi xin vững lòng ứng chiến với kẻ xâm phạm. Xong việc rồi chúng tôi xin tờ sai ra tìm báu vật cũng thuế quan đem phụng nạp?.
    Tờ đơn đã được chính quyền Tây Sơn (Vua Thái Đức) xem xét, chuẩn cho và hiện vẫn còn lưu giữ lại nhà thờ họ Võ, phường An Vĩnh (nay là thôn Tây, xã Lý Vĩnh, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi).
    Cũng tại nhà thờ họ Võ, đến nay vẫn còn giữ được văn bản ngày 14 tháng 2 năm thứ 9 hiệu Thái Đức (1786) của Thái phó tổng lý Quản binh dân chư vụ Thượng tướng công với nội dung ?oSai Hội Đức hầu cai đội Hoàng Sa luôn xem xét đốc suất trong đội cắm biển hiệu thủy quân, cưỡi 4 chiếc thuyền câu vượt biển thẳng tiến Hoàng Sa cùng các sứ cù lao ngoài biển, tìm nhặt đồ vàng, bạc, đồng và các thứ đại bác, tiểu bác, đồi mồi, vỏ hải ba, đá quý... đều chở về kinh tập trung nộp theo lệ.
    Nếu ngạo mạn càn bậy không đến, lại gian dối lấy bớt các vật quý hoặc sinh sự với dân làm muối, làm cá đều sẽ bị trị tội?.
    Văn bản còn ghi rõ: ?oNiên hiệu Thái Đức năm đầu đến năm thứ 15 (1778-1792)? và ?oniên hiệu Cảnh Thịnh năm đầu đến năm thứ 9 (1793-1801). Khi ấy John Barrow là phái viên của phái bộ Macartney đi từ Anh sang Trung Quốc có ghé qua khu vực Đà Nẵng vào tháng 6 năm 1793 (dưới triều Vua Quang Toản), trong "A Voyage to Cochinchina, in the year 1792-1793"
    (Một chuyến du hành tới xứ Đàng Trong, vào những năm 1792-1793) mô tả: ?oTàu thuyền xứ Đàng Trong có nhiều kiểu dáng khác nhau, được dùng vào việc buôn bán ven biển, chài lưới, thu lượm hải sản và tổ yến trong nhóm quần đảo gọi là Paracels (Hoàng Sa)?.
    Từ những tư liệu hiện có, đã xác định được chủ quyền trên các quần đảo ngoài biển Đông dưới thời Tây Sơn. Thời ấy tình hình nước Trung Hoa rất phức tạp, nhiều người chống đối chính quyền Mãn Thanh đã phải phiêu bạt trên biển Đông, triều Tây Sơn đã ban nhiều tờ chiếu khuyến dụ lực lượng này quy thuận.
    Chiếu dụ Tàu Ô viết dưới thời Quang Trung từng vạch rõ: "Họ" (dân Tàu) ra vào nơi bể nước (biển Đông), tụ tập đồ đảng lấy việc cướp bóc làm kế sinh nhai, có lẽ cũng là việc bất đắc dĩ, phần vì thiếu miếng ăn nên phải làm vậy, phần vì những chính sách bạo ngược xua đẩy.
    Quang Trung kêu gọi họ sớm đầu hàng. Và chiều theo sở nguyện của từng người thậm chí chấp thuận cho cả ?onhững người có chí lớn, muốn xông pha nơi ngọn sóng cùng hải đảo?.
    Quy thuận những người Trung Hoa phiêu bạt trên biển Đông và sử dụng họ tham gia vào công việc nhà nước là một chính sách quan trọng và có tính chiến lược của vương triều Tây Sơn lúc ấy.
    Sách Thánh Vũ Ký của Ngụy Nguyên (1794-1857) cho biết: Có nhiều người Trung Hoa làm nội ứng cho An Nam, được chúa An Nam Quang Toản phong cho làm Tổng binh hoặc Đông Hải vương: ?oTriều đình đang bận việc dẹp phía tây, chưa lo xa đến vùng biển đảo, vì thế mà giặc hoạt động rất táo tợn.
    Năm đầu niên hiệu Gia Khánh (1796) vị tướng ở Khúc Châu là Khôi Luận, Tổng đốc lưỡng Quảng là Cát Khánh đã nhiều lần tâu vua rằng: bọn giặc biển Tàu Ô là Trần Thiên Bảo đã được An Nam cho làm Tổng binh và cấp cho ấn? (Tr.25b).
    Cũng trong cuốn sách này Ngụy Nguyên mô tả ?oDi thuyền? (thuyền của quân Tây Sơn) cao, to hơn thuyền Trung Hoa, trên đặt nhiều súng, hoành hành lâu năm trên mặt biển và nếu quân nhà Thanh gặp thì cũng khó có thể địch được".
    Đây là một bằng chứng khẳng định lực lượng hải quân Tây Sơn trong thực tế đã kiểm soát được các tuyến giao thông trên biển và là chủ nhân của các vùng đảo, quần đảo giữa biển Đông.
    Sau khi triều Tây Sơn sụp đổ, nhà Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách tiến ra biển Đông, khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên khu vực các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các triều: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị... đã thực thi chủ quyền của mình bằng nhiều hình thức như vãn thám, kiểm tra, kiểm soát, khai thác các hóa vật và hải sản, tổ chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát, đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền, dựng bài gỗ lưu dấu để ghi nhớ, trồng cây để cho người qua lại dễ nhận biết.
    Những đóng góp quan trọng của triều Nguyễn thế kỷ XIX vào lịch sử chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông là sự tiếp nối chính sách của vương triều Tây Sơn ngày ấy.
    Hoàng Sa-Trường Sa thời nhà Nguyễn
    Nhà Nguyễn quan tâm đến hoạt động xuất nhập khẩu và kinh tế biển từ rất sớm. Các hoạt động vươn ra biển Đông của nhà Nguyễn thời ấy chính là nhằm khẳng định chủ quyền lãnh hải và khai thác biển đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã được ghi chép tương đối đầy đủ, thống nhất trong các bộ sử ký của nhà Nguyễn, cũng như trong các tài liệu của người nước ngoài mà chúng ta thu thập được trong những năm đổi mới và mở cửa hội nhập...
    Theo tư liệu lịch sử, Thích Đại Sán là một trong những vị cao tăng người Trung Hoa được chúa Nguyễn mời đến đất Thuận Hóa để truyền kinh Phật. Ông là người đã khai sáng chùa Thiền Lâm vào năm 1695, mở Đại giới đàn ở chùa Thiên Mụ (Huế), làm cố vấn chính trị cho chúa Nguyễn Phúc Chu.
    Ông đến Thuận Hóa bằng đường biển, qua cảng thị Hội An. Khi trở về cố quốc, ông đã viết cuốn Hải ngoại ký sự. Cuốn sách được xem là một cẩm nang đối với giới nghiên cứu.
    Đọc Hải ngoại ký sự có thể thấy từ thế kỷ XV-XVII, nhà nước phong kiến Việt Nam đã thực thi chủ quyền của mình trên một vùng lãnh hải rộng lớn, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thông qua các biện pháp: thu thuế tàu thuyền buôn nước ngoài; thiết lập đội hải quân Hoàng Sa, hàng năm ra khai thác hải sản, tìm vớt cổ vật, hàng hóa từ những chiếc tàu bị đắm trên vùng biển này.
    Trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn (1726-1784) có 2 đoạn viết về Hoàng Sa: ?oỞ ngoài núi Cù Lao Ré (tức huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi ngày nay) có đảo Đại Trường Sa (tức quần đảo Hoàng Sa).
    Ngày trước, nơi đây thường sản xuất nhiều hải vật chở đi bán các nơi, nên nhà nước có thiết lập một đội Hoàng Sa để thu nhận các hải vật. Người ta phải đi 3 ngày mới đến được đảo Đại Trường Sa...
    Ở trong các hòn đảo có bãi cát vàng, dài chừng hơn 30 dặm, bằng phẳng và rộng lớn, nước trong nhìn suốt đáy. Ở trên các hòn đảo có vô số tổ yến, còn các thứ chim thì kể có hàng ngàn, hàng vạn con... Trên bãi có rất nhiều vật lạ như ốc hoa, có thứ mang tên là ốc tai voi, lớn như chiếc chiếu...
    Lại có thứ ốc được gọi là ốc xà cừ, thứ ốc này để trang sức các đồ dùng... Có thứ đại mạo là con đồi mồi rất lớn. Có con hải ba (ba ba biển) cũng giống như con đồi mồi nhưng nhỏ hơn, mai mỏng, người ta dùng trang sức các đồ dùng...?.
    Lê Quý Đôn cho biết: Đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người ở xã An Vinh (Quảng Ngãi) bổ sung. Mỗi năm họ luân phiên nhau đi biển. Ra đi từ tháng giêng. Ra đảo tự bắt chim, cá làm thức ăn... Đến tháng 8 đội Hoàng Sa trở về cửa Eo (cửa Thuận An) rồi lên thành Phú Xuân trình nộp các sản vật đã khai thác được.
    Nộp xong, đội Hoàng Sa được bán riêng những con ốc hoa, mai hải ba, hải sâm. Sau đó các thành viên của đội được trở về nhà. Ngoài đội Hoàng Sa, các chúa Nguyễn còn thiết lập đội Bắc Hải. Đội Bắc Hải không quy định bao nhiêu người.
    Đội này tàu thuyền nhỏ hơn, hoạt động ở vùng đảo Côn Lôn, ở xứ Cồn Tự thuộc vùng Hà Tiên. Họ chủ yếu khai thác hải sản, ít khi tìm được vàng bạc, đồ vật quý giá từ các tàu đắm như ở Hoàng Sa.
    Các công trình: Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú; bộ biên niên sử của triều Nguyễn là Đại Nam thực lục (ĐNTL) chính biên và tiền biên; Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ; Đại Nam nhất thống chí... cũng đều có ghi chép về Hoàng Sa giống như Lê Quý Đôn đã miêu tả nhưng cụ thể hơn, tần suất nhiều hơn, nội dung rõ ràng và cụ thể hơn.
    Quyển 10 ĐNTL tiền biên ghi: ?oTháng 7 năm Giáp Tuất (1754) dân đội Hoàng Sa gặp gió to, giạt vào hải phận Quỳnh Châu, thuộc nhà Thanh. Tổng đốc nhà Thanh chu cấp cho lương đầy đủ rồi sai đưa về. Chúa sai viết thư qua...?.
    ĐNTL chính biên quyển 50, 52 cho biết: Năm 1815, 1816 vua (Gia Long) cho thủy quân và đội Hoàng Sa ra xem xét, đo đạc thủy trình. Quyển 104 chép: ?oNăm 1833, vua (Minh Mạng) bảo Bộ Công rằng: Dải Hoàng Sa trong hải phận Quảng Ngãi, xa trông trời nước một màu không phân biệt được nông hay sâu.
    Gần đây thuyền buôn thường bị hại. Nay nên dự bị thuyền bè đến sang năm sẽ phái người tới dựng miếu, lập bia, lại trồng nhiều cây cối. Ngày sau cây cối to xanh tốt, người dễ nhận biết, có thể tránh được nhiều mắc cạn. Đó cũng là việc lợi muôn đời vậy?.
    Quyển 154 chép: ?oNăm 1835 dựng ?othần từ? ở Hoàng Sa... Hoàng Sa ở hải phận Quảng Ngãi có một chỗ nổi cồn cát trắng, cây cối xanh tốt, giữa cồn có giếng, phía tây nam có miếu cổ, có tấm bia khắc 4 chữ ?oVạn Lý Ba Bình?...
    Năm ngoái vua (Minh Mạng) định lập miếu ở chỗ ấy, vì gặp lúc sóng gió không làm được. Đến nay mới sai đội thủy quân là Phạm Văn Nguyên đem lính và giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định chuyên chở vật liệu đến dựng miếu (cách tòa miếu cổ 7 trượng). Bên trái dựng bia đá, phía trước miếu xây bình phong. Mười ngày làm xong rồi về?.
    Tác giả Sơn Hồng Đức, giảng viên địa lý học Đại học Văn khoa Sài Gòn, sau khi tham gia chương trình Điều nghiên bình địa hỗn hợp Việt Mỹ đã có bài viết Khảo sát về quần đảo Hoàng Sa.
    Tác giả cho biết: ?oTừ Đà Nẵng tàu khởi hành vào buổi chiều, sáng hôm sau là đến Hoàng Sa. Đảo Tri Tôn là điểm đến đầu tiên của hải trình?. Ở đảo Hoàng Sa, tác giả mục kích: Có vài ngôi mộ binh sĩ thời nhà Nguyễn đã hy sinh.
    Phía đông có am thờ gọi là Đền Bà; có pho tượng Quan Âm đặt trên bệ đá chạm trổ tinh vi, có lẽ do các ngư phủ Việt Nam dựng lên. Phía bắc có ngọn hải đăng. Gần đó trước kia có căn cứ quân sự, đài khí tượng. Đài khí tượng được chính phủ bảo hộ xây dựng và chính thức hoạt động vào năm 1938.

    Tiếp bước cha anh bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa. Ảnh từ báo Lao động.
    Ngày 9/3/1945, quân Nhật cũng đảo chính ở đây, tước khí giới trung đội lê dương. Các công chức đài khí tượng tháo dỡ trần nhà lấy gỗ làm bè thả trôi về tận bờ biển Quy Nhơn. Quân Pháp, rồi quân Nhật đều có xây dựng cơ sở phòng thủ ở đây nên trong Chiến tranh thế giới thứ II đảo bị không quân của đồng minh oanh tạc.
    Các sử liệu và những dấu tích để lại trên quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa cho thấy tầm nhìn chiến lược cũng như ý chí kiên cường, tinh thần dũng cảm và khát vọng của cha ông ta trong công cuộc khám phá, khai thác kinh tế biển, đồng thời khẳng định hai quần đảo là lãnh thổ, lãnh hải thiêng liêng của Việt Nam, không ai có thể phủ nhận được

    Nguyễn Tấn Tuấn (theo Dư Địa chí Bình Định)
    http://www.cand.com.vn/vi-VN/khcn/2007/12/80440.cand

Chia sẻ trang này