1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Công phu dưỡng sinh – Thai tức pháp

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi giasu_yoga, 18/11/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. giasu_yoga

    giasu_yoga Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Công phu dưỡng sinh – Thai tức pháp
    Dưỡng sinh là gì?
    Theo quan điểm của đông y thì quá trình từ khi thụ thai đến trước khi sinh là quá trình dưỡng sinh, tích lũy sinh cơ. Khi đó các giác quan ở trạng thái liễm, hô hấp là nội hô hấp(thai tức). Bào thai hô hấp thông qua cuống rốn nối với cơ thể người mẹ. Ở trạng thái này vòng nội khí vận động theo chiều vòng tròn ngược, vòng hướng nội.
    Khi được sinh ra, các giác quan của con người mở ra, giao tiếp với xung quanh, nó sẽ phóng năng lượng ra bên ngoài, bắt đầu quá trình tiêu hao sinh cơ. Khi tiêu hết sinh cơ thì con người sẽ chết. Ở trạng thái này nội khí vận động theo chiều vòng tròn xuôi, vòng hướng ngoại.
    Công phu là gì ? : nói đến công phu là nói đến sự đầu tư sâu, nghiêm túc sức lực, trí tuệ, thời gian vào một vấn đề nào đó.
    Công phu dưỡng sinh hay còn gọi là nội gia công phu, đạo gia công phu là tất cả các môn luyện công dựa trên nền tảng nội khí vận động theo chiều vòng tròn ngược.
    Các môn thể thao và ngoại gia thì ngược lại.

    Nền tảng của Công phu dưỡng sinh:
    Nguyên lý vận động của Công phu dưỡng sinh dựa trên nguyên lý vận động của bào thai trong bụng mẹ.
    Công phu dưỡng sinh có các yếu lĩnh chính :
    -Trầm kình : Sự vận động theo chiều vòng tròn ngược của nội khí trong Công phu dưỡng sinh gọi là trầm kình. Để kiểm tra đã tập đúng trầm kình hay chưa thì để ý một chút vào xương sống. Kiểm tra thấy lực vận động ở xương sống luôn theo chiều đi xuống thì là đúng. Còn khi kiểm tra thấy lực vận động theo chiều từ dưới lên trên thì là khí nổi.
    Nếu tập đúng trầm kình thì lực toàn thân mới tự động thu về mệnh môn được, vùng mệnh môn đầy đặn không bị gãy. Còn tập theo kiểu để khí nổi thì lực toàn thân không tự động thu về mệnh môn được, vùng mệnh môn bị gãy. Đây là sự khác nhau về bản chất giữa công phu nội gia và công phu ngoại gia.
    - Bằng kình : là phản lực của trầm kình. Vì vậy muốn có bằng kình thì tập trầm kình, đó là nội gia.
    - Đàn kình : là sự vận động khai hợp toàn thân một cách tự nhiên. Khi trầm kình tích lũy đủ thì sản sinh đàn kình, như vậy đàn kình mới tự nhiên. Đàn kình là ngoại kình.
    - Thai tức: sự vận động tự nhiên giống sự vận động của bào thai trong bụng mẹ. Thai tức là nội kình dưỡng sinh.
    Trầm kình, đàn kình chỉ có một giá trị gốc, giá trị gốc của đàn kình là Thai tức. Do các kỹ thuật để đạt được có sai khác nên đàn kình biểu hiện ra thành các công phu nội gia khác nhau như : Thái cực quyền dương thức, Thái cực quyền Trần thức, Bát quái quyền, Hình ý quyền, Ý quyền. Thai tức là nội kình dưỡng sinh. Đàn kình là ngoại kình, sẽ có các hiệu ứng. Thai tức thì đan điền động, đàn kình thì đan điền tĩnh.
    Người tập Công phu dưỡng sinh một cách nghiêm túc, qua quá trình rèn luyện trầm kình sâu thì sẽ đạt được Thai tức. Khi có Thai tức thì dưỡng sinh có nền tảng, cơ thể luôn khỏe mạnh, tinh thần luôn vui vẻ hài hòa. Nếu cơ thể có bệnh gì thì khi có Thai tức sẽ có khả năng tự chữa bệnh.
    Trong quá trình tập sẽ có sự so sánh đối chiếu giữa đàn kình và Thai tức.
    Tôn chỉ của Công phu dưỡng sinh:
    1.Thành tựu Thai tức pháp trong cuộc sống đời thường
    2. Đóng góp công sức cho xã hội, cộng đồng theo khả năng.
    Thành tựu Thai tức pháp thì thân thể được đầy đủ
    Có tâm có sức đóng góp cho xã hội, cộng đồng thì bản tâm được đầy đủ
    Thân tâm đầy đủ là chân hạnh phúc


    Mình có nhận hướng dẫn Công phu dưỡng sinh hoàn toàn miễn phí cho những bạn quan tâm.
    Liên hệ theo số : 01688835793 - yahoo: zoangcc
    Lưu ý: Hiện tại mình chỉ đồng ý hướng dẫn cho những bạn ở Hà nội gặp mình trực tiếp. Những bạn chỉ liên lạc qua điện thoại và ở tỉnh xa thì mình xin khất dịp khác, khi có nhân duyên đầy đủ .
    Mình có mở lớp tập(miễn phí) ở Bách thảo, trên đỉnh núi Nùng vào các sáng chủ nhật từ 7h – 9h. Bạn nào quan tâm thì đến tham gia lớp .
  2. giasu_yoga

    giasu_yoga Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Truyện 1: Đại Lãng (Sóng Lớn).

    Một tay đô vật nổi danh tên là Onami (Đại lãng) sống vào đầu thời Minh Trị.

    Onami mạnh vô cùng và biết thuật đấu vật. Trong những cuộc đấu riêng tư anh ta đã đánh bại luôn cả thầy, nhưng anh ta lại bị những học trò mình ném xuống đài trong cuộc đấu công khai. Anh ta cảm thấy xấu hổ vô cùng.

    Onami thấy cần sự giúp đỡ của một thiền sư.

    Hakuin, một thiền sư lang thang, đang dừng bước tại một ngôi đền nhỏ gần đấy, vì thế Onami đến viếng Hakuin và nói cho Hakuin nghe chuyện buồn của mình, Hakuin khuyên:

    - Tên anh là Đại Lãng, vậy tối nay hãy ở lại đây. Hãy tưởng tượng anh à những con sóng to lớn đó. Anh sẽ là một tay đấu vật không sợ hãi nữa. Anh sẽ là những con sóng khổng lồ đó, đang đùa quét hết tất cả mọi vật trước mặt, đang nuốt chửng tất cả con đường của chúng. Hãy làm như thế và anh sẽ là một tay đấu vật vô địch trên đất này.

    Hakuin rút lui. Onami ngồi tâm tư, cố gắng tưởng tượng mình là những con sóng. Onami nghĩ đến nhiều vật khác. Rồi anh từ từ chuyển sang cảm giác thấy sóng càng lúc càng lớn. Chúng quét sạch tất cả những bông hoa cắm trong những chiết độc bình. Ngay cả tượng Phật trên bàn thờ cũng bị ngập lụt. Trước khi trời sáng, ngôi đền chỉ còn là một cơn thủy triều dâng lên của biển cả mênh mông.

    Sáng hôm sau, Hakuin tìm thấy Onami còn đang thuyền định, trên mặt anh thoáng nhẹ một nụ cười. Hakuin đập nhẹ vào vai nhà đô vật:

    - Bây giờ thì không còn gì để quấy rầy anh được nữa. Anh là những con sóng đó. Anh sẽ quét sạch những gì trước mặt anh.

    Ngay hôm đó, Onami vào cuộc đấu trắc nghiệm. Anh ta đã thắng. Sau đó, ở Nhật không ai đánh bại được anh ta.


    Truyện 2: Thái cực quyền

    Có một người hâm mộ Thái cực quyền đến tham vấn Thái cực thiền sư : thưa thầy làm sao con có thể học được tinh túy của Thái cực quyền. Thái cực thiền sư đáp : con hãy biến mình thành cơn bão.

    Là người sáng dạ, sau khi ra về người này dán đầy ảnh bão ở trong nhà. Đi đâu, làm gì cũng nhìn thấy bão. Hình ảnh của bão dần dần ăn sâu vào tiềm thức. Cứ như vậy rồi một ngày đẹp giời anh bỗng thấy mình hóa thành cơn bão. Anh ta cảm thán: Thì ra Thái cực quyền chính là đây.
  3. giasu_yoga

    giasu_yoga Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2010
    Bài viết:
    102
    Đã được thích:
    0
    Tạp chương :
    1. Thể của nội gia quyền là nước, kình là dụng
    Nước gì?
    Nội gia quyền gốc là đạo gia. Nền tảng của đạo gia là Đạo đức kinh của Lão tử. Trong Đạo đức kinh thượng kinh, chương 8: "thượng thiện nhược thủy". Thể của quyền là nước này.
    2. Nền tảng của nội gia quyền là trầm kình. Nhưng để hiểu được trầm kình thì rất ít người hiểu được.
    Có thể hiểu nội gia quyền một cách đơn giản là các môn áp dụng nguyên lý vận động chân nọ tay kia, phát lực không phụ thuộc vào chân, nằm trên giường cũng có thể phát lực.
    Ngoại gia vận động theo nguyên lý tay này, chân này. Lực là lực trực tiếp, phụ thuộc vào chân, nếu mất gốc tấn thì khó phát lực.
    3.
    Tình yêu + sự cao thượng = Thăng hoa, cống hiến, nghệ thuật, trí tuệ, đạo
    Tình yêu + sự bình thường = mái ấm gia đình
    Tình yêu + sự ích kỷ = tai họa

Chia sẻ trang này