1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Công phu thực luyện

Chủ đề trong 'Kiếm hiệp cốc' bởi traiquay, 26/10/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. traiquay

    traiquay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2003
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Công phu thực luyện

    Bỉ nhân ghé kiếm hiệp cốc, thấy các đồng đạo võ lâm thường hay bàn các vị anh hùng trong chính sử võ hiệp, được hai sử gia là Kim Dung Tư Mã và Cổ Long Gia Cát dày công chép lại. Nghiền ngẫm kỹ thì thấy các vị tinh thông đã lắm, biên niên sự kiện rõ ràng, năm nào sự ấy, đều có chú thích. Khiến những kẻ hậu thế ngày nay muốn tìm hiểu chính sử võ học đều có thể qua kê cứu mà hiểu rõ, tuyệt không có chỗ mập mờ, khác hẳn với những chỗ văn sử, vốn do bọn văn nhân dựng lên, lắm phái lắm nhà, bàn luận cứ cãi nhau chan chát, chẳng thể đi đến sự thống nhất (Cứ nhìn cái sự tranh đoạt bên Sử - Lễ đài hiện nay thì rõ)
    Phàm cái đạo võ học, nếu chỉ có dùi mài chính sử, mà không hiển lộ công phu thực luyện, ắt sẽ ngày một suy. Giang hồ như thế thì số hiệp khách sẽ ngày một ít đi, mà quân bất thiện thì sẽ ngày một lắm.
    Vậy bỉ nhân mở động này, để làm nơi cho các vị anh hùng đàm đạo về công phu thực luyện ngoài đời, mà ắt hẳn nhiều vị anh hùng ở đây ít nhiều đều có trải qua. Nhân đây góp chút chuyện gàn của bỉ nhân.
    Năm xưa bỉ nhân còn nhỏ, chân tay hiếu động, tâm ý chưa thuần, thế nên cũng cậy đòi phụ mẫu, tầm sư mà học đạo. May gặp được bậc dị nhân, vốn là cao thủ tông phái Thiếu Lâm Sơn Đông lưu lạc trời nam. Nhớ lại lúc ấy, huynh đệ đồng môn cũng chỉ có khoảng hai chục vị, nhật nhật, mỗi khi trăng đến, lại quần tụ tại thảo lư của sư phụ, ra khoảng sân trống trước nhà mà múa quyền đứng tấn. Cái đạo võ học cao thâm, bỉ nhân còn nhớ, ngoài mấy lộ tấn, thủ, mấy bài quyền pháp nhập môn vốn chỉ trông vào sự khổ luyện mà có thể nắm vững và ngày một tinh thông, còn thì những yếu chỉ tinh thâm của quyền pháp về sau càng luyện càng khó, mà mỗi lộ quyền đều có kèm theo ca từ (thường gọi là quyền ca hoặc kiếm ca) để dễ nhớ những chỗ tinh vi. Những lúc mát trời ngồi nghe sư phụ luận đàm với các bậc di nhân đến chơi, thường cũng có nghe lỏm được đôi câu chuyện giang hồ, có bình đến quyền cước các phái (Bỉ nhân nghe mà như thực như mơ, nhiều chuyện đến lúc già đầu mà cũng không biết là thật hay là giả?)
    Bỉ nhân vô hạnh, quyền pháp luyện được độ 3, 4 năm, cũng có đôi chút thành quả, nhưng phải tuổi trẻ hiếu động, nên đôi lúc gây ra những chuyện dở khóc dở cười. Sau này đành bỏ nghiệp võ mà theo nghiệp văn, từ đó theo đạo thánh hiền, cuộc đời đi vào ngã rẽ. Ngẫm lại cũng không biết là điều lành hay điều dữ. Thiết nghĩ nếu bỉ nhân cứ chuyên tâm theo nghiệp võ ban đầu, biết đâu bây giờ giang hồ lại xuất hiện một đại đạo, mà lại phải nổi ít nhiều phong ba?
    Vậy các đồng đạo, nếu vị nào cũng từng trải ít chuyện công phu, cũng từng múa may quyền cước, nên góp đôi chuyện vào pho Công phu thực luyện này, để tri âm biết tri âm


    Đưa người ta không đưa qua sông                       Sao có tiếng sóng ở trong lòng?
    Bóng chiều không thắm không vàng vọt              Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?
  2. nameno

    nameno Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2003
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Trấn quân (traiquay) đại hiệp hễ cứ chiết chưởng chán bên Sử lễ đài là lại rúc sang kiếm hiệp động. Gần đây nhờ có đại hiệp mà chính khí Sử lễ đài được vượng, tại hạ rất khâm phục kiến văn thâm sâu của đại hiệp. Vốn biết đại hiệp cái sở học thánh hiền đã đến chỗ đăng phong, nào ngờ qua đây mới biết đại hiệp cũng đã từng khổ luyện võ học. Vậy xin góp cùng đại hiệp câu chuyện ngô nghê của tại hạ.
    Vốn lúc tại hạ thiếu thời, tỷ lệ sinh của VN lúc đó cao lắm (gần nhất thế giới, chỉ sau mỗi Phi Châu) thế nên số bạn bè bằng tuổi rất đông, mà cái sự hiếu chiến nó đã ăn vào máu của dân Việt rồi, nên cậu nào cũng hiếu võ, mà khoái cái sự...đánh nhau. Thường thì cái sự đánh nhau lúc đó nó diễn ra một cách .... quân tử. Nghĩa là hai gà chọi mâu thuẫn, thì hẹn nhau tan học, lủi ra một góc vắng, mỗi đứa đều có một ít bạn bè đi cùng để ... xem. Hội bạn đứng vòng quanh, còn hai đấu thủ thì hằm hè, mà trước khi chiến thì đều giao hẹn trước, không được đánh ...hôi, mà cũng tuyệt không được dùng...chiến cụ (tỷ như gạch đá...). Và thường cuộc chiến kết thúc khi có một đối thủ lép vế và chịu nói: chịu rồi. Những cuộc thư hùng kể trên thì thường diễn ra trong giai đoạn cấp I, cấp II. Mà cái sự đụng võ thời ấy tuyệt không có tính sát thủ như những cuộc đụng độ của các yêng hùng thời nay tý nào.
    Phong trào học võ lúc đó thịnh lắm (Bây giờ thì không biết thế nào). Các "lò" võ mọc như nấm sau mưa (Cũng y hệt các lò luyện thi đại học bây giờ). Tại hạ cũng cùng mấy hảo hữu thân thiết tham gia vào một "lò" Karate ở Câu Lạc Bộ Thanh Niên chỗ đường Tăng Bạt Hổ bây giờ. Cũng không biết cái đạo võ học tại hạ có lĩnh hội được tẹo nào không, đại để cũng biết đôi thế đấm đá, mà cũng đôi lần đắc dụng trong mấy cuộc tỷ võ như đã kể ở trên. Sau này vì một lần đụng độ mà bị mách phụ huynh. Nhị vị lão gia sau đó cấm tiệt, rồi tại hạ cũng y như đại hiệp bỏ võ theo văn. Mà do kém tài nên văn cũng dốt mà võ cũng dát. May có được tri ngộ đại hiệp nơi Sử Lễ đài, cũng học đòi được đôi chút đạo nghĩa thâm sâu, thật là hạnh ngộ.

Chia sẻ trang này