1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Công phu võ lâm Chợ Lớn !

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi wingchunHK, 25/01/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. wingchunHK

    wingchunHK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    1. Rượu thuốc uống : người luyện võ vận động với cường độ cao, mạnh, chưa kể những chấn thương, vì vậy dinh dưỡng bổ sung là yếu tố vô cùng cần thiết cho cơ thể trong quá trình hồi phục và phát triển. Những vận động viên các môn thể thao phương tây là những người đi đầu về vấn đề dinh dưỡng trong luyện tập.
    Võ cổ truyền ngày nay sao quá ít thầy hướng dẫn vấn đề này cho đồ đệ, lại xem đó là gia bảo, chân truyền môn phái? Không có dinh dưỡng bổ sung thì gân, cơ phát triển không thể có chiều sâu nếu không muốn nói đến thời gian dài có thể sanh lao lực.
    Trong khi đó, người Hoa sống thọ, ít bệnh, già nhưng vẫn có sức để làm việc và tư duy cũng là nhờ loại "mutile vitamin" này. Võ sư - lương y người Việt nào đâu phải vắng bóng? Các bạn yêu võ, luyện võ hay những người chỉ muốn bồi bổ cho sức khỏe nên ngâm lấy một vò rượu thuốc dùng hàng ngày để minh mẫn và khỏe mạnh.

  2. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    [rose]
    -----




    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Văn hóa uống rượu của người Trung Quốc[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif](SGGP:: Cập nhật ngày 04/02/2007)[/FONT]​
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif][/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Rượu Trung Quốc (TQ) xuất hiện cách nay khoảng 7.000 năm, từ thời Thần Nông, ông vua huyền sử dạy dân nghề nông và trồng thảo dược, vì việc trồng ngũ cốc dần dần đưa đến việc nấu rượu. Theo một thuyết khác, kỹ thuật nấu rượu bắt đầu từ đời Hạ (2100 TCN - khoảng 1600 TCN). Các tửu khí (vật dùng đựng và uống rượu) mà các nhà khảo cổ khai quật được cho thấy từ xa xưa, rượu sớm được dùng trong cúng tế.[/FONT]

    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]
    [​IMG] Vò chứa rượu đời Tây Chu (khoảng 1100TCN -771TCN), cao 65,4cm, đường kính 19,7cm, khai quật được ở làng Zhuangbai, tỉnh Sơn Tây (tháng 12-1976).[/FONT]​




    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Người TQ phân biệt:[/FONT]
    - Bạch tửu (rượu trắng) chế tạo bằng cách chưng cất, độ cồn trên 30%, thường được hâm nóng trước khi uống nên còn gọi là thiêu tửu . Bạch tửu không tốt cho sức khỏe bằng hoàng tửu.
    - Hoàng tửu (rượu vàng) chế tạo bằng cách lên men, có độ cồn dưới 20%, có thể chưng cất thành bạch tửu. Các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, Sơn Đông, Thiệu Hưng rất nổi tiếng về hoàng tửu.

    Ngũ cốc làm rượu không giống nhau: miền Nam dùng gạo nếp; miền Bắc dùng lúa mì, đại mạch, cao lương hoặc hỗn hợp ngũ cốc. Ngoài ra, còn dùng nho (bồ đào), lê, cam, trái vải, sơn tra, mía v.v... Nước rất quan trọng vì nó góp phần vào sự lên men. Men rượu gọi là khúc bính hay tửu dược . Hương vị riêng của rượu còn tùy thuộc độ pH của nước. Người ta dùng thêm một số thảo dược để tạo màu và hương vị đặc trưng. Loại rượu thảo dược có thể dùng làm gia vị nấu ăn.

    Nổi tiếng nhất TQ là rượu Mao Đài (tỉnh Quý Châu), được tôn là quốc tửu . Ngoài ra, còn có thể kể đến rượu Phần và rượu Trúc Diệp Thanh (tỉnh Sơn Tây); rượu Ngũ Lương Dịch, rượu Kiếm Nam Xuân, rượu Đại Khúc, rượu Đặc Khúc, rượu Lô Châu Lão Diếu (tỉnh Tứ Xuyên); rượu Cổ Tỉnh (tỉnh An Huy); rượu Dương Hà Đại Khúc (tỉnh Giang Tô); rượu Đồng (tỉnh Quý Châu); rượu Mỹ Vị Tư (tỉnh Sơn Đông); rượu nho đỏ Bắc Kinh, rượu nho trắng Sa Thành (tỉnh Hà Bắc); rượu nho trắng Dân Quyền (tỉnh Hà Nam); rượu nếp Thiệu Hưng (tỉnh Chiết Giang) v.v... Người TQ còn chế loại rượu thuốc hay rượu bổ như rượu nhân sâm, rượu cao hổ cốt, rượu lộc nhung, rượu rắn, rượu tráng dương bổ thận v.v... Các thầy thuốc thường pha dược liệu vào rượu vì rượu dẫn thuốc rất tốt.

    Người TQ thích uống rượu vào các dịp quan trọng: ngày Tết Nguyên đán, ngày Tết Trùng dương (hay Trùng cửu, mồng 9 tháng 9 Âm lịch), ngày thôi nôi và đầy tháng của trẻ, cưới hỏi, thi đậu, thăng quan tiến chức, mừng thọ, sinh nhật, chia tay đưa tiễn... Ở miền Nam, khi sinh con gái, cha mẹ cô bé nấu rượu, cho vào bình, chôn xuống đất. Lúc con gái lấy chồng, bình rượu được đào lên làm quà mừng cô dâu.

    Khi mời rượu, chủ nhân phải rót đầy tràn ly vì rót vơi sẽ bị cho là không tôn trọng khách. Phải mời bậc trưởng thượng uống trước. Người mời rượu nên đứng dậy, hai tay nâng ly. Khi cụng ly, người nhỏ tuổi (hay người có địa vị thấp hơn) phải để ly thấp hơn miệng ly người kia một chút.

    Khi nâng ly thì mời mọc đẩy đưa, chúc tụng qua lại, nào là “Chúc ngài phúc như Đông hải, thọ tỷ Nam sơn”, hay “tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu - uống rượu gặp tri kỷ, ngàn ly cũng là ít”...

    Lúc uống thì phải làm một hơi cạn ly. Không uống được thì phải nhờ người khác uống thay để giữ thể diện. Tửu lượng kém thì nên nói trước để mọi người thông cảm, bằng không, đến lượt uống mà từ chối thì sẽ bị trách là xem thường mọi người.


    • [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Người TQ nói về rượu
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]— Rượu có thể ích lợi cho người mà cũng có thể gây hại cho người. (Tửu năng ích nhân diệc năng tổn nhân. 酒 能 益 人 亦 能 損 人). [/FONT][/FONT]

    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]— Trà khiến người ta sảng khoái, rượu khiến người ta mờ mịt. (Trà lịnh nhân thanh, tửu lịnh nhân hôn 茶 令 人 清 酒 令 人 昏).
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]

    — Tào Tháo (155—220) nói: «Để giải ưu sầu chỉ có Đỗ Khang.» (Hà dĩ giải ưu, duy hữu Đỗ Khang. 何 以 解 憂 唯 有 ). Tào Tháo ám chỉ rượu là Đỗ Khang (Đỗ Khang thường được xem là ông tổ nghề rượu).

    — Dùng rượu để tiêu sầu gọi là «phá thành sầu» 破 城 愁. Nhưng chắc gì rượu làm tan lòng sầu? Lý Bạch 李 白 (701—762) than: «Rút đao chém nước, nước vẫn trôi; lấy rượu tưới sầu, sầu càng sầu.» (Trừu đao đoạn thủy, thủy cánh lưu; tương tửu kiêu sầu, sầu cánh sầu. 抽 刀 断 水 水 更 流 , 將 酒 澆 愁 愁 更 愁 ). (Dị bản: Trừu đao đoạn thủy, thủy cánh lưu; cử bôi tiêu sầu, sầu cánh sầu. 抽 刀 断 水 水 更 流 , 举 杯 销 愁 愁 更 愁 = Rút đao chém nước, nước vẫn trôi; nâng chén tiêu sầu, sầu càng sầu).[/FONT]​
    [/FONT]​


  3. sunshine74

    sunshine74 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    Có nhiều thông tin cần phải kiểm chứng khoa học, hơn là nghe những lời đồn đại và thông tin một cách phiến diện.
    Về rượu thuốc dùng trong võ thuật thì chủ yếu là dùng xoa bóp giảm đau thôi.
    Nói về khoa học thì rượu không có lợi cho sức khoẻ, nhất là đối với người luyện võ.
  4. NguoiKiemTim

    NguoiKiemTim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2010
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Tôi đồng ý với những điều bạn nói. Hình như tôi thấy trong võ thuật người ta dùng ruợu để ngâm thuốc là chính chứ ko đến mức phải làm một lọ rượu thuốc uống hàng ngày.
  5. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    [rose]
    -----


    Người Trung Quốc đã nói như vậy còn người Việt thì sao ? người Việt có cái nhìn khoa học hơn, nhất là dùng rượu trong dưỡng sinh, tẩm bổ cho cơ thể, Hải Thượng Lãng Ông có dạy cho hậu thế câu sau:

    bình minh nhất trản trà
    bán dạ tam bôi tửu
    thất nhật dâm nhất độ
    lương y bất đáo gia

    Nếu xét theo giai thoại thì có thể khẳng định cả Tào Tháo và Lý Bạch của Trung Quốc đều phải chấm hết cho đời mình bằng những chứng bệnh của rượu mang đến, kẻ thì có hành vi hoang tưởng nhìn bóng tưởng trăng nên nhảy ùm xuống sông mà chết đuối, kẻ còn lại thì nát rượu đến mức mang bệnh trong não mà chết (nhũng nào, tai biến hay bướu độc bướu lành gì gì đó ...)

    Thật nực cười cho mấy ông quan rảnh việc, rồi cả mấy ông trong lĩnh vực văn nghệ sĩ hùa theo nữa ! thấy người ta có rượu Mao đài là quốc tửu cũng bon chen đua đòi xây dựng đề án này nọ để chọn lựa quốc tửu cho dân Việt. Biết đâu mai này hai từ bia ôm sẽ đi vào dĩ vãng, thay vào đó là những quán Quốc Tửu Ôm sẽ mọc lên. Hehe ngộ lể dành tiền mở quán Quốc Tửu Ôm lây, khi lào khai chương mời ae lến ủng hộ ...
  6. sunshine74

    sunshine74 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    303
    Đã được thích:
    0
    Đây mới là nguyên văn của bài thơ:
    Bán dạ tam bôi tửu
    Bình minh sổ trản trà
    Mỗi nhật y như thử
    Lương y bất đáo gia.
    (Nửa đêm ba chén rượu, sáng sớm một tuần trà, mỗi ngày mỗi được thế, lương y không phải đến nhà)
  7. wingchunHK

    wingchunHK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Rượu thuốc và "nhậu" là 2 việc khác nhau hoàn toàn.
    Ngâm 1 vò rượu thuốc thì mỗi ngày dùng nhiều nhất chỉ 2 chum mà thôi. Quá trình cần thời gian để các vi chất dinh dưỡng được hấp thu vào cơ thể. Ở đây không có ý nói về "tửu lượng", như vậy thì ắt hẳn có hại cho tất cả mọi người chứ không riêng về người luyện võ.
  8. lyhl

    lyhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Bài viết:
    3.388
    Đã được thích:
    1
    [rose]
    -----

    Thế bạn có thể giúp Ae phân biệt giữa rượu thuốc và nhậu không ? một vò rượu thuốc điển hình mà bạn biết thì như thế nào ?
  9. wingchunHK

    wingchunHK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Xin được phân biệt rượu thuốc uống bổ trợ trong võ thuật và rượu :

    1. Rượu thuốc ngâm thực vật, động vật hoặc kết hợp cả hai, nếu là loại rượu chuyên bổ trợ cho luyện võ thì tác dụng bổ gân, xương, lưu thông khí huyết là chính (chưa kể những bậc tiền bối cao minh sẽ gia giảm dược liệu để chủ trị nội thương hay muốn xoáy công dụng cho cơ quan nội tạng nào cụ thể). Tiếp đến là mức thẩm thấu vi dinh dưỡng trong các loại dược tửu đông-trung y này thì chậm và ít, cho nên khi ngâm 1 toa được hướng dẫn cụ thể chỉ uống ngày 2 chum mà thôi. (Một số loại có thể uống bao nhiêu tuỳ thích cũng có nhưng thường rất đắt và đa phần tác dụng là đại bổ toàn thân chứ không chuyên trị) Rượu thuốc thường cũng khó uống như thuốc, nói theo ẩm thực thì là "dở"

    2. Xuân Nghĩa Đường : võ sư-lương y Nguyễn Tấn Xuân, chưởng môn Ngũ Hổ Trấn Sơn - võ sư Trần Thành, tổ đường Long Hổ Hội, võ phái Tân Khánh Bà Trà-lão võ sư Từ Thiện ... đều có những bài dược tưởu rất hay (đã in thành sách xuất bản toàn quốc). Tập luyện, có dùng dược tưởu bổ trợ sẽ kinh nghiệm nội lực, gân kình tấn tới thấy rõ, minh mẫn tinh thần...sau lớn tuổi vẫn còn kéo dài phong độ thuở xuân xanh.

    (hôm nay trở lại topic Nững Xị mới đọc ra tin nhắn của anh lyhl, xin anh thứ lỗi vì đã không hồi âm, xin phép được gọi cho anh theo số phone anh đã up lên, cám ơn anh lyhl rất nhiều)
  10. haidangtim

    haidangtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Bài viết:
    410
    Đã được thích:
    0
    Theo ý tôi một thầy thuốc Đông Y giỏi phải là:

    - Hoặc là một người có thiên khiếu: Dịch, Y, Võ cộng với duyên nghiệp gặp được đại minh sư chỉ điểm ròng rã.
    - Hoặc là một người cần mẫn & cực kỳ khiêm tốn ; làm quen Đông Y từ nhỏ, sống trong nhà chuyên bán dược liệu.

    Có người tôi biết rất giỏi trong việc chọn thuốc, ngửi mùi, nhìn màu, liếm nếm để biết chất lượng dược liệu nhưng không giỏi kê toa; và ngược lại có người thì chẩn-kê giỏi nhưng bốc không hay. Vì sao? Vì họ không đủ tố chất, hoặc thời gian để hiểu biết toàn diện.

    Do đó chẳng phải là rất khó tìm loại thuốc uống & ngâm bổ trợ cho Võ thuật hiệu nghiệm nếu chỉ dựa vào một công thức bào chế lưu truyền từ mấy trăm năm trước?! Chưa kể tiết khí, thổ nhưỡng cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng dược liệu, ảnh hưởng đến chất lượng của cây thuốc. (Cũng giống như cùng 1 loại nho mà chín vào mùa hạ sẽ ra mùi nồng nhiệt hơn, còn trồng chín vào đầu Đông thì lại cho mùi thanh khiết hơn). Vì tiết khí thay đổi qua năm tháng, cho nên phân lượng theo toa cũ ắt phải thay đổi theo kê toa mới của thời đại ngày nay, như thế dược tính mới thât sự hiệu nghiệm. Nhưng có mấy ai nghiền ngẫm làm được , hiểu được cái sự thay biến này.

    Ai thì tin, còn tôi hiện tại rất nghi ngờ về tính hiệu quả rốt ráo của Đông dược bởi vì đa số ngày nay chạy theo tiền bạc mà ít dụng công & tâm.

Chia sẻ trang này