1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Cọng rêu dưới đáy ao - Võ Văn Trực

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi chimawan, 07/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    III. Cuốn sổ ảnh
    Mỗi lần về nhà, anh cột ngựa ở góc vườn đầu ngõ. Lũ trẻ trong xóm gọi nhau chạy sang: ?oNgựa chú Hiền đã về! Ngựa chú Hiền đã về!? Lũ trẻ mê mải xem ngựa. Còn anh thì thủng thẳng đi vào nhà, đầu đội mũ chào mào may bằng vải nâu, mặc bộ quần áo tây cũng bằng vải nâu. Áo có cầu vai và hai túi trước ngực có nắp. Vai mang túi dết. Chân thường đi giày, thỉnh thoảng đi ủng. Lúc đi ủng trông anh có vẻ oai hơn. Hai ống quần nhét vào ủng, dáng bệ vệ.
    Tôi sung sướng chạy ra ngõ đón. Anh nhìn vào mắt tôi, cười, chẳng nói gì. Anh rất ít nói. Tôi cầm tay anh, hai anh em đi vào nhà. Tôi vội vàng múc nước chè xanh mời anh uống. Mấy đứa nhỏ hàng xóm chạy sang chào ?ochú Hiền?, tôi cảm thấy hãnh diện.
    Trong túi dết của anh lúc nào cũng có cuốn ?oSửa đổi lối làm việc? của X Y Z, cuốn ?o Kháng chiến nhất định thắng lợi? của Trường Chinh và ba cuốn tạp chí ?oTìm hiểu? - Cơ quan ngôn luận của chi hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác Liên khu IV. Hồi đó tôi rất mê đọc, đem sách ra ngồi đầu hồi nhà đọc ngấu nghiến.Tôi nhớ mãi tên những tác giả viết bài trong tạp chí ?oTìm hiểu?: Hải Triều, Hải Thanh, Vĩnh Mai? Tôi tò mò hỏi: ?oAnh đã bao giờ được gặp những ông này chưa?? Tôi chiêm ngưỡng những tên tuổi ấy và khao khát có dịp được nhìn mặt thì thích biết bao.
    Có một lần nhà vắng người, anh rút trong người ra một cuốn sổ to bằng bàn tay, dày chừng một trăm trang, rồi bảo tôi ngồi ngay ngắn trên ghế đẩu, đưa cuốn sổ cho tôi xem. Anh không cho tôi sờ tay vào, mà tự tay anh giở từng trang. Tôi hồi hộp dán mắt vào: Chà, thích quá, toàn ảnh, trang nào cũng dán vài tấm ảnh. Những tấm ảnh thiêng liêng: Các Mác, Ăng- ghen, Lê-nin, Mao Trạch Đông, Sta-lin, Ăng-ve Hốt-gia, Lâm Bưu, Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ, Gốt-van, Ti-tô, Vô-rô-si-lốp, Đi-mi-tơ-rốp, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Tôn Đức Thắng, Hoàng Quốc Việt? Nhiều ảnh Bác Hồ: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ bế em bé, Bác Hồ ngồi đặt tay lên trán?
  2. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Mỗi lần anh về, cuốn sổ lại dán thêm vài tấm ảnh. Lãnh tụ mười hai nước xã hội chủ nghĩa đều được anh sưu tầm đầy đủ. Dĩ nhiên là tôi chỉ được chiêm ngưỡng các bậc vĩ nhân ấy qua ảnh. Duy có một tấm ảnh trong cuốn sổ ấy mà tôi đã từng gặp người thật nhiều lần: đó là ảnh bác Chắt Kế. Gương mặt bác khôi ngô: trán rộng và vuông, tóc hoa râm chải ngược, mắt đeo kính trắng. Tên thật của bác là Võ Nguyên Hiến, người làng tôi, tham gia hoạt động cách mạng từ thời Thanh niên cách mạng đồng chí hội, được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương trong Đại hội Đảng lần thứ nhất ở Ma Cao? Nhìn ảnh bác được dán chung trong sổ cùng với các vị lãnh tụ cộng sản, người tôi cứ rân rân tự hào.
    Anh chỉ tôi xem sổ ảnh lúc anh ngồi bên cạnh tôi và tự tay anh giỏ từng trang. Anh không cho tôi cầm sổ và không cho tôi sờ tay lên ảnh. Lúc nào đi thăm bà con trong làng, anh bỏ sổ ảnh vào túi dết và treo lên cột.
    Có lần anh vắng nhà, tôi rủ thằng Bá vào chơi. Chúng tôi đóng kín cửa, cùng xem ảnh qua khe hở của cánh cửa đầu hồi. Lúc anh về đến ngõ, tôi luống cuống bỏ cuốn sổ vào túi dết và mở toang cửa rồi chạy đi chơi. Anh không hề biết gì. Nhưng một lát sau, anh gọi chúng tôi về. Bá và tôi lo sợ: chắc là anh biết chúng tôi lấy trộm ảnh ra xem! Anh nghiêm nét mặt, bảo hai đứa chúng tôi ngồi xếp bằng trên nền nhà, đặt chiếc bị cói trước mặt và bảo chúng tôi thò tay vào:
    ?oCó cái gì trong đó, lấy ra!?
    Thằng Bá cầm được cuốn sổ ảnh, mặt tái mét. Còn tôi được hai quả ổi, thích quá, vừa chạy ra khỏi cửa vừa reo. Thấy tôi chạy, thằng Bá nhấp nhổm muốn đứng dậy, nhưng hắn sợ, không dám đứng lên. Anh gọi tôi vào, bắt ngồi nguyên vị trí cũ:
    ?oNhiệm vụ của hai đồng chí là phải ăn hết hai quả ổi, chứ không được tự tiện lấy sổ ảnh ra xem. Khi bỏ vào túi tôi để sổ ở phía trong sao hai đồng chí lại để sổ ra phía ngoài, nếu tôi bắt được lần thứ hai tôi sẽ phạt hai đồng chí hai ngày lao động giữa nắng nhớ chưa?? Nghe giọng nói nửa đùa nửa thật của anh chúng tôi hoàn toàn thoát khỏi nỗi lo sợ. Tôi đưa cho Bá một quả ổi và chạy rất nhanh ra sân.
  3. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Một lần khác anh lên núi Hai Vai để xem địa hình bố trí tập trận giả, đoán là anh sẽ đi hết buổi, tôi bảo Bá đứng canh ngoài ngõ, còn tôi giở sổ ảnh vẽ theo ảnh Sta-lin lên một tờ giấy to bằng bút chì màu, tôi hí hoáy vẽ, say mê vẽ từ sáng cho đến trưa thì xong bức ảnh, gọi Bá vào xem. Hai đứa đứng ngắm, rồi sửa, rồi ngắm. Tôi chú ý vẽ bộ râu của Sta-lin thật đẹp, thật oai hùng, sau khi sửa chữa hoàn chỉnh tôi nắn nót đề dưới tấm ảnh dòng chữ ?oĐại nguyên soái Sta-lin muôn năm?? Bất chợt anh Hiền về, thấy bức ảnh Sta-lin treo trên cột nhà anh hỏi:
    ?oĐứa nào vẽ??
    Tôi trả lời ngay:
    ?oEm vẽ?.
    ?oEm nhìn ảnh nào mà vẽ??
    ?oEm tưởng tượng??
    Anh chẳng nói gì, lăng lặng rút cuốn sổ trong túi dết, mở ảnh Sta-lin trong sổ đối chiếu với tấm ảnh tôi vẽ. Anh có vẻ hài lòng gật đầu:
    ?oGiống đấy nhưng phải tô lông mày nhíu lên thì mới thể hiện được đức tính cương nghị phi thường của Đại nguyên soái??
    Tôi thấy nhẹ tênh cả người, không những anh không quát mắng mà còn khen, lại góp ý cho tôi vẽ đẹp hơn. Từ hôm ấy mỗi lần về nhà anh lại đưa cuốn sổ ảnh cho tôi: ?oEm vẽ đi. Nhưng không được sờ lên ảnh?. Tôi hì hục vẽ xong vị lãnh tụ này lại vẽ vị lãnh tụ khác, có ảnh thì vẽ bằng bút chì màu, có ảnh thì vẽ bằng mực nho.
    Từ cuốn sổ của anh Hiền tôi đã vẽ ra hàng chục tấm ảnh treo khắp nhà. Bà con trong làng, không những trẻ con mà còn cả người lớn thường đến nhà tôi xem ảnh chỉ trỏ ảnh này, ảnh kia tranh nhau bình luận:
    ?oBộ râu Đại nguyên soái Sta-lin đẹp quá!?
    ?oTrán Mao chủ tịch trông rất thông minh, như trán một ông thánh.?
    Nhiều người nhờ tôi vẽ để đem về treo tại nhà mình, Uỷ ban xã cũng bảo tôi vẽ ảnh Bác Hồ, Bác Mao và Sta-lin để dùng trong những cuộc hội họp. Bác Niêm phụ trách phòng thông tin thôn cũng bảo tôi vẽ mười hai ảnh lãnh tụ của mười hai nước xã hội chủ nghĩa để treo trong phòng.Tôi mê mải vẽ ngày vẽ đêm, nhiều buổi trưa mùa hè nắng chói chang trèo lên chòi gác phòng không nằm vẽ chồm hỗm, mồ hôi nhễ nhại.
  4. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    IV. Phong trào tòng quân
    Cuộc kháng chiến chống pháp đã chuyển từ giai đoạn ?ophòng ngự? sang giai đoạn ?ocầm cự? và đang tích cực đẩy mạnh sang ?ogiai đoạn ?otổng phản công?. Tin thắng trận từ các chiến trường dồn dập đưa về làm nức lòng dân ở vùng hậu phương lớn Thanh, Nghệ Tĩnh. Tôi có chân trong đội tuyên truyền của xã, có dạo thức trắng từ đêm này qua đêm khác. Lúc thì đi dán ca dao cổ động in li-tô trên các bức tường, lúc thì cầm loa phát thanh tin chiến thắng, lúc lại soi đuốc viết khẩu hiệu lêu nong lên cót dựng khắp các ngả đường... Tôi say mê đi làm công tác tuyên truyền hơn đi học.
    Phong trào ?odồn sức người sức của ra tiền tuyến? ở làng tôi lên rất mạnh, mặc dầu mất mùa, đói kém, tinh thần của mọi người vẫn lên cao như diều gặp gió. Các cụ già tập trung ở đình làng đan sọt cho dân công, các bà mẹ tất tưởi rủ nhau đi làm nhiệm vụ ?ohội mẹ chiến sĩ?. Những đêm làng tổ chức hoan tống dân công thật là vui, người ta đua nhau biếu quà cho dân công lên đường: loong gạo, loong muối, niêu tôm kho, bánh thuốc lào... còn tôi thì sáng tác ca vè để đọc trong các buổi hoan tống.
    Thanh niên hăng hái hưởng ứng phong trào tòng quân. Anh Hiền phi ngựa đến tận từng nhà để tuyển quân, nhiều người lén lút gặp anh để xin được trúng tuyển.
    Hồi đó tôi học ở trường trung học Nguyễn Xuân Ôn, đây là ngôi trường lớn ở Huyện phía Bắc Nghệ An do giáo sư Cao Xuân Huy sáng lập và làm hiệu trưởng. Trường là trung tâm văn hoá của huyện. Thầy giáo là những trí thức nổi tiếng trong tỉnh và một số tri thức từ Quảng Nam, Thừa Thiên, Quảng Bình ra. Cán bộ của huyện thường về trường nói chuyện chính trị và thời sự, thỉnh thoảng anh Hiền cũng cưỡi ngựa tới trường nhưng anh không diễn thuyết bao giờ, anh ít nói và không có tài hùng biện. Anh chỉ kiểm tra công tác quân sự của trường, thỉnh thoảng dẫn cán bộ về dạy võ cho học sinh. Lúc rỗi rãi, anh đứng nói chuyện bằng tiếng Pháp với các thầy. Hầu hết giáo viên của trường đều là tú tài, rất giỏi tiếng Pháp. Có lẽ anh cảm thấy trình độ Pháp văn của mình còn non, không dám nói chuyện lâu với các thầy, chỉ nói vui một số câu rồi tìm cớ lảng đi nơi khác. Nhưng nhiều học sinh thì cứ nghĩ bụng: ông cán bộ quân sự này vốn học thức cao, ít ra cũng ?otú tài Bắc?. Họ nhìn anh bằng con mắt kính nể.
  5. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Phong trào tòng quân làm dấy lên một không khí sôi nổi khắp nơi và tràn vào trường Nguyễn Xuân Ôn. Cứ đến giờ nghỉ là nam nữ học sinh túm tụm từng nhóm bàn tán về việc tòng quân. Họ truyền nhau những tin tức mới lạ. Cử nhân Phan Đương cũng đã tòng ngũ. Ông là cử nhân duy nhất của hai huyện Yên Thành và Diễn Châu, bà con thường gọi một cách tôn kính là ?oông cử Đương?. Bây giờ ông cũng xếp bút nghiên theo nghiệp binh đao. Các võ sĩ nổi tiếng như Hoàng Võ, Mạnh Hổ cũng dứt bỏ võ đài và cảnh gia đình giàu sang để xông pha trận mạc. Nghe đâu võ sĩ vô địch Trung Kỳ Châu Giang cũng đã ra chiến trường?
    Trong số những nhân vật ấy, họ bàn tán nhiều về tướng Đặng Văn Việt. Chẳng hiểu ông làm cấp chỉ huy gì trong quân đội, nhưng trí thức và cử nhân trong huyện cứ gọi ông là ?otướng?. Ông là con trai cụ Đặng Văn Hướng ở xã Nho Lâm, cháu nội hoàng giáp Đặng Văn Thuỵ đã từng làm quan giữ chức tế tửu dưới triều Nguyễn. Thời chính phủ Trần Trọng Kim, cụ Hướng làm tỉnh trưởng Nghệ An. Sau cách mạng tháng Tám, cụ được Bác Hồ mời giữ chức bộ trưởng không dự bộ nào. Tướng Đặng Văn Việt thông minh và sớm giác ngộ cách mạng. Đầu kháng chiến chống Pháp, ông chỉ huy nhiều trận đánh lớn. Giặc Pháp phải gườm ông và gọi ông là ?ocon hùm xám đường số 4?. Cuộc đời ông bắt đầu được thêu dệt đôi nét huyền thoại. Bọn lính thực dân thường bị ám ảnh về cái tài xuất quỷ nhập thần của ông và càng sợ hãi khi cái biệt danh ?ocon hùm xám đường số 4? lan truyền trong hàng ngũ chúng. Một lần, toán lính lê dương đang hành quân trong rừng bỗng một tên hét toáng lên ?ocon hùm xám?, cả lũ hốt hoảng bỏ chạy tán loạn, súng ống vứt lung tung. Du kích ta chạy ra nhặt súng đạn. Một lần khác, bọn chỉ huy đang ngồi trong đồn, chụm đầu trước tấm bản đồ quân sự để bàn kế hoạch tiêu diệt đơn vị vệ quốc đoàn đóng bên kia suối, một tên lính khác nổ súng, hàng chục tên khác cùng nổ súng. Bọn chỉ huy chẳng hiểu đầu đuôi gì, cũng cầm súng bắn vung vãi. Sau lúc nổ súng loạn xạ, chúng định thần lại, tên lính nổ phát súng đầu tiên khai rằng: ?oTôi thấy con hùm xám chạy qua trước mặt!?T?T Viên chỉ huy tức giận, cầm súng bắn thằng này chết ngay tức khắc?
  6. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Họ truyền cho nhau những tin chiến sự. Tin chiến sự trộn lẫn phong vị huyền thoại của thời buổi chinh chiến, tạo ra trong tâm hồn giàu mơ mộng của học sinh nỗi bồn chồn cảnh xông pha trận mạc. Cuốn ?oChinh phụ ngâm? của Đoàn Thị Điểm tuyệt đối cấm lưu hành và cấm dạy trong nhà trường, nhưng học sinh lén lút truyền tay nhau đọc. Hình ảnh người chinh phu thấp thoáng trong tâm trí họ.
    Anh Hiền vẫn cùng một số cán bộ quân sự về trường động viên phong trào tòng quân. Anh cưỡi con ngựa quen thuộc, nhưng y phục đã thay đổi: đội mũ lưới, mặc áo trấn thủ, đi giày đen, bên hông đeo khẩu súng lục. Quân trang ấy ít nhiều gợi chút lãng mạn tráng sĩ trong một số học sinh, nhất là học sinh con nhà giàu có đã từng đọc sách văn học Pháp. Cái chất lãng mạn ấy thực sự đã góp phần kích thích lòng yêu nước, xả thân vì nền độc lập của Tổ quốc đối với thanh niên. Chúng tôi chép vào sổ tay và thuộc lòng bài thơ ?oNgày về? của Chính Hữu, bài ?oTây Tiến? của Quang Dũng. Trong một cuộc mít tinh động viên học sinh tòng quân, anh hiệu đoàn trường cao hứng đọc ?oSông Mã gầm lên khúc độc hành?. Hàng trăm học sinh ngồi im phăng phắc, dỏng tai nghe. Anh Hiền không có tài nghệ múa gươm và múa côn. Cho nên mỗi lần đến trường anh dẫn theo vài chiến sĩ để biểu diễn một số bài võ Tàu và võ dân tộc. Không những các bạn nam mà cả các bạn nữ sinh cũng rất mê xem múa võ bằng côn và đại đao.
    Một buổi sáng mùa xuân, nhà trường tổ chức lễ ghi tên tòng quân. Không khí thật là trang nghiêm. Có ảnh Bác Hồ trên bàn thờ Tổ quốc với câu khẩu hiệu ?oTổ quốc trên hết?. Anh Hiền và một số cán bộ Huyện đội về dự. Có cả mấy nhà sư tu ở chùa Sò.
    Buổi lễ được thông báo trước một tuần nên các cô giáo thầy giáo đến sớm hơn ngày thường. Nam nữ học sinh hầu như không vắng người nào. Bà con ở gần trường kéo tới khá đông.
  7. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Sau nghi lễ thông thường, đến mục ghi tên vào tòng quân. Đây là tiết mục thiêng liêng nhất, hồi hộp nhất. Mọi người im lặng, chờ đợi? Anh hiệu đoàn trường mời thầy hiệu trưởng Cao Xuân Huy lên ghi tên đầu tiên. Hàng trăm cặp mắt chăm chú theo dõi. Thầy mặc áo lương dài, quần trắng, từ từ đứng dậy, rời khỏi ghế, bước thứ nhất, rồi bước thứ hai, chậm chạp từng bước đến chiếc bàn trải khăn trắng và trên bàn đã đặt sẵn một cuốn sổ với cây bút. Anh hiệu đoàn trường trịnh trọng mở cuốn sổ và trao bút cho thầy. Thầy cúi xuống, cầm bút ký tên lên trang giấy? Tiếng vỗ tay hoan hô kéo dài. Thầy lững thững từng bước trở về ghế ngồi. Hàng ngày, thầy luôn đi bộ chậm rãi, gương mặt trầm tư. Dẫu đường xa thầy vẫn đi bộ chậm rãi. Ngày nào thầy cũng đi bộ từ nhà đến trường, từ trường về xa dài gần ba kilômet. Khi có việc thầy vẫn đi bộ từ Diễn Châu ra Cầu Giát dài hai chục kilômet, đi bộ từ Diễn Châu lên Đô Lương dài gần bốn chục kilômet. Học sinh đã quen nhìn thầy đi bộ chậm rãi. Nhưng lúc này, thầy chỉ đi bộ năm mét để ký tên vào cuốn sổ tòng quân, mọi người vẫn rưng rưng xúc động...
    Tiếp theo thầy Cao Xuân Huy là nhà sư. Anh hiệu đoàn trường đỡ nhà sư đứng dậy. Nhà sư dáng người mảnh khảnh, mặc áo cà sa, tay chống gậy bước rất chậm. Lúc đến trước bàn có quyển sổ, nhà sư cẩn thận đặt chiếc gậy bên bàn, chắp hai tay vái rồi mới cầm bút ký. Tiếng hoan hô vang dậy. Nhà sư đứng trước mặt các thầy và trước đông đảo học sinh cúi đầu, chắp hai tay trước ngực? Anh Hiền vội vàng bước tới, cầm chiếc gậy đưa cho nhà sư. Nhà sư bất ngờ nhìn thấy anh, một tay cầm gậy trúc, một tay giơ trước ngực. Bên cạnh nhà sư mảnh khảnh là anh Hiền dáng người to cao, bận quân phục, hông đeo khẩu súng lục.
    Lần lượt các thầy cô, rồi học sinh lớp đệ tam đệ tứ lên ký tên.
    Kết thúc buổi lễ, hiệu đoàn trưởng trao cho anh Hiền cuốn sổ tòng quân. Anh cảm ơn, rồi lên ngựa phi ra giưa đường số Một trở về huyện.
    *
  8. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Buổi sáng, học sinh vẫn đến trường đông đúc. Các lớp vẫn học đều đặn các giờ văn học, sử học, vật lý, Pháp văn, Anh văn? Thầy Cao Xuân Huy vẫn đi từng bước chậm rãi từ nhà đến trường, từ phòng hiệu trưởng đến lớp, giảng bài cho các thầy giáo học chương trình dự bị đại học. Nhưng trong hàng ngũ giáo viên đã bắt đầu có sự phân hoá về ý thức thời cuộc và nổ ra một số cuộc tranh luận. Đôi lúc các thầy dùng tiếng Pháp cãi nhau quyết liệt. Học sinh xôn xao bàn tán?
    Đùng một cái, có giấy của cấp trên gửi về trường gọi một số thầy giáo và học sinh nhập ngũ. Việc tòng quân không còn ý niệm lãng mạn xa xôi mà đã trở thành sự thật. Sự thực là một số thầy giáo, học sinh nhận giấy báo chuẩn bị xếp bút nghiên theo việc đao cung. Ngày chia tay đang đến dần lòng họ bộn rộn chờ đợi một sự thay đổi lớn trong cuộc đời. Có nữ sinh ngồi trong lớp cứ cúi mặt lau nước mắt khóc người yêu sắp đi vào một cuộc chinh chiến trường kỳ.
    Trong số người lên đường lần này có thầy Đặng Văn Nhị, anh trai của tướng Đặng Văn Việt, thế là thầy sắp rời mái trường bình yên ở vùng quê tự do, sắp rời học sinh thân yêu, sắp rời tổ ấm gia đình. Hôm nhà trường tổ chức lễ hoan tống anh Hiền có về dự, anh không phát biểu ý kiến chính thức trong buổi lễ mà chỉ cùng với học sinh đứng xung quanh thầy anh nói: ?ochúc thầy noi gương người em trai là tướng Đặng Văn Việt lập nhiều chiến công làm rạng rỡ gia đình và quê hương?. Nghe nhắc đến tên Đặng Văn Việt thầy Nhị sung sướng ứa nước mắt và cả đám học sinh cũng xôn xao, trên gương mặt họ ánh lên niềm tự hào.
  9. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Sau buổi lễ hoan tống, không khí trong nhà trường khác hẳn. Thầy Cao Xuân Huy vẫn chậm rãi từng bước từ nhà đến phòng hiệu trưởng rồi từng bước từ phòng hiệu trưởng vào lớp giảng bài cho học sinh dự bị đại học. Nhưng các lớp đệ tân, đệ tứ đã vắng một số người. Thầy Cao Xuân Hạo tổ chức cho một số nữ sinh tập hát đi biểu diễn ở hội nghị văn nghệ liên khu IV và ở nhiều đơn vị quân đội. Dáng ngưòi thầy nhỏ nhắn, luôn luôn mang chiếc đàn ghi-ta, trở nên hấp dẫn đối với nữ sinh về hình ảnh một chiến sĩ nghệ sĩ trong thời kỳ chiến tranh. Những bài hát do thầy sáng tác mang nội dung kháng chiến, nhưng nhạc thì man mác đượm buồn cho nên rất phổ biến trong các trường học và cả quân đội. Ngoài những buổi biểu diễn trước đông dảo công chúng từng nhóm nữ sinh vẫn thường hát cho nhau nghe: ?oCó cô thôn nữ giặt áo bên sông miệng cười hiền, hoa dịu lòng trường chinh? bao anh lính măng tơ cùng bà mẹ già cười đón gió lành? đời quân nhân vui như trời xuân??
    Trong tâm trạng chờ đợi đến lượt mình được gọi nhập ngũ, không ít học sinh chểnh mạng việc học hành. Tôi và một số bạn bè học lớp đệ nhất chưa đến tuổi tòng quân cho nên không được ký tên vào cuốn sổ tòng quân. Chúng tôi háo hức mong được mặc áo lính, tự rủ nhau đến những nơi có bộ đội đóng quân xin được khám sức khoẻ để làm liên lạc, mẹ cho vải để may áo, tôi tự đến gặp thợ và bảo: khi may áo nhớ cái cầu vai - chỉ cần áo có cầu vai là ra dáng một người lính. Suốt ngày này qua ngày khác tôi và mấy đứa bạn cùng làng như Trần Tế, Cao Cự Bội, Lương Trọng Yêm, Võ Đình Đấu rủ nhau đi tìm đơn vị bộ đội để khám sức khoẻ. Dĩ nhiên là chúng tôi phải bỏ học, trốn học. Nhiều hôm đi biền biệt suốt ngày đến tối mịt mới về, không dám về nhà ăn cơm mà trong túi lại không có tiền đành ăn chịu phở bà Tuyết ở cầu Đạu, ăn chịu nhiều quá bà Tuyết phải lên tận làng gặp bố mẹ chúng tôi để đòi gạo. Chuyện vỡ lở cha mẹ tôi biết được, buồn rầu, bực tức, mắng chửi tôi. Anh Hiền nghe được, hỏi, tôi trả lời: ?oem rất muốn đi bộ đội. Tìm khắp trong huyện nơi có bộ đội đóng để xin làm liên lạc đơn vị anh?? Nghe xong anh đứng bần thần nhìn tôi, chỉ nói một câu ngắn ngủi: ?otuổi em tuổi học??
    Sang ngày sau, ngày sau nữa, rồi ngày sau nữa chúng tôi vẫn trốn học để xin đi bộ đội. Chiều hôm ấy anh Hiền đi công tác qua làng dừng ngựa trước ngõ rồi rẽ vào nhà. Trong câu chuyện giữa mẹ tôi với anh Hiền tôi nghe loáng thoáng câu anh nói: ?othằng Xí thích đi bộ đội cứ cho nó đi, thời buổi chiến tranh mà? tôi sướng rơn cả người?
  10. chimawan

    chimawan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Hai hôm sau anh tôi lại từ huyện trở về, cho tôi một con dao găm, một cái cung và mấy chục mũi tên. Anh dẫn tôi ra vườn và dạy tôi phóng dao găm vào cây chuối và cầm cung nhằm bắn trái bưởi việc luyện tập của tôi khá thành công. Anh khen ?oThằng này có năng khiếu quân sự?? Hồi đó anh Đồng là em trai của anh Hiền và là anh của tôi làm trưởng ban quân báo huyện đội xin cho tôi làm nhân viên tình báo, tôi hoàn toàn thôi học trường Nguyễn Xuân Ôn.
    Bắt đầu bước vào nghiệp binh đao, trận thử thách đầu tiên vượt quá sức tưởng tượng của tôi, làm công việc này điều kiện tối thiểu là phải gan dạ không sợ giặc đã đành, càng không được sợ ma. Giặc thì chưa giáp mặt còn ma thì ngay đêm ấy?
    Đêm ấy? Huyện đội tổ chức tập trận giả cho dân quân ba xã phía nam sông Bùng. Anh Hiền dẫn tôi đến nghĩa địa làng Xuân Viên, bảo tôi ngồi bên một ngôi mộ, khi nào có người đến liên lạc dẫn đi đâu mới được đi. Tôi phải ngồi xuống và anh lẳng lặng đi về phía lèn Hai Vai.
    Trời mưa phùn lâm thâm, rét, bóng tối dày đặc tưởng cắt ra được từng miếng. Thưa thớt trong nghĩa địa có những khóm tre, gió bấc rít từng cơn, tre kẽo kẹt. Trời ơi cái tiếng tre kẽo kẹt sao mà nghe rùng rợn đến thế, lúc thì như tiếng ma đưa võng, lúc thì như tiếng trẻ khóc, lúc thì phát ra âm thanh sắc nhọn như tiếng dao đâm, gươm khua? Tôi cố thu nhỏ người lại nghiến chặt hai hàm răng, hai tay nắm hai hòn đất. Trước mặt tôi hiện ra những bóng đen chập chờn, nhảy nhót bay vút lên trời rồi toả rộng ra trùm lên tôi. Tôi rụt cổ xuống nhắm nghiền mắt định hét lên một tiếng thật to nhưng chợt nhớ mình là nhân viên quân báo hét to sẽ lộ bí mật. Tôi ngồi im thin thít như hòn đất nhắm tịt hai mắt, nhưng mắt càng nhắm trước mặt tôi càng hiện muôn hình thù quỷ quái: hình cụt đầu, hình cụt tay, hình thì cụt chân. Tôi liều mạng vùng chạy được vài ba bước lại ngồi thụp xuống. Kinh hãi quá khiến người tôi toát mồ hôi. Có cách nào, có cách nào thoát khỏi nơi đây? Bốn bề mênh mông nghĩa địa, mồ mả nhấp nhô?
    Từ trong vẳng ra tiếng gà gáy, chân trời phía đông dần dần sáng lên. Tôi mừng quá. Sáng rồi. Sao chưa có ai tới báo tin gì cho tôi cả? Đầu kia nghĩa địa có mấy người bước tới, người hay ma? Người hay ma? Người hay ma? Nghe mẹ tôi nói: ban đêm ma rời khỏi mồ để đi kiếm ăn, khi gà gáy sáng thì ma lại trở về mồ của mình. Vậy thì đích thị đây là ma nhưng vì trời hưng hửng sáng nên tôi bớt sợ. Tôi rụt cổ, trố mắt nhìn. Người thật chứ không phải là ma. Mấy người tiến đến gần tôi. A, có anh Hiền, anh Hiền đã ra với tôi, tôi reo oà và giàn giụa nước mắt. Anh ôm chặt lấy tôi: ?oEm có thấy ma không?? tôi trả lời ra vẻ mạnh bạo: ?oChẳng có ma gì cả. Em chỉ nhớ anh. Một đêm ngồi ở đây bằng mười năm xa anh?. Anh giơ tay xoa đầu tôi: ?oThằng này có gan làm quân báo?.

Chia sẻ trang này