Công thức này là 1 hệ quả của thuyết tương đối hẹp bạn ạ, nếu muốn chi tiết bạn có thể tìm giáo trình Vật lý đại cương tập 3. Thân ái.
Công thức nổi tiếng của Einstein thực ra chỉ là một sự mô tả định tính về quan hệ và khả năng chuyển đổi giữa năng lượng và khối lượng. Đây không phải là một công thức chính xác! Trong phản ứng nguyên tử hoặc hạt nhân, người ta nhận thấy có sự thay đổi khối lượng giữa nguyên liệu làm ra quả bom và các nguyên tố tạo thành sau vụ nổ. Sự thiếu hụt vật chất đó được lý giải là do đã được chuyển hóa thành năng lượng. Nếu theo phương trình phản ứng, ta tính được sự thiếu hụt vật chất và bằng công thức của Einstein, ta tính ra được năng lượng tỏa ra của vụ nổ, đúng không? Sai hoàn toàn! Các kết quả tính toán ngày nay phải áp dụng rất nhiều phương trình và công thức thực nghiệm mới cho kết quả tạm chấp nhận (vẫn còn sai số rất lớn!). Các công thức và hệ số thực nghiệm có được nhờ rất nhiều vụ nổ thử. Hiện nay, các cường quốc hạt nhân đã có tạm đủ các kết quả thí nghiệm sau vô số lần thử ngoài sa mạc, dưới lòng đất, dưới đáy biển... và để ngăn cản các nước khác nghiên cứu vũ khí hủy diệt, họ ra công ước quốc tế cấm thử vũ khí hạt nhân là vì vậy. Tuy nhiên, dù không chính xác, công thức Einstein vẫn có ý nghĩa về mặt vật lý, triết học và giá trị lịch sử.
Không biết bạn lấy những kết luận này từ đâu, nhưng quả thực là cái sai hoàn toàn không phải là công thức Einstein mà là ở những lời bạn nêu ra đó. Công thức Einstein về quan hệ giữa khối lượng và năng lượng là 1 trong những công thức được coi là đẹp nhất trong vật lý hiện đại: đơn giản, rõ ràng, mang tính vật lí và triết học sâu sắc. Để đi đến công thức này, cần có kiến thức về cơ học lượng tử, thuyết tương đối, trên cơ sở của quang lượng tử và các mẫu nguyên tử. Sự đúng đắn của công thức đó không những được chứng minh bằng các công thức toán học mà còn được kiểm chứng bằng các thực nghiệm, nhất là trong vật lý hạt nhân. Cái mà chúng ta thấy rõ ràng nhất chính là nhà máy điện hạt nhân: năng lượng do nhà máy phát ra được tính toán trên chính công thức đơn giản đó. Hiển nhiên không ai kiểm chứng công thức đó theo các vụ thử nổ bom hạt nhân cả vì không ai có thể đo được năng lượng toả ra. Không thể từ các vụ nổ đó mà kết luận rằng công thức Einstein là sai hoặc có sai số lớn được. Đơn giản là bằng các vụ thử đó người ta muốn xem quả bom hoạt động có trơn tru không, tác dụng phá hoại đến đâu ... mà thôi.