1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

CÔNG TRÌNH MỚI (PHẦN IV) -Các bạn nhớ đưa mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng cho a e dễ thảo luận!

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi Walkers, 11/07/2009.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Hiện giờ 2 cửa thang thoát hiểm bố trí ở 2 hướng khác nhau đó chứ (ở hành lang phía dưới và ở gần sảnh thang máy).
  2. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    hì hì! nhìn lầm
  3. MisterN

    MisterN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2008
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    2
    Lần đầu thấy các bác đóng góp ý kiến rất là chuyên môn và bổ ích. HH may đấy.

    Tớ góp ý lỗi nhỏ nhưng rất hay gặp là vẫn có lỗi cửa 2 căn hộ dòm nhau. Thực tế sử dụng ở VN các căn hộ (nhất là loại bình dân đến khá) chủ nhà rất hay mở cửa khi ở nhà, nhìn nhau thế khó chịu vô cùng. Thầy feng shui thì lên án lỗi này khỏi nói rồi.

    Về tính toán kinh tế thì diện tích căn hộ này thì quá sang so với Tổng MB bèo nhèo quá. Vị trí gần xa lộ Động Tây , có 1 mặt huớng ra ( nhưng không tiếp xúc) con kênh thì cũng khá ok. Sao HH không tư vấn CDT đẩy mấy căn hộ view hướng kênh cho đặc biệt hơn 1 chút dễ bán sau này, ban công lớn hơn một chút chẳng hạn
  4. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề có một chỗ cửa 2 căn hộ nhìn nhau mình sẽ điều chỉnh lại, cũng không khó lắm.

    Về vấn đề tầm nhìn, phương án mặt bằng bố trí logia (cạnh phía dưới hướng Đông) trên mặt đứng cũng là để tăng thêm giá trị của tầm nhìn tốt ra kênh Lò Gốm, còn logia phía bên trên (hướng Tây) có tác dụng tạo bóng đổ tránh nắng chiều và cũng hướng về tầm nhìn ra công viên Phú Lâm. Hệ lam trượt bên ngoài mặt đứng các khối tháp như thấy trên phối cảnh cũng nhằm che nắng xấu.

    Cảm ơn nhé! :D
  5. rachmaninoff

    rachmaninoff Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    Cái trò kiêng cửa đối diện rất chi là vớ vẩn nhé. Đôi khi vì kiến trúc mà bắt buộc phải để đối diện thì sửa lỗi nhìn sang nhau khó quái gì, chỉ việc thiết kế 1 cái cửa sắt bên ngoài là loại chớp để sao cho thoáng gió nhưng không nhìn xuyên qua được (như cái rèm) thì có vấn đề gì đâu. Các bạn chú ý là nhà bình dân thì chủ nhà rất hay tự chế thêm 1 lớp cửa sắt bên ngoài cửa gỗ vì an ninh của tòa nhà không được như các tòa cao cấp, vậy chi bằng KTS sáng tác luôn cái cửa ấy bán bia kèm lạc luôn cho đồng bộ. Dân An Nam ta còn kiêng theo phong thủy hủ lậu nữa, khi ấy CĐT chế sẵn cho mỗi nhà 1 cái gương bát quái treo mẹ vào cửa luôn thì hết vẹo.
  6. daysleeper__

    daysleeper__ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    1.087
    Đã được thích:
    0
    Em thấy cửa đối diện không hẳn là vì phong thủy hay không gian blah blah đẹp xấu . Vấn đề công năng vẫn là chính , ví như lúc chuyển nhà cần vận chuyển đồ cồng kềnh , hay cần phải làm nội thất, chuyển vật liệu cái lọ cái chai .Thằng hàng xóm nhà có cửa đối diện chắc chắn rất bực mình . Không chỉ ở VN mới có kiểu làm cửa sắt ngoài mà Hongkong (xem him xã hội đen), Tàu khựa , hay các bạn Châu á mới sống chung cư cũng đều làm . Việc này làm thỏa mãn tâm lý cẩn tắc vô áy náy thôi chứ chức năng chống trộm cũng không hơn cửa một lớp là mấy . Ngày xưa em hành nghề ăn trôm em biết ,mấy cái cửa sắt kiên cố vãi đái nhưng lại đc khóa bằng khóa Việt-Tiệp ,thằng ăn trộm mới vào nghề như em cũng thấy buồn cười .
  7. MisterN

    MisterN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2008
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    2
    Tớ thấy việc kiêng cửa dòm nhau chả vớ vẫn tí nào. Nếu tránh được thì tội gì mà không tránh đi. Tập quán người sử dụng ở VN thích mở cửa, thậm chí bắt ghế ra hành lang ngồi thì cứ chiều vậy. Duy ý chí quá, thực tế sử dụng người ta chế lại ( treo bùa, gương, phong linh...) còn thấy gớm. Bác nào làm chung cư nhiều chịu khó quay lại coi người ta sử dụng công trình mình thế nào rồi hẳn làm tiếp.
  8. rachmaninoff

    rachmaninoff Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    Đây mình nói trường hợp không tránh được cơ, vì nếu tránh thì gây nên nhiều cái dở hơn cho không gian bên trong. Rất nhiều trường hợp nhà bình dân 2 bên hành lang giữa là các căn hộ giống hệt nhau không có cách gì dịch cửa thì thà để đối diện thế còn hơn là hỏng kiến trúc bên trong. Việc dân hay ngồi và giao lưu ngoài hành lang là kiểu chung cư bình dân, dân cư đa số là tỉnh lẻ, dân lao động chuyển về đem theo lối sống quần cư dưới đất, rỗi việc thì sang nhà nhau uống nước chè bàn chuyện thời sự quốc tế. Chung cư cao cấp thì thường ít có kiểu đó, các căn hộ hầu như biệt lập tuyệt đối, cửa đóng then cài hàng xóm chả biết tên nhau. Càng ở thành phố lâu người ta càng có thói quen như thế đặc biệt là dân trí thức.


    Mình không có ý chê bai hay ca ngợi lối sống nào trong 2 cách trên nhưng đấy là văn hóa ở của mỗi tầng lớp người dân mà KTS nên biết để thiết kế. Mình đã vào 1 tòa chung cư mới xong ở Ciputra có lối thiết kế rất đặc biệt. Mỗi tầng có 8 căn hộ thì cứ 2 căn đi chung 1 thang máy có 2 cửa đối diện nhau. Nhà này hoàn toàn không có sảnh thang máy chung, mỗi người dân đi thang máy quẹt thẻ đến đúng tầng của mình và vào nhà luôn. Mỗi nhà có thẻ từ để chỉ dừng thang được ở tầng nhà mình và chỉ mở được cửa thang vào nhà mình. Khách đến nhà phải được chủ nhà hoặc bảo vệ đưa lên nếu chủ nhà yêu cầu. Với kiểu thiết kế như vậy thì không có khái niệm hàng xóm, nhà nào biết nhà nấy, biệt lập gần như tuyệt đối, may ra gặp được hàng xóm khi đi cùng thang máy. Nhà này có 1 sảnh khác cho thang hàng, thoát hiểm, đổ rác chung cho cả 8 căn nhưng chắc là người dân ít khi gặp nhau ở đó.


    Còn chung cư tái định cư thì ngược lại, thậm chí người ta bán hàng ngay tại cửa căn hộ như ở nhà phố biến cả tầng thành "sky market". Người dân mở cửa gần như cả ngày và lối sống chung cư không khác gì nhà phố. Cũng bếp than tổ ong, đốt vàng mã, có lẽ thiếu mỗi đưa trẻ con ra xi đái ngoài cửa, túi rác để ngoài cửa trước giờ đổ rác là phổ biến. Dân cư ở đây sống khá hòa đồng, trẻ con đá bóng ở ngoài hành lang được. Với kiểu nhà này thì thiểt kế dĩ nhiên là khác, phổ biến là hành lang giữa dài tít tắp, có cửa sổ mở ra hành lang. Mình có thời gian ở chung cư Ngô Tất Tố trong Sg. Đó là kiểu điển hình của nhà tái định cư (may ra có 10-20% là dân được tái định cư). Thang máy ở đó được bán vé cho mỗi lượt lên xuống (500đ cách đây gần 10 năm), tuy nhiên chỉ bán và soát vé ở tầng trệt nên mình hay đi bộ lên lầu 1-2 rồi mới vào thang! Cửa các căn hộ thì đối diện nhau, bếp quay vào trong và xả mùi vào chung 1 cái giếng trời thông với hành lang nên cứ đến giờ nấu ăn là sực nức các loại mùi.

    Trong tương lai loại chung cư mang tính biệt lập cao sẽ dần dần thay thế loại chung cư lai nhà phố kia, khi văn hóa ở (chung cư) của người dân được cải thiện. Cứ nhìn Hongkong là thấy, các chung cư dài thượt, hành lang giữa đang bị đập đi vì chứa quá nhiều tệ nạn xã hội, đang được coi là ổ chuột trên cao. Ở VN thì loại này còn phổ biến và chính mình cũng đang phải thiết kế loại nhà đó.
  9. ecologitech

    ecologitech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/06/2010
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Hai căn cửa đối diện vào nhau coi chừng khó bán...he he...
  10. MisterN

    MisterN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2008
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    2
    Bạn Rach nói đúng là căn hộ cao cấp bố trí thang máy, lối giao thông rất riêng tư. Ciputra là 1 dạng gần gần sky-villa. Trong SaiGon thì chỉ 1 vài chung cư theo hướng rất cao cấp này. Một vd, khu Panorama trong ở Phú Mỹ Hưng , 2 căn hộ dùng chung 1 sảnh thang có 2 thang máy, 2 thang thoát hiểm ( dư nhỉ?). Thực tế sử dụng, cửa chính đóng im ỉm suốt ngày đêm.

    Theo tớ quan sát thì hiện nay có 3 loai chung cư
    1. Tái định cư : bèo nhất, hành lang dài thông thống, ồn ào, dơ bẩn như 1 đường hẽm trên cao...người ở: dân lao động, trí thức còn nghèo
    2. Cao cấp theo quảng cáo : hàng lang ngắn, hoặc được binh sao cho ngắn, sạch bóng...người ở : dân trung lưu, trí thức, tự doanh, đa số Tây
    3. Cao cấp thực sự : hầu như không có hành lang, chỉ có sảnh thang...người ở : nghệ sỹ, cực giàu, Tây rất giàu

    Loai 1 và 2 chiếm hết 99%. Loại 3 thì cực kỳ đắt tiền, tương đương hoặc hơn 1 căn biệt thự xịn ở không quá xa trung tâm TP, không biết nó có sống nổi không với thói quen BĐS của dân Việt.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này