1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Công ty mẹ - công ty con là gì vậy hả các bác ơi?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi cong_tu_buon, 07/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn, lâu lắm rồi nhỉ mới quay lại đề bàn luận tiếp với các bạn.
    Về câu hỏi của satthutinhdoi: ''''Đơn vị hách toán phụ thuộc'''' cũng là Doanh nghiệp nhà nước. Cái này thì xem lại khái niệm Doanh nghiệp nhà nước tại điều 1 của Luật doanh nghiệp và phần về Tổng công ty sẽ thấy rất rõ thôi mà. Hay ngay cả việc điều chỉnh chúng cũng được một cái Luật chung gọi là "''Luật doanh nghiệp nhà nước'''' điều chỉnh đã trả lời cho câu hỏi của bạn rồi.
    Về ý của Alexfr, xin có lời thế này. Thật ra mình hỏi bạn Congtubuon về Tư nhân hóa, cổ phần hoá cũng là vì muốn hiểu rõ nó hơn thôi. Vì bản thân mình cũng có từng nghe nói về hai khái niệm đó nhưng chưa hiểu rõ. Nay lại thấy bạn ý đề cập đến vấn đề đó nên mình nghĩ bạn ý hiểu rõ rồi thì có thể giải đáp cho mình. Về phía quan điểm của mình, mình không nghĩ Tư nhân hoá như bạn nói đâu. Theo mình thì tư nhân hoá bao gồm cả việc bán Doanh nghiệp nhà nước cho một cá nhân và cả cổ phần hoá. Điều này xuất phát từ việc hiểu khái niệm ''''tư nhân'''' là thế nào? ''''Tư nhân'''' liệu có đồng nhất với ''''cá nhân'''' không? nếu thêm từ ''''hoá'''' vào thì sẽ hiểu nó ra sao? Bạn có từng nghe ''''doanh nghiệp thuộc hình thức sở hữu tư nhân'''' chưa? Theo mình thì trường hợp ''''tư nhân hoá'''' ở đây hiểu cũng giống như thế. Còn vì sao Công ty con không còn là Doanh nghiệp nhà nước nữa? Mình xin được hỏi lại bạn thế này: Công ty mẹ quản lý công ty con bằng hình thức nào? Vốn của công ty con sẽ từ đâu? Và Doanh nghiệp nhà nước thì có một đặc trưng cơ bản là ''''100%'''' vốn do nhà nước đầu tư.
    Còn về nhược điểm của Công ty mẹ - con, mình chỉ xin nêu quan điểm của mình, có gì các bạn bổ sung thêm và trao đổi thêm nhé.
    1. Vì công ty mẹ quản lý công ty con bằng các biện pháp kinh tế nên có trường hợp công ty con sẽ dùng các cách khác nhau để hạn chế sự kiểm soát đó như là: tìm cách mua cổ phần của công ty mẹ (khiến công ty mẹ mất quyền kiểm soát), rồi từ đó nó sử dụng công nghệ đã có mà công ty mẹ vẫn thường cung cấp để đứng ra hoạt động độc lập.
    2. Từ việc công ty con đứng ra độc lập, nó sẽ chiếm thị phần mà vẫn được biết đến là của công ty mẹ. Khách hàng vẫn lầm tưởng là mình đan giao dịch với công ty nổi tiến (công ty mẹ) đó. ==> Công ty mẹ mất thị phần.
    3. Công ty mẹ phải tự tăng nội lực của mình để giữ quyền kiểm soát với công ty con. Còn nếu công ty mẹ yếu thì công ty con sẽ tự thoát ra khỏi sự kiểm soát của công ty mẹ không chỉ từ hai lý do trên mà còn nhiều lý do khác.
    4. Chưa nghĩ ra...

    No sign!!!
  2. AlexFr

    AlexFr Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    1.016
    Đã được thích:
    0
    Theo mình thì mô hình Công ty con thực chất gọi nó là DNTN cũng không đúng mà gọi là DNNN cũng không đúng. Cần có một Quy chế qui định rõ ràng hơn loại hình Công ty này vì hiện nay khái niệm này vẫn còn rất mơ hồ.

    Chỉ những ai đã đi đường xa
    Mới biết rõ đường về nhà
  3. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Bạn nhầm rồi. Mình có thể chắc chắn với bạn là Công ty con không thể là Doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân là gì? Là vốn thuộc sở hữu của một người thôi bạn ạ.
    Nhưng bạn có cơ sở nào để chứng minh cho điều mình nói không? Rất muốn được nghe ý kiến của bạn.
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 22:30 ngày 22/09/2003
  4. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    theo tớ công ti con lúc này không phải là DNNH mà là công ti Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên , và công ti mẹ sẽ là thành viên duy nhất và cũng là chủ sở hữu của con
    Công ty mẹ góp cho con 1 tỷ, 5 năm sau công ty con tích lũy được 4 tỷ nữa , vậy lúc này công ty mẹ sẽ là chủ sở hữu của 1 tỷ hay 4 tỷ ??.
    1 trường hợp khác , công ty mẹ bị nợ cần phải lấy phần góp vào công ty con để trả nợ. nếu chuyển nhượng được phần vốn góp của mình thì tốt , còn nếu không ai mua thì công ty mẹ có quyền giải thể công ty con để thu hồi vốn hay không ?( em nghĩ là được vì nếu không giải thể , công ty con chẳng lẽ không còn chủ sở hữu à, nhưng em lại không tìm thấy qui định nào hết trong luật)
    Hôm qua lỡ chạm tay nhau
    Về nhà ấy có bị đau không nào
  5. hoa_mua_ha

    hoa_mua_ha Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    0
    Chắc bây giờ Constancy đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi ở trên rồi, nhưng mình chỉ muốn bổ sung một chút là: Ở Việt Nam, nhất là trong ngôn ngữ của báo chí, nhiều khi mọi người hay dùng lân lộn 2 cụm từ cổ phần hoá và tư nhân hoá. Theo mình được biết thì cổ phần hoá (equitisation) chỉ là một khía cạnh nhỏ của tư nhân hoá (privatisation) thôi. Nhà nước có thể tư nhân hoá một công ty nhà nước bằng các cách như: 1. cổ phần hoá, 2. bán công ty cho tập thể người lao động, 3. bán công ty nhà nước cho tư nhân. Theo ý hiểu của mình thì cổ phần hoá là một khái niệm nhỏ hơn tư nhân hoá.
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 19:43 ngày 12/03/2005
  6. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Constancy: chào hoa_mua_ha, trước tiên là rất vui với sự nhiệt tình và nghiêm túc của bạn khi tham gia vào KHPL. Việc bạn trả lời vào các topic xa lơ xa lắc chứng tỏ bạn đã có tìm hiểu kỹ "Tàng Kinh Các" của KHPL rồi. Điển hình là topic này, theo tớ nhớ là được lập cách đây gần 2 năm rồi và cũng chỉ trao đổi trong một thời gian ngắn gần thời điểm mở đầu.
    Về vấn đề này, thật sự không phải là mối quan tâm của mình. Khi hỏi lại Công tử buồn, đây là 1 cách hỏi mà trả lời đấy hoa_mua_ha ạ. Đó đâu phải là câu hỏi của mình đâu. Mà mình đã nói ở bài trả lời dưới nữa rồi đấy. Bạn đã đọc chưa? Sao không thấy phản biện lại?
    Thật sự, theo mình, đây là 1 cách "đánh tráo khái niệm" mà thôi. Do sự lầm lẫn khi xác định nội hàm, dẫn đến lẫn lộn về ngoại diên. Nếu có thời gian sẽ trao đổi thêm nhé.
    Hãy cứ hiểu đơn giản như bạn hiểu thôi. Tớ cũng không quan tâm đến thuật ngữ nước ngoài về vấn đề này lắm. Đơn giản là tớ không chuyên về Luật công ty. Tớ thích Luật hợp đồng hơn.
    Mà hoa_mua_ha đã từng học Luật ở nước ngoài à? hay chỉ đơn giản là thích Luật và giờ có duyên với Luật thôi?
    Chào thân ái,
    Constancy
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 19:41 ngày 12/03/2005
  7. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    À, xin nói thêm là mô hình này đã được quy định trong Luật doanh nghiệp nhà nước mới 2004. Các bạn có thể xem. Tuy nhiên, hình như là 1 quy định rất nhỏ. Không biết đã có Nghị định hướng dẫn và thực tiễn ra sao??? Vì chưa có thời gian nên chưa tìm hiểu được. Hoa_mua_ha có cơ hội tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu tìm hộ mình với. Thanks so much.
    Về đề tài này, có 1 luận văn tiếng Pháp. Nội dung về Luật VN thì kô có gì nhưng để tham khảo của nước ngoài thì khá phong phú. Đơn giản chỉ là thông tin vì tác giả chả đưa ra được nhận xét và kết quả gì khả quan cả. Và nguy hơn là lúc đó Luật VN đã có quy định (L DNNN 2004) thì tác giả lại không biết.
    Cũng có nhiều bài viết của Thầy Lê Hồng Hạnh, hiệu phó ĐH Luật HN giới thiệu về mô hình này. Các bạn có thể đón đọc trên các tạp chí chuyên ngành Luật. Hình như mình cũng có sưu tầm vài bài. Satthu và các bạn, ai quan tâm có thể mượn, mình cho mượn phô tô.
  8. hoa_mua_ha

    hoa_mua_ha Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/10/2004
    Bài viết:
    1.859
    Đã được thích:
    0
    Chào Lotus Rouged-Constancy, tự hứa với mình mãi mà hôm nay đêm tối thế này mới viết được chút xíu. Sau khi Luật Doanh Nghiệp nhà nước ra đời thì ngày 9/8/04 lão CP đã ban hành NĐ 153 về tổ chức, quản lý công ty nhà nước và chuyển đổi tổng công ty nhà nước, công ty độc lập theo mô hình công ty mẹ, công ty con. Theo hoa_mua_ha thì công ty mẹ - công ty con chẳng qua chỉ là từ để mô phỏng mối quan hệ "huyết thống" giữa tổng công ty và các công ty thành viên, còn thực chất thì có thể coi công ty mẹ, công ty con là một tập đoàn kinh doanh của nhà nước (cái này chưa rõ lắm, các bạn cứ phản biện nhé!).
    Mai hoa_mua_ha viết tiếp nhé, xin phép đi về măm măm đây, đói quá.
  9. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Khổ quá, hoa_mua_ha chả chịu đọc gì cả. Thế mà cũng thấy ngày nào cũng online, hihi, làm gì đấy?

Chia sẻ trang này